Tổng Quan Về Mạng Lưới Phân Phối Hàng Dệt May Ở Việt Nam

nhỏ độc lập hay các gian hàng ở chợ truyền thống. Các hình thức bán hàng không qua cửa hàng đã tương đối phổ biến và trở thành kênh phân phối quan trọng. Có thể nói thị trường bán lẻ hàng dệt may Hàn Quốc đang bùng nổ cả về số lượng và quy mô các cửa hàng phân phối.

Thứ ba, thị trường dệt may của Hàn Quốc có sự hài hòa giữa các kênh phân phối hiện đại và truyền thống.

Nhìn chung, các kênh phân phối hiện đại ở thị trường Hàn Quốc hiện nay đã chiếm đa số, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại các kênh phân phối truyền thống. Nhưng hai loại kênh phân phối này đã hỗ trợ cho nhau rất tốt cùng tạo nên những khu mua sắm tập trung. Ví dụ như quần thể chợ Dongdaemoon đã trở thành khu mua sắm hàng dệt may lớn nhất thế giới. Việc đa dạng và cân đối giữa các hình thức bán lẻ không những đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm của từng phân đoạn thị trường mà nó đã phát triển thành văn hóa mua sắm, tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn tại Hàn Quốc.

Thứ tư, thời trang Hàn Quốc đã bùng nổ về mẫu mã và chất lượng. Các thương hiệu thời trang Hàn Quốc hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã và đặc biệt là đang dần chiếm thế chủ động trong việc tạo ra những xu hướng thời trang mới, độc đáo. Sản phẩm trong nước ngày càng được tiêu dùng rộng rãi đã kích thích trở lại cho sự mở rộng mạng lưới phân phối.

Nhìn chung, mạng lưới phân phối của Hàn Quốc trong thập kỷ qua đã phát triển một cách mạnh mẽ, thể hiện ở sự thay đổi cơ bản cấu trúc mạng lưới cả về các cấp độ phân phối và bề rộng của các kênh phân phối. Từ những mạng lưới truyền thống, liên kết các trung gian phân phối một cách rời rạc, lỏng lẻo đã hình thành nên những kênh phân phối chặt chẽ, thống nhất và đạt hiệu quả cao. Mạng lưới phân phối ngày càng hiện đại hóa, và đa dạng hóa hơn ở tất cả các cấp phân phối và các hình thức liên kết.

Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới phân phối dệt may tại Hàn Quốc

Thứ nhất, nhân tố góp phần vào sự phát triển của mạng lưới dệt may Hàn Quốc phải kể đến sự gia tăng nhập khẩu của các hãng thời trang cao cấp nước ngoài đến từ Mỹ và Châu Âu, cũng như các sản phẩm giá rẻ nhập từ các nước Châu Á. Sự gia tăng dòng sản phẩm thời trang cao cấp đã thúc đẩy sự hình thành và mở rộng của hệ thống cửa hàng bách hóa. Sản phẩm giá vừa của các hãng sản xuất trong nước, hay sản phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Châu Á đã hình thành nên chuỗi các cửa hàng chiết khấu với quy mô lớn và ngày càng chuẩn hóa. Cuộc chạy đua về mẫu mã, giá cả giữa các hãng thời trang đã hình thành nên thị trường dệt may đa dạng, phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng nước ngoài cũng như các hãng nội địa để giành giật thị trường trong nước đã làm các cửa hàng bán lẻ dưới mọi hình thức thi nhau mọc lên, tạo thành các trung tâm mua sắm lớn. Sự phân hóa thị trường thành sản phẩm giá cao, sản phẩm giá rẻ và vừa đã tạo nên sự đa dạng trong mạng lưới phân phối.

Thứ hai phải kể đến sự thống trị của các tập đoàn kinh tế lớn (Chaebol) trong nền kinh tế Hàn Quốc nói chung và công nghiệp dệt may của Hàn Quốc nói riêng. Các tập đoàn này ngày càng trở nên lớn mạnh nhờ quy mô và sự sáp nhập thêm các trung gian khác. Chính những tập đoàn này đã có vai trò chuyển đổi cơ bản cấu trúc mạng lưới phân phối hàng dệt may của Hàn Quốc.

Thứ ba, là nhân tố thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may Hàn Quốc. Nhìn chung người tiêu dùng hàng dệt may tại Hàn Quốc coi trọng đến vẻ bề ngoài và để ý đến nhãn hiệu cũng như xu hướng thời trang hơn cả. Sự đa dạng về cầu cũng là một yếu tố thúc đẩy sự mở rộng của mạng lưới phân phối.

Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phổ cập của Internet và các phương tiện truyền thông đã tạo điều kiện cho các hình thức phân phối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

mới ra đời. Ví dụ như hệ thống cửa hàng thương mại điện tử, TV home shopping…

3.2. Những hạn chế


Bên cạnh những thành tựu đạt được, mạng lưới phân phối hàng dệt may của Hàn Quốc cũng tồn tại một số điểm hạn chế sau đây.

Thứ nhất, việc phân phối tập trung vào một số ít các nhà bán lẻ đã làm cho các hệ thống phân phối hiện đại hóa, chuyên môn hóa chủ yếu tập trung vào phân đoạn thời trang hàng hiệu nhập khẩu từ nước ngoài. Việc phân phối thông qua các cửa hàng đại lý của nhà sản xuất nội địa hay nhà bán buôn hàng dệt may chuyên nghiệp đang giảm đi. Trong khi hiệu quả phân phối và lưu thông của hoạt động phân phối lẻ hàng dệt may sản xuất trong nước chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho thị trường thời trang hàng hiệu nội địa chưa cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài.

Thứ hai, mặc dù hình thức bán lẻ hàng may mặc rất phong phú, nhưng các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn chỉ chuyên về hàng may mặc chưa nhiều. Chính vì vậy việc tích lũy kỹ thuật và hệ thống hóa từng chuỗi cửa hàng và mở rộng phân phối còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, ở quy mô nhỏ các cửa hàng nhỏ lẻ ở các địa phương còn phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp sản xuất vì phương thức bán hàng ủy quyền, phải hoàn trả lại cho người sản xuất hàng tồn không bán được. Nên việc xây dựng khả năng bán lẻ ở các địa phương nhỏ mang tính chất chuyên nghiệp là rất khó.

Thứ tư, Theo KOFOTI, hiệp hội ngành công nghiệp dệt may Hàn Quốc, hiệu quả của việc phân phối và lưu thông và hàng dệt may tuy nhiên mới chỉ đạt 80%. Chi phí phân phối vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tồng doanh thu. Chính vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.


Hình 2 13 Cơ cấu chi phí của các sản phẩm may mặc Nguồn Donga Daily News 1


Hình 2.13: Cơ cấu chi phí của các sản phẩm may mặc

Nguồn: Donga Daily News magazine, November 2006

Nếu xét theo chi phí thì chi phí liên quan đến việc phân phối hàng hóa trong giá bán của các sản phẩm may mặc Hàn Quốc chiếm tỷ trong lớn nhất so với doanh thu từ việc bán hàng, khoảng từ 30% đến 40%.42

Tóm lại ở chương 2, thực trạng xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may đã được phân tích dưới các khía cạnh về đặc điểm thị trường, quá trình hình thành, các kênh phân phối ở cấp độ bán buôn và bán lẻ, cũng như các hình thức liên kết trong mạng lưới. Từ thực trạng này, người viết đã đưa ra đánh giá về những thành công và một số điểm tồn tại và đây cũng sẽ là cơ sở rút ra bài học cho Việt Nam được nghiên cứu ở chương 3.



42 Park In Woo, Prospects of Korean apparel industry, Korea Retail Yearbook, Literature Search, 2009.


Chương 3‌

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI HÀNG DỆT MAY TẠI VIỆT NAM


1. Tổng quan về mạng lưới phân phối hàng dệt may ở Việt Nam

1.1. Đặc điểm của thị trường hàng dệt may Việt Nam

1.1.1. Đặc điểm chung

Xét về quy mô tiêu dùng, có thể nói thị trường Việt Nam là một thị trường có sức tiêu thụ lớn với dân số lên tới hơn 80 triệu người và có kết cấu dân số trẻ. Trong những năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng cùng với sự ổn định về kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cũng tăng theo. Tuy nhiên phân khúc thị trường dệt may chủ yếu của Việt Nam vẫn là sản phẩm giá rẻ. Chính vì vậy mà doanh thu của toàn bộ thị trường chưa được cao như mong đợi. Nhưng với tốc độ tăng trưởng bình quân trong khoảng 18-20 % cũng cho thấy sự mở rộng quy mô khá mạnh của thị trường này. Năm 2009, doanh thu thị trường dệt may Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2008 và ước tính sẽ đạt 6 tỷ USD vào năm 2010.43Việt Nam được xem như một trong những nước xuất khẩu hàng dệt may

lớn nằm trong top 10 của thế giới. Nhưng một nghịch lý là thị trường tiêu dùng hàng dệt may nội địa lại chịu sự chi phối của hàng nhập ngoại. Tỷ trọng tiêu thụ của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường trong nước mới chỉ chiếm khoảng 20%.44 Nếu xem thị trường tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam là một tháp hình nón, thì từ đỉnh là hàng cao cấp đến hàng trung cấp là vị trí



43 Nhóm phóng viên kinh tế, Khoảng trống thị trường nội địa, http://tuoitre.vn/Kinh-te/302118/Khoang- trong-thi-truong-noi-dia---Ky-1-Suc-hut-tu-%E2%80%9Csan-nha%E2%80%9D.html

44 Thùy Dương, Dệt may trên đà xúc tiến thị trường nội địa, http://www.vietchinabusiness.vn/cong-nghip/dt- may/3749-det-may-tren-da-xuc-tien-thi-truong-thuong-mai-noi-dia.html

của thương hiệu quốc tế, còn từ khoảng trung và xuống chân đáy là sự thống trị của hàng dệt may giá rẻ mà chủ yếu từ Trung Quốc.

1.1.2. Đặc điểm về các phân khúc thị trường

Thị trường thời trang giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc

Trong những năm gần đây những sản phẩm dệt may xuất xứ từ Trung Quốc đổ bộ vào thị trường dệt may Việt Nam ngày càng nhiều và chiếm tỷ lệ tiêu thụ lớn nhất. Trong đó những sản phẩm này chủ yếu là dành cho thị trường bình dân và một phần trung cấp, nhất là thời trang nữ giới và trang phục thông thường dành cho giới trẻ. Có những giai đoạn mà có thể khẳng định rằng xu hướng thời trang của phần lớn người tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam như mốt gì, màu gì được quyết định bởi những nguồn hàng từ Trung Quốc.

So với hàng Việt Nam hàng Trung Quốc cùng loại có kém hơn về chất lượng nhưng giá cả lại rất phải chăng, phù hợp với số đông. Tuy vậy giá cả không phải là thế mạnh duy nhất của hàng dệt may từ Trung Quốc. Mà hàng dệt may này còn đặc biệt đáp ứng được tất cả các trào lưu, xu hướng thời trang theo các mùa và phong phú về kiểu cách với mức giá rẻ, nhanh chóng và rất linh hoạt. Thậm chí nhiều chủ cửa hàng thời trang lớn còn tự chọn kiểu dáng đang là xu hướng thời trang chính trên thị trường nội địa sang Trung Quốc đặt sản xuất hàng loạt và đem về tiêu thụ. Kết quả, hàng dệt may Trung Quốc hiện đang áp đảo trên thị trường Việt Nam từ khăn, tất, đồ lót đến hàng len dạ, từ hàng jeans, áo thun đến đồ công sở, được bày bán từ vỉa hè đến các shop quần áo sang trọng.

Bên cạnh lợi thế về mẫu mã thay đổi một cách nhanh chóng, bắt kịp xu hướng thời trang và giá cả hợp lý, hàng may mặc Trung Quốc còn có lợi thế về khả năng định hướng thị trường. Hàng Trung Quốc xác định đối tượng rất rõ ràng, đó là lớp trẻ nhạy cảm với giá và mốt bao gồm học sinh, sinh viên, một bộ phận lớn nhân viên công sở. Họ đã hướng giới tiêu dùng trẻ Việt với

nhu cầu đồng bộ hóa trong thời trang. Áo không chỉ hợp với quần mà còn phải đi kèm với đúng phụ kiện như trang sức, nón, kính, giày dép, túi xách. Có thể thấy ở một số shop hàng Trung Quốc điển hình không chỉ bao gồm quần áo đủ màu sắc, kiểu dáng mà còn đa dạng chủng loại giày dép, trang sức, túi xách. Chính sự đồng bộ này có tác dụng làm đẹp dáng vóc, bảo đảm hợp thời trang và phong cách, vì vậy có sức thu hút đặc biệt với giới trẻ.

Bên cạnh đó hàng dệt may Trung Quốc đã nắm bắt tâm lý của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt ưa thích hàng hiệu nhưng lại không đủ năng lực tài chính bằng các loại hàng nhái. Nhãn hiệu được nhái theo thì vô cùng phong phú với giá cả chỉ rẻ hơn rất nhiều so với hàng chính hãng. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân làm cho hàng nhái tràn lan trên thị trường nội địa.

Thị trường thời trang của các hãng nội địa

Hàng dệt may của các hãng nội địa hiện nay so với thị trường dệt may đang đứng ở vị trí rất khiêm tốn. Cũng không thể phủ nhận rằng trong những năm qua, ngành dệt may trong nước cũng đã có những dự định khác nhau để chinh phục thị trường nội địa, nhưng thực sự đến năm 2009 chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ nội địa mới bắt đầu được chú trọng. Hiện nay tổng tiêu thụ nội địa chỉ chiếm ¼ năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong nước.45

Việc xuất hiện ngày càng nhiều trung tâm mua sắm hiện đại và sự gia tăng của các hãng thời trang hàng hiệu đã khiến một số doanh nghiệp trong nước đã tìm cách đi vào thị trường này. Trong đó, mảng thời trang công sở là rõ nét nhất. An Phước là một trong những cái tên tiên phong với nhiều mặt


45 Thiên Bình, Đất nào cho hàng Việt, http://www.saigon3.com.vn/vn/Tin-Tuc/Tin-Trong-Nghanh/Dat-Nao- Cho-Hang-Viet/

hàng như vest nam nữ, sơ mi và nhãn hiệu Piere Cardin được sản xuất theo hình thức nhượng quyền. Tiếp đến là Công ty May Việt Tiến cũng đã cho ra mắt sản phẩm sơ mi nam mới mang thương hiệu Mattana, Sanciaro. Một số thương hiệu nội cũng đã có những thành công bước đầu và được nhiều người tiêu dùng quan tâm gần đây là các thương hiệu thời trang công sở NEM, Eva de Eva, hay N&M.Với ưu điểm giá cả phù hợp và mẫu mã tương đối đa dạng, các thương hiệu này cũng đa thu hút được một lượng lớn các khách hàng là phái nữ. Sau gần 2 năm chính thức hoạt đông, cho đến nay Eva de Eva đã mở được 4 cửa hàng trên toàn quốc.

Phân khúc quy tụ nhiều nhãn hiệu nội địa là từ khoảng bình dân đến trung cấp với những tên tuổi như Ninomax, Blue X-change, Foci, PT 2000, Việt Thy, Hà Gatini…Gần đây phân khúc này cũng là sự chuyển hướng của một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may lớn như Việt Tiến, May 10, Phương Đông, Nhà Bè. Tuy nhiên, ờ phân khúc này hàng nội địa vẫn là chủ yếu là hàng đại trà, là những sản phẩm “mặc năm nào cũng được” gồm có sơ mi, quần tây, quần áo trẻ em đơn giản. Một số hãng như PT 2000, Foci, Ninomax thì theo các sản phẩm khá trẻ trung, nhẹ nhàng cho giới trẻ, nhưng kiểu dáng, mẫu mã lại tương đối giống nhau.

Nhìn chung, nếu xét theo chủng loại sản phẩm những phân đoạn thị trường của hàng dệt may nội địa chủ yếu tập trung vào thời trang công sở và thời trang dành cho giới trẻ. Còn các phân đoạn khác như đồ lót, quần áo thể thao, quần áo trẻ em hầu hết để rơi vào tay các hãng nước ngoài. Nhìn chung, thị trường hàng may mặc của Việt Nam hiện nay mới đang ở giai đoạn đầu, thời trang nội địa vẫn bị bỏ ngỏ và áp đảo bởi các sản phẩm thời trang nhập khẩu.

Thị trường thời trang hàng hiệu nhập khẩu tại Việt Nam

Việt Nam đang trở thành một thị trường được nhắm tới của các thương hiệu thời trang nước ngoài. Từ đầu những năm 2000 cho đến nay, cùng với sự

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí