Chi Tiêu Cho Đời Sống Bình Quân Đầu Người Một Tháng Theo Giá Thực Tế


phát triển bền vững, tính liên kết vùng trong phát triển du lịch và vai trò chủ đạo của nhà nước trong việc tiếp thị hình ảnh địa phương.

3.9.1. Các giải pháp liên quan đến thu nhập


Bảng 3.6 về kết quả hồi quy cầu du lịch Đồng Nai theo phương pháp ITCM cho thấy thu nhập có một tác động dương khá mạnh lên quyết định du hành cá nhân.


Thu nhập là yếu tố có được do tổng hợp nhiều chính sách kinh tế xã hội, các điều kiện phát triển cá nhân, và có phạm vi rất rộng, nên trong phạm vi Luận văn sẽ không đề cập các chính sách làm tăng thu nhập - nhất là đối với du khách ngoài tỉnh. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay – cho dù năm 2009 sẽ có không ít khó khăn – có thể khẳng định mức sống dân cư đang tăng lên nhanh chóng.


Bảng 3.14. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế

Nghìn đồng


mức tăng trưởng /năm


1999

2002

2004

2006

giai đoạn 1999-2006






(%)

Bình quân cả nước

221

269

360

460

11,04

Thành thị

373

461

595

738

10,24

Đông Nam Bộ

385

448

577

741

9,81

nguồn: www.gso.gov.vn






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 9


Bảng 3.14 cho thấy mức chi tiêu bình quân cả nước tăng trưởng 11.04%/ năm, trong giai đoạn 1999-2006, hứa hẹn một mức tăng không thấp trong giai đoạn sau. Thu nhập tăng, đường cầu du lịch sẽ dịch chuyển sang phải, và Đồng Nai phải chuẩn bị sẵn tư thế để đón khách, thu hút khách, nếu không muốn khách du lịch chọn các điểm đến thay thế khác. Nói cách khác, thu nhập tăng trong tương lai là cơ hội cho mọi điểm đến du lịch, nhưng chỉ những điểm đến có sự chuẩn bị thì mới nắm được cơ hội.

Bảng 3.1 và mục 3.5.2 chỉ ra khách du lịch Đồng Nai là những người có mức thu nhập khá cao (bình quân 3,47 triệu đồng /tháng), nhưng bảng 2.2 cũng chỉ ra du khách đến Đồng Nai có mức chi tiêu thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung quốc gia. Điều này nói lên du khách đến Đồng Nai chưa có chỗ tiêu tiền. Có thể có một so sánh ngay rằng du lịch Đà Nẵng - một điểm đến rất nổi tiếng - năm


2008, thu hút số lượt khách thấp hơn Đồng Nai (1,2 triệu so với 1,37 triệu), nhưng doanh thu đạt đến 811 tỷ đồng40, trong khi số liệu tương ứng của Đồng Nai chỉ là 250 tỷ. Cảnh quan rừng, thác, sông, hồ của Đồng Nai đã thu hút du khách (Bảng 2.3), nhưng các dịch vụ của Đồng Nai chưa đủ và chưa sẵn sàng phục vụ họ.


Mục 3.5.8 cũng chỉ ra có đến 87% lượt khách đến Đồng Nai là khách nội vùng (thuộc 3 địa phương TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai). Bảng 3.14 cho thấy chi tiêu của dân cư Đông Nam Bộ cao hơn mức bình quân quốc gia đến khoảng 1,6 lần. Có thể nói, du khách nội vùng với mức thu nhập và chi tiêu cao, có nhu cầu lớn về nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần, trong khi TP.HCM đang ngày càng chật chội đối với mọi người, trong đó có các du khách quốc tế là những khía cạnh thuận lợi lớn đang chờ du lịch Đồng Nai khai thác.


Do đó, các dịch vụ liên quan đến du lịch cần được ưu tiên xem xét đến khi thẩm

định các dự án đầu tư.


3.9.2. Các giải pháp liên quan đến chi phí du hành


Hàm cầu xây dựng theo phương pháp ZTCM cho thấy nhu cầu du lịch phụ thuộc rất mạnh vào chi phí du hành.


Chi phí du hành là yếu tố mà địa phương có thể chủ động điều chỉnh, hoặc liên kết điều chỉnh trong phạm vi vùng, để tăng lượt du khách đến Đồng Nai. Ở tầm quốc gia và quốc tế, đã có những bằng chứng rõ ràng về việc liên kết giảm chi phí du hành của các hãng hàng không Thailand, Trung quốc. Tại Việt Nam, gói kích cầu của chính phủ và chiến dịch “Ấn tượng Việt Nam” cũng là biện pháp làm giảm chi phí du hành. Với Đồng Nai, độ co dãn của cầu đối với phí du hành là -1,63 (phương trình (3.2)), cho thấy cầu du lịch rất nhạy cảm với giá, và Đồng Nai chỉ có thể giảm giá mới tăng được doanh thu.


Chi phí du hành trong tính toán, bao gồm chi phí trực tiếp khi di chuyển, và chi phí cơ hội của thời gian di chuyển và lưu trú (phương trình (3.1)). Chi phí cơ hội là tích của thu nhập và thời gian. Khi thu nhập tăng, chi phí cơ hội cũng sẽ tăng, nhưng có thể làm giảm hoặc ít tăng hơn chi phí du hành bằng cách rút ngắn thời


40 Tin từ http://dantri.com.vn/truy cập ngày 03/12/2008


gian di chuyển.


Trên thực tế khảo sát, có đến 19% du khách đến Đồng Nai bằng xe con là minh chứng cho việc du khách tự làm giảm chi phí cơ hội bằng cách rút ngắn thời gian di chuyển, cho dù họ đã chọn phương tiện có chi phí sử dụng/km là đắt nhất.


3.9.2.1. Tổ chức và phát triển hệ thống vận tải du lịch nối liền các điểm du lịch nội vùng

Phu lục 5 (trang 78) minh họa nhận xét của tác giả về mật độ các điểm du lịch hiện hữu và tiềm năng trong phạm vi 50km với tâm là TP.HCM. Nếu xem Đông Nam Bộ là một “vùng” du lịch, thì có thể thấy TP.HCM mạnh về các tiện nghi cao cấp, các cơ hội giao thương, Bình Dương mạnh về du lịch giải trí có đôi chút tâm linh, Đồng Nai bổ sung bằng các khu nghỉ ngơi thoáng đãng với rừng cây và sông nước. Như vậy, sản phẩm du lịch có sự kết hợp của ba địa phương sẽ hoàn

chỉnh hơn và hứa hẹn mang lại lợi ích cao hơn cho từng địa phương 41.

Giao

thông thuận tiện nội vùng (rẻ, nhanh, tiện lợi) sẽ là cách làm gia tăng giá trị thặng dư, đồng thời cũng là biện pháp tiết giảm chi phí du hành hiệu quả.

Xe buýt và các phương tiện di chuyển công cộng là phương tiện lẽ ra phổ biến ở các thành phố lớn. Thế nhưng điều đó trên thực tế chưa xảy ra tại Việt Nam. Chỉ có 10% du khách đến Đồng Nai bằng xe buýt, 9% bằng xe đò (Hình 3.3), là hai phương tiện rẻ nhất tính trên km di chuyển (xem Phụ lục 6).

Hệ thống metro của TP.HCM khi hoàn thành sẽ là một giải pháp tốt về giao thông công cộng. Xét từ góc nhìn liên vùng, rất cần nối kết hệ thống này với Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền Đông khác. Tuy nhiên, đó là một khoản đầu tư khổng lồ.

Để giải quyết trong ngắn và trung hạn, tác giả đề xuất một mạng lưới xe buýt liên vùng, thuận tiện, văn minh và giá rẻ, như là một giải pháp trực tiếp kéo giảm chi phí du hành, là biện pháp kích cầu du lịch trực tiếp có thể áp dụng. Giải pháp


41 Ở tầm quốc gia, ngành du lịch 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia có slogan “ Ba quốc gia - Một điểm đến” với hàm ý rằng du khách có thể thăm cả ba nước Đông Dương trong cùng một chuyến du hành. Những phân tích ở trên về đặc điểm của 3 địa phương dễ làm liên tưởng đến sự kết hợp “ Ba địa phương - Một điểm đến” để tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh và hứa hẹn thu hút du khách nhiều hơn.


này có các đặc điểm và yêu cầu sau:


Thiết kế tuyến, trạm, ngoài mục đích phục vụ nhu cầu đi lại chung của nhân dân, còn quan tâm đến các điểm du lịch. Trên thực tế, các tuyến xe buýt Đầm Sen, Suối Tiên của TP.HCM là những tuyến rất đông khách, không ít du khách đã sử dụng phương tiện này. Hoàn toàn có thể thiết kế các tuyến buýt nối liền các điểm du lịch Đồng Nai với nhau, nối với các điểm của TP.HCM và Bình Dương, thành một hệ thống buýt du lịch nội vùng.

Thông thường, khi đến với một điểm du lịch cụ thể, du khách sẽ có những ấn tượng về điểm du lịch đó, địa phương đó theo những đặc thù do cảnh quan, ẩm thực, nét văn hoá… mang lại, hoàn toàn không phụ thuộc gì đến địa giới hành chính của nó. (Khái niệm địa phương ở đây được hiểu khác với khái niệm khu vực hành chính). Điều này có nghĩa là không cần phân biệt du lịch Đồng Nai, hay du lịch Bình Dương, hay TP.HCM. Du khách sẽ được hưởng những sản phẩm du lịch liên hoàn, phong phú và hoàn chỉnh hơn, với sự “cộng lại” của ba địa phương, và mỗi địa phương đều có lợi.

Có thể hình dung đây là tuyến buýt đặc biệt với vé tính theo ngày: hành khách mua vé một lần, có thể lên, xuống bất cứ trạm nào và bao nhiêu lần trong ngày. Điều này có nghĩa là, một du khách khởi hành từ TP.HCM, đến Suối Tiên có thể xuống xe, tham quan Suối Tiên trong 4 giờ, sau đó, lên lại (một chiếc xe khác, tại trạm Suối Tiên) và tiếp tục đi đến Làng bưởi Tân Triều để thưởng thức vị bưởi trong khung cảnh một làng quê. 4 giờ tiếp theo, du khách lên xe tại trạm Tân Triều (là một chiếc xe khác của tuyến) để đi tiếp, ngắm cảnh mặt trời lặn trên hồ Trị An. 7 giờ tối, sau khi thưởng thức đặc sản cá lăng của hồ, du khách lại lên xe quay về TP.HCM hay đi tiếp lên Vườn Quốc Gia Cát Tiên, tuỳ ý. Tất cả việc đi lại trong ngày, hành khách chỉ mua vé một lần, và dùng cho bất cứ phương tiện nào của tuyến. Qua hôm sau, du khách từ Vườn Quốc gia Cát Tiên quay về mới phải mua vé khác.

Cách tổ chức này hàm ý là: du khách hoàn toàn tự do thiết kế điểm đến và thời gian lưu lại từng điểm. Luôn luôn có sẵn phương tiện phục vụ khách đến và rời khỏi từng điểm du lịch cụ thể. Điều này phù hợp với xu thế hiện nay là khách du lịch (nhất là khi đi du lịch gần) chỉ thích đi thành nhóm nhỏ hoặc


gia đình, và tự thiết kế, trải nghiệm, chứ không mua tour của các nhà tổ chức.


Để kết hợp việc đi lại cho nhân dân, phục vụ giao thông công cộng, có thể đồng thời sử dụng 2 loại vé: một loại vé ngày như vừa nêu (dùng trong ngày, cho tất cả các xe) và loại vé dùng riêng cho mỗi lần lên xuống như thông thường. Vấn đề là, không có sự phân biệt đối xử về giá cũng như thái độ phục vụ của nhân viên (giá của 2 loại vé khác nhau một cách hợp lý, chứ không phải giá cao dành cho khách du lịch).

Trong thời gian đầu, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay của ngành du lịch, và nằm trong chính sách kích cầu, vẫn cần có trợ giá của chính phủ cho tuyến xe buýt này, để bảo đảm tương đương mức giá với các tuyến xe buýt hiện có, cho dù phương tiện xe buýt được xem là có giá rất rẻ đối với du khách.

Về nguồn tài trợ cho chính sách trợ giá, chính quyền ba địa phương sẽ phải ngồi lại tính toán và chia sẻ cụ thể. Phạm vi Luận văn này chưa chỉ ra cụ thể nguồn tài trợ, nhưng có thể chắc chắn rằng, khi chi phí du hành giảm, lượng

khách sẽ tăng lên đáng kể (với độ co dãn của Đồng Nai là

1, 63 ). Khi đó,

doanh thu tăng cao, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định hiệu quả kinh tế - xã hội, và phần lợi nhuận tăng thêm ít nhất cũng có thể bù đắp một phần cho chi phí tài trợ.

Hiện nay, nhiều khách không đi xe buýt đơn giản vì số chuyến ít quá. Thời gian chờ đợi rất lâu. Số trạm không nhiều. Vị trí trạm không thuận tiện. Xe không đúng giờ. Tất cả những điều này làm tăng thời gian chờ đợi, tức là tăng chi phí cơ hội cho du khách, mà mức “giá rẻ” không cân bằng lại được. Do đó, tuyến buýt xây dựng phải thật thuận tiện cho du khách. Tiết kiệm thời gian cho du khách chính là tăng doanh thu du lịch cho các địa phương trong vùng.

“Văn hoá buýt” quá kém, chưa an toàn, lịch sự cũng là nguyên nhân không thu hút được du khách sử dụng xe buýt. Dịch vụ phải tốt hơn: xe cần sạch, đẹp, tiếp viên có văn hoá giao tiếp.


Với dịch vụ tốt, giá thành rất rẻ so với các phương tiện khác, đi lại thuận tiện, có


thể cùng trên một tuyến xe mà tham quan, vui chơi, nghỉ ngơi được tại nhiều điểm với các đặc trưng khác nhau (do sản phẩm của các địa phương bổ trợ cho nhau), chắc rằng phương tiện buýt sẽ được du khách chọn lựa, và đây chính là mục đích giảm chi phí du hành của chính sách.

3.9.2.2. Khuyến khích đầu tư vào vận tải du lịch


Ở một góc nhìn khác, du khách đến Đồng Nai không bằng các phương tiện vận tải của Đồng Nai. Đồng Nai chưa biết chủ động đón khách tại nguồn. Hầu như toàn bộ du khách đi xe thuê đều là dịch vụ của TP.HCM. Thông thường, phí du hành chiếm tỉ lệ quan trọng trong kinh phí toàn chuyến đi, nhất là các chuyến đi xa. Thế nhưng, bảng 2.1 cho thấy vận chuyển chỉ chiếm từ hơn 1% đến không quá 4,5% trong tổng doanh thu du lịch Đồng Nai, và chưa được du khách hài

lòng (bảng 2.3). Một doanh nghiệp Đồng Nai khai thác.

thu rất lớn về vận chuyển chưa được các doanh


Do đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích

đối với các doanh nghiệp để mở rộng thêm đầu phương tiện vận chuyển du lịch.


“Các doanh nghiệp” ở đây không được hiểu là chỉ có doanh nghiệp Đồng Nai. Mọi doanh nghiệp, dù đăng ký ở địa phương nào, đều phải được hoan nghênh như nhau. Nói cách khác, tạo thêm phương tiện vận chuyển, nhưng không để tạo ra sự cạnh tranh “địa phương hoá” không cần thiết giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.


Đồng Nai cũng có thể nghiên cứu trường hợp Thailand với hình ảnh xe Tuk-tuk

đã trở thành một biểu trưng du lịch.


3.9.3. Cam kết một mức giá hợp lý của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ du lịch


Bảng 2.3 cho thấy du khách đánh giá rất thấp việc mua sắm, đi lại và phòng nghỉ tại Đồng Nai. Việc này cũng dễ hiểu, vì trên thực tế, Đồng Nai hầu như không có điểm mua sắm nào mang “bản sắc Đồng Nai”. Cũng là các siêu thị, chợ, cửa hàng… như tại bất cứ tỉnh thành Miền Đông nào, trong khi khách chủ lực lại là khách Miền Đông nên không thể hấp dẫn được. Đồng Nai đã từng quy hoạch các khu chợ trái cây đặc sản phục vụ du lịch, các khu sản xuất gốm mỹ nghệ, các


làng nghề chế tác đá, gỗ…, có thể là những điểm mua sắm rất tốt cho du khách, nhưng tiếc vì chưa thực hiện được. Cũng cần nói thêm là các khu vườn trái cây hiện nay không hề rẻ, vẫn bị du khách phàn nàn rằng giá bán đôi khi rất cao, cao hơn cả trái cây đó khi bày bán trong siêu thị.


Khách sạn ở Đồng Nai đạt được công suất phòng khá cao, chứng tỏ nhu cầu lớn, và hiện đang có nhiều dự án xây dựng khách sạn trong trung tâm thành phố. Điều đáng quan tâm là, du lịch Đồng Nai định hướng phát triển về rừng, dã ngoại và sinh thái, trong khi các khách sạn chủ yếu xây cao tầng, tập trung tại Biên Hoà. Nếu khách đến rừng, rồi phải về thành phố ngủ (giả sử rằng có điều kiện để về và về kịp), thì đã không trải nghiệm được cảm giác ở rừng, và như vậy có nghĩa là thỏa dụng không cao, giá trị thặng dư thấp, nhưng chi phí du hành thì rất cao!


Chính sách giá không thể quản lý theo kiểu bắt buộc các doanh nghiệp hay hộ dân bán giá bao nhiêu các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống trong vườn, sản phẩm mỹ nghệ…, cũng không thể đặt ra giá trần đối với các mặt hàng, dịch vụ nhà nước không quản lý. Trong khi đó, các hiệp hội lại hoàn toàn có khả năng kêu gọi sự tự nguyện về mức giá của các doanh nghiệp hội viên. Với thị phần lớn, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội sẽ tạo ra áp lực với thị trường.


Do đó, để giảm chi phí cho du khách, khuyến khích du khách chi tiêu, một chính sách tốt là nhà nước tạo điều kiện cho sự ra đời, tạo “thế lực”cho hoạt động của các hiệp hội (ở đây là các hiệp hội có liên quan: Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ, Hiệp hội Gốm, Hiệp hội các Khách sạn, Hiệp hội Vận tải du lịch…). Sau đó, thông qua hiệp hội để chuyển tải các chiến lược giá cả, các loại chính sách khác.


3.9.4. Nâng cao chất lượng các dịch vụ để gia tăng và khai thác giá trị thặng dư


Yếu tố thu hút du khách chính là phần giá trị thặng dư khá lớn mà du khách nhận được khi đến Đồng Nai. Muốn tăng giá trị thặng dư, cần gia tăng chất lượng các dịch vụ và môi trường du lịch.


Hiện nay, du khách đến Đồng Nai chủ yếu tham quan, nhưng thiếu các dịch vụ


phục vụ, thiếu các hình thức khám phá, nên thỏa dụng không cao và du khách rất thiếu chỗ để tiêu tiền (Bảng 2.2).


Chính quyền địa phương nên khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các sản phẩm cây trái, món ăn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nét văn hoá đặc thù, từ khâu sản xuất đến tiếp thị, để tạo thêm bản sắc riêng cho các điểm mua sắm du lịch.


Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch, các vùng sinh thái là điều kiện cần để thực hiện các giải pháp 3.9.2. Nguồn vốn trong trường hợp này là nguồn vốn lồng ghép trong các dự án phát triển hạ tầng nông thôn và nguồn phát triển đời sống dân cư các vùng đệm.


Chất lượng môi trường cũng đáng quan tâm, trước khi quá trễ. Dù chưa có ảnh hưởng rõ rệt nào về sự xuống cấp của môi trường tại các điểm du lịch, nhưng với thặng dư của du khách gấp đôi chi phí du hành thực trả, cho thấy một nguồn tài trợ dồi dào cho các mục tiêu môi trường của địa phương, và sẽ được nghiên cứu trong một đề tài khác.


Đối tượng khách có trình độ trung bình tương đối cao (mục 3.5.5) là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, các loại hình du lịch cao cấp, thân thiện với môi trường và cũng là điều kiện thuận lợi cho các chiến lược phát triển bền vững.


Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực cần được quan tâm để tạo ra một lớp người “biết làm du lịch”, bên cạnh các chính sách huy động sức dân, và tạo điều kiện cho người dân ở các vùng sinh thái, vùng đệm của các cánh rừng có thêm thu nhập từ cách ứng xử văn hoá của họ với du khách cũng như với môi trường thiên nhiên.

TÓM TẮT CHƯƠNG


Chương 3 là phần nghiên cứu để trả lời câu hỏi: “Giá trị du lịch Đồng Nai là bao nhiêu?” và “ Những nhân tố nào tác động lên cầu du lịch Đồng Nai?”


Thông qua số liệu sơ cấp từ 291 bảng phỏng vấn và số liệu thứ cấp chủ yếu từ các Niên giám Thống kê, áp dụng phương pháp TCM và hồi quy OLS, tác giả đã tính toán được giá trị du lịch Đồng Nai năm 2008 là 698 tỷ đồng, tương đương

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí