Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Trung Tâm Bảo Tồn Di Sản Thành Nhà Hồ

Có thể thấy, cơ sở phục vụ khách du lịch tham quan khu di tích thành nhà Hồ rất thiếu và yếu. Tổng hợp phòng nghỉ của tất cả các cơ sở kinh doanh lưu trú là 95 phòng, trong đó có 54 phòng có 01 giường đôi, phục vụ tối đa 108 khách và 41 phòng hai giường đôi phục vụ tối đa 164 khách. Theo quan sát của tác giả, nhìn chung trang thiết bị trong phòng của các cơ sở lưu trú này khá đơn sơ với giường ngủ, tivi, điều hòa, nóng lạnh, không có mini bar và được bày trí khá đơn giản. Nói như vậy để thấy rằng, các dịch vụ ở đây chỉ có thể đáp ứng theo tiêu chuẩn bình dân, với một lượng khách rất nhỏ và với điều kiện du khách đến không tập trung vào cùng một thời điểm nếu không sẽ bị quá tải, không đủ sức chứa.

Số liệu thống kê nhà hàng chỉ ra rằng có thể phục vụ cùng lúc khoảng hơn 1000 khách du lịch. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy rằng con số này là không đảm bảo chất lượng. Lí do vì các nhà hàng ở đây có quy mô khá nhỏ, phục vụ các món ăn bình dân như bún, phở là chính, phong cách phục vụ còn mang tính tự phát, chưa được đầu tư về kĩ năng cũng như tiêu chuẩn dịch vụ đạt chuẩn.

Một trong những đặc điểm của khu di tích thành nhà Hồ là các điểm tham quan nằm khá cách xa nhau (trung bình trên 1km). Tuy nhiên, khu di tích không có phương tiện trung chuyển. Nếu khách du lịch không chủ động được về phương tiện, sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận đầy đủ các điểm tham quan của khu di tích trong một khoảng thời gian không nhiều.

Để di chuyển từ trung tâm thị trấn vào khu di tích cũng mất khoảng 3- 4km. Với những du khách không chủ động phương tiện thì phương án tối ưu nhất là xe ôm, không có dịch vụ taxi của hãng hoạt động (hiện ở đây chỉ có hình thức taxi gia đình).

Những số liệu trên đã chỉ ra rằng, thành nhà Hồ có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú, ăn uống, đi lại của du khách nếu lượng khách tăng cao đột biến và tập trung vào cùng một thời điểm.

2.1.4.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ được thành lập trên cơ sở Ban Quản lý Di tích Thành Nhà Hồ theo Quyết định số 3341QĐ-UBND, ngày 21/9/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Đến nay, Trung tâm có 03 phòng chuyên môn: Phòng Nghiệp vụ Di sản; phòng Tổ chức - Hành chính và phòng Truyền thông và Khai thác Dịch vụ với 48 cán bộ, nhân viên và người lao động, trong đó có 19 cán bộ biên chế, hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Bộ máy cơ cấu tổ chức của đơn vị gồm:


Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc


Phòng Nghiệp vụ

Tổ Đối ngoại

Tổ Nghiên cứu - Sưu tầm

Phòng TT&KT Dịch vụ

Tổ thuyết minh

Bộ phận Website

Phòng Tổ chức hành chính

Tổ Bảo vệ - VSMT

Tổ Thu phí


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ

Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn Giám đốc (01 cán bộ):

Là người điều hành chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước mọi hoạt động của cơ quan. Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, thi đua khen thưởng.

Phó Giám đốc (02 cán bộ):

01 Phó giám đốc tham mưu cho Giám đốc công tác Hành chính - Tổ chức; 01

Phó Giám đốc tham mưu cho Giám đốc công tác quản lý các phòng: Nghiệp vụ Di sản và Phòng Truyền thông khai thác dịch vụ.

Phòng Hành chính - Tổ chức:

Tham mưu cho lãnh đạo công tác hành chính quản trị cơ quan, báo cáo tổng hợp, văn thư lưu trữ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính, công tác kế toán; Quản lý các nguồn thu; Quản lý hồ sơ cán bộ; Chế độ chính sách theo quy định hiện hành; Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại di sản Thành Nhà Hồ và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Phòng Nghiệp vụ di sản:

Phòng Nghiệp vụ di sản tham mưu cho lãnh đạo đơn vị công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày phục vụ khách tham quan; Phục chế hiện vật; Biên soạn xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về di sản; Thực hiện các dự án, đề án được cấp trên giao; Công tác đối ngoại; Lập hồ sơ khoa học di tích. Phòng Truyền thông và Khai thác dịch vụ:

Phòng truyền thông và Khai thác dịch vụ tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm công tác: Thuyết minh phục vụ khách tham quan; Quản trị và vận hành trang website www.thanhnhaho.vn; Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản; Thực hiện các đề án, dự án liên quan do cấp trên giao.

2.1.5. Thực trạng hoạt động du lịch của thành nhà Hồ trong thời gian qua Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ được giao quản lý

di sản với diện tích 155,5ha; các di tích nằm phân tán cách xa nhau trong vùng đệm rộng 5078,5ha. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung tâm mới chỉ quản lý và giới thiệu cho du khách ở khu vực Hoàng thành.

Tuy cơ sở vật chất thiếu thốn, thông tin về điểm du lịch còn hạn chế, song những năm qua, thành nhà Hồ cũng đã ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến với di sản hơn. Điều đó được thể hiện qua số liệu thống kê sau đây:

Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng khách tham quan di sản Thành Nhà Hồ (2009 – 2013)

Đơn vị tính: Nghìn lượt


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng

11.750

19.527

29.023

64.406

67.916

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 8

[Nguồn: Ban quản lý Khu di sản Thành nhà Hồ] Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rất rõ, từ năm 2011 đến năm 2012,

lượng khách đến thành nhà Hồ tăng đột biến. Thực tế cho thấy, kể từ sau khi được công nhận là Di sản thế giới (năm 2011), du khách đã biết đến thành nhà Hồ nhiều hơn, và lượng khách đổ về đây cũng tăng hơn (tăng 2,22 lần so với năm 2011 và 3,3 lần so với năm 2010).

Với một di sản thế giới, con số trên là quá khiêm tốn và chưa xứng tầm với giá trị của khu di tích. Số lượng khách đến với thành nhà Hồ cũng không tập trung mà theo mùa vụ, giai đoạn cụ thể. Lượng khách đến vào ngày lễ và cuối tuần cao hơn gấp đôi ngày thường, khách tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến hết tháng 9) hơn các giai đoạn còn lại. Đây cũng là lí do giải thích tại sao lượng khách du lịch nội địa đến thành nhà Hồ cao hơn nhiều khách quốc tế (từ tháng 5 đến hết tháng 9 hàng năm cũng là giai đoạn mùa cao điểm của du lịch nội địa).

Tuy nhiên, với một điểm đến còn mới, chưa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch còn nghèo nàn,… thì những gì điểm di tích này đã làm được cũng thể hiện sự hấp dẫn và tín hiệu đáng mừng trong tương lai. Đặc biệt, lượng khách năm 2013 đã tăng gần 6 lần so với năm 2009, khách du lịch trong nước và quốc tế cũng gia tăng mạnh mẽ qua từng năm. Nếu được đầu tư đúng đắn, quy hoạch hợp lí và đặc biệt là một chiến lược quảng bá rộng rãi, trọng tâm trong thời gian tới, thành nhà Hồ hứa hẹn sẽ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn và thu hút nhiều khách du lịch hơn.

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của thành nhà Hồ

2.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến thành nhà Hồ

2.2.1.1 Các chính sách phát triển du lịch, dự án kêu gọi đầu tư của địa phương

Cũng như hầu hết các địa phương khác của tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Lộc vẫn đang còn là một huyện lị nghèo của tỉnh. Thành phần dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thành nhà Hồ chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ trung ương và tỉnh Thanh Hóa. Sau đây là danh sách các dự án đầu tư vào huyện Vĩnh Lộc nói chung và thành nhà Hồ nói riêng, tính đến năm 2020:

Bảng 2.3: Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư của huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu USD


STT

Tên dự án

Mục tiêu của dự án

Địa điểm xây

dựng

Quy mô, thông số

kỹ thuật chủ yếu

TMĐT

(Tr.USD)

Hình thức

Hợp đồng

Thời gian KC-

HT

DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC

BOT, BTO, BT VÀ PPP ĐẾN NĂM 2020

GIAO THÔNG


1

Đường giao thông từ phía

Nam tỉnh Ninh Bình đi sân bay Thọ Xuân

Tạo điều kiện thu hút khách sử dụng sân bay Thọ Xuân

Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc

Nâng cấp 30 km đường


15


BOT, BT


2014-2017


2

Đường nối Khu di tích Lam Kinh với Khu di sản văn hóa

Thành Nhà Hồ

Kết nối các điểm du lịch và góp phần phát triển ngành du lịch,

KTXH địa phương

Thọ Xuân, Vĩnh Lộc

28 km đường cấp IV đồng bằng


50


BOT, BT


2014-2017


3


Đường nối từ QL217 đi QL 45, QL 47 (bao gồm cả cầu vượt sông Chu)

Kết nối hệ thống QL 217 với QL 45, 47 và đường Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy phát triển

KT-VH-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh.


Huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn


20km và 01 cầu vượt Sông Chu


800


BT, BOT, PPP


2014-2018

DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI NGUỒN VỐN ODA ĐẾN NĂM 2020

VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO

1

Khu du lịch di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

Huyện Vĩnh Lộc,

Cẩm Thủy

16ha

70

2013-2017

Đang lập QH

[Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Thanh Hóa]

Nhìn vào các dự án đầu tư, có thể thấy chủ yếu tập trung vào giao thông và nông nghiệp, duy nhất một dự án du lịch nhằm vào mục tiêu quy hoạch khu du lịch di sản thành nhà Hồ. Tuy dự án đầu tư chưa nhiều, song với một điểm du lịch còn đang ở những giai đoạn đầu của chu kỳ sống như thành nhà Hồ, việc quy hoạch và phát triển giao thông được xem là một trong những công tác cần thiết và đặc biệt quan trọng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao nhiệm vụ cho UBND huyện Vĩnh Lộc lập và triển khai đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Vĩnh Lộc, dựa vào ngân sách đầu tư phát triển tỉnh và xã hội hóa. Trong đó, thời gian xây dựng đề án là năm 2014, thời gian triển khai thực hiện từ 2015 đến 2018. Nhiệm vụ chính của đề án này là đầu tư hạ tầng, cải tạo, nâng cấp môi trường, cơ sở vật chất phục vụ khách ăn, nghỉ; khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống; bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống.

Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và khuyến khích người dân tham gia làm du lịch sẽ giúp hình ảnh thành nhà Hồ hấp dẫn hơn đối với khách du lịch. Đặc biệt, đây cũng là một hình thức giúp cải thiện đời sống của người dân địa phương và góp phần nâng cao ý thức giữ gìn di sản của người dân sở tại.

2.2.1.2. Cơ sở hạ tầng thông tin và quản lí thông tin

Hiện nay, huyện Vĩnh Lộc có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sau đây:

* Viễn thông Vĩnh Lộc thuộc VNPT cung cấp các dịch vụ: Internet, điện thoại cố định, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động …

* Viễn thông quân đội (Viettel Telecom): Cung cấp các dịch vụ: internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động.

* Viễn thông điện lực (EVN Telecom): Internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động…

Ngoài ra, huyện còn có 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thuộc VNPT.

Có 16 bưu điện văn hoá xã thuộc bưu điện Vĩnh Lộc và Viễn thông Vĩnh Lộc.

Tất cả cơ sở hạ tầng thông tin trên cũng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiểu thông tin, liên lạc,… cho người dân địa phương và khách du lịch khi đến đây. Nói riêng về thành nhà Hồ, như đã đề cập trong chương 2 của đề tài,

công tác thông tin và quản lí thông tin của khu di sản được giao cho phòng Truyền thông và Khai thác dịch vụ. Không chỉ chịu trách nhiệm về các dự án, kế hoạch được cấp trên giao phó, Phòng Truyền thông và Khai thác dịch vụ còn trực tiếp quản lý và vận hành website chính thức của khu di sản, đồng thời chịu trách nhiệm về hướng dẫn, thuyết minh tại điểm cho khách du lịch.

Cán bộ, nhân viên phòng Truyền thông và Khai thác dịch vụ cũng trực tiếp và chủ động lên các kế hoạch quảng cáo, giới thiệu về di sản thế giới thành nhà Hồ cho du khách. Điển hình là hoạt động phát tờ rơi, tham gia các hội thảo, trung tâm triển lãm,… để nối gần khoảng cách giữa di sản và khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng và quản lý thông tin được xem là một trong những yếu tố quyết định cho việc thành công của công tác xây dựng thương hiệu. Bởi lẽ, muốn quảng bá thành công, chúng ta cần công cụ để xúc tiến. Thực tế đã chứng minh, cơ sở hạ tầng thông tin là một trong những công cụ nhanh và hiệu quả nhất trong công tác quảng bá du lịch, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới như hiện nay.

2.2.1.3. Chất lượng sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch đóng một vai trò then chốt trong việc tạo nên thương hiệu của một điểm đến, quốc gia. Với các ngành kinh doanh khác, sản phẩm là hàng hóa, thì với kinh doanh du lịch, sản phẩm là tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch.

Hiện nay, sản phầm du lịch chủ yếu được đưa vào khai thác tại khu di sản thành nhà Hồ là du lịch lịch sử - văn hóa. Phát huy thế mạnh là di sản thế

62

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023