trong ăn uống, và cũng rất tiết kiệm, nhưng tỉ trọng doanh thu ăn uống cao trong tổng doanh thu (Bảng 2.1), chứng tỏ một lần nữa rằng Đồng Nai chưa khai thác được các dịch vụ tại chỗ để du khách tiêu tiền.
Du lịch Đồng Nai cũng chưa thu hút được đối tượng trung niên (có thu nhập cao hơn và ổn định hơn), và thật sự chưa có nhiều dịch vụ tốt phục vụ cho đối tượng này. Ở một khía cạnh khác, cũng có thể cho rằng các loại hình du lịch Đồng Nai hiện nay phù hợp với lứa tuổi thanh hiên (khám phá rừng, sông, hồ…) và cần xem đây là đối tượng khách hàng quan trọng để tập trung thu hút, phát triển.
3.5.5. Trình độ học vấn (IEDU)
Trình độ học vấn có thể là một trong những yếu tố quyết định hành vi du lịch của du khách. Hành vi du lịch ở đây được hiểu là sự lựa chọn địa điểm du lịch, quyết định chi tiêu cho các dịch vụ. Du khách có trình độ học vấn cao sẽ có nhận thức về giá trị du lịch tốt hơn, đồng thời, họ cũng là những người đi du lịch thường xuyên hơn, có điều kiện hơn và khả năng chi trả tốt hơn.
Thống kê cho thấy trung bình IEDU=0,38 (người có trình độ Cao đẳng trở lên chiếm 38%) là một chỉ số khá cao. Kết quả này rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch Đồng Nai các năm sau: khách có trình độ học vấn cao sẽ quan tâm đến môi trường và các điều kiện phát triển bền vững nhiều hơn.
3.5.6. Giới tính (IGENDER)
Có 52,9 % du khách là nam, khá cân đối về giới tính, chứng tỏ giới tính không có liên quan nhiều trong quyết định du lịch của du khách; hoặc ít ra, đối với du khách trẻ, thì giới tính hầu như không có tác động nào đáng kể.
3.5.7. Tình trạng hôn nhân (IMS)
35,7% du khách đã lập gia đình, tương ứng với tuổi đời bình quân 27,5 tuổi. Có lẽ du khách đến Đồng Nai là cư dân đô thị nên lập gia đình trễ hơn mức bình quân. Hoặc đối tượng khách là công nhân các khu công nghiệp, nhân viên các doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm, có mức sống khá cao nhưng quan niệm độc thân hoặc chậm lập gia đình cũng nhiều? Các nghi vấn này cần có một
cuộc khảo sát khác, chuyên tìm hiểu về đối tượng du khách, chẳng hạn để phục vụ cho các kế hoạch marketing.
3.5.8. Nơi xuất phát của du khách
Có đến 80% khách du lịch Đồng Nai là người thuộc khu vực TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, trong đó, Đồng Nai 42%, TP.HCM 34% và Bình Dương 5%. Hơn nữa, số du khách này lại chiếm đến 87% tính theo lượt khách tham quan. Điều này cho thấy du khách đến Đồng Nai chủ yếu là khách nội vùng.
Bảng 3.2 cho thấy nơi từ đó du khách đi, trong tổng số 291 phiếu khảo sát ngẫu nhiên.
Bảng 3.2. Nơi xuất phát của du khách
Đến từ | Số lượng | Tỉ lệ (%) | |
Biên Hoà 74 25,43 | TP.HCM | 98 | 33,68 |
Long Khánh 37 12,71 | Bình Dương | 14 | 4,81 |
Nhơn Trạch 5 1,72 | Vũng tàu | 9 | 3,09 |
Trảng Bom 2 0,69 | Tiền Giang | 6 | 2,06 |
Xuân Lộc 1 0,34 | Bình Thuận | 6 | 2,06 |
Định Quán 1 0,34 | Long An | 9 | 3,09 |
Tân Phú 1 0,34 | Phan Thiết | 2 | 0,69 |
Đến từ Số lượng Tỉ lệ (%) | Đến từ | Số lượng | Tỉ lệ (%) |
Cần Thơ 2 0,69 | Hà Nội | 4 | 1,37 |
Lâm Đồng 3 1,03 | Thái Bình | 4 | 1,37 |
Daklak 3 1,03 | Hải Phòng | 2 | 0,69 |
Gia Lai 1 0,34 | Quảng Ninh | 1 | 0,34 |
Kontum 1 0,34 Quy Nhơn 2 0,69 Quảng Ngãi 1 0,34 | Nghệ An | 2 | 0,69 |
nguồn: dữ liệu khảo sát | |||
3.5.9. Phương tiện | |||
Phân tích phương tiện di chuyển của | khách du lịch cho | phép nghiên | cứu khả |
Có thể bạn quan tâm!
- Hồ Đức Hùng (Chủ Nhiệm Đề Tài, 2005): Đánh Giá Hiệu Quả Đầu Tư, Xây Dựng I-O Và Áp Dụng Tsa Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8].
- Sản Phẩm Du Lịch Và Chất Lượng Các Loại Dịch Vụ Qua Đánh Giá Của Du Khách Và Các Nhà Quản Lý
- Các Biến Độc Lập Và Dấu Kỳ Vọng
- Mô Hình Chi Phí Du Hành Theo Vùng Ztcm
- Chi Tiêu Cho Đời Sống Bình Quân Đầu Người Một Tháng Theo Giá Thực Tế
- Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 10
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
năng thay đổi chi phí du hành và do đó là khả năng thu hút khách du lịch (do giảm chi phí).
Du khách đến Đồng Nai bằng nhiều phương tiện khác nhau. Do đa phần là khách nội vùng, và có tuổi đời rất trẻ nên phương tiện xe gắn máy được sử dụng phổ biến, đến 43%. Đáng lưu
ý là khách đi bằng phương tiện ô tô riêng chiếm tỉ trọng đến 19% - dĩ nhiên, trong đó số có thu nhập cao nhất là những du khách chơi golf làm tỉ trọng này tăng đáng kể (15/56 trường hợp), nhưng con
số này cũng cho thấy
xe buýt 10%
máy bay 1%
ô tô riêng 19%
xe đò 9%
xe thuê 18%
Xe máy 43%
khách du lịch đến Đồng
Hình 3.3. Phương tiện của du khách
nguồn: Kết quả khảo sát
Nai có thu nhập cao và chấp nhận mức chi phí
du hành cao. (Chi phí đi lại bằng ô tô con/km là cao nhất trong các phương tiện, hơn cả máy bay - xem Phụ lục 6). Mặt khác, tác giả cũng thấy rằng, do tốc độ cao và tự chủ, ô tô con làm rút ngắn đáng kể thời gian đi lại, tức là làm giảm chi phí cơ hội. Điều này lại rất đáng quan tâm ở những đối tượng khách có thu nhập cao. Hệ quả dẫn đến là thời gian tham quan, vui chơi tại điểm du lịch có thể dài hơn, nhưng thời gian lưu trú (qua đêm) thì ngắn lại.
Các loại phương tiện khác (xe thuê chuyến, xe buýt…), chủ yếu do các Công ty từ nơi đi của du khách khai thác. Thị trường này, các doanh nghiệp Đồng Nai chưa kiểm soát được. Hình 3.3 trình bày các loại phương tiện du khách sử dụng khi đến du lịch Đồng Nai.
3.5.10. Các hoạt động của du khách
Bảng 3.3 trình bày số liệu thống kê các hoạt động du khách dự kiến thực hiện khi đến Đồng Nai. Có đến 59% du khách dự định xem suối, thác, rừng; 33% tắm sông và cũng 33% thăm vườn bưởi, hoàn toàn phù hợp với các lợi thế của Đồng Nai về sinh cảnh rừng và sông hồ. Chỉ có 8% muốn thăm làng dân tộc và 9% có ý định mua quà lưu niệm. Điều này cho thấy giao thông đến các làng dân tộc
chưa thuận lợi, hoặc do công tác quảng bá, hoặc do việc tổ chức tour và các dịch vụ tại các làng dân tộc, các khu sinh thái còn quá nghèo nàn. Tiếp theo, nó cũng phản ánh rằng, quà lưu niệm tại Đồng Nai chưa có khả năng hấp dẫn du khách, có thể do chưa có dấu ấn đặc thù.
Hoạt động Số | chọn lựa | Tỉ lệ (%) |
Thăm cảnh rừng, xem suối, thác, xem thú rừng | 171 | 58,76 |
Thăm cảnh sông, tắm sông | 95 | 32,65 |
Thăm vườn bưởi, vườn trái cây đặc sản | 95 | 32,65 |
Thăm các nhà cổ, các di tích lịch sử và vãng cảnh chùa | 57 | 19,59 |
Thăm di tích cách mạng | 45 | 15,46 |
Thăm làng dân tộc | 23 | 7,90 |
Thăm khu công nghiệp và các doanh nghiệp | 0 | 0 |
Nghỉ dưỡng tại một khu du lịch êm ả | 85 | 29,21 |
Chơi golf | 38 | 13,06 |
Leo núi | 50 | 17,18 |
Mua quà lưu niệm | 27 | 9,28 |
Ăn uống đặc sản | 61 | 20,96 |
Hoạt động khác | 45 | 15,46 |
nguồn: dữ liệu khảo sát |
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng có 85% du khách đến vì mục đích du lịch, 6%
đi công tác, 10% học tập, nghiên cứu và 3% cho các mục đích khác.
3.5.11. Chi phí du hành cá nhân (ITC)
Là biến giá cả trực tiếp trong lý thuyết cầu.
Các tác giả khác nhau có nhiều quan niệm khác nhau về thành phần của phí du hành cũng như cách tính toán chi tiết. Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (2001, [39]), trong nghiên cứu về Hòn Mun dẫn ra rất chi tiết cách tính toán của các tác giả khác nhau. Trong Luận văn này, tác giả sẽ theo định nghĩa của OECD (1994) về chi phí du hành30và tính toán chủ yếu theo phương pháp của DeShaZo (1997, [30]), tức là dựa trên phản hồi cá nhân qua bảng phỏng vấn về phương tiện, điểm đến và nơi xuất phát để tính toán chi phí du hành cho từng cá
30 Organization for Economic Cooperation and Development, dẫn bởi Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn [39]
nhân du khách. Theo OECD, chi phí du hành bao gồm (i) Chi phí trực tiếp để di chuyển từ nơi ở đến điểm du lịch và ngược lại, (ii) Chi phí cơ hội tương ứng với thời gian thực hiện cuộc du hành, bao gồm cả thời gian lưu trú và thời gian đi đường, và (iii), Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các phụ phí khác tại điểm đến.
(i) Phí di chuyển đến và rời khỏi điểm du lịch:
Trên cơ sở giá nhiên liệu: xăng 13.000 đ/lít, nhớt 35.000 đ/lít, chi phí khấu hao và bảo trì, định mức tiêu hao nhiên liệu lấy theo mức trung bình của các hãng, các loại giá vé tính theo thực tế thị trường cuối tháng 11/2008, giá gốc các loại xe gắn máy 2 bánh và ôtô con lấy theo mức phổ thông, tác giả tính toán (chi tiết tại Phụ lục 6) và có được mức giá vận chuyển (một chiều) cho từng loại phương tiện như sau:
Bảng 3.4. Đơn giá vận chuyển theo từng loại phương tiện
Phương tiện xe máy ô tô riêng
máy bay Xe buýt xe đò
(khách)
xe thuê chuyến
Đơn giá (đồng/người/km)
400 1.672 1.000 200 500 1.250
Nguồn: tính toán của tác giả
Đơn giá này không bao gồm các loại phí cầu đường.
Cự ly di chuyển được tính toán với giả sử khách khởi hành từ trung tâm của tỉnh/thành xuất phát và luôn chọn đường bộ ngắn nhất trong các quốc lộ, tỉnh lộ nối liền 2 địa phương (trừ trường hợp du khách đi máy bay thì tính theo đường bộ từ nơi xuất phát đến Hà Nội và từ TP.HCM đến điểm du lịch). Điểm đến (nơi phỏng vấn du khách) được xét đến có cộng thêm khoảng cách từ trung tâm huyện, thị đến điểm du lịch.
Từ cự ly di chuyển cá nhân, cự ly trung bình của vùng được tính trên cơ sở trung bình khoảng cách của tất cả du khách xuất phát từ vùng đó. (Các vùng do tác giả chọn dựa vào địa giới hành chính và khoảng cách tương đối đến Đồng Nai). Như vậy, cự ly trung bình trong tính toán của Luận văn không hoàn toàn giống với khoảng cách giữa các thành phố, tỉnh lỵ công bố trên các tài liệu giao thông phổ biến. Việc phân chia vùng và kết quả tính toán các cự ly cho bởi bảng 3.5.
Bảng 3.5. Bảng phân chia vùng, cự ly du hành và hệ số phân bổ chi phí
Cự ly trung bình (km) | Hệ số k* | Đơn vị hành chánh | |
V1 | 38,00 | 1,00 | Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương |
V2 | 107,50 | 1,00 | Bà Rịa Vũng Tàu |
V3 | 130,60 | 0,99 | Tây Nam bộ (Mỹ Tho, Bến Tre, Long An) |
V4 | 187,00 | 0,96 | Phan Thiết |
V5 | 214,33 | 0,95 | Cần Thơ |
V6 | 300,00 | 0,91 | Lâm Đồng |
V7 | 499,60 | 0,82 | Tây nguyên (Daklak, Gia Lai, Kontum) |
V8 | 722,00 | 0,71 | Miền Trung (Quy Nhơn,Quảng Ngãi) |
V9 | 1.804,00 | 0,20 | Miền Bắc (Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) |
* Hệ số k: hệ số phân bổ chi phí du hành |
Nguồn: tính toán của tác giả 31
Phí di chuyển đến và rời khỏi điểm du lịch của cá nhân:
ITC1 = 2 x (đơn giá di chuyển tuỳ phương tiện du hành) x (cự ly trung bình vùng)
(ii) Phí cơ hội do thời gian di chuyển (đi đường):
Thời gian đi đường được ước lượng với vận tốc chung của các loại phương tiện đường bộ là 40 km/giờ, một ngày đường = 24 giờ. Phí cơ hội là tích của thu nhập thực (100%) tính theo ngày, nhân với thời gian di chuyển đến và rời đi.32
ITC2 = ( 2x cự ly trung bình / 40 km /24h) x (thu nhập cá nhân tính theo ngày)
31 Cự ly được tính toán dựa vào tài liệu của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai về khoảng cách thực tế từ các điểm du lịch đến các trung tâm huyện, thị; và các trang web http://www.dulichvietnam.com.vn/Desktop.aspx/Du-Lich-Viet-Nam/khoang-cach-giua-cac-tinh/Khoang_cach_giua_cac_tinh_thanh_pho_tren_ca_nuoc, trang web của các địa phương TP.HCM, Long An,Vĩnh Long,Cần Thơ, Gia Lai, Kontum, Thái Bình, Nghệ An… về khoảng cách giữa các tỉnh thành Việt Nam
32 Khi hài lòng với dịch vụ, phí cơ hội giảm xuống. Vì du lịch Đồng Nai chưa phát triển, mức hài lòng của du khách thấp nên tác giả tính hết bằng 100% thu nhập theo ngày của từng cá nhân
Hệ số phân bổ chi phí di chuyển ITC1 và chi phí cơ hội do di chuyển ITC2 (hệ số k- Bảng 3.5):
Tại Vùng 1 và Vùng 2, cự ly gần (<107 km), hầu như tất cả khách đều đi về trong ngày, và mục đích là thuần tuý du lịch, thế nên có thể lấy toàn bộ chi phí di chuyển và chi phí cơ hội do di chuyển đưa vào tính toán phí du hành (hệ số phân bổ =1). Tại Vùng 9, cự ly trung bình 1.804 km, không ai chỉ vào Nam để tìm đến Đồng Nai du lịch. Hệ số phân bổ chi phí di chuyển và chi phí cơ hội do việc di chuyển được chọn là 0,233.
Các vùng còn lại được tính toán hệ số tỉ lệ nghịch theo khoảng cách đến Đồng Nai, căn cứ vào các hệ số ở 2 đầu mút vừa nêu.
(iii) Phí cơ hội do việc lưu trú:
ITC3 = thời gian lưu trú cá nhân (ngày) x thu nhập cá nhân tính theo ngày
(iv) Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các phụ phí khác tại địa điểm: Để đơn giản trong tính toán, được giả định là bằng 0.
Cuối cùng, tổng phí du hành cá nhân
ITC = k(ITC1+ITC2)+ITC3 (3.1)
Bảng 3.1 cho thấy chi phí du hành cá nhân có trung bình 180.321 đồng, cao nhất 1.268.846 đồng, thấp nhất 48.091 đồng.
3.6. MÔ HÌNH CHI PHÍ DU HÀNH CÁ NHÂN ITCM
Dù không có ý định xây dựng đường cầu du lịch Đồng Nai theo phương pháp ITCM (do số lần viếng thăm của du khách rất ít biến động - xem 1.1.3), việc thử lượng hoá đường cầu theo phương pháp ITCM vẫn rất quan trọng vì có thể gợi ý đâu là những nhân tố tác động lên cầu du lịch nhìn từ góc độ nhu cầu cá nhân. Các biến được kỳ vọng có tác động và chiều tác động như đã trình bày tại 3.1.2.
33 GS. TS Hồ Đức Hùng (2003) trong Đánh giá hiệu quả đầu tư , xây dựng I-O và áp dụng TSA ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8] chọn hệ số là 0,2 đối với những khách du lịch từ miền Bắc vào du lịch Bà Rịa Vũng Tàu
Phần mềm Eviews và các phép kiểm định cho kết quả cuối cùng ở dạng log-log như sau:
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy theo ITCM
Method: Least Squares | ||||
Sample: 1 291 | ||||
Included observations: 291 | ||||
White Heteroskedasticity-Consistent Standard Errors & Covariance | ||||
Variable | Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob. |
C | -0.259456 | 0.617196 | -1.719381 | 0.0866 |
LOG(ITC) | -0.123088 | 0.042181 | -2.918075 | 0.0038 |
LOG(IINCOME) | 0.217801 | 0.060119 | 3.622813 | 0.0003 |
LOG(IAGE) | 0.586432 | 0.175872 | 3.334424 | 0.0010 |
R-squared | 0.185999 | Mean dependent var | 0.411606 | |
Adjusted R-squared | 0.177491 | S.D. dependent var | 0.632850 | |
S.E. of regression | 0.573946 | Akaike info criterion | 1.741088 | |
Sum squared resid | 94.54188 | Schwarz criterion | 1.791581 | |
Log likelihood | -249.3283 | F-statistic | 21.85985 | |
Durbin-Watson stat | 1.314942 | Prob(F-statistic) | 0.000000 |
nguồn: kết quả tính toán từ Eviews
Các biến ITC, IINCOME và IAGE đều có ý nghĩa thống kê và đúng dấu kỳ vọng. Biến IEDU cộng tuyến với IINCOME đã bị loại bỏ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Mô hình có ý nghĩa thống kê với Prob (F-statistic) tương đương 0, dù chỉ giải thích được 17,7% sự biến động của IY khi các biến độc lập thay đổi. Điều quan trọng nhất gợi ý từ mô hình là chi phí du hành có một tác động âm, (với độ co dãn ở đây là -0,123) cho nên cần phải giảm chi phí du hành hoặc tăng độ hấp dẫn của điểm đến (tức là tăng độ thỏa dụng cho du khách). Thu nhập có một tác động dương, hứa hẹn những thuận lợi cho việc phát triển du lịch, vì du khách đến Đồng Nai chủ yếu là du khách nội vùng, nơi có tốc độ tăng thu nhập khá cao và tương đối ổn định. Tuổi tác cũng có tác động dương. Điều này được hiểu trong phạm vi khách du lịch Đồng Nai là những người rất trẻ (trung bình 27,5 tuổi), nên càng ở lớp “lớn tuổi hơn”, du khách dễ là những người thành đạt và có thu nhập cao hơn.