Hàm Ý Chính Sách Về Quảng Bá Thương Hiệu Du Lịch Tỉnh Vĩnh


làm hạn chế sự hấp dẫn của các điểm đến. Chính vì thế, các điểm đến du lịch cần tạo sự khác biệt, để khách du lịch đến với nhiều điểm đến của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tổ chức ngày hội du lịch tỉnh Vĩnh Long theo thường niên để thu hút khách du lịch và quãng bá hình ảnh du lịch tỉnh Vĩnh Long. Tại ngày hội du lịch, các điểm đến có thể quảng bá điểm đến của mình đến khách du lịch.

5.2.3 Hàm ý chính sách về Bầu không khí du lịch

Tăng cường giám sát những quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách bảo vệ môi trường, chẳng hạn:

+ Chính sách ưu tiên đối với các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp khả thi, cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội;

+ Chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ du lịch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

+ Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sạch, tái sử dụng chất thải trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; Đề xuất chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: tăng cường tổ chức các hoạt động xã hội thân thiện với môi trường; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về môi trường cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp du lịch; Đồng thời có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về du lịch cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Cần nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch, đây sẽ là nhân tố


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường khu vực.

5.2.4 Hàm ý chính sách về Chi phí hợp lý

Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Vĩnh Long - 12

Các điểm đến du lịch tỉnh Vĩnh Long cần xây dựng thang đo về mức giá cho các hoạt động vui chơi giải trí. Thông qua việc tham khảo mức giá của các điểm đến tương tự đã phát triển ở Đồng bằng Sông Cưu Long như: Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre và tính toán chi phí để xác định mức giá các hoạt động phục vụ du lịch của điểm đến thật hợp lý, tương xứng với các dịch vụ cung cấp.

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Vĩnh Long cần thành lập ban thanh tra, thường xuyên kiểm tra các dịch vụ của các điểm đến du lịch, xử lý kịp thời những trường hợp các dịch vụ cung cấp với mức giá không tương xứng cho khách du lịch.

5.2.5 Hàm ý chính sách về Tài nguyên du lịch

Cần phải tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, thành phần kinh tế cộng đồng, các chủ thể quản lý phát triển du lịch, quản lý di sản, tài nguyên về yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

Nghiên cứu đánh giá, xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn; tổ chức quan sát, theo dòi thường xuyên những biến động để có giải pháp bảo vệ, hạn chế, khắc phục sự cố xảy ra do tác động tự nhiên và hoạt động con người gây ra.

Bên cạnh đó, cần phải tiến hành đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và phát triển mới sản phẩm du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy di sản và tài nguyên du lịch tự nhiên, danh lam thắng cảnh theo các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

Cần có sự nhận thức nhất quán đầy đủ trong bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, di sản nói chung và du lịch nói riêng, cần phải có sự phối hợp đa ngành, liên vùng trong công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tài nguyên du lịch phù hợp với định hướng của tỉnh.


Các tổ chức du lịch cần phải xác định hiện trạng khai thác, có kế hoạch bảo vệ di sản và hoạt động du lịch của du khách tại các điểm di sản và người dân địa phương cũng phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ di sản, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư đồng bộ cho di tích từ tu bổ kiến trúc, nội thất đến tôn tạo cảnh quan, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống lối đi lại trong và xung quanh di tích, xây các khu quản lý du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa du khách tham quan, tổ chức các hoạt động văn hóa hướng tới sự phát triển thương hiệu.

Cuối cùng cần phải tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở,... và cần có chế tài nghiêm xử lý các hiện tượng xâm hại các giá trị di sản văn hóa.

5.2.6 Hàm ý chính sách về quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh

Long

Cần thực hiện quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long qua các

phương tiện truyền thông như: sách, báo, tạp chí và truyền hình,… tác giả đề xuất những giải pháp về phương tiện và kênh quảng bá cụ thể như sau:

5.2.6.1 Quảng cáo

* Báo chí, tạp chí

- Phạm vi quảng cáo: địa phương, trên cả nước, vùng lân cận;

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Phát động các cuộc thi viết về Vĩnh Long có gắn kết với chủ đề sông nước thu hút nhiều cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước. Đồng thời tổ chức xuất bản các tác phẩm trên qua nhiều sách, báo, tạp chí trong nước;

+ Thực hiện các bài viết quảng bá du lịch Vĩnh Long và giới thiệu hình ảnh đẹp về du lịch Vĩnh Long trên các tập chí du lịch.


* Truyền hình

- Phạm vi quảng cáo: địa phương, cả nước, truyền hình cáp địa phương;

- Nội dung thực hiện quảng bá: Xây dựng những phim phóng sự giới thiệu về du lịch Vĩnh Long với thời lượng và tần suất phát sóng thích hợp.

* Radio

- Phạm vi quảng cáo: khu vực địa phương, khu vực trường học;

- Nội dung thực hiện quảng bá: thực hiện các nội dung du lịch Vĩnh Long hấp dẫn như ẩm thực, chương trình du lịch tạo cảm hứng tưởng tượng cho du khách;

- Các phương tiện sử dụng ngoài trời: bảng hiệu, áp phích, xe bus…

- Phạm vi quảng cáo: địa điểm công cộng: sân bay, bến xe, nhà ga, dọc đường quốc lộ, khách sạn, quầy hàng, trạm dừng trên đường…

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Xây dựng, thuê các biển quảng cáo tấm lớn, biển điện tử để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Long;

+ Đầu tư xây dựng các mẫu quảng cáo đặc trưng văn hóa miền sông nước hay dấu hiệu nhận diện thương hiệu du lịch Vĩnh Long nhằm tăng khả năng nhận biệt hình ảnh du lịch Vĩnh Long;

+ Xây dựng và mở rộng mạng lưới các quầy thông tin du lịch nhằm cung cấp các ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD, hình ảnh du lịch Vĩnh Long tại các sân bay như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Cần Thơ… để giới thiệu cho khách du lịch các thông tin cần thiết về du lịch Vĩnh Long.

+ Tại các nhà ga xe lửa, các cửa khẩu quốc tế đường bộ, tùy theo điều kiện cụ thể bố trí các kệ để ấn phẩm quảng bá du lịch cung cấp cho khách du lịch miễn phí;

+ Nhà nước hỗ trợ các chi phí đầu tư xây dựng các quầy thông tin du lịch hoặc các doanh nghiệp du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch đóng góp chi phí và đầu tư kinh phí duy trì hoạt động của quầy thông tin du lịch.


* Brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs

- Phạm vi quảng cáo: gửi thư trực tiếp, đặt tại bộ phận hành chánh các công ty lớn, văn phòng du lịch, khách sản địa phương, các trường Đại học/Cao đẳng; các trạm dừng, bến xe, bến tàu, thư viện và các trung tâm cộng đồng,…

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Đầu tư ngân sách nhiều hơn cho việc tăng chất lượng, đa dạng hóa các chủng loại ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD với các nội dung giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương;

+ Đầu tư các loại ấn phẩm với nhiều ngôn ngữ phù hợp với 2 thị trường trong và ngoài nước;

+ Thường xuyên tổ chức và tham gia các hội chợ chuyên ngành du lịch qua đó quảng bá các ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến du khách.

5.6.2.2 Quan hệ công chúng

* Tập tài liệu thông tin truyền thông

- Phạm vi quảng cáo: các nhà tiếp thị du lịch

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Đầu tư xây dựng các tư hiệu được in ra đặc biệt phục vụ cho truyền

thông; Long;


+ Phân tích các thông tin truyền thông về văn hóa, ẩm thực du lịch Vĩnh


* Thông cáo báo chí

- Phạm vi quảng cáo: báo chí, hãng du lịch lữ hành

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Tổ chức nhiều tour du lịch dành cho giới báo chí và đại diện của các

hãng du lịch lữ hành nhằm thực hiện một thông cáo báo chí với những lời nhận xét tích cực về chương trình du lịch, lễ hội giúp quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Long;

+ Phải duy trì mối quan hệ với những phóng viên báo chí và đài truyền hình/ truyền thanh địa phương.


* Bài diễn thuyết

- Phạm vi quảng cáo: hội chợ, triển lãm;

- Nội dung thực hiện quảng bá: thường xuyên tổ chức các đoàn tham gia hội chợ, triển lãm và tổ chức các cuộc họp báo giới thiệu du lịch Vĩnh Long với du khách.

* Chương trình tài trợ

- Phạm vi quảng cáo: đua xe đạp, hòa nhạc, thi đấu…

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Phải lựa chọn chương trình tài trợ thích hợp có khán giả trùng khớp với thị trường mục tiêu, chương trình thu hút được sự chú ý tích cực của khán giả, phù hợp với các hoạt động marketing khác nhằm phản ánh và củng cố cho hình ảnh thương hiệu;

+ Thiết kế chương trình tài trợ tối ưu;

+ Phải đánh giá kết quả tài trợ.

5.2.6.3 Xúc tiến hoạt động du lịch

* Quà tặng; những chương trình khuyến mãi

- Phạm vi quảng cáo: khách du lịch: nội địa, quốc tế;

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Liên kết các tổ chức du lịch lại nhằm định giá các dịch vụ du lịch ở Vĩnh Long nhằm tạo ra mức giá hợp lý cho khách hàng;

+ Các doanh nghiệp du lịch tăng cường hoạt động xúc tiến bán có hiệu

quả;


+ Thiết kế logo du lịch Vĩnh Long làm quà tặng du khách.

* Marketing trực tiếp: thư trực tiếp, thư điện thử, tiếp thị trực tiếp và

khuyến mãi

- Phạm vi quảng cáo: khách du lịch : nội địa, quốc tế

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: lữ hành, khách sạn…. phải thiết lập thông tin liên lạc giữa khách du lịch với doanh nghiệp nhằm truyền đạt thông điệp quảng cáo thông thông qua thư hay điện thoại;

+ Tổ chức, đào tạo huấn luyện nhân viên thực hiện giao dịch khách hàng.


5.2.6.4 Hội chợ - triễn lãm

- Phạm vi quảng cáo: chuyên ngành du lịch

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Các doanh nghiệp, tổ chức du lịch cần tích cực tổ chức và tham gia hội chợ, triễn lãm chuyên ngành;

+ Các doanh nghiệp, tổ chcứ du lịch cần phải thu thập các nội dung thông tin đầy đủ về hội chợ - triễn lãm nhằm có chiến lược quảng bá thu hút khách tham quan trong thời gian diễn ra hội chợ;

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu tiếp thị chuyên môn: catalogue, brochure ...;

+ Bố trí nhân sự phải có đủ năng lực về ngôn ngữ, kiến thức kỹ thuật, khả năng giao tiếp và xây dựng quan hệ;

+ Chú ý xây dựng gian hàng và trang trí gian hàng phải đảm bảo có được sự cuốn hút, sáng tạo, tạo điểm nhấn, tạo một đặc trưng riêng nổi bậc;

+ Theo dòi du khách triển vọng;

+ Các doanh nghiệp cần chú ý các hoạt động sau hội chợ - triễn lãm không chỉ để xác định kết quả mà còn nhằm củng cố, mở rộng kết quả thu được trong hội chợ như đánh giá kết quả, duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác: gửi thư chào hàng, cung cấp thông tin bổ sung, mời khách hàng đến công ty, thực hiện những điều doanh nghiệp đã hứa với khách hàng trong thời gian tổ chức hội chợ - triễn lãm.

5.2.6.5 Internet

* Phát triển trang Website

- Phạm vi quảng cáo: khách du lịch: nội địa, quốc tế

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Các doanh nghiệp nên đầu tư cho các website giới thiệu sản phẩm du lịch, có đường liên kết với các website có lượng truy cập lớn;

+ Nâng cao chất lượng của các giao diện với các hiệu ứng hiện đại, hình ảnh hấp dẫn người xem;

+ Thông báo địa chỉ và giao diện website trên các ấn phẩm quảng cáo;

+ Cung cấp các thông tin du lịch có giá trị, hữu ích cho người truy cập khi đến Vĩnh Long;


+ Tổ chức thực hiện các buổi trả lời thắc mắc nhằm thu hút người xem.

5.3 Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những đóng góp nhằm chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định như sau:

Thứ nhất: Mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0,707 nghĩa là 70,7% sự biến thiên của xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: (1) Cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận, (2) Sự hấp dẫn của điểm đến, (3) Bầu không khí du lịch, (4) Chi phí hợp lý, (5) Tài nguyên du lịch. Như vậy, còn một tỷ lệ lớn sự biến thiên của xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long chưa được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần này và vẫn còn rất nhiều nhân tố cần được đề cập trong mô hình, đây cũng là một hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài sau này.

Thứ hai: Do giới hạn về thời gian, kinh phí, nhân lực, công cụ hỗ trợ,... nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp lấy mẫu thuận tiện để khảo sát thu thập dữ liệu phân tích nên không thu thập được nhiều khách du lịch. Phạm vi lấy mẫu là khách du lịch tại các điểm du lịch tỉnh Vĩnh Long nên việc lấy mẫu được thực hiện có tính đại diện chưa cao. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất (Phương pháp lấy mẫu thuận tiện) với kích thước mẫu chưa nhiều (229 khách du lịch), nên những đánh giá chủ quan của các nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với kích thước mẫu lớn hơn để tăng tính khái quát cho nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022