Xây Dựng Và Phát Triển Mạng Lưới Phân Phối Trên Thị Trường Nhật Bản

cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001 (bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng), ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường), ISO 2002 (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)… để đạt được các chứng chỉ quốc tế về chất lượng. Đối với từng mặt hàng cụ thể khi xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú ý tìm hiểu và nắm vững quy định về chất lượng của quốc gia này. Cụ thể, đối với hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần chú ý xin dấu chứng nhận chất lượng JIS (Japan Industrial Standards – hệ thống quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản), JAS (Japan Agricultural Standards – hệ thống quy định tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) và Ecomark (quy định tiêu chuẩn môi trường). Ngoài ra trên thị trường Nhật Bản còn có các dấu chất lượng và độ an toàn sản phẩm khác nhau như dấu Q là chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm, dấu G về thiết kế, dịch vụ bán hàng và chất lượng, dấu S về độ an toàn, dấu S.G về độ an toàn(bắt buộc),… Nếu không chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng này, hàng hóa Việt Nam sẽ ít có cơ hội thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

2.2.1.2. Hình thức sản phẩm thu hút người tiêu dùng và phù hợp với xu thế thời

trang


Khi thiết kế sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý những điểm sau:

Mẫu mã đa dạng, nâng cao hình ảnh cho người sử dụng: Các doanh nghiệp sản

xuất và kinh doanh các sản phẩm như thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, dệt may, giày dép, nữ trang, nội thất trong gia đình,… cần đặc biệt chú trọng đến thiết kế mẫu mã và kiểu dáng cho sản phẩm. Đây là các loại sản phẩm mang tính chất giải trí, trang trí và tiêu dùng cho gia đình cũng như nơi công cộng nên nó mang ý nghĩa nâng cao hình ảnh cho người sử dụng nó. Chính vì thế việc thiết kế mẫu mã cho sản phẩm cần tạo ra sản phẩm có màu sắc nổi bật, đa dạng tùy theo thị hiếu, thói quen tiêu dùng; kiểu dáng độc đáo phù hợp với lối sống, cá tính, tính cách của người tiêu dùng, đồng thời phải theo kịp trào lưu, xu hướng tiêu dùng. Người Nhật Bản rất coi trọng yếu tố truyền thống, do đó những nhà thiết kế Việt Nam nên khai thác nhiều hơn những nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam, vẻ đẹp của thiên nhiên để đưa vào sản phẩm vì nó dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại sẽ tạo nên những sản phẩm độc đáo, dễ thu hút người tiêu dùng Nhật Bản. Người Nhật Bản cũng là một dân tộc có óc thẩm mỹ cao, họ coi công việc của họ không

những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ” nên yêu cầu về giá trị thẩm mỹ của người dân Nhật trong sản phẩm rất cao, nó không những phải thể hiện ở vẻ bề ngoài của sản phẩm mà còn phải được thể hiện ở “cái hồn” của sản phẩm. Do đó, một sản phẩm muốn thu hút người tiêu dùng Nhật Bản thì phải thể hiện được các giá trị truyền thống và cả tâm tư, tình cảm của người làm ra nó.

Đối với những mặt hàng có thể làm quà biếu tặng cần chú ý thiết kế bao gói gọn gàng, đẹp mắt, có màu sắc hài hòa với màu sắc của sản phẩm. Hơn nữa, do diện tích nhà ở của người Nhật thường khá chật hẹp vì vậy kích thước của những mặt hàng này cũng cần phải nhỏ gọn, vừa với vóc dáng của người tiêu dùng Nhật cũng như thích hợp sử dụng trong một diện tích hạn chế. Một điều cần chú ý nữa là màu đen là màu được ưa chuộng ở Nhật do đa phần người Nhật là người trung niên hoặc người già, do vậy khi thiết kế màu sắc sản phẩm (đặc biệt là hàng dệt may và giày dép) các doanh nghiệp nên lưu ý điểm này. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật.

Bao bì nổi bật, thông tin rõ ràng: Bao bì phải cung cấp thông tin cần thiết và thuyết phục về lợi ích của sản phẩm cũng như cách thức sử dụng sản phẩm. Vì vậy, đối với các mặt hàng thực phẩm cần chú ý ghi đầy đủ, chi tiết và rõ ràng thành phần dinh dưỡng, cách thức sử dụng và bảo quản, còn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, nội thất, giày dép,… cần phải có những ghi chú rõ ràng hướng dẫn về cách sử dụng và bảo quản sản phẩm, đặc biệt những thông tin này nên được dịch sang tiếng Nhật để người tiêu dùng Nhật Bản dễ sử dụng hơn. Ngoài những tiêu chuẩn về kỹ thuật, bao bì sản phẩm cần có một thiết kế nổi bật để khách hàng có thể nhận biết nhanh chóng khi cùng được trưng bày trên cùng một vị trí với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể thực hiện qua hình dáng, kích thước hoặc màu sắc, hình ảnh bắt mắt của bao bì. Đối với một số mặt hàng (như hàng thủ công mỹ nghệ) nhiều khi trị giá bao bì của hàng hóa còn cao hơn cả trị giá hàng hóa bên trong.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nhãn hiệu sản phẩm tạo nên sự khác biệt, dễ nhớ, dễ nhận biết: Việc thiết kế nhãn hiệu là công việc chuyên môn của các công ty quảng cáo. Tuy nhiên, các giám đốc nhãn hiệu của doanh nghiệp cần phải có kiến thức nền tảng trong việc hiểu rõ chức năng của các công ty quảng cáo để có thể sử dụng các dịch vụ cũng như kiến thức

chuyên môn của họ một cách hiệu quả. Để có thể sáng tạo được một nhãn hiệu hoàn hảo thì doanh nghiệp cần phải trình bày cho nhà thiết kế hiểu rõ không chỉ các tính năng của sản phẩm mà còn cả các yếu tố tinh thần khi khách hàng sử dụng sản phẩm, khung cảnh có liên quan đến sản phẩm và các kênh phân phối sản phẩm, những yếu tố gắn liền với tâm lý khách hàng mục tiêu. Và đặc biệt khó khăn hơn đó là nhãn hiệu khi sử dụng ở thị trường Nhật Bản sẽ gặp phải rào cản về ngôn ngữ nên phải chú ý không được dễ gây hiểu lầm hay có ý nghĩa khác trong ngôn ngữ Nhật. Nhãn hiệu có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật nhưng phải dễ phát âm, dễ nhớ và gần với đặc trưng của sản phẩm và doanh nghiệp. Màu sắc của nhãn hiệu cũng cần hài hòa với màu sắc của sản phẩm và bao gói, song cũng cần nổi bật để tạo ấn tượng lâu hơn về hàng hóa “Made in Vietnam” trong tâm trí người tiêu dùng Nhật Bản.

Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này - 13

2.2.1.3. Hàng hóa có chủng loại phong phú, liên tục được cải tiến

Như đã phân tích, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng lại thay đổi theo mùa nên vòng đời sản phẩm rất ngắn, do đó doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường nhất thiết phải sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, cả về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu, giá cả,… nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có nhiều hướng khác nhau để đổi mới sản phẩm như cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn với khả năng tài chính còn hạn chế, doanh nghiệp nên áp dụng chính sách sản phẩm theo hướng cải tiến sản phẩm hiện có. Doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến sản phẩm theo nhiều mức độ khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của người tiêu dùng.

Cải tiến về hình thức sản phẩm: Theo cách này, giá trị sử dụng của sản phẩm không có gì thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài của sản phẩm thay đổi như thay đổi nhãn mác, bao bì, tên gọi sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn hơn đối với khách hàng, nhờ đó tăng và duy trì lượng bán. Cách làm này có thể sử dụng cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ và các sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép,…

Cải tiến về nội dung sản phẩm: Theo cách này, sản phẩm có sự thay đổi về nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng không đổi. Ví dụ như cải tiến công nghệ, quy trình

sản xuất sản phẩm. Cách thức này phù hợp với các mặt hàng nông sản như chè, hạt điều, bông,…

Cải tiến cả về nội dung và hình thức sản phẩm: Đây là sự kết hợp của cả hai phương thức trên, tức là có sự cải tiến cả về hình dáng bên ngoài lẫn cấu trúc, vật liệu chế tạo sản phẩm. Cách này có thể áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, phát triển sản phẩm mới cũng là một cách hữu hiệu để đa dạng hóa các loại, dòng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tổ chức nghiên cứu các vật liệu mới có tính chất đột phá nhằm tạo ra nét độc đáo riêng biệt cho sản phẩm. Ví dụ, trong xu hướng “xanh” ngày nay (xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường), có rất nhiều loại sản phẩm làm từ vật liệu thiên nhiên được các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng vào việc sản xuất sản phẩm và đạt được hiệu quả cao. Theo xu hướng này, tre được xem là nguyên liệu sản xuất vải sợi thân thiện với môi trường, vừa phổ biến vừa dễ trồng và ý tưởng trang phục lót làm từ tre là một ý tưởng độc đáo, mới lạ trong ngành thời trang. Hoặc vớ làm từ nhựa polyester tái chế, đồ jean hữu có hay túi xách làm từ cây lúa cũng đã xuất hiện. Tất nhiên, để nghiên cứu thành công một nguyên vật liệu mới tốn rất nhiều công sức và tiền của nhưng nếu thành công nó sẽ tạo ra bước đột phá và mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Do vậy, đây cũng là một phương thức doanh nghiệp nên xem xét thực hiện.

Khi cải tiến sản phẩm hay phát triển sản phẩm mới, cần chú ý đến thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản thay đổi theo mùa và khí hậu của Nhật lại có sự chuyển biến khác nhau giữa các vùng nên các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải tùy theo thời điểm mà tung ra thị trường. Một đặc điểm cần chú ý là số người già ở Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng tăng trong những năm tới nên doanh nghiệp nên quan tâm phát triển những sản phẩm liên quan đến người có tuổi như thời trang cho người già, các sản phẩm về dược, nội thất vật liệu trang trí,…

Những ý tưởng cải tiến hay phát triển sản phẩm có thể bắt đầu từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết, doanh nghiệp có thể tìm ý tưởng từ chính người tiêu dùng bởi họ là những người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm nên họ biết mình muốn gì ở sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi hàng hóa của đối thủ cạnh tranh để phát hiện những đặc điểm hấp dẫn người tiêu dùng của sản phẩm. Doanh nghiệp cũng có thể

tìm kiếm ý tưởng từ các nhân viên bán hàng, những người thường xuyên tiếp xúc với người mua hoặc từ các công ty quảng cáo, các công ty nghiên cứu thị trường, các hiệp hội ngành nghề và các ấn phẩm chuyên ngành.

2.2.2. Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối trên thị trường Nhật Bản

Đối với một doanh nghiệp, doanh thu bán hàng của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống phân phối. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp cần được phát triển sâu rộng để đưa hàng hóa đến tân tay người tiêu dùng. Như đã phân tích về thị trường Nhật Bản, đây là một quốc gia có hệ thống phân phối rất phức tạp và qua nhiều khâu trung gian. Vì vậy, khi lựa chọn nhà phân phối cần phải chú ý rằng các nhà phân phối thường chuyên biệt hóa trong một địa bàn hoặc một nhóm ngành hàng nhất định và tùy theo tính chất của hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tối đa các kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản nhằm tạo ra mạng lưới phân phối rộng khắp trên thị trường này. Những năm trước đây các doanh nghiệp Việt Nam thường phải xuất khẩu qua trung gian như Singapore, Hông Kông,… nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được hệ thống phân phối của Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng các kênh phân phối bằng cách sử dụng hệ thống phân phối của Nhật hoặc có thể tự mở các văn phòng đại diện hay lập chi nhánh trên thị trường Nhật Bản. Một điểm cần lưu ý là các công ty nhập khẩu Nhật Bản thường được lựa chọn để trở thành đại diện bán hàng cho các công ty xuất khẩu nước ngoài. Ngoài ra, người Nhật Bản rất coi trọng các mối quan hệ cá nhân. Người Nhật mua hàng hoặc bắt tay với một đối tác làm nhà cung ứng sản phẩm thường thông qua một người bạn hay một đối tác trung gian giới thiệu, sau đó mới trực tiếp bàn bạc. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp xúc với đối tác mà mình lựa chọn thì nên có một bên thứ ba quen biết với cả hai bên đứng ra giới thiệu để tăng uy tin trong kinh doanh. Bên thứ ba có thể là các công ty của Nhật, các doanh nghiệp thành công trên thị trường Nhật, các ngân hàng, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam/Nhật Bản,… Bên cạnh các kênh phân phối hàng truyền thống, với sự phát triển của công

nghệ thông tin, ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể bán hàng qua thư, tiếp thị qua điện thoại, bán hàng qua mạng,… đây cũng là một phương pháp hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận khách hàng.

2.3. Giải pháp tác động đến giai đoạn sau khi mua hàng

Do xu hướng tiêu dùng hiện đại, việc sử dụng internet để mua bán hàng hóa đang là một trào lưu ở Nhật Bản, đặc biệt là giới trẻ. Trong đó, thế giới blog đang ngày một phát triển mạnh mẽ, theo như Công ty Internet Technorati (Mỹ) thì Nhật Bản đang trở thành một đất nước của blogger, với số lượng trang blog bằng tiếng Nhật chiếm 37% toàn bộ cộng đồng blog trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng trào lưu này không những để quảng bá cho sản phẩm của mình mà còn có thể sử dụng để thu thập ý kiến của khách hàng sau khi mua và sử dụng sản phẩm, biết được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của mình, từ đó có những thay đổi cải tiến cho phù hợp với nhu cầu khách hàng, nâng cao doanh số bán của sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều có website nhưng ngôn ngữ chủ yếu vẫn là tiếng Việt và tiếng Anh. Muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng thêm cả tiếng Nhật trong website của mình. Trên website, doanh nghiệp có thể thiết kế các bản điều tra online để điều tra về thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Ngoài ra, như đã nói ở trên, doanh nghiệp có thể sử dụng blog như một công cụ đi kèm với website để thu thập ý kiến khách hàng. Theo nghiên cứu, gần nửa triệu bài viết trên các trang blog đều bàn về sản phẩm. Các trang blog là “thế giới phản hồi sản phẩm” và là một cách quảng cáo rất tốt (gần 40% những người đọc blog cho biết họ đã mua ít nhất một sản phẩm sau khi đọc các đánh giá về sản phẩm trên một trang blog). Vậy tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng một kênh thông tin khổng lồ và chính xác này. Chắc chắn đây sẽ là một phương thức quảng cáo và thu thập ý kiên khách hàng hữu hiệu giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng bán sản phẩm trên thị trường Nhật Bản.

3. Một số giải pháp khác

3.1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường Nhật Bản và hành vi người tiêu dùng Nhật Bản

“Nhập gia, tùy tục” là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ thị trường nào. Thị trường Nhật Bản là một thị trường đa dạng và năng động, vì vậy các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng,… Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ các công ty nước ngoài, có nghĩa là

các đối tác chủ động đến Việt Nam tìm nhà cung cấp. Với hình thức xuất khẩu này doanh nghiệp Việt Nam thường ở vào thế bị động và dễ bị thua thiệt trong kinh doanh. Do đó, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng để chủ động trong kinh doanh lại càng trở nên hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế phải thấy rằng việc nghiên cứu và ứng dụng hành vi người tiêu dùng quốc tế nói chung và người tiêu dùng Nhật Bản nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình hình này là do hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ cũng như chưa có sự đầu tư hợp lý cho việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải trau dồi kiến thức về hành vi người tiêu dùng để thấy tầm quan trọng của nó đối với việc kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Để có được những kiến thức căn bản về hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể tự mở lớp đào tạo và mời các chuyên gia về giảng dạy. Khi đã có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hành vi người tiêu dùng đối với sự thành bại của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, trong bài này là người tiêu dùng Nhật Bản. Đề nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research): tức là nghiên cứu qua tài liệu, sách báo có sẵn. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, dễ dàng, chi phí thấp. Doanh nghiệp cần tích cực thu thập thông tin từ các loại tạp chí kinh tế xuất bản định kỳ, các loại sách chuyên khảo, các ấn bản thống kê, các thông báo của công ty môi giới,… Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu của các Viện nghiên cứu cũng là một nguồn thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về thị trường Nhật Bản. Trong phương pháp này, phải nói Internet là một công cụ đắc lực và rất hữu hiệu. Muốn tìm hiểu thông tin về thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp có thể truy cập vào các trang web của Bộ Thương mại (http://www.vietrade.gov.vn/), website của các Hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội thủy sản Việt Nam (http://www.vasep.com.vn/), Hiệp hội dệt may Việt Nam (http://www.vietnamtextile.org.vn), … hoặc nghiên cứu qua các trang về Nhật Bản như Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO (http://www.jetro.go.jp), Cục thống kê Nhật Bản (http://www.stat.go.jp), Thông tin Nhật Bản (http://www.thongtinnhatban.net), Japan institute of Social and Economic

Affairs (http://www.kkc.or.jp), Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (http://www.ncnb.org.vn), … Tuy có những ưu điểm như trên, phương pháp này lại có nhược điểm là luôn đi sau diễn biến của thị trường.và nhiều khi thu được kết quả sai lệch và không sát với thực tế.

Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (Field research): theo phương pháp này, doanh nghiệp phải cử người đến tận thị trường Nhật Bản để tìm hiểu người tiêu dùng thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp như phỏng vấn, điều tra trực tiếp, điều tra qua điện thoại, thăm dò bằng bảng câu hỏi, quan sát, thảo luận,… Phương pháp này tuy phức tạp, tốn kém nhưng cho kết quả sát với thực tế và có độ chính xác cao. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp các doanh nghiệp có thể dự đoán xu hướng tiêu dùng trong tương lai do có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện các cuộc nghiên cứu trực tiếp trên quy mô rộng do hạn chế về nhân lực và các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa,… nên các doanh nghiệp nên tìm đến các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín để đảm bảo chất lượng của các kết quả nghiên cứu. Các công ty nghiên cứu thị trường có mặt tại Việt Nam hiện nay có khả năng nghiên cứu trên phạm vi rộng là công ty AC Nielsen, công ty NFO, công ty Taylor Nelson Sofres… Ngoài ra, có thể kết hợp với các công ty nghiên cứu thị trường quốc tế thông qua mạng Internet. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cũng cần trực tiếp đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị Nhật Bản để hiểu về thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật.

3.2. Phát triển nguồn nhân lực để xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản

Phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của doanh nghiệp. Yếu tố con người quyết định tất cả vì vậy đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả lao động chính là đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững cũng như giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy:

- Mỗi doanh nghiệp cần thành lập hoặc củng cố bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh nghía là phải lựa chọn những người có năng lực thật sự với đãi ngộ với mức lương cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân viên, đánh giá phân loại dựa trên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp cần xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào tầm quan trọng

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí