Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 10


40 triệu USD, trong đó, giá trị thặng dư của du khách là 478,6 tỷ đồng, tương đương 27 triệu USD. Giá trị thặng dư của du khách là khá lớn, gấp đôi giá thực chi trả thông qua chi phí du hành, cũng chính là chênh lệch giữa giá sẵn lòng chi trả và mức chi phí thực trả, nói lên sức hấp dẫn của du lịch Đồng Nai. Giá trị thặng dư nêu trên còn là một nguồn quan trọng có thể tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch. Hai yếu tố quan trọng nhất tác động lên cầu du lịch Đồng Nai là chi phí du hành và thu nhập. Những yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân không có sự tương quan chặt chẽ nào.


Mô hình đường cầu du lịch tìm được theo hồi quy OLS cũng cho thấy du lịch Đồng Nai có độ co dãn theo chi phí du hành là -1,63. Độ co dãn có trị tuyệt đối lớn hơn 1 dẫn tới kết quả là du lịch Đồng Nai muốn phát triển trong giai đoạn hiện nay thì phải tìm mọi cách để giảm chi phí du hành: mức giảm 1% trong chi phí du hành sẽ làm tăng 1,63% nhu cầu du lịch và làm tăng doanh thu du lịch.


Phân tích các đặc điểm và hành vi của du khách, tác giả nhận ra rằng khách du lịch Đồng Nai hiện nay là khách trẻ, có thu nhập cao, và hầu hết đến từ các tỉnh thành miền Đông. Sản phẩm du lịch nghèo nàn của Đồng Nai chưa làm cho du khách hài lòng và du khách hầu như chưa có cơ hội tiêu tiền tại Đồng Nai.


Tuy vậy, với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, đất rộng, giao thông thuận lợi, Đồng Nai có thể liên kết với TP.HCM và Bình Dương để hình thành các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh cho khu vực Miền Đông. Trong một phạm vi di chuyển rất gần: bán kinh chưa đến 50 km quanh tâm điểm là TP.HCM, du khách có thể được hưởng thụ các dịch vụ cao cấp (mua sắm, giải trí, hội họp) tại TP.HCM, du lịch tâm linh tại Suối Tiên, Bình Dương, và nghỉ dưỡng, trải nghiệm sinh thái tại Đồng Nai. Các giải pháp về phương tiện giao thông để giảm chi phí du hành, hoàn thiện sản phẩm du lịch vùng để nâng cao và khai thác giá trị thặng dư cũng đã được gợi ý bên cạnh các chính sách lâu dài về đào tạo nhân lực và tôn tạo môi trường, cảnh quan du lịch.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


Kết luận

Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 10


Với vị trí đặc biệt, đa dạng về tài nguyên và tiềm năng, Đồng Nai không những có thể phát triển công nghiệp, mà còn có khả năng phát triển nhiều loại dịch vụ, trong đó có du lịch.

Cách sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 30 km, sắp tới Đồng Nai còn có sân bay quốc tế Long Thành, nằm trên trục giao thông nối liền TP.HCM với các trung tâm du lịch miền Trung, Tây Nguyên và Vũng tàu, Đồng Nai hoàn toàn có thể là điểm dừng chân cho du khách nếu biết khéo khai thác.

Đồng Nai sở hữu hệ thống rừng rộng nhất miền Đông, trong đó Vườn Quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu sinh quyển thế giới, đang được xem xét tiếp là Di sản thiên nhiên thế giới. Sông Đồng Nai có nhiều thác ghềnh, hồ rộng, và tập trung hai bên bờ của nó rất đậm các di tích của thời mở cõi phương nam. Đồng Nai còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, và còn duy trì được nhiều tập tục, lễ hội… Các tài nguyên trên hoàn toàn có thể giúp Đồng Nai phát triển du lịch sinh thái và phân biệt Đồng Nai với các tỉnh thành lân cận, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nơi có cuộc sống năng động và mức sống cao nhất nước, có thể xem như du lịch Đồng Nai có sẵn du khách tại chỗ. Lực lượng lao động người nước ngoài tại TP.HCM và các khu công nghiệp trong vùng là số khách có khả năng chi trả cao.

Quỹ đất rộng của Đồng Nai là một ưu thế lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, Đồng Nai chưa khai thác được các lợi thế này, biểu hiện qua chi tiêu của du khách rất nhỏ, tương ứng với các dịch vụ nghèo nàn tại hầu hết các điểm du lịch được coi là giàu tiềm năng nhất. Càng khó khăn hơn, khi nguồn nhân lực trong ngành du lịch thiếu được đào tạo và chưa sẵn sàng để đón lượng khách lớn hơn, chi tiêu cao hơn.

Giá trị du lịch Đồng Nai chưa được khai thác hết, doanh thu đang dưới mức tiềm


năng. Cụ thể, doanh thu du lịch Đồng Nai năm 2008 là 250 tỷ, so với giá trị du lịch được ước tính bằng phương pháp TCM là 698 tỷ đồng, tương đương 40 triệu USD. Giá trị thặng dư của du khách khá lớn, bằng 478,6 tỷ, tương đương 27 triệu USD, gấp đôi giá thực chi trả thông qua chi phí du hành, cũng chính là phần chênh lệch giữa giá sẵn lòng chi trả và mức chi phí thực trả, nói lên sức hấp dẫn của du lịch Đồng Nai. Giá trị thặng dư là một nguồn quan trọng có thể tài trợ cho các chính sách và các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch.

Các phân tích về đặc điểm kinh tế xã hội của du khách cho thấy thị trường mục tiêu của du lịch Đồng Nai chính là du khách nội vùng, trẻ và có thu nhập cao, khả năng chi tiêu cao. Kết hợp yếu tố này và giá trị thặng dư rất lớn của du khách gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư nên phát triển thêm nhiều loại dịch vụ giúp du khách tiêu tiền.

Mô hình đường cầu du lịch cũng chỉ ra hai yếu tố quan trọng nhất tác động lên cầu du lịch Đồng Nai là chi phí du hành và thu nhập của du khách. Độ co dãn cầu theo chi phí du hành là -1,63, nói lên du lịch Đồng Nai muốn tăng doanh thu trong giai đoạn hiện nay thì phải tìm mọi cách để giảm chi phí du hành: mức giảm 1% trong phí du hành sẽ làm tăng 1,63% nhu cầu du lịch và làm tăng doanh thu du lịch.

Với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, đất rộng, giao thông thuận lợi, Đồng Nai có thể liên kết với TP.HCM và Bình Dương để hình thành các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh ở tầm khu vực. Bằng sự liên kết này, trong một vùng bán kính 50 km, du khách có thể chọn lựa và hưởng thụ các dịch vụ du lịch mua sắm, hội nghị, giải trí (TP.HCM), tâm linh và giải trí (Bình Dương) hay nghỉ ngơi thư giãn, khám phá sinh thái (Đồng Nai). Sự liên kết sản phẩm sẽ mang lại lợi ích cho cả ba địa phương, cũng là biện pháp làm giảm chi phí du hành cho du khách, song song với tăng mức thoả dụng, và sẽ tác động trực tiếp lên cầu du lịch. Một giải pháp về phát triển và hoàn thiện các tuyến xe công cộng nối liền các điểm du lịch nội vùng cũng cần được quan tâm vì là giải pháp làm giảm chi phí du hành.

Những hạn chế của nghiên cứu


Số liệu sơ cấp đưa vào tính toán được tập hợp từ cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên 291


du khách. Dù các du khách được chọn lựa là ngẫu nhiên, nhưng các phỏng vấn viên đều là nhưng người trẻ, nên khuynh hướng tiếp cận nhưng người trẻ để phỏng vấn là không tránh khỏi. Hơn nữa, du lịch có yếu tố mùa vụ, cuộc phỏng vấn tiến hành trong 4 tháng liên tục không phải là cách làm tốt nhất. Cũng vậy, có nhiều phương pháp chọn mẫu tốt hơn việc chọn ngẫu nhiên. Cỡ mẫu cũng chưa phải đủ lớn, đặc biệt khi áp dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng ZTCM. Để lượng hoá theo ZTCM, tác giả đã chia ra 9 vùng tính toán, chưa phải là số quan sát tốt để hồi quy theo OLS.

Trong quá trình phỏng vấn, yếu tố chi tiêu, đặc trưng điểm đến và điểm đến thay thế đã không đủ dữ liệu. Cuộc phỏng vấn cũng thất bại khi khách quốc tế trả lời rất ít các câu hỏi, một phần do cách thiết kế câu hỏi, phần khác do khách thiếu trải nghiệm nên không thể trả lời. Kết quả là, đường cầu du lịch xây dựng được chỉ tính toán trên khách du lịch nội địa mà thôi. Đường cầu theo phương pháp ZTCM cũng đã vắng mặt yếu tố thu nhập, là một biến độc lập quan trọng. Điều này không phải thu nhập của du khách không tác động đến du lịch Đồng Nai mà chỉ là hạn chế của quá trình lấy mẫu.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển du lịch cần có một loạt các giải pháp liên ngành, các biện pháp cả về chính sách công lẫn những thay đổi trong khu vực tư. Do hạn chế về thời gian và các đề xuất chính sách chỉ xuất phát trực tiếp từ mô hình và các phân tích đặc điểm kinh tế xã hội có liên quan, nên chưa thể bao quát được những gì cần làm để phát triển du lịch Đồng Nai. Các chính sách về vai trò của nhà nước đã vắng mặt. Không có xúc tiến du lịch, không có các giải pháp liên ngành, chưa có các giải pháp cụ thể về nguồn nhân lực và cải tạo môi trường du lịch.

Đề xuất hướng nghiên cứu mở rộng tương lai


Luận văn này là nghiên cứu về cầu và là nghiên cứu định lượng đầu tiên về giá trị du lịch Đồng Nai.

Về chiều sâu, cần tổ chức tiếp tục cuộc phỏng vấn theo các mùa khác nhau trong năm, với cách chọn mẫu hoàn thiện hơn, và có cả du khách quốc tế. Việc này đặc biệt cần thiết trong điều kiện suy giảm kinh tế và những khó khăn của ngành du


lịch hiện nay42. Các điểm đến thay thế và chuyển động của các điểm du lịch nội vùng (Đại Nam- Bình Dương, Đầm Sen, Suối Tiên…) cũng cần được đánh giá đầy đủ. Khảo sát kỹ hơn hành vi và chi tiêu của du khách sẽ giúp cho các dự báo cầu du lịch, và xây dựng các chiến lược maketing.

Về chiều rộng, đánh giá về cầu chưa đủ, cần phải có nghiên cứu tiếp về cung: khả năng cung cấp các loại dịch vụ, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, vấn đề nguồn nhân lực…

Nghiên cứu tiếp bằng CVM sẽ là cần thiết để xác định mức độ sẵn lòng chi trả của du khách cho việc tôn tạo các di tích và bảo tồn môi trường, khai thác trực tiếp giá trị thặng dư của du khách.

Cuối cùng, một cái nhìn toàn diện về du lịch Đồng Nai trong bối cảnh liên kết phát triển du lịch miền Đông là cần thiết: hiệu quả đầu tư, định hướng phát triển, sản phẩm chủ lực, sự kết hợp các sản phẩm trong vùng, vai trò của nhà nước… đều cần phải được nghiên cứu kỹ mới mong có thể đề ra các giải pháp và chính sách phát triển khả thi.



42 Du lịch Đồng Nai suy giảm 24% trong qúy IV/2008 so với Quý IV/ 2007. Trong đợt Tết Nguyên

đán 2009, giảm 35% về lượt khách so với tết 2008.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


1. GS.TS. Lê Huy Bá (chủ nhiệm), (2007), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai (bản thảo), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai.


2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Tài liệu Hội nghị tổng kết năm 2007, ngày 25/01/2008, Hà Nội.


3. Cục Thống kê Đồng Nai (2008), Niên giám Thống kê Đồng Nai 2007, Đồng Nai.


4. David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch (1995), Kinh tế học (third Edition), McGraw-Hill Book Company, NXB Giáo dục và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


5. TS. Nguyễn Thị Hải (1997), “Dùng phương pháp chi phí du hành để xác định giá trị du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương”, Báo cáo khoa học tại Hội thảo nghiên cứu Kinh tế Môi trường, 29/8/1997, TP.HCM.


6. TS. Nguyễn Thị Hải (2006), “Quản lý tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Yên Tử”, Tạp chí quản lý Nhà nước, số 121/2006, tr.33-37.


7. TS. Nguyễn Trọng Hoài và TS. Cao Hào Thi, Các bài giảng về Các phương pháp định lượng thuộc Kho học liệu mở của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, http://ocw.fetp.edu.vn/.


8. GS. TS. Hồ Đức Hùng (chủ nhiệm), (2005), Đánh giá hiệu quả đầu tư , xây dựng I-O và áp dụng TSA ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.


9. Mintel International Group Ltd. (2005), Tiếp thị điểm đến – Phân tích lữ hành và du lịch, bản dịch tiếng Việt của Tổng cục Du lịch, tháng 7/2008, Hà Nội.


10. ThS. Hoàng Ngọc Nhậm (chủ biên), (2006), Giáo trình Kinh tế lượng, Khoa Toán - Thống kê, Đại học Kinh tế TP.HCM.


11. Paul Samuelson và Wiliam D. Nordhalls (2002), Kinh tế học, NXB Thống kê, Hà Nội.


12. Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld (1994), Kinh tế học vi mô, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.


13. Sở Thương mại và Du lịch (2001-3/2008) và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai (4/2008-12/2008), các báo cáo tổng hợp từ 2001 đến 2008, tài liệu không xuất bản.


14. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai (2008), Định hướng sản phẩm du lịch đặc thù của Đồng Nai, tài liệu hội thảo, không xuất bản.


15. Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam (2002), Ứng dụng phương pháp chi phí du hành phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hoà, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh tế TP.HCM.


16. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám Thống kê 2006, NXB. Thống kê, Hà Nội.


17. Tổng cục Thống kê (2008 -2009), http://www.gso.gov.vn/


18. UBND tỉnh Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng kết du lịch 2005.


19. UBND tỉnh Đồng Nai (2006), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.


20. UBND tỉnh Đồng Nai (2009), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng

- an ninh năm 2008, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch 2009.


21. UNDP, Cơ quan hợp tác và Phát triển Thuỵ sĩ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), “Đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh - Vai trò của ngành du lịch”, http://www.un.org.vn/undp/projects/vie97007/Pdf2/T1V.pdf


22. UNWTO và UNEP (2005), Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, bản dịch tiếng Việt của Tổng cục Du lịch, Hà Nội.


23. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2002), Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, tài liệu nội bộ.


24. WWF (2008), Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái rừng bền vững ở tỉnh Đồng Nai, tài liệu Hội thảo ngày 11/04/2008 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.


TIẾNG ANH


25. Abeygunawardena, P. (1995), “Total Economic Value of Forests: The Case Study of Sinharaja Forest”, Emerging Issues in Forest Management for Sustainable Development in South Asia, The World Bank, Washington D.C.


26. Asian Development Bank (ADB) (1996), Economic Evaluation of Environmental Impacts: A Workbook, ADB, Manila.


27. Baumol, W. and W. Oates (1988), The Theory of Environmental Policy (2nd edition), Cambridge University Press, New York.


28. Brakke, B. (2004-2005), “International Tourism, Demand, and GDP Implitation: A background and Empirical Analysis”, http://titan.iwu.edu/~econ/uer/articles/International%20Tourism.pdf, 15/9/2008.


29. Damodar N. Gujarati (2004), Basic Econometrics (Fourth Edition), The McGraw−Hill Companies, New York.


30. DeShazo, J.R. (1997), Using The Single-site Travel Cost Model to Value Recreation: An Application to Khao Yai National Park, EEPSEA Research Report, EEPSEA, Singapore.


31. Dixon, J.A. and M.M. Hifschmidt (1986), Economic Evaluation Techniques for the Environment: A Case Study Workbook, Johns Hopkins University Press, Baltimore.


32. Dixon, J.A., L. Scura, R.A. Carpenter, and P.B. Sherman (1994), Economic Analysis of Environmental Impacts (2nd Edition), Published in association with ADB and World Bank, Earthscan, London.


33. Euisoon Shin, Maynard Hufschmidt, Yok-shiu Lee, James E. Nickum, Chieko Umetsu and Regina Gregory (1997), Urban management and Poverty reduction - Valuating the economic impacts of urban

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023