Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 6

Vì đâu mà phải vàng thau rạch ròi

(Về lại chốn xưa)

Cảm quan quê mùa của nhà thơ luôn vươn tới những gì tròn đầy, trọn vẹn. Bởi vậy nên, đã là trầu với cau thì luôn phải gắn bó khăng khít. Trầu cau trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn còn là hình ảnh rất hiện đại, là hiện thân cho sự hoang mang, rối bời, biểu hiện cho sự chia lìa, tan vỡ trong tâm thức một con người từng trải qua nhiều sóng gió cuộc đời:

Khi mà trầu đã lạc cau

Nắng đâu còn những ngọn lau trắng trời

(Đi qua bến lở sông bồi)

Cây trúc trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn là hình ảnh rất gần với ca dao, dân ca. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp người con gái dịu dàng, thướt tha nơi miền quê. Vẫn hình ảnh cây trúc ấy, nhưng trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn nó đã được làm mới, được tác giả phổ thêm cho sự lẳng lơ như muốn vượt hẳn lên thói thường, vượt hẳn lên sự đoan trang thường thấy. Cái khát khao mong vượt lên thói thường này, thực ra là điều thường thấy xưa nay của những con người làng quê khi sống trong sự kìm kẹp của những lễ giáo nho gia.

Nhà quê có cái giếng đình Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ

(Nhà quê)

Rồi hình ảnh dâu tằm, cánh bèo, ao cá, vườn cau, dây tơ hồng…nhiều lần trở đi trở lại trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, làm cho thơ ông vừa gần gũi ca dao truyền thống lại vừa hiện đại, mới mẻ. Xuất thân và sinh sống giữa làng quê, những cảnh vật quê mùa đâu có xa lạ gì với Đồng Đức Bốn. Nó đồng thời mang tâm sự rất riêng tư của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Những cây cỏ, hoa lá quê mùa ấy còn gợi nên cảm xúc về sự mất mát của những giá trị xưa cũ hay những kỉ niệm của một thời tràn ngập yêu thương. Đó là nỗi buồn, sự xót xa của nhà thơ về mối tình không trọn vẹn:

Mỗi lần cây cải nở hoa

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 6

Thì tôi lại nhớ người ta chưa về

Mỗi lần cỏ dại trên đê

Chim ngói đi thả bùa mê kkhắp đồng Bây giờ em đi lấy chồng

Tôi giờ về lại bến sông tìm mình

(Chuông chùa kêu trong mưa) Khi khắc hoạ cảnh quê, có một điểm khác biệt của thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn là: Lục bát Đồng Đức Bốn ngoài sự bình dị, mượt mà còn gợi ra sự gai góc, sắc nhọn của những chìm nổi đời người. Có lẽ vì thế mà gai quê là một hình ảnh lặp lại nhiều lần trong thơ lục bát của nhà thơ. Những cây bồ kết lắm gai, những hoa có gai, bụi tre gai, rồi xéo gai, gai rào ngõ quê… là những gì mang đậm sắc thái quê mùa. Nó mang vào thơ sự góc cạnh, đau đáu một nỗi niềm. Đó có thể là cảm quan, thái độ của nhà thơ trước cuộc đời đầy biến động, khó hoà nhập. Nói như thế không có nghĩa là thơ lục bát Đồng Đức Bốn chỉ là một sắc màu bi quan, yếm thế. Trong thơ ông, hay trong tâm hồn ông, chúng ta vẫn thấy một lòng yêu đời, một niềm tin tưởng lạc quan trước cuộc sống. Đời càng gai góc, nhà thơ càng lạc quan, khát sống. Vì thế, trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, giữa bụi tre gai vẫn thấp thoáng một màu đỏ tươi của bông hoa dong giềng. Hay đôi khi, Đồng Đức Bốn còn tỏ ra là người mang chất “ngông” rất mạnh mẽ. Trước những gai góc sắc nhọn của cuộc sống hiện đại, nhà thơ vẫn muốn dấn thân vào để thử thách bản lĩnh của mình.

Xéo gai anh chẳng sợ đau

Bởi yêu ruộng lúa vườn cau trước nhà

(Xéo gai anh chẳng sợ đau) Với Đồng Đức Bốn, cái làm nên cá tính, bản lĩnh, sức mạnh của con người trong cuộc sống ngày hôm nay phần lớn là ở cái hồn quê, ở những giá trị truyền thống ngàn đời kết tinh trong mỗi người quê. Sống giữa thời hiện đại, khi mà người ta đang xôn xao, háo hức đi tìm những giá trị mới mẻ, lạ lẫm thì Đồng Đức Bốn lại tìm về những cảnh quê mùa, những giá trị của cuộc sống xưa. Những hình ảnh ấy, nhiều khi tưởng như đã lãng quên, đã mờ nhạt trong tâm hồn những con người hiện đại nhưng thực ra chúng vẫn giữ một vị trí sâu

sắc trong lòng người Việt. Cũng vì lẽ đó, thơ lục bát Đồng Đức Bốn mới trở nên đặc sắc, được nhiều người đón chào đến vậy.

Như vậy, khu vườn quê trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn luôn có những cây cỏ, hoa lá in dấu rõ nét đời sống cảm xúc, tâm hồn của con người làng quê. Chúng không vô tri vô giác mà trở nên sinh động dưới ngòi bút tài hoa của những nhà thơ đồng quê, là chất liệu để họ thể hiện mục đích nghệ thuật, thể hiện những triết lí sống và tấm lòng yêu quê sâu lắng của mỗi người.

Sẽ thiếu vắng và đơn điệu hơn rất nhiều nếu như chúng ta không nói tới hình ảnh của những con vật đồng quê trong khu vườn ấy. Đó cũng là những hình ảnh làm nên chất đồng quê đặc sắc trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Trong thơ Nguyễn Duy, ta gặp cánh cò yên ả “bay lả bay la” từ những cánh đồng vào câu quan họ, rồi lại theo câu quan họ của những người bình dân đi ra nơi chiến trường. Sau những trận đánh, cánh cò là những gì đưa tâm hồn con người trở lại những phút bình tâm, thảnh thơi:

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ dập dờn trong mây

(Khúc dân ca I)

Với Nguyễn Duy, ông quan niệm, những gì là là truyền thống, là văn hoá sẽ mãi mãi lưu dấu, lâu mà không cũ, xưa mà không nhàm, cũng giống như cánh cò, khúc dân ca. Cánh cò còn là biểu tượng của văn hoá và những giá trị truyền thống dân tộc. Những gí trị ấy sẽ vẫn mãi trường tồn cùng năm tháng

Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà

(Khúc dân ca II) Cánh cò đồng quê giản dị nhưng lại thật tinh khiết, cao quí. Nó “trắng tinh” và trong lành như chính tâm hồn những con người thôn dã. Trong thơ lục bát Nguyễn Duy, đôi lúc ta lại gặp cánh cò biển cùng những con sò, con

ốc, con nghêu. Làm trắng “cả một bờ đại dương”, nhưng cánh cò như vẫn cô đơn, lạc lõng trước sự đổi thay của thời đại. Đất nước đổi mới, mấy ai không vui. Nguyễn Duy cũng vui, nhưng thảng đôi lúc, trong những giây phút tĩnh lặng của đời người, nhà thơ vẫn nơm nớp lo sợ sự đổi mới ấy sẽ phá vỡ đi những gì chân thật, giản dị nhất của làng quê.

Mênh mông không một cánh buồm Toàn ghe ghắn máy với xuồng đuôi tôm Đáy giăng, lưới quét, sóng chồm

Lấy ai làm bạn sớm hôm với cò

(Lời ru con cò biển)

Khu vườn quê trong thơ Nguyễn Duy còn được góp thêm bởi hình ảnh những con vật của nhiều vùng đất nơi nhà thơ đã từng ghé qua. Đó là rừng Trường Sơn thời chiến trong mùa hè rộn rã tiếng ve. Là hình ảnh vùng quê Đồng Tháp Mười đang trong mùa nước nổi với những bầy rắn, con cò mang dáng vẻ riêng của vùng đất phì nhiêu, trù phú…

Cùng khắc hoạ về hình ảnh những con vật, nếu như Nguyễn Duy thường hướng về sự triết lí hoá thì Đồng Đức Bốn lại nghiêng về tâm trạng hoá. Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, thế giới những con vật cũng là những hình ảnh thơ đặc sắc. Cánh cò vẫn mang theo hương sắc và tâm hồn đồng quê. Nhưng cánh cò ấy cũng đã vắng đi vẻ yên ả vốn có và là hiện thân của sự cơ cực, vất vả, “long đong” của một con người từng phiêu dạt giữa đất trời của thời đại mới.

Chuông chùa tiếng đục tiếng trong Thảo nào cát bụi long đong thân cò

(Viết ở bờ sông)

Ngoài hình ảnh cánh cò, chúng ta còn gặp ở thơ lục bát Đồng Đức Bốn hình ảnh những con vật khác của đồng quê. Những hình ảnh ấy đều mang theo vào thơ sự day dứt, hoang mang như đang chìm trong một cơn khủng hoảng về lối đi, cách sống. Đó là trạng thái tâm hồn của một con người luôn đi tìm cho mình những giá trị sống cao quí. Hình ảnh một Con sáo sang sông,

bay đi bay lại, quanh quẩn giữa đôi bờ. Trước sự quanh quẩn, tù túng, con sáo luôn khao khát có sự thay đổi lớn lao làm biến chuyển cuộc sống, thời cuộc. Rồi con chuồn chuồn được khắc hoạ từ những giọt nước mắt của cuộc đời. Là quan niệm về qui luật bù trừ trong cuộc sống. Đặc biệt là sự đánh đổi trong đời riêng của nhà thơ để có được tiếng ca ru bằng thơ khiến mọi người mến phục.

Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi Con tôi chết bởi lời người hát ru Con tôi chết ở ao tù

Mà lời người vẫn hát ru ngọt ngào

(Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi) Hình ảnh những con trâu, con bò cũng không yên ả, bình thường như vẫn thấy trong ca dao. Nó long đong, náo loạn trong cơn lũ vỡ đê đầy thảm

thương:

Trâu bò thất thểu long đong Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi

(Vỡ đê)

Tiếp đến, hình ảnh cánh chim hoang, cánh chim giang hồ, con cá chết…tất cả như mang theo một nỗi niềm tâm sự nào đó. Hình ảnh những con vật ấy vừa gợi nhớ tới quang cảnh đồng quê, lại vừa mang nặng tâm sự của con người làng quê. Một tâm hồn vốn bình dị, mộc mạc nay sống giữa cuộc đời mới, những gì là đối cực của cuộc sống làng quê yên ả đang dần xâm lấn khiến nhà thơ hoang mang, mong tìm ra cho mình những giá trị sống đích thực.

Một hình ảnh của thiên nhiên được nhắc tới rất nhiều trong thơ của nhiều thi sĩ, đó là hình ảnh của con sông quê hương. Có thể nói, đây là hình ảnh được nhắc tới nhiều và phổ biến trong các bài thơ về làng quê. Thi sĩ đồng quê đàn anh Nguyễn Bính khi làm thơ lục bát về làng quê đã nhiều lần mượn hình ảnh sông quê để gửi gắm tâm sự, nỗi lòng riêng. Đó là một con sông không mang danh cụ thể, gợi ra sự giá lạnh trong cõi lòng nhà thơ.

Chén sầu nghiêng giữa tràng giang Canh gà bên nớ giăng sang bên này

(Một con sông lạnh) Hay những dòng sông quê có tên gọi cụ thể nơi quê nhà mến yêu:

Cắm sào sông Mã xứ Thanh Tôi buồn khi biết đò anh quay về

(Con nhà nho cũ)

Nhà thơ Hoàng Cầm đi kháng chiến, đã không khỏi xúc động bồi hồi nhớ về dòng sông Đuống hiền hoà:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh…

(Bên kia sông Đuống) Trong thơ Tế Hanh, ta lại bắt gặp con sông quê trong nỗi nhớ trong lành, bình dị. Là nơi đã tắm mát tâm hồn và nuôi dưỡng cả tuổi thơ, cuộc đời con

người.

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre

(Nhớ con sông quê hương) Hình ảnh sông quê đã xuất hiện nhiều trong ca dao và trong thơ của nhiều nhà thơ Việt Nam, là biểu hiện rõ nét cho chất đồng quê mộc mạc, hiền hoà. Trong thơ ca nói riêng, những dòng sông ấy đã chảy, đang chảy và sẽ là dòng chảy muôn đời trong tâm hồn những thi sĩ Việt. Hoà vào dòng chảy ấy là tiếng thơ lục bát trong trẻo, mượt mà của Nguyễn Duy và của Đồng Đức Bốn. Con sông quê trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và của Đồng Đức Bốn là hình ảnh được nhắc tới nhiều lần. Nó đã trở thành nỗi nhớ thương thường trực trong lòng mỗi thi sĩ. Những dòng sông nơi quê hương mà nhà thơ đã sống hoặc trên các miền đất mà họ đã đi qua đều để lại những ấn tượng khó phai

mờ. Nhà thơ Nguyễn Duy khi đi qua mảnh đất thơ mộng xứ Huế đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp của con sông Hương:

Lan báo hỉ nở tình cờ

Bóng ngô đồng rụng xuống bờ Hương giang

(Nhớ bạn)

Vùng đất Nam Bộ có những đặc trưng riêng cũng góp vào thơ lục bát Nguyễn Duy hình ảnh con sông Mê- kông trong mùa nước lũ dữ dội, hùng vĩ.

Lũ Mê- kông đổ hồng hào Chạc ba nào biết rốn nào nông sâu

(Hàng châu)

Đều là những con sông Việt, nhưng đâu có con sông nào giống con sông nào. Mỗi con sông có một sắc riêng, vẻ đẹp riêng. Điểm chung giống nhau giữa các con sông quê trong thơ ấy là đều được khắc hoạ bởi ngòi bút, tâm hồn yêu quê, yêu cái đẹp của một nhà thơ. Chúng vừa gợi ra không khí, quang cảnh làng quê lại chứa đựng cả những băn khoăn, day dứt trong tâm sự của nhà thơ đồng quê trước sự chuyển mình của cuộc sống hiện đại.

Vênh vênh nửa nước nửa trời Bàn chân kim loại quậy sôi bến tàu

Soi mình úp mặt nông sâu

Long bong ngũ sắc váng dầu hoang mang

(Sông Cấm)

So với thơ lục bát Nguyễn Duy, hình ảnh những dòng sông mang danh cụ thể trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn được nhắc tới nhiều hơn. Sông quê trong lục bát của Đồng Đức Bốn cũng là những hình ảnh rất thực, rất gần gũi ca dao xưa. Những triết lí nhẹ nhàng, sâu lắng kết hợp với tâm trạng tác giả trong thơ đã tạo nên sắc thái rất riêng cho lục bát Đồng Đức Bốn. Một con sông Thương mang nặng tâm sự của một đang trong tình cảnh nhớ thương, đơn chiếc. Con sông gợi nhắc cả hương vị đắng chát của đời người.

Sông Thương như gỗ hoá trầm Mùi hương để vết tím bầm trên da

Sông Thương từ buổi em xa Tay anh quờ xuống hoá ra bị chàm

(Sông Thương) Con sông Cầu là nơi nhà thơ gửi gắm nỗi nhớ, niềm thương:

Thương ai mua mảnh giấy màu Gấp thuyền thả xuống sông Cầu nhẹ trôi

(Chợ Thương)

Con sông Hương xứ Huế vẫn mang vẻ đẹp thơ mộng, nhưng vẻ đẹp ấy cũng không đủ che giấu một nỗi buồn sâu thẳm chất chứa trong lòng người quê. Những vần thơ lục bát của Đồng Đức Bốn về sông Hương như có sự giao thoa giữa hai miền quê, hai miền văn hoá: xứ Huế cổ kính với vùng quê Bắc Bộ thuần chất. Sở dĩ có sự giao thoa ấy là bởi vùng đất xứ Huế đã được miêu tả bằng giọng điệu, cảm quan của một nhà thơ quê xứ Bắc.

Sông Hương giờ vẫn còn sâu Chuông chùa Thiên Mụ nghe đâu vẫn buồn

………………………

Tôi ngồi tựa mạn thuyền rồng Nghe câu em hát lại không muốn về

(Về Huế)

Ngoài những dòng sông quê mang danh cụ thể, thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn nhắc nhiều tới những dòng sông không mang tên gọi. Những dòng sông biểu trưng cho mọi con sông Việt, chở nặng tâm sự, nỗi lòng của những con người chân lấm, tay bùn sống nơi thôn dã. Cùng gặp nhau ở một đề tài, thế nhưng thơ họ vẫn rất riêng, rất sắc.

Trên đường hành quân, khi qua sông, trong lòng nhà thơ Nguyễn Duy lại bâng khuâng, bồi hồi nhớ mong da diết về một người thương ở nơi xa. Nỗi nhớ được gợi hứng từ dòng sông, nó giản dị, đơn sơ nhưng sâu sắc man mác cõi lòng.

Nhớ em khi đang sang sông Nghe em là sóng bập bồng đưa chân

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí