biện pháp, định hướng lớn về phát triển du lịch của địa phương vào chiến lược phát triển KT-XH.
Quy hoạch phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ là việc bố trí sắp xếp nguồn lực nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch trên địa bàn nhằm đạt được mục tiêu phát triển các HĐDL nói riêng và KT-XH nói chung trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, còn phải xây dựng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển du lịch.
Quy hoạch phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể:
Quy hoạch tổng thể phát triển các HĐDL được lập cho phạm vi toàn thành phố, bao gồm các nội dung: Xác định vị trí, vai trò, lợi thế của các HĐDL trong phát triển KT-XH của địa phương, vùng và cả nước; đánh giá tiềm năng, thực trạng tài nguyên và các nguồn lực để phát triển; xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển khu vực quy hoạch, dự báo các chỉ tiêu phát triển, luận chứng các phương án phát triển; tổ chức không gian lãnh thổ du lịch, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch (thường là từ 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa); chọn các khu vực và đối tượng ưu tiên phát triển, hình thành danh mục các chương trình và dự án đầu tư, cân đối yêu cầu vốn đầu tư, nguồn nhân lực; đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; kế hoạch thực hiện kèm theo chính sách, cơ chế, biện pháp quản lý đầu tư theo quy hoạch được duyệt. Chẳng hạn, ở Cần Thơ đã xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến 2020" và phê duyệt "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến 2030".
Quy hoạch cụ thể để phát triển các HĐDL: được lập cho các khu chức năng trong khu du lịch, điểm du lịch có tài nguyên du lịch tự nhiên, các dự án đầu tư phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ. Bao gồm các nội dung cụ thể sau: Xác định tính chất, quy mô, nội dung đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phát triển các HĐDL; phân khu chức năng, bố trí mặt bằng tổng thể
quy hoạch cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch; sử dụng đất; quy định quản lý xây dựng, phát triển, khai thác và sử dụng; xác định danh mục các dự án đầu tư; phân tích hiệu quả KT-XH và môi trường; đề xuất các biện pháp, kế hoạch thực hiện quy hoạch. Quy hoạch các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch là công việc hết sức quan trọng để phát triển HĐDL địa phương.
Công tác quy hoạch có chất lượng sẽ tạo ra cân bằng cung - cầu, phát triển lành mạnh trên thị trường du lịch, gia tăng lợi ích từ HĐDL và giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể đem lại cho cộng đồng, cho DNDL. Ngược lại, công tác này không tốt có thể dẫn đến phát triển HĐDL thiếu tính kiểm soát. Nếu chạy theo những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây thiệt hại cho các nguồn lực du lịch như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn sản phẩm du lịch, lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn… và làm giảm hiệu quả KT-XH.
Xây dựng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển du lịch. Xây dựng kế hoạch, xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành về phát triển HĐDL. Kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bắt buộc cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn. Chương trình, kế hoạch có vai trò quan trọng, giúp đạt được mục tiêu một cách tương đối chính xác, góp phần đảm bảo tính ổn định trong hoạt động, tăng tính hiệu quả, tiết kiện thời gian, chi phí, nhân lực. Chương trình, kế hoạch đảm bảo cho chủ trương của chính quyền địa phương hoạt động được thống nhất, tránh chồng chéo và mâu thuẫn, làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Trong Nước
- Khái Quát Chung Về Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố
- Khái Niệm, Đặc Điểm, Nội Dung Và Các Nhân Tố Tác Động Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Cấp Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Trong Hội Nhập Quốc
- Kiểm Tra, Kiểm Soát Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Một Số Tỉnh, Thành Phố Và Bài Học Rút Ra
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Tỉnh Kiên Giang
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
2.2.2.2. Xây dựng và thực thi chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn
Xây dựng và thực thi chính sách về HĐDL trên địa bàn bao gồm triển khai việc thự hiện pháp luật, chính sách của trung ương và xây dựng, triển khai chính sách đặc thù về HĐDL thuộc thẩm quyền phân cấp cho thành phố.
Xây dựng và thực thi các chính sách nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và các HĐDL hoạt động hiệu quả. Tạo lập môi trường thuận lợi, bao gồm: môi trường chính trị ổn định; môi trường văn hóa xã hội phù hợp
nền kinh tế thị trường; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng; môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương; môi trường thông tin. Thực hiện nội dung này, chính quyền địa phương có chức năng tạo ra các dịch vụ công về môi trường chính trị, pháp lý, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thông tin, an toàn xã hội. Đồng thời, ban hành và bảo đảm thi hành pháp luật, bảo đảm các điều kiện và nguyên tắc cơ bản như: quyền sở hữu, tự do kinh doanh, xử lý tranh chấp, bảo đảm xã hội phát triển lành mạnh, có văn hóa. Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi cho các HĐDL thông qua xây dựng các chính sách như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách khuyến khích đầu tư, giảm thuế, phát triển vùng sâu, vùng xa, trợ cấp, phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách kích cầu, chính sách việc làm, chính sách xã hội. Các văn bản, chính sách sau đây có tác động trực tiếp đến QLNN về du lịch ở thành phố TTTƯ: Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư; chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính - tín dụng, thuế, lãi suất; chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch; chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách đất đai; chính sách giá cả các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch; chính sách cạnh tranh.
Để phát triển các HĐDL trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, chính quyền cấp thành phố TTTƯ phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển HĐDL phù hợp với điều kiện ở địa phương (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh giá kết quả thực thi chính sách).
Chính quyền thành phố nghiên cứu, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) khi bỏ vốn đầu tư tham
gia HĐDL. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi.
Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển các HĐDL của thành phố. Vì vậy chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch cho các khu, điểm du lịch như mở rộng đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo di tích văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch. Ngoài ra, chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần phải bình ổn giá tiêu dùng và thị trường du lịch, có chính sách điều tiết thu nhập hợp lý và hướng các DNDL tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương. Để thực hiện điều này, chính quyền cấp thành phố TTTƯ phải sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý để hạn chế tình trạng nâng giá, độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương.
Hoạt động du lịch là khâu đột phá, kích thích sự phát triển của nhiều hoạt động khác trong các ngành, lĩnh vực và cũng là hoạt động tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy phải có chính sách hợp lý để hướng doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương để góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mạnh mẽ và bền vững.
2.2.2.3. Tổ chức hoạt hoạt động du lịch trên địa bàn
Tổ chức HĐDL trên địa bàn là nhiệm vụ của chính quyền địa phương nhằm tổ chức điều hành HĐDL làm cho sự phát triển HĐDL địa phương đi đúng hướng theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã định. Tham gia HĐDL gồm có: các chủ thể kinh doanh du lịch, du khách, cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền sở tại, hàng hóa và dịch vụ du lịch. Trong đó, để có hàng hóa, dịch vụ du lịch cần phải có tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch. Do đó, Chính quyền
địa phương tổ chức HĐDL có thể phân chia các yếu tố trên thành đối tượng và chủ thể tổ chức, điều hành. Đối tượng tổ chức, điều hành chủ yếu là: các chủ thể kinh doanh du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch. Chủ thể tổ chức, điều hành là chính quyền địa phương.
Tổ chức HĐDL chính là chức năng tổ chức hoạt động kinh tế của nhà nước, gồm có: tổ chức HĐDL và tổ chức bộ máy QLNN về du lịch.
Tổ chức hoạt động du lịch
Tổ chức hoạt động du lịch từ tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, các tuyến du lịch, vận tải phục vụ du khách, các cơ sở ăn uống, nghỉ dưỡng. Tổ chức HĐDL của chính quyền địa phương bao gồm: tạo ra tài nguyên du lịch, tổ chức các tuyến du lịch và tổ chức các doanh nghiệp phục vụ HĐDL.
Tạo ra tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài nguyên thiên nhiên) và cũng có thể do con người tạo ra (tài nguyên nhân văn).
Tài nguyên thiên nhiên, gồm: Địa hình, khí hậu, động thực vật, tài nguyên nước, vị trí địa lý.
Tài nguyên nhân văn, gồm: Các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế.
Tổ chức các tuyến du lịch: gồm có tuyến du lịch nội đô, tuyến du lịch liên tỉnh, thành phố và tuyến du lịch liên vùng. Tạo ra các cơ sở hạ tầng chung và cơ sở vật chất kỹ thuật đặc trưng của ngành du lịch. Quy hoạch hệ thống các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch của địa phương, trên cơ sở đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đặc trưng cho các HĐDL.
Tổ chức hệ thống doanh nghiệp tham gia HĐDL: đảm bảo hiệu quả phục vụ và lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh du lịch gồm các doanh nghiệp ở các khu vực tư nhân, khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, trong khu vực phi kết cấu, còn có loại hình hộ gia đình, trang trại, hoặc cá nhân, nhóm kinh doanh.
Các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cần được chú trọng, sự tham gia của khu vực tư nhân có ý nghĩa huy động nguồn lực và ý nghĩa về mặt quản lý (kiểm chứng hiệu quả các quyết định và chính sách của chính quyền).
Chú trọng sắp xếp, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, đây là việc cấp thiết. Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước tùy theo sự phân cấp và ủy quyền của Chính phủ mà UBND tỉnh, thành phố TTTƯ có trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp trên một số chức năng nhất định nhưng phải tôn trọng quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với hệ thống DNDL, Nhà nước tác động vào hoạt động của doanh nghiệp thông qua các công cụ kinh tế và hành chính, định hướng hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển HĐDL.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chủ thể QLNN về du lịch là các cơ quan chức năng trong bộ máy QLNN thực hiện nhiệm vụ quản lý HĐDL ở thành phố TTTƯ. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước tiến hành sắp xếp lại các cơ quan QLNN về kinh tế, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp lại cán bộ công chức QLNN và quản lý doanh nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý sẽ được thực hiện bởi các cán bộ, công chức trong bộ máy. Chất lượng cán bộ, công chức, cách làm việc của các cơ quan quản lý có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng HĐDL. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch cần phải được quan tâm, cơ cấu lại đội ngũ công chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, về ngoại ngữ, tin học và nâng cao đạo đức công chức, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, tạo động lực khuyến khích công chức nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác.
Trong tổ chức cơ quan QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ cần điều chỉnh cơ cấu tổ chức tinh gọn theo hướng giảm bớt đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan trong bộ máy. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng đề cao vai trò và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, bảo đảm tính thống nhất,
thông suốt, nhanh nhạy của quản lý, điều hành. Chính quyền thành phố phải chuyển mạnh sang nền hành chính “phục vụ”, kiến tạo. Đảm bảo thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân vào QLNN, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thể chế, chính sách, thủ tục hành chính cũng như trong thực thi công vụ. Cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp, dịch vụ công theo hướng đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công.
Đối với chủ thể quản lý, chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế đã xác định, bảo đảm các điều kiện cho HĐDL phát triển, ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng. Trong tổ chức, điều hành HĐDL chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần phải tổ chức thực hiện việc tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong HĐDL, và giữa địa phương và trung ương trong QLNN về du lịch.
2.2.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn
Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ thúc đẩy phát triển HĐDL, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn và góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố. Tuy nhiên, HĐDL phải trong giới hạn cho phép sức chứa của kết cấu hạ tầng du lịch của thành phố. Do đó, chính quyền thành phố cần phải có chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp nhu cầu phát triển HĐDL.
Kết cấu hạ tầng cho phát triển HĐDL là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển nhanh hay chậm, là một trong các yếu tố để chính quyền thành phố tổ chức HĐDL, bán các sản phẩm du lịch và phát triển du lịch ở địa phương nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Kết cấu hạ tầng du lịch là bộ phận của cơ sở hạ tầng ở địa phương. Trong những điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ du khách, điều kiện không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, đường thủy, công viên, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống điện.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn
bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, bao gồm Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ.
Có thể thấy phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ bao gồm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để phục vụ nhu cầu du khách và sự phát triển HĐDL địa phương. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch có thể thực hiện theo hướng sau:
Thứ nhất, khuyến khích, huy động nguồn vốn với nhiều hình thức để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch. Khuyến khích huy động các nguồn lực để dành cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật chung và đặc trưng của ngành du lịch;
Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch. Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch phải theo xu hương phát triển hiện nay: đa dạng hóa (phục vụ nhu cầu đa dạng); hiện đại hóa (phục vụ chất lượng cao, tiện nghi hơn); phát triển kết hợp hiện đại với truyền thống, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch hài hòa với môi trường thiên nhiên.
Kinh doanh du lịch có cạnh tranh thu hút được nhiều du khách hay không một phần lớn là nhờ vào mức độ hiện đại của kết cấu hạ tầng du lịch. Mức độ hiện đại của kết cấu hạ tầng du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.
2.2.2.5. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn
Các cơ sở kinh doanh du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên du khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở kinh doanh du lịch. Có 4 loại hình kinh doanh du lịch tiêu biểu: kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác. Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể được phân thành 4 nhóm như sau: Toàn bộ hoạt động phục vụ du lịch, đáp ứng trực tiếp nhu cầu du khách: các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng