Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Và Xây Dựng Mô Hình Phát Triển Du Lịch Sông Nước.


5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh

Có thể nói, tất cả các tài liệu thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu về xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ đều có nội dung rất đa dạng và hầu như không có tài liệu nào liên quan cụ thể đến đề tài cần nghiên cứu. Vì vậy, từ những tài liệu này tôi tiến hành phân tích, so sánh để rút ra những nội dung cần thiết và quan trọng, đồng thời sắp xếp lại một cách khoa học và logic.

5.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong nghiên cứu, thể hiện được vị trí địa lí, phạm vi không gian của lãnh thổ, sự phân bố các tài nguyên du lịch… Đây là cơ sở giúp ta có thể phân tích, khoanh vùng phát triển để đưa ra định hướng cũng như tổ chức quy hoạch hoạt động du lịch trong giai đoạn tới. Cùng với việc sử dụng bản đồ phục vụ cho nghiên cứu thì cũng cần xây dựng biểu đồ thông qua các số liệu thống kê, từ đó có thể dễ dàng nhận xét các số liệu một cách trực quan hơn.

5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa

Để tìm hiểu và phát triển thêm về xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ, tôi đã sử dụng phương pháp này nhằm quan sát và có cái nhìn thực tế trên các tuyến sông có thể phát triển cho du lịch. Đồng thời khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của khách du lịch cũng như những người hoạt động trong ngành du lịch.

6. Những đóng góp chính của đề tài

- Đúc kết, bổ sung, cập nhật những vấn đề lí luận và thực tiễn vận dụng vào xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ.

- Phân tích tiềm năng; làm rõ được những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác phát triển du lịch sông nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Nhận diện, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch sông nước và thực trạng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2017.


Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 3

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp có cơ sở khoa học nhằm khai thác các tiềm năng, xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trên quan điểm phát triển bền vững.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước.

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ.

Chương 3: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ đến 2020 tầm nhìn đến năm 2030.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT‌

TRIỂN DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC

1.1. Cơ sở lí luận‌

1.1.1. Một số vấn đề về du lịch‌

1.1.1.1. Khái niệm du lịch

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Từ khi ra đời đến nay thì thuật ngữ “Du lịch” còn khá mới mẻ và đang trong quá trình hoàn thiện. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này:

- Thuật ngữ “Tourism” (Du lịch) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp hiện nay được sử dụng rất thông dụng và trở thành một từ trong tiếng Pháp, “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo chơi. Trong tiếng Việt, “Du lịch” được dịch nghĩa theo âm Hán

- Việt, trong đó “Du” nghĩa là đi chơi, còn “Lịch” nghĩa là sự từng trải.

- Năm 1811, ở nước Anh du lịch được hiểu là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí chính là động cơ của hoạt động du lịch.

Theo I.I. Pirojnik (1985), Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.

Tháng 6/1991, tại Ottawa (Canada), Hội nghị quốc tế về Thống kê du lịch đã chỉ rõ: Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không


phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm.

Hội nghị lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm.

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2017) - Điều 4, chương I có định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Quốc Hội, 2017).

Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời gian, các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện nước ta hiện nay, quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam được sử dụng phổ biến nhất. Căn cứ vào nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, tôi xin đưa ra một quan niệm về du lịch theo cách hiểu của mình: “Du lịch là cuộc hành trình của những người tự nguyện tìm đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình để thực hiện mục đích du ngoạn tùy theo từng loại hình du lịch, nhằm tận hưởng những gì của thiên nhiên ban tặng hoặc do con người làm ra ở nơi họ muốn đến trong một thời gian nhất định và theo khả năng tài chính của họ, từ đó họ sẽ thỏa mãn được

những nhu cầu cần thiết”.

1.1.1.2. Khách du lịch

Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình du lịch, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch. Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch. Theo một số nhà nghiên cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp như sau: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn”.

Đầu thế kỉ XX, Josef Stander - nhà kinh tế học người Áo đưa ra định nghĩa: “Khách du lịch là những khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế”.


Hội nghị Quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989 đã đưa ra quan niệm: Khách du lịch quốc tế (International tourist) là những người trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên với mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian tối đa 3 tháng nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn. Khách du lịch không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại, sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú phải rời khỏi nước đến tham quan để trở về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác.

Năm 1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.

- Khách du lịch quốc tế: được hiểu là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến một nước khác trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm thu được thù lao ở nơi đến.

Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), tại điều 4, Chương I thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Tại điều 34, chương V quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” (Quốc Hội, 2017).

Như vậy, có nhiều quan niệm về khách du lịch. Tuy nhiên, về cơ bản chúng còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm. Một số mới chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch, hoặc bóc tách du lịch khỏi chức năng


kinh tế - xã hội.

1.1.1.3. Phân loại du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí được đưa ra. Thông thường người ta phân loại theo những tiêu chí sau:

- Căn cứ theo môi trường tài nguyên thì du lịch gồm hai loại: du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước và du lịch quốc tế.

- Căn cứ theo vị trí địa lý, du lịch được chia thành bốn loại: du lịch đồng quê, du lịch đô thị, du lịch biển, du lịch miền núi.

- Căn cứ theo hình thức tổ chức: du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân, du lịch gia

đình.


- Căn cứ theo phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói, du lịch từng phần.

- Căn cứ theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: du lịch bằng xe đạp,

du lịch bằng xe máy, du lịch bằng ô tô, du lịch máy bay, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy.

- Căn cứ theo mục đích chuyến đi: du lịch thuần túy, du lịch kết hợp.

- Căn cứ theo thời gian của cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.

1.1.1.4. Tài nguyên du lịch

* Quan niệm về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần khác nhau của cảnh quan tự nhiên hay cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho mục đích du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch.

Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.

Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời


điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép”.

Ngô Tất Hổ (2000) thì cho rằng “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) quy định tại điều 4, chương I thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch” (Quốc Hội, 2017).

Theo Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) cùng nhóm tác giả đã đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững” (Nguyễn Minh Tuệ, 2010).

Như vậy, đối với mỗi nhà nghiên cứu đều có cái nhận định khác nhau về tài nguyên du lịch, song về cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn đối với du khách.

Tuy nhiên cần lưu ý:

- Tổng thể tự nhiên và nhân văn có tính chất của tài nguyên du lịch nhưng chưa có nhu cầu du lịch thì chưa được coi là tài nguyên du lịch mà chỉ có thể được coi ở dạng tiềm năng.

- Chỉ những tài nguyên khai thác thật sự tạo ra sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả cao mới được trao quyền sở hữu cho du lịch.

- Trong điều kiện nhu cầu tăng cao, việc đưa các tổng thể tự nhiên, nhân văn không thật thuận lợi vào việc khai thác phục vụ du lịch phải được cải tạo theo quy luật đáp ứng nhu cầu của con người.


* Đặc điểm tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch.

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm du lịch, tài nguyên du


lịch càng đa dạng và phong phú thì sản phẩm du lịch càng phong phú nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách. Chẳng hạn để thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu để nâng cao nhận thức của khách du lịch thì tài nguyên du lịch có thể là các lễ hội, các sinh hoạt truyền thống của một vùng chợ, của một số các dân tộc ít người, các di tích lịch sử - văn hóa, các bảo tàng, các thác nước, hồ, sông, suối, các hang động, các cánh rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học cao.

- Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình.

Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, khác với những nguồn tài nguyên khác.

Tài nguyên du lịch là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch. Đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch. Ví dụ: tắm biển chính là sản phẩm du lịch tồn tại hữu hình từ các bãi cát, nước biển với những đặc điểm tự nhiên cụ thể. Còn giá trị vô hình của tài nguyên này chính là sự cảm nhận được của khách du lịch thông qua những cảm xúc tâm lý, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hóa), một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch đôi khi còn được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo…) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn đến tận nơi để thưởng thức. Hoặc chẳng hạn đối với các tài nguyên như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. Người ta chỉ thật sự cảm nhận được giá trị của các tài nguyên này thông qua tiếng nhạc, tiếng cồng chiêng vì các ý nghĩa khi dùng những nhạc cụ, dàn nhạc.

- Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung.

Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017 điều 7, mục 1 quy định: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”. Và tại điều 5, mục 4 Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017 cũng quy định: “Nhà nước ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch” (Quốc Hội, 2017).

Qua đó cho thấy, về nguyên tắc thì bất kì công dân nào cũng có quyền được thẩm định, thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch. Việc khai thác tài nguyên du lịch là quyền của mọi doanh nghiệp du lịch. Không có cá nhân hoặc doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023