Lượng Kiều Hối Chuyển Về Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2012 (Tỷ Usd)


Thị trường chợ đen vàng, ngoại tệ là một ví dụ điển hình về hoạt động kinh doanh ngầm. Dù những quy định về quản lý ngoại hối có nghiêm ngặt đến đâu thù vẫn có thể mua được loại ngoại tệ mình muốn mà không cần phải khai báo hay chứng minh bằng bất cứ loại giấy tờ nào. Đây chính là yếu tố quan trọng đối với hoạt động rửa tiền muốn xóa đi các dấu tích tội phạm.

Trên thực tế thì lượng kiều hối được chuyển bằng con đường phi chính thức là rất lớn, ước tính khoảng 30 – 60% lượng kiều hối bằng con đường chính thức. Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh hoạt động của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển tiền không chính thức. Theo báo cáo đánh giá đa phương của APG đối với Việt Nam năm 2008, chỉ có các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển tiền chính thức được NHNN Việt Nam cấp phép và kênh chuyển tiền không chính thức thường được cung cấp bởi các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý. Tại khoản 4, Điều 7 của Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội ban hành ngày 18/6/2012 quy định: nghiêm cấm các hành vi "cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác".

Như vậy, các dịch vụ chuyển tiền ngầm là bất hợp pháp ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là liệu các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển tiền không chính thức này có tiếp tục tồn tại và hoạt động ở Việt Nam khi đã bị pháp luật cấm? Nên chăng, các cơ quan chức năng cần có những nghiên cứu và khảo sát về hệ thống chuyển tiền ngầm này để ban hành những quy định phù hợp nhằm chống việc lợi dụng của tội phạm thông qua các kênh chuyển tiền này để rửa tiền.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam

trong năm 2012 kiều hối đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 11% so với cả năm 2011



10

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

7.2

8

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 7

5.5

6.3

4.5

10


8


6


4


2


0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 2.1: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 (Tỷ USD) Với chính sách kiều hối thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế thì Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về nhận chuyển kiều hối từ nước ngoài và đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Philippines. Người nhận kiều hối không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, giá trị kiều hối chuyển về không hạn chế, các đơn vị chi trả kiều hối có dịch vụ giao tận nhà cho người thụ hưởng…cho phép thu hút lượng kiều hối chuyển về nước liên tục tăng nhanh. Tuy nhiên nguồn tiền này thường rất khó xác định nguồn gốc. Do đó đây là kênh để bọn tội phạm rửa tiền.

Quy mô hoạt động kinh tế ngầm càng lớn thì càng tạo thuận lợi cho bọn tội phạm rửa tiền. Trong môi trường này thì luồng tiền bẩn được phát sinh và tẩy rửa một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất. Do đó, việc hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm cũng giúp hạn chế hoạt động rửa tiền, nhưng để làm được điều này là không dễ.

- Tình hình tệ nạn xã hội, tội phạm còn nghiêm trọng:

Tội phạm ma túy, mại dâm, buôn lậu, cờ bạc… nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia hoạt động ngày càng tinh vi. Những loại tội phạm này có nhu cầu rửa tiền rất lớn nhằm hợp thức hóa nguồn thu nhập do phạm tội mà có

- Tham nhũng ngày càng gia tăng:


Một nguồn gốc nữa dẫn đến hành vi rửa tiền là tình trạng tham nhũng tràn lan đến mức đã trở thành một thị trường tham nhũng, trốn thuế, tình trạng tiêu cực lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản cùng với các dạng tổ chức tội phạm đang ngày càng phát triển. Theo tổ chức minh bạch quốc tế công bố chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 tụt 11 bậc so với năm ngoái, theo đó Việt Nam đứng thứ 123/176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam thuộc nhóm nước có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng. Điểm đáng ghi nhận trong bản phúc trình 2013 của Tổ chức minh bạch quốc tế là các chỉ dấu cảm nhận tham nhũng đã được thực hiện trên cơ sở các thăm dò ý kiến của tổng cộng 114.000 người dân ở 107 quốc gia trên thế giới, một công trình nhiên cứu kéo dài trong 3 năm. Tại Việt Nam, cuộc điều tra ý kiến được tiến hành theo phương thức hỏi trực tiếp 1000 người tại 15 đơn vị địa phương.

Về cảm nhận chung của người dân liên quan đến tình trạng tham nhũng, đa số người được hỏi (55%) cho rằng tệ nạn này tăng nhanh, 27 % thấy tình hình vẫn như cũ, chỉ có 18% thấy là tham nhũng đã giảm bớt.

Đáng chú ý nhất là cảm nhận của người dân về tham nhũng tại 12 loại hình tổ chức, cơ quan khác nhau đi từ các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan truyền thông báo chí, cho đến hệ thống giáo dục, bộ máy tư pháp, khu vực công quyền… hay là công an, quân đội, đảng phái chính trị, doanh nhân…

Kết quả khảo sát cho thấy là giới công an cảnh sát bị người dân Việt Nam đánh giá là tham nhũng nhất, đứng đầu danh sách, theo sau là khu vực y tế - tức là giới bác sĩ y tá, và đứng thứ ba là khu vực công quyền.

Một cách cụ thể có đến 72% người được hỏi xác định là ngành cảnh sát tham nhũng

nhất, 58% cho rằng đó là ngành y tế và 55% thấy rằng đó là giới công chức.

Các cảm nhận trên như đã được khẳng định bằng kết quả trả lời cho câu hỏi về hành động hối lộ đã tiến hành. Tỷ lệ hành vi hối lộ cho cảnh sát cao nhất : 48%, theo sau là việc hối lộ trong lãnh vực dịch vụ y tế (22%), và lãnh vực nhà đất (21%).

Trước thực trạng đó thì nhu cầu hợp thức hóa nguồn tiền do tham nhũng là rất cao


Trong thời gian gần đây, chính phủ đã có những nỗ lực trong việc phòng chống tham nhũng và kết quả là đã khám phá ra nhiều vụ án tham nhũng lớn như PMU18 làm thất thoát hàng chục tỷ đồng tiền đầu tư xây dựng cơ bản lấy từ nguồn vốn vay ODA. Hay đường dây chạy quota dệt may của gia đình Bộ trưởng Mai Văn Dâu mà theo những người trong cuộc thì đây là luật bất thành văn nếu muốn có hạn mức xuất khẩu hàng dệt may. Và gần đây nhất là vụ bê bối của các tập đoàn nhà nước Vinalines, Vinashin được đánh giá có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng hơn PMU18.

Tuy nhiên, những phát hiện trong thời gian qua chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Trên thực tế, có thể còn nhiều nguồn tiền tham nhũng chưa phát hiện hoặc chúng đã được rửa sạch và đã được đầu tư mà vẫn chưa bị phát hiện.

- Nền kinh tế tiền mặt:

So với các nền kinh tế trong khu vực, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kém phát triển khiến cho các giao dịch tiền mặt chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Theo ông Chritt Batt, chuyên gia chống rửa tiền của UNODC nhận định “Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng tăng”. Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong vòng 10 năm qua mặc dù đã giảm mạnh từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn 12% năm 2013 nhưng vẫn còn ở mức cao so với thế giới. Tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là 10 %


18%

16%

14%

12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%


17%


16%


14% 14% 14% 14% 13%


12%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán

Nền kinh tế sử dụng tiền mặt rộng rãi sẽ là môi trường thuận lợi cho bọn tội phạm. Với nguồn tiền bẩn thu được từ hoạt động bất chính, bọn tội phạm có thể tiêu dùng ngay trong nền kinh tế này mà không cần qua bất cứ bước tẩy rửa nào. Nếu muốn chúng cũng có thể tẩy rửa một cách dễ dành bằng các hình thức đã nêu như tiến hành gởi những khoản tiền mặt nhỏ vào ngân hàng, mua các tài sản giá trị cao bằng tiền mặt sau đó bán lại rồi thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Đây chính là kẻ hở khá lớn để các giao dịch bất hợp pháp được thực hiện dễ dàng.

- Cổ phần hóa NHTM nhà nước

Hiện Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, trong đó có 3 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank và MHB đã cổ phần hóa xong, BIDV đang trong những bước cuối cùng còn Agribank cũng đang tích cực tiến hành cổ phần hóa. Khi cổ phần hóa các ngân hàng sẽ được phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đây là kênh huy động rất tốt nhưng tiềm ẩn rủi ro bị lạm dụng rửa tiền và thâu tóm.

- Các định chế tài chính chưa thực sự hiểu rõ khách hàng để kịp thời báo cáo những giao dịch bất thường. Chẳng hạn, trước đây có nhóm tội phạm quốc tế thuê một số người Việt Nam mở 12 thẻ debit của các ngân hàng trong nước. Các chủ thẻ nhận ít


tiền thù lao rồi lại giao thẻ cho người đặt hàng. Sau đó, nhóm tội phạm này sang Campuchia (quốc gia không quản lý ngoại hối) để rút tiền mặt. Hằng ngày, tiền được chuyển vào cả 12 tài khoản ở Việt Nam và rút sạch từ Campuchia. Các ngân hàng phải nhận thức được đây là giao dịch bất thường và báo cáo với Cục PCRT để phối hợp với cơ quan công an đấu tranh xử lý.

- Việc xác định tính minh bạch và chủ sở hữu hưởng lợi của các nguồn đầu tư, truy tìm mối quan hệ sở hữu chéo đang gặp khó khăn. Trên thực tế ở Việt Nam, các cá nhân, tổ chức đều được góp vốn tham gia cổ đông sáng lập ngân hàng. Ngân hàng A có công ty B tham gia 10% vốn, công ty B lại có ông C là chủ tịch hội đồng quản trị nhưng ông C lại cử ông D đứng ra đại diện vốn. Vì vậy, trong cổ đông sáng lập ngân hàng A không có tên ông C, trong khi nhân vật này mới thực sự là người điều hành.

- Pháp luật Việt Nam cũng không truy cứu "tội phạm kép". Do đó, nếu ai đó tham nhũng hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng không bị xem xét có hay không tội rửa tiền. Hơn nữa, các hiện tượng thuê giám đốc để thành lập doanh nghiệp, ủy quyền cho tài xế, nhân viên đứng tên cổ phần... cũng gây khó khăn cho việc truy tìm nguồn gốc dòng tiền. Một thực tế là theo tập quán tố tụng ở Việt Nam, khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản từ việc thực hiện tội phạm, sau đó hợp pháp hóa hoặc sử dụng tài sản đã chiếm đoạt được vào các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động kinh tế khác, thông thường người phạm tội chỉ bị truy tố về hành vi phạm tội nguồn mà không đồng thời bị truy tố tội “rửa tiền”. Chẳng hạn, trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, ban đầu cơ quan công an đã khởi tố 2 đối tượng Hùng Mỹ Phương và Nguyễn Thiên Lý về tội danh rửa tiền, bởi 2 đối tượng này có nguồn tiền không hợp pháp (hàng trăm tỷ đồng) để cho Huỳnh Thị Huyền Như vay với lãi suất 0,4%/ngày đến 3,7%/ngày. Tuy nhiên, sau đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị chuyển đổi tội danh để xử lý 2 đối tượng này với tội “cho vay lãi nặng”.

- Các ngân hàng vẫn đang cạnh tranh nhau trong quá trình huy động tiền gởi từ các cá nhân, doanh nghiệp và thực tế còn sử dụng nhiều hình thức chào mời khách hàng gởi tiền rất hấp dẫn. Điều đó sẽ tạo ra tâm lý không quan tâm đến nguồn gốc các


khoản của khách hàng tiền gởi vào ngân hàng mình. Ngân hàng sẽ rất vui mừng khi nhận được một khoản tiền gởi lớn từ khách hàng với mức lãi suất thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh

- Về thanh tra, giám sát: các cơ quan giám sát chưa thực hiện cuộc thanh tra PCRT nào ở các NHTM. Do đó thiếu các số liệu thống kê toàn diện, gây khó khăn trong việc đánh giá tính hiệu lực của pháp luật. Chưa xây dựng cơ chế giám sát và khung pháp lý về PCRT đối khu vực ngoài ngân hàng, làm giảm hiệu lực PCRT nói chung của cả nền kinh tế.

- Về đào tạo nguồn nhân lực: hiện nay, hầu hết các ngân hàng chưa xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về công tác PCRT. Thực tế tại nhiều đơn vị ở một số bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng chưa nắm được các quy định và văn bản hướng dẫn về PCRT, việc triển khai mới dừng lại ở mức độ phổ biến.

Qua những phân tích ở trên, có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng nó đã cho thấy được một số kẻ hở mà bọn tội phạm rửa tiền có thể lợi dụng để tiến hành hành vi phạm tội của mình. Bên cạnh những điểm yếu trên, có thể vẫn còn những điểm mà chưa được biết đến, điều đó đòi hỏi cần phải có những biện pháp đủ hiệu quả thì mới có thể ngăn chặn tội phạm tìm cách khai thác triệt để nhưng kẻ hở nêu trên. Và song song đó, nếu không tìm ra được những giải pháp để hạn chế hay co hẹp những kẻ hở này lại thì việc Việt Nam trở thành một “thiên đường” tài chính đối với bọn tội phạm rửa tiền là việc tất yếu xảy ra ở một tương lai không xa.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn đã phản ánh thực trạng hoạt động rửa tiền và công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó tóm lược những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện. Để giải quyết triệt để nhưng tồn tại này đòi hỏi chúng ta phải có hệ thống những giải pháp hiệu


quả nhằm ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống ngân hàng vào mục đích rửa tiền. Những

giải pháp này sẽ được trình bày ở chương 3

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí