Mô Hình Chi Phí Du Hành Theo Vùng Ztcm


3.7. MÔ HÌNH CHI PHÍ DU HÀNH THEO VÙNG ZTCM‌


3.7.1. Phân chia vùng


Các vùng cho bởi Bảng 3.5. Tại bảng này, các vùng được phân chia dựa vào khoảng cách trung bình đến các điểm du lịch Đồng Nai, và trên cơ sở địa giới hành chánh, để có thể sử dụng các số liệu thống kê về dân số và thu nhập.

3.7.2. Chi phí du hành theo vùng (TC- Travel cost)


Du khách từ vùng 1 và vùng 2 có thể tham quan Đồng Nai trong ngày, vì cự ly từ nơi xuất phát đến các điểm du lịch chỉ từ 107,5 km trở xuống. Đến vùng 3, du khách bắt đầu có thể phải ở lại, hoặc chỉ là kết hợp công tác, học tập để đến Đồng Nai. Các vùng 4,5,6,7,8 ngày càng xa hơn, và đến vùng 9 thì khoảng cách đến Đồng Nai đã hơn 1.800 km, chi phí du hành rất lớn, không ai còn đến Đồng Nai chỉ vì một mục đích du lịch.

Tuy rằng phương pháp ZTCM xem những người xuất phát từ cùng một vùng như là những du khách đổng nhất, Luận văn này vẫn cố gắng đưa vào yếu tố thu nhập cá nhân có được từ bảng phỏng vấn để tính toán chi phí du hành theo vùng.

Mục 3.5.11 đã tính toán chi phí du hành cá nhân của từng du khách theo thu nhập, phương tiện thực tế và đã phân bổ chi phí du hành cá nhân (chỉ có cự ly là tính bình quân). Đến đây, tác giả tổng hợp chi phí du hành của tất cả cá nhân trong mỗi vùng, chia cho số người được phỏng vấn trong vùng để có được chi phí du hành bình quân của cá nhân đến từ vùng quan sát. Kết quả cho ở bảng 3.7.

3.7.3. Tỉ lệ du hành theo vùng (Y – Visitation rate)


Áp dụng công thức (1.14), tỉ lệ du hành theo vùng được tính toán cho bởi bảng

3.7. Có thể thấy khi chi phí du hành tăng dần theo cự ly thì tỉ lệ du hành theo vùng giảm rõ rệt. Điều này dẫn đến suy diễn rằng có thể xây dựng được đường cầu theo chi phí du hành, với một tác động âm của chi phí, khớp với các lý thuyết kinh tế. Có các đột biến nhẹ từ các vùng 7, 8 và 9. Vùng 9, miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, là vùng rất xa nhưng có mức sống dân cư cao. Người du lịch từ miền Bắc phần lớn kết hợp công tác, thăm thân nhân… nên là nhu cầu du lịch ít co dãn theo chi phí. Do đó, tỉ lệ du lịch theo vùng cao. Vùng 8, miền Trung, mức


sống thấp, khách du lịch đã chọn những phương tiện giá rẻ (xe đò, xe buýt), và dĩ nhiên cũng có kết hợp một công việc khác nào đó. Vùng 7, Tây nguyên, mức sống chung thấp, nhưng những du khách đến Đồng Nai là những người khá giả. Những du khách này cũng đã chọn các phương tiện rẻ tiền. Không thể loại trừ khả năng do có công việc kinh doanh, buôn bán tại Đồng Nai, nên du khách đã đến Đồng Nai nhiều hơn (một người trong số đó đã đến 5 lần trong năm 2008!)


Bảng 3.7. Tỉ lệ du hành và chi phí du hành theo vùng


Vùng

Số lượt đến Đồng Nai

Ước dân số 2008

(1000 người)

Y

(lượt/1000 dân)

Cự ly (km)

TC (1000đ)


V1

523

9.510,65

258,89

38,00

118,70

V2

14

948,85

69,46

107,50

194,11

V3

27

4.603,21

27,61

130,60

207,68

V4

4

1.191,31

15,81

187,00

430,97

V5

3

1.167,65

12,10

214,33

659,41

V6

3

1.207,91

11,69

300,00

748,23

V7

9

3.362,31

12,60

499,60

653,21

V8

3

2.931,58

4,82

722,00

634,80

V9

18

11.309,91

7,49

1.804,00

700,92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 8

Ghi chú: cỡ mẫu n = 291, tổng lượt khách 2008 N = 1.370.000

Nguồn: tính toán của tác giả dựa vào Bảng phỏng vấn và Niên giám Thống kê34

3.7.4. Thu nhập trung bình của du khách theo vùng (INCOME)


Tương tự như khi tính chi phí du hành theo vùng, để cố gắng thực tế trong tính toán, tác giả cộng gộp tất cả thu nhập của du khách theo từng vùng (có được từ Bảng phỏng vấn), rồi chia cho số khảo sát của vùng, để được bình quân thu nhập (của du khách) theo vùng.

Có sự khác biệt đáng kể giữa thu nhập trung bình theo thực tế phỏng vấn và thu nhập trung bình theo các số liệu rút ra và tính toán từ Niên giám Thống kê [16]. Bảng 3.8 nêu số liệu của nhận xét này.



34 Về dân số: trang web Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn[17] cho biết dân số 2006 các địa phương và tỉ lệ tăng dân số 2007 so 2006 trung bình quốc gia là 1.21%. Tác giả giả định tỉ lệ tăng trưởng dân số 2008/2007 cũng là 1.21%, áp dụng chung cho tất cả các địa phương.


Bảng 3.8. So sánh thu nhập theo khảo sát và theo NGTK



Vùng

Thu nhập 2008

tính toán qua Bảng phỏng vấn (1000đ/tháng)

Thu nhập tính theo NGTK 2006

(1000đ/tháng)35

v1

3.567,81

1.358,09

v2

3.138,89

840,24

v3

2.788,10

729,77

v4

1.250,00

635,16

v5

1.875,00

762,27

v6

5.250,00

669,50

v7

3.320,00

560,80

v8

2.533,33

567,20

v9

3.446,15

785,04

nguồn: Niên giám Thống kê 2006 [16] và tính toán của tác giả


Dù sự so sánh là trong 2 năm khác nhau, nhưng số liệu vẫn cho thấy một lần nữa, du lịch là loại hàng hoá mà hiện nay đối tượng tiêu dùng nó vẫn là những người có thu nhập cao.

Để có tính thực tế, tác giả sẽ dùng thu nhập qua bảng phỏng vấn để thực hiện mô hình hồi quy.

3.7.5. Tuổi du khách trung bình theo vùng (AGE)


Bảng 3.9. Tuổi của du khách trung bình theo vùng


Vùng

v1

v2

v3

v4

v5

v6

v7

v8

v9

Tuổi trung bình

27,7

23,2

23,8

24,5

30,5

29,0

32,0

27,3

31,7

nguồn: dữ liệu khảo sát


Vùng 7 và vùng 9 có tuổi trung bình lớn hơn các vùng khác. Điều này phù hợp



35 Tác giả tính toán như sau: dùng số liệu thu nhập trung bình/tháng của từng địa phương năm 2004, ngoại suy theo tỉ lệ tăng thu nhập của vùng để tính thu nhập trung bình 2006 của từng địa phương. (Do có số liệu thu nhập trung bình của vùng năm 2006, nhưng chỉ có số liệu thu nhập theo địa phương đến năm 2004). Sau đó, dùng thu nhập dân cư địa phương 2006, nhân với dân số địa phương 2006. Thu nhập trung bình dân cư vùng tính toán 2006 (theo ZTCM) có được bằng cách lấy tổng thu nhập dân cư các địa phương chia cho tổng dân số vùng.

Mức thu nhập trung bình 2004 địa phương đã lấy theo nhóm 4- nhóm có thu nhập tương đối cao.


với nhận xét ở 3.5.3, rằng đó là những người già dặn, thành đạt hơn, có thu nhập

ổn định và cao hơn, nên có nhiều điều kiện hơn để đi xa và kết hợp du lịch.


3.7.6. Đường cầu du lịch theo phương pháp ZTCM


Như chương 1 đã nêu, tác giả sẽ sử dụng 2 dạng hàm hồi quy là log-log và semilog để ước lượng hàm cầu du lịch theo ZTCM. Vì quan sát theo vùng nên các biến liên quan đến cá nhân du khách bị loại bỏ.

Với sự trợ giúp của Eviews, tác giả có kết quả cho tại bảng 3.10 và 3.11.


Trong cả hai trường hợp, các biến INCOME và AGE đều không có ý nghĩa thống kê. Đối với AGE, các nghiên cứu dẫn tại 1.2 cho thấy không có, hoặc chỉ có một sự phụ thuộc yếu của cầu du lịch vào tuổi tác. Hơn nữa, sự phụ thuộc còn tuỳ theo đặc trưng điểm du lịch và các dịch vụ của điểm đến phù hợp cho lứa tuổi nào. Tuy nhiên, biến INCOME không có ý nghĩa thống kê là một hạn chế của việc thu thập dữ liệu, không phải bản chất kinh tế của vấn đề. Bộ dữ liệu đưa vào hồi quy sử dụng thu nhập thực của du khách, với số lượng du khách đôi khi khá bé của một số vùng, nên dẫn đến sự chênh lệch ngẫu nhiên giữa thu nhập tính toán và thu nhập bình quân của vùng đó khá xa (Bảng 3.8). Cách làm này cũng tạo ra “mâu thuẫn” vì thu nhập cao nhất thuộc về Lâm Đồng (Vùng 6) với

5.250.000 đồng / tháng , là địa phương không gần Đồng Nai, khó xảy ra tỉ lệ Y khách du lịch đến Đồng Nai cao được. Mặt khác, Lâm Đồng ngoài là điểm du lịch đã có thứ hạng, không khí trong lành, còn có rừng, hồ, thác, là những đặc trưng gần giống nhưng tốt hơn du lịch Đồng Nai. Thế nên, càng ít khả năng xảy ra người Lâm Đồng về Đồng Nai du lịch. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế của mô hình ZTCM. Trong nghiên cứu về Quảng Ninh, các tác giả Nguyễn thị Hải và Trần Đức Thanh (2001, [21]) đã bỏ qua yếu tố thu nhập. Tương tự, Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam (2001, [39]) cũng gặp trường hợp biến thu nhập không có ý nghĩa khi nghiên cứu về Hòn Mun. Cũng có thể, đây là hạn chế do việc hồi quy với cỡ mẫu nhỏ (chỉ có 9 vùng quan sát). Dù sao, tác giả vẫn có thể khẳng định thu nhập có một tác động dương, vì đã được chứng minh qua hàm hồi quy khi dùng phương pháp ITCM: với từng cá nhân, người có thu nhập cao hơn có khuynh hướng du lịch Đồng Nai nhiều lần hơn trong một năm.

So sánh hai dạng hàm, vì biến phụ thuộc đều là LOG(Y) nên có thể so sánh trực


Bảng 3.10. Trường hợp semilog:

Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Included observations: 9

Variable

Coefficient

Std. Error t-Statistic

Prob.

C

5.049706

0.502568 10.04781

0.0000

TC

-0.004255

0.000936 -4.546970

0.0026

R-squared

0.747064

Mean dependent var

2.994217

Adjusted R-squared

0.710930

S.D. dependent var

1.225263

S.E. of regression

0.658766

Akaike info criterion

2.196233

Sum squared resid

3.037807

Schwarz criterion

2.240060

Log likelihood

-7.883047

F-statistic

20.67494

Durbin-Watson stat

1.387788

Prob(F-statistic)

0.002646


nguồn: kết quả hồi quy từ Eviews


Bảng 3.11. Trường hợp log-log

Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Included observations: 9

Variable

Coefficient

Std. Error t-Statistic

Prob.

C

12.77934

1.565134 8.165016

0.0001

LOG(TC)

-1.629535

0.259115 -6.288848

0.0004

R-squared

0.849623

Mean dependent var

2.994217

Adjusted R-squared

0.828140

S.D. dependent var

1.225263

S.E. of regression

0.507945

Akaike info criterion

1.676241

Sum squared resid

1.806054

Schwarz criterion

1.720069

Log likelihood

-5.543086

F-statistic

39.54961

Durbin-Watson stat

1.624415

Prob(F-statistic)

0.000409


nguồn: kết quả hồi quy từ Eviews


tiếp các

R2 . R2

của hàm log-log tốt hơn. Các tiêu chuẩn Akaike và Schwarz của

log-log cũng tốt hơn. Thống kê F tốt hơn một cách trội vượt khẳng định dạng hàm log-log có ý nghĩa hơn nhiều.

Mặt khác, tiếp tục dùng Eviews để kiểm định giá trị thực tế của Y, trình bày tại


bảng 3.12. Tất cả các chỉ tiêu của mô hình dạng log-log, một lần nữa, tiếp tục tốt hơn mô hình semilog. Do đó, hàm log-log được chọn để xây dựng đường cầu cho du lịch Đồng Nai.


Bảng 3.12. Kiểm định 2 dạng mô hình

Forecast: YF Actual: Y

Included observations: 9


semilog

log-log

RMSE

Root Mean Squared Error

56.43444

38.63577

MAE

Mean Absolute Error

25.41963

18.29108

MAPE

Mean Absolute Percentage Error

52.13451

41.68621

Theil U Theil Inequality Coefficient 0.415332 0.260207


nguồn: kết xuất từ Eviews


Đường cầu với các hệ số cho ở Bảng 3.11 viết lại là:


LOG(Y) = 12,77934008 – 1,629534526*LOG(TC) (3.2)


Từ ý nghĩa của hệ số độ dốc trong hàm log-log cũng là độ co dãn riêng phần của biến phụ thuộc vào biến độc lập tương ứng, suy ra rằng độ co dãn của cầu du lịch theo chi phí du hành 1, 63 , và nó chứng tỏ khi chi phí du hành từ một vùng tăng 1% thì số lần du lịch từ vùng đó sẽ giảm 1,63%. Ngược lại, khi chi phí du hành từ một vùng giảm 1%, lượt khách từ vùng đó đến Đồng Nai sẽ tăng 1,63%.

Với

1, một sự tăng giá trong chi phí còn dẫn đến sự sụt giảm trong doanh

thu du lịch. Đây là điều rất đáng suy nghĩ khi quyết định, tạo điều kiện, hay tìm các giải pháp nhằm tăng số lượt khách đến với Đồng Nai.

Hình 3.4 biểu diễn đường cầu du lịch Đồng Nai vẽ theo mô hình (3.2)


600


500


Chi phí du hành TC (1000đ)

400


300


200


100


0

0 100 200 300 400 500 600 700

khách du lịch Y (lượt)

Hình 3.4. Đường cầu du lịch Đồng Nai


3.8. GIÁ TRỊ DU LỊCH VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TIÊU DÙNG

Bảng 3.13. Giá trị du lịch và giá trị thặng dư


Vùng Lượt khách

2008

ĐVT: 1.000đồng


TC2 TC1 Giá trị thặng dư Chi tiêu Tổng giá trị du

lịch


1

1.186.275

5.000

118,70

239.849.817

140.811.619

380.661.436

2

31.755

5.000

194,11

16.889.159

6.164.052

23.053.211

3

61.242

5.000

207,68

78.016.769

12.718.644

90.735.413

4

9.073

5.000

430,97

11.590.659

3.910.096

15.500.755

5

6.805

5.000

659,41

7.966.467

4.487.074

12.453.541

6

6.805

5.000

748,23

7.366.713

5.091.428

12.458.141

7

20.414

5.000

653,21

23.129.848

13.334.568

36.464.415

8

6.805

5.000

634,80

20.673.675

4.319.606

24.993.281

9

40.828

5.000

700,92

73.126.518

28.617.187

101.743.705

Tổng

1.370.000



478.609.625

219.454.272

698.063.897

nguồn: tính toán của tác giả


Giá trị thặng dư là diện tích nằm dưới đường cầu và trên đường chi phí, cho bởi công thức (1.15), với mức choke price chọn là 5 triệu đồng.36Chi tiêu (thông qua phí du hành) là tích của phí du hành bình quân theo vùng và số du khách đến từ vùng quan sát. Cuối cùng, tổng giá trị du lịch Đồng Nai là tổng của giá trị thặng dư và chi tiêu của du khách. Kết quả tính toán trình bày tại bảng 3.13 ở trang trước.


Giá trị du lịch Đồng Nai là 698 tỷ đồng trong năm 2008 (tương đương 40 triệu USD), trong đó, chi tiêu du lịch là 219,5 tỷ đồng, và giá trị thặng dư của du khách nội địa là 478,6 tỷ đồng. Vì rằng đường cầu ước lượng theo nhu cầu du khách nội địa được xem là đường cầu du lịch Đồng Nai, nên trên thực tế, giá trị thực của du lịch Đồng Nai sẽ lớn hơn chút ít. Để tham khảo và có sự so sánh, cũng cần nhắc lại giá trị của Vịnh Hạ Long được tính toán năm 200137là 27 triệu USD, giá trị du lịch Cụm đảo Hòn Mun năm 200138 là 17,9 triệu USD và của Bà Rịa Vũng Tàu 39năm 2003 là 137 triệu USD. Trong tất cả các trường hợp, chỉ có một phần của giá trị du lịch đóng góp vào nền kinh tế địa phương thông qua chi tiêu của khách du lịch như chi phí lưu trú, chi phí cho các dịch vụ, chi phí đi lại…


Phần còn lại nhưng là phần lớn gấp đôi, với Đồng Nai năm 2008 là 478,6 tỷ, tương đương 27 triệu USD, là các giá trị thặng dư. Đây không phải là số tiền mà ngành du lịch hay khách du lịch Đồng Nai nhận được, mà là phúc lợi do tài nguyên du lịch cung cấp cho du khách dưới dạng sự thoải mái, sảng khoái. Chính giá trị thặng dư sẽ kích thích du khách đến Đồng Nai. Cho nên, cần có biện pháp khai thác giá trị thặng dư này.

3.9. CÁC GIẢI PHÁP GỢI Ý


Các giải pháp phát triển du lịch sau đây được rút ra trực tiếp từ kết quả khảo sát, phân tích, đảm bảo tính logic với các trình bày về hiện trạng và kết quả tính toán. Do đó, đây không phải là những giải pháp toàn diện hay đầy đủ, nhưng có thể là những gợi ý chính sách có căn cứ. Làm nền cho các đề xuất này là quan điểm về


36 Ở mức TC= 5.000.000đ, Y= 0,03, xem như bằng 0

37 UNDP (2001), Đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh…[21]

38 Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son (2001, [39])

39 GS. TS. Hồ Đức Hùng (chủ nhiệm), (2005, [8])

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí