đồng bộ các công việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; phổ biến tuyên truyền chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách; duy trì và điều chỉnh chính sách cho phù hợp; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; đánh giá tổng hợp rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách.
4.4.3.3. Giải pháp về đầu tư
- Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư theo danh mục các dự án đã được phê duyệt tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.
- Nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển KDL quốc gia Hồ Hòa Bình.
4.4.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, tập trung triển khai các chương trình đào tạo nghiệp vụ và giáo dục cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang làm dịch vụ du lịch.
- Triển khai các chính sách thu hút nhân lực có trình độ tay nghề cao, chuyên nghiệp; thực hiện thuê chuyên gia quản lý đảm nhiệm ở những vị trí then chốt.
4.4.3.5. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đến Đa Dạng Sinh Học Khu Vực Hồ Thủy Điện Hòa Bình
- Hiện Trạng Thu Giữ, Phá Bẫy Động Vật Hoang Dã Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Pu Canh (Khu Giáp Ranh Vùng Hồ Thủy Điện Hòa Bình)
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Tính Toán Sức Chứa Vùng Hồ Thủy Điện Hòa Bình
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 15
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
- Xây dựng thương hiệu cho KDL quốc gia Hồ Hòa Bình.
- Tổ chức thực hiện xúc tiến, quảng bá phù hợp với từng phân khúc thị trường cụ thể.
- Xây dựng trang tin điện tử quảng bá du lịch KDL quốc gia Hồ Hòa
Bình.
4.4.3.6. Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
- Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch:
+ Tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng gắn với hệ sinh thái hồ và các hoạt động vui chơi giải trí trên mặt hồ như: lưu trú trên mặt nước; lưu trú gắn với các trang trại sinh thái, các vườn cây ăn quả; khai thác đặc trưng văn hóa dân tộc Mường để phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay),...
+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với khai thác bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số, kết hợp với quảng bá giới thiệu, tiêu thụ các sản
phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh và các vùng phụ cận.
+ Nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ trợ như: Dịch vụ vận chuyển, vệ sinh công cộng, dịch vụ hỗ trợ thông tin và các tiện ích bảo đảm chất lượng môi trường, an ninh và an toàn cho khách du lịch.
+ Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, các món ăn truyền thống dân tộc, các đặc sản tự nhiên khu vực; chú trọng phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực như phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch, phiên chợ vùng cao,...
- Giải pháp phát triển thị trường du lịch
+ Xây dựng, quảng bá các chương trình du lịch phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của vùng để khắc phục tính thời vụ của KDL quốc gia Hồ Hòa Bình.
+ Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và từng giai đoạn phát triển; gắn công tác xúc tiến, quảng bá với việc phát triển thị trường.
4.4.3.7. Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển giữa KDL quốc gia Hồ Hòa Bình với các địa phương lân cận:
+ Với Thủ đô Hà Nội: Liên kết trong các lĩnh vực như trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển khu du lịch; đào tạo, nâng cấp chất lượng nhân lực và giáo dục cộng đồng; tiếp thị và khai thác thị trường khách quốc tế; quảng bá xúc tiến trong các sự kiện văn hóa, du lịch của Hà Nội; kết nối và mở rộng các sản phẩm du lịch…; mở rộng tuyến xe buýt kết nối Hà Nội - thành phố Hòa Bình - Ngòi Hoa.
+ Với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: kết nối và kéo dài các sản phẩm, tuyến du lịch của vùng, trong đó tăng cường liên kết với các Khu DLQG khác trong vùng như Mộc Châu, Điện Biên Phủ - Pá Khoang; hình thành các tuyến du lịch dọc sông Đà kết nối các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu,...
- Tăng cưởng phối hợp liên ngành, liên vùng để giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành như quản lý sử dụng đất, khai thác tài nguyên, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá khu du lịch...
4.4.3.8. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn
- Hỗ trợ quảng bá tuyên truyền cho các bảo tàng văn hóa Mường, thiết kế các chương trình mô phỏng văn hóa, lịch sử Mường để thu hút khách du lịch.
- Bảo tồn, hỗ trợ gìn giữ văn hóa nghệ thuật dân tộc Mường: duy trì các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc diễn xướng Mo Mường, dịch các bản Mo Mường ra tiếng Việt và tiếng nước ngoài để lưu giữ, quảng bá; xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
- Quảng bá tuyên truyền về lễ hội dân gian; rà soát, kiểm kê các lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng, tiêu biểu để từng bước hình thành các chương trình du lịch chuyên đề lễ hội - tín ngưỡng,...
4.4.3.9. Giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh quốc phòng
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Hòa Bình và an ninh, an toàn cho du khách.
- Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng tham gia hoạt động du lịch ở KDL quốc gia Hồ Hòa Bình về sự cần thiết tăng cưởng mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo đảm an ninh quốc phòng; bảo đảm nguyên tắc phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch, để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình, đề tài rút ra một số kết luận như sau:
1. Hoạt động du lịch tại giai đoạn 2010 - 2019 tăng 12,08%. Dự báo trong giai đoạn 2020 - 2025 tăng trưởng 10,06% và giai đoạn 2025 - 2030 tăng trưởng 9,28%. Tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình phổ biến các loại hình du lịch du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng. Cơ sở hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Công tác đầu tư du lịch, quảng bá sản phẩm du lịch ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Hoạt động du lịch đã giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Vùng hồ thủy điện Hòa Bình tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn rất phù hợp để phát triển du lịch. Đặc biệt là các loại hình du lịch gắn với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh…
3. Hoạt động du lịch diễn ra tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã và đang gây ra ảnh hưởng nhất định đến đa dạng sinh học. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch gây suy giảm các hệ sinh thái rừng tự nhiên. Các hoạt động vui chơi, khám phá của khách du lịch, ý thức của khách du lịch và nhu cầu của khách du lịch đối với lâm sản dẫn đến suy giảm về tài nguyên thực vật, các loài động vật có giá trị bảo tồn trong tự nhiên ngày gặp một ít đi, có những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Mức độ đa dạng sinh học giảm, ngoài nhu cầu của khách đối với lâm sản, cũng do người dân chưa bỏ được thói quen săn bắt, hái lượm trong rừng.
4. Đề tài đã đưa ra các định hướng để phát triển du lịch tại vùng hồ thủy
điện Hòa Bình là: Phát triển thị trường khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức không gian phát triển du lịch, phát triển các tuyến du lịch chủ yếu, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, định hướng đầu tư.
5. Đề tài đã đưa ra 9 giải pháp để phát triển du lịch tại vùng hồ thủy điện như: Giải pháp quy hoạch và quản lý; giải pháp cơ chế chính sách; giải pháp vốn đầu tư; giải pháp nguồn nhân lực; giải pháp về xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch; giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch; giải pháp liên kết, hợp tác phát triển; giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn; giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh quốc phòng. Các giải pháp nhằm phát triển nâng cao hiệu quả của du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình, góp phần phát triển kinh xã hội của tỉnh và đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tồn tại
Do thời gian nghiên cứu của đề tài có hạn nên mới chỉ thực hiện đánh giá chung nhất về hiện trạng hoạt động du lịch, các tiềm năng du lịch của vùng hồ thủy điện Hòa Bình mới chỉ tập trung nghiên cứu các điểm, các tuyến du lịch sẵn có, có lượng khách tham quan nhiều
Trong quá trình thực hiện đề tài, do chưa có kinh nghiệm, nên nội dung các mẫu phiếu điều tra phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
Là đề tài nghiên cứu hoạt động du lịch, trong năm 2020 là năm khủng hoảng toàn cầu do dịch bệnh Covid-19 nên việc điều tra số liệu tương đối kho khăn.
3. Khuyến nghị
Cần tiếp tục điều tra, khảo sát hoạt động du lịch vào tất cả các thời điểm trong năm, đặc biệt là thời điểm đầu năm. Lập các điểm cố định để điều tra thành phần loài thực vật, giám sát động vật để thấy được sự biến động do tác động hoạt động du lịch gây ra.
Tiến hành điều tra, khảo sát nhiều hơn các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng.
Nghiên cứu cụ thể các loại hình du lịch : Du lịch sinh thái; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng… để phát triển du lịch bền vững tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng như khách du lịch về bảo tồn tài nguyên tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014). Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
2. Lê Huy Bá (2006). Du Lịch Sinh Thái, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
3. Cục môi trường (2000). Du lịch sinh thái - Hướng dẫn các nhà lập kế hoạch và quản lý, Nhà xuất bản cục môi trường.
4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008). Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Bùi Quang Hiếu (2016). Giải pháp quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
6. Phạm Văn Hoàng (2014). Đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên.
7. Trần Thị Hương (2018). Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 1/2018.
8. Vương Thúy Hương, Trần Hồng Lam, Lục Thùy Dương, Bùi Hiền Hải, Lê Tưởng Vi (2010). Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2010.
9. HĐND tỉnh Hòa Bình (2015). Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016
- 2020 tỉnh Hòa Bình. Nghị quyết số: 121/2015/NQ-HĐND về lập, phê duyệt và quản lý kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
10. Luật du lịch Việt Nam năm 2017.
11. Phạm Trung Lương (2004). Du lịch sinh thái: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
12. Nguyễn Văn Lưu (2009). Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Trần Thị Mai, (2013). Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
14. Hồ Kỳ Minh, Trương Sỹ Quý (2011). Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Báo cáo khoa học,viên nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng.
15. Nguyễn Phương Nga (2019). Thực trạng tổ chức không gian du lịch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Tạp chí nghiên cứu địa lý, số 2 (25) - tháng 6/2019.
16. Nguyễn Thị Thống Nhất (2016). Phát triển Du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị vi sản văn hóa thế giới vật thể, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
17. Nguyễn Ngọc, Sái Thị Ngân (2013). Thác ghềnh và tiềm năng du lịch thác ghềnh ở Việt Nam. Tạp chí các khoa học về trái đất, số 35(2) - 6/2013, trang 152-162.
18. Phạm Thị Hồng Nhung (2014). Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
19. Khương Thị Hồng Nhung (2016). Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
20. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình.
21. Lê Quân (2015). Nghiên cứu, đề xuất phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, Đề tài cấp tỉnh Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
22. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2014). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến 2030.
23. Trần Đức Thanh (2017). Địa lý du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Võ Văn Thành (2017). Du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
25. Võ Văn Thành (2016). Một số vấn đề văn hóa du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn Nghệ.