Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 2

Bảng 2.1. Diện tích, dân số các đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ‌

năm 2016 40

Bảng 2.2. Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở TP. Cần Thơ 53

Bảng 2.3. Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, thành phố ở Cần Thơ 53

Bảng 2.4. Trình độ văn hóa và học vấn của lao động ngành du lịch Cần Thơ 80

Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú du lịch Thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2011 - 2017 82

Bảng 2.6. Cơ cấu và phân loại cơ sở lưu trú du lịch TP. Cần Thơ năm 2017 83

Bảng 2.7. Các dự án phát triển du lịch ở TP. Cần Thơ 87

Bảng 2.8. Các dự án đầu tư du lịch mới ở TP. Cần Thơ 90

Bảng 2.9. Khách du lịch đến tham quan lưu trú ở Cần Thơ, giai đoạn 2013-2017 93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Bảng 2.10. Doanh thu du lịch Thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2013-2017 96

Bảng 2.11. Phương thức tiếp cận thông tin của du khách 99

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 2

Bảng 2.12. Tần suất lựa chọn điểm tham quan du lịch của du khách ở Cần Thơ... 101 Bảng 2.13. Các sản phẩm du lịch sông nước hấp dẫn du khách 101

Bảng 2.14. Mức độ hài lòng của du khách về du lịch sông nước Cần Thơ 105

Bảng 2.15. Khả năng trở lại của du khách với du lịch sông nước Cần Thơ 107

Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch sông nước ở Cần Thơ, thời kỳ 2020 - 2030 122

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu khách sạn ở TP. Cần Thơ, thời kỳ 2020 - 2030 124

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch đến Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017 92‌

Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch ở Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017 97

Biểu đồ 2.3. Mục đích đi du lịch sông nước của du khách ở Thành phố Cần Thơ .. 100 Biểu đồ 2.4. Nhận định của du khách về môi trường trên sông và ven sông 104



1. Lí do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, có thể nhận thấy năng suất lao động của con người ngày càng nâng cao, mức sống được cải thiện. Sự phát triển của kinh tế, đòi hỏi con người làm việc nhiều hơn, cường độ làm việc cao gây ra sự mệt mỏi căng thẳng, vì lẽ đó con người cần có cho mình các hoạt động vui chơi giải trí. Qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch hiện nay.

Ở nước ta, ngành du lịch bắt đầu phát triển mạnh từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, bên cạnh đó quá trình toàn cầu hoá hiện nay đã tạo điều kiện cho nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việt Nam - một đất nước nhỏ bé nhưng đã được thiên phú rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những tài nguyên nhân văn và có nền chính trị ổn định là thuận lợi rất lớn để tạo sự hấp dẫn thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Mỗi tỉnh, thành phố đều có những tiềm năng riêng để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù; Thành phố Hồ Chí Minh, có mạng lưới sông và kênh, rạch chằng chịt tạo lợi thế cho phát triển du lịch đường sông. Trong tương lai, thành phố sẽ có rất nhiều dự án và chương trình quy hoạch tổng thể để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sông nước. Ngoài ra, ở Đà Nẵng cũng đang triển khai đầu tư xây dựng các cảng, đặc biệt là cảng sông Hàn thành cảng du lịch cố định, quyết tâm khai thác triệt để tiềm năng du lịch sông nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian, các thiết chế văn hóa, các ngành nghề truyền thống tại các làng quê dọc tuyến sông, các điểm đến.

Là thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối giao thông nối liền giữa các địa phương trong vùng với miền Đông Nam Bộ và đi cả nước, Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Từ khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc TW, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại và đồng bộ hơn; nhiều loại hình dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí phong phú và đa dạng, đưa Cần Thơ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách của vùng đồng bằng sông Cửu Long.


Được thiên nhiên ưu đãi, đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng có dòng sông Mê Kông chảy qua. Dòng sông huyền thoại nằm trong các con sông nổi tiếng nhất thế giới này với hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, trong đó nhánh sông Hậu chảy qua Cần Thơ không chỉ cung cấp phù sa mà còn tạo nên một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao phủ xung quanh, hình thành nên các cồn, cù lao trên sông bốn mùa hoa trái sum suê. Tất cả tạo nên vẻ đẹp sông nước đặc biệt không lẫn vào đâu, khiến người ta truyền tai nhau rằng: “Cần Thơ gạo trắng nước trong. Ai đi tới đó lòng không muốn về”. Chính vì thế, từ lâu văn hóa sông nước đã được xem như một trong những nét văn hóa đặc thù của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung.

Tuy nhiên, ngành du lịch nói chung và đặc biệt là du lịch sông nước nói riêng ở Thành phố Cần Thơ vẫn chưa thật sự được khai thác triệt để nhằm đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch.

Để phát huy những tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng đó nhằm thúc đẩy du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ phát triển mạnh, góp phần cho thành phố thêm giàu đẹp, xứng với tên gọi “Đô thị miền sông nước”. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ” làm đề tài luận văn của mình.

2. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ngày nay, khi các mối quan hệ xã hội của con người ngày càng phát triển theo hướng hiện đại thì con người lại muốn trở về với thiên nhiên, hòa mình vào các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng văn hóa, các khu di tích lịch sử, thả mình vào những miền sông nước hữu tình… Từ đó, du lịch sông nước ngày càng phổ biến và trở thành cơ sở cho các công trình nghiên cứu về du lịch sông nước. Điển hình như đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2015); hội thảo “Du lịch đường sông: Hướng phát triển du lịch đặc sắc TPHCM” được tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo TP cùng 40 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bất động sản (năm 2016).


Ở nước ta, loại hình du lịch sông nước đã được khai thác từ lâu nhưng trong thời gian gần đây đang được quan tâm rất nhiều như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,… nhằm mục đích vừa khai thác các tuyến giao thông đường sông vừa phát triển du lịch. Trong những năm qua, khách du lịch quốc tế thường nhắm đến các nước nhiệt đới với sở thích hòa nhập vào tự nhiên. Năm 1995, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam đã thực hiện đề tài “Hiện trạng và những định hướng cho công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long”, nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng đã đề xuất các loại hình du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long như: du lịch sông nước, tham quan miệt vườn, vui chơi giải trí, du lịch vùng biển,…

Tại Cần Thơ, các dự án liên quan đến du lịch sông nước đã được quan tâm cụ thể: Dự án phát triển khu du lịch Phù Sa giai đoạn 2 (2010 - 2020) của Sở Văn hóa

– Thể thao và Du lịch Cần Thơ với số vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng, năm du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008 cũng đã được tổ chức tại đây với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long” đã diễn ra hoành tráng, đậm nét văn hóa lịch sử, truyền thống của vùng đất phương Nam, giới thiệu tiềm năng phát triển của Thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2403/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù TP Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2030” vào tháng 9/2018. Đề án nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của thành phố, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xứng tầm là trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL. Đến năm 2030, du lịch Cần Thơ phát triển đáp ứng được yêu cầu của một thành phố trực thuộc Trung ương, văn minh, hiện đại, trung tâm của vùng ĐBSCL, thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Miền Tây”. Sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố được xác định với các sản phẩm du lịch chính: sản phẩm du lịch sông nước, sản phẩm du lịch MICE. Các sản phẩm du lịch bổ trợ: tham quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan nội đô thành phố, du lịch trải nghiệm,


quà tặng lưu niệm đặc trưng... Với nguồn kinh phí thực hiện Đề án bằng nguồn vận động xã hội hóa và ngân sách Nhà nước.

Ngày 21/09/2017, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ đã tổ chức hội thảo khoa học “Thành phố Cần Thơ - Văn minh đô thị sông nước”. Với những tham luận, ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý tại Hội thảo đã vẽ nên bức tranh văn minh đô thị sông nước Cần Thơ trong quá khứ và hiện tại, cũng như những định hướng phát triển trong tương lai. Qua đó đã làm nổi bật lên tiềm năng cho phát triển mô hình du lịch sông nước, tạo sức hấp dẫn mãnh liệt đến với du khách.

Trong tạp chí khoa học với nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng - Thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh đã nêu bật lên được nét tiêu biểu chợ chợ nổi Cái Răng - Một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch sông nước Cần Thơ mà không một vùng nào khác trên lãnh thổ Việt Nam có được. Ngoài ra, trong cuốn “Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long” của Nhâm Hùng đã khái quát về chợ nổi, nét độc đáo trong cách sinh hoạt của người dân sông nước, đặc biệt trong những chợ nổi tiêu biểu đó có đề cập đến chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ, một trong những chợ phát triển loại hình du lịch sông nước hiệu quả và đặc trưng của vùng. Tác phẩm “Văn hóa sông nước Cần Thơ” của Trần Văn Nam đã khắc họa đậm nét về văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và ẩm thực của Cần Thơ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển mô hình du lịch sông nước hiện có ở Cần Thơ, từ đó đề ra định hướng và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ phù hợp với điều kiện của thành phố hiện tại và tương lai.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch nói chung và phát triển du lịch sông nước nói riêng; các nguyên tắc, điều kiện và tiêu chí xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước.


- Thực hiện điều tra, khảo sát thực tế, thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu, số liệu; phân tích, đánh giá các tiềm năng và thực trạng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2017.

- Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước kết hợp ở Thành phố Cần Thơ cùng với những hiệu quả mang lại từ mô hình trên.

- Đưa ra những định hướng và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Về nội dung

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các tiềm năng về tự nhiên, văn hóa phục vụ cho du lịch sông nước và phân tích, đánh giá thực trạng mô hình phát triển du lịch sông nước trong giai đoạn 2011 - 2017; đề xuất định hướng và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước phù hợp với điều kiện cụ thể của Thành phố Cần Thơ.

4.2. Về không gian lãnh thổ

Đề tài nghiên cứu tập trung vào những điểm du lịch liên quan đến sông nước trên phạm vi toàn Thành phố Cần Thơ, có sự phân hóa đến các đơn vị hành chính cấp quận, huyện và tương đương.

4.3. Về thời gian

Đề tài nghiên cứu chủ yếu là giai đoạn 2011 - 2017 và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ

Việc xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước của Thành phố Cần Thơ luôn chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, tài nguyên du lịch và kinh tế - xã hội. Quan điểm này giúp cho việc nghiên cứu mối quan hệ của các nhân tố và sự biến động của chúng đối với sự phát triển mô hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, du lịch sông nước cũng là loại hình du lịch có mối quan hệ với các loại hình du lịch khác như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch trên


các cù lao… Chính vì vậy, việc vận dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ vào nghiên cứu mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ để có thể đưa ra những đề xuất, định hướng và giải pháp phát triển một cách hiệu quả và hợp lý.

5.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Bất kì những sự vật, hiện tượng đều luôn vận động và phát triển. Thực trạng phát triển mô hình du lịch sông nước là sự kế thừa của giai đoạn phát triển trước đó nhưng đồng thời nó cũng là cơ sở cho sự phát triển trong tương lai. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp lịch sử - viễn cảnh vào trong nghiên cứu này nhằm tìm ra sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian nhằm đánh giá khách quan thực trạng, từ đó đề xuất xây dựng và dự đoán triển vọng cho xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ trong tương lai.

5.1.3. Quan điểm sinh thái

Đặc điểm của mô hình du lịch sông nước là dựa trên môi trường tự nhiên. Trong quá trình phát triển mô hình du lịch sông nước cần chú ý đến sự tác động qua lại giữa du lịch và môi trường. Từ đó đề ra những biện pháp nhằm ngăn chặn được những nguy cơ, tác hại của hoạt động du lịch có thể gây ra cho môi trường, đảm bảo cho du lịch sông nước của Thành phố Cần Thơ ngày càng thu hút.

5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Đây là quan điểm xuyên suốt của quá trình, quan điểm này được vận dụng từ việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và giữ vững mối quan hệ giữa các yếu tố đến sự phát triển du lịch tới việc đề xuất các giải pháp phát triển. Từ đó, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển lâu dài của loại hình du lịch được nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệu

Đây là phương pháp truyền thống mà bất cứ nghiên cứu nào cũng đều sử dụng. Để tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn, tôi tiến hành xác định nội dung, đối tượng cần thu thập liên quan đến đề tài, bao gồm tài liệu thứ cấp từ các nguồn khác nhau như: sách, báo, các bài nghiên cứu khoa học, cơ quan thống kê, mạng internet,… Sau đó tổng hợp và xử lí các tài liệu đã thu thập được phù hợp với nội dung cần nghiên cứu của đề tài.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 09/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí