Quy Trình Xây Dựng Và Thực Hiện Mô Hình Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng Gắn Với Xóa Đói Giảm Nghèo Tại Địa Bàn.


xã Tung Chung Phố; xung quanh có làng bản, trường học cánh đồng Tùng Lâu - Na Bủ rộng mênh mông bát ngát rất phù hợp với thị hiếu tìm hiều lịch sử của khách du lịch.

Điều kiện về tài nguyên du lịch nhân văn: Ở Lào Cai có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn cần phải liệt kê ra làm tiêu chí lựa chọn địa bàn phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo. Lào Cai có nhiều di tích khảo cổ quan trọng như đến nay đã phát hiện ra 17 di tích văn hóa Đông Sơn, các di tích này tập trung ở lưu vực sông Hồng tại các huyện Bát Xát, Cam Đường, Mường Khương, Bảo Thắng và Lào Cai; Phiên chợ Sa Pa, phiên chợ Bắc Hà là nơi du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn dân tộc, tham dự nhiều trò chơi mang đậm đà màu sắc dân tộc.

Theo kết quả tra cứu tài nguyên do Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2005 (Phụ lục 5) cho thấy các tài nguyên nhân văn của các huyện nghèo của Lào Cai có thể đáp ứng được điều kiện để phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo như sau:

- Tài nguyên du lịch nhân văn huyện Bắc Hà: Chợ Bắc Hà là phiên chợ lớn nhất vùng cao biên giới, được sếp hạng là lệ hội truyền thống cấp địa phương với diện tích 3 ha, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 24.000 lượt khách; Múa Xinh Tiền là loại hình văn nghệ dân gian cấp địa phương, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 5.000 lượt khách; Thổi sáo Mông, múa khèn là loại hình văn nghệ dân gian cấp địa phương, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 5.000 lượt khách; Hát giao duyên gầu tào là loại hình văn nghệ dân gian cấp địa phương, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 1.000 lượt khách; Hội Lồng tồng người Tày là lễ hội truyền thống cấp địa phương, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 1.000 lượt khách; Hội rước nước người Tày là lễ hội truyền thống cấp địa phương, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 1.000 lượt khách.


- Tài nguyên du lịch nhân văn huyện Mường Khương: Hội cúng rừng người Nùng là lễ hội truyền thống cấp địa phương, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 250 lượt khách; Chợ văn hóa Trung tâm Mường Khương lễ hội truyền thống cấp địa phương, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 1.100 lượt khách; ngoài ra Mường Khương còn có lễ hội Sải Sán (còn gọi là hội leo núi) của đồng bào Hmông (Pha Long) là lễ hội cầu phúc hoặc cầu mệnh cho con người khỏe mạnh.

- Tài nguyên du lịch nhân văn huyện Si Ma Cai: mặc dù tài nguyên thiên nhiên không phong phú như Bắc Hà và Mường Khương, nhưng về tài nguyên nhân văn Si Ma Cai có những điểm khác biệt. Địa danh Si Ma Cai có nghĩa là ‘‘Chợ Ngựa mới’’, vì xưa kia chợ họp sáu ngày một phiên ở phố Cũ. Hiện nay, ‘‘Chợ Ngựa mới’’ được công nhận là lễ hội truyền thống cấp địa phương với diện tích 10 ha, lượng khách du lịch đến năm 2005 là 1.000 lượt khách. Sắc thái văn hóa dân tộc ở Si Ma Cai phản ánh đậm nét nhất ở chợ phiên. Chợ phiên không chỉ là trung tâm trao đổi kinh tế mà còn là nơi giao lưu văn hóa. Người Hmông có kho tàng văn hóa dân gian độc đáo với lệ hội ‘‘Say sán’’, có những điệu múa in dậm dấu ấn các thế võ, động tác vũ thuật nhanh, mạnh.

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Ở Lào Cai, để đáp ứng điều kiện này có thể thấy hệ thống giao thông đã có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Quốc lộ 70 đã được cải tạo, hoàn thiện, các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch Lào Cai – Sa Pa – Bắc Hà và một số huyện khác đã được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống thông tin liên lạc đã đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của khách du lịch tại các huyện, thành phố, các thôn bản phát triển du lịch. Phương tiện vận tải phục vụ khách du lịch đã có bước phát triển.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Việc đầu tư cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ du lịch đã được quan tâm, ngoài số cơ sở lưu trú đạt chất lượng du lịch Lào Cai đã triển khai phát triển nhiều nhà nghỉ lưu trú tại các thôn bản tập trung tại 2 huyện SaPa và Bắc Hà làm tiền đề cho phát triển loại hình lưu trú này ở các điểm du lịch khác. Du lịch Lào Cai có nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, chi nhánh kinh doanh lữ hành quốc tế là tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo.

Điều kiện về năng lực tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch: để đáp ứng điều kiện này, có thể nêu ra kết quả sau khi triển khai thí điểm phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Sín Chải làm ví dụ. Hiện nay, nhiều hộ gia đình tại đây tham gia các hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch như tổ chức cung cấp nhà trọ, ăn uống, sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh; hướng dẫn, đưa đường cho khách du lịch leo núi, tham quan tìm hiểu về hệ sinh thái tại các dãy núi Phanxiphang; tổ chức hướng dẫn khách tham quan làng bản tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống của cộng đồng.

Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai - 18

Điều kiện về sự hỗ trợ của cộng đồng dân cư ở địa bàn: qua kết quả phát triển du lịch dựa cộng đồng ở Bản Sín Chải có thể rút ra bài học để áp dụng cho các mô hình sau là sự ủng hộ hỗ trợ của cộng đồng cư dân bản địa là yếu tố quyết định cho sự thành công của mô hình. Sự thành công bước đầu của mô hình là thu hút ngày càng nhiều khách khách du lịch đến tham quan làng bản, tạo ra nguồn thu mới cho cộng đồng dân cư ở bản. Cộng đồng đã thỏa thuận về phân chia lợi nhuận do du lịch mang lại, điều này đã nâng cao được vai trò làm chủ của cộng đồng, trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên, cải thiện được điều kiện sinh hoạt nông thôn và nhận thức được giá trị sự đóng góp ủng hộ của mình trong chương trình phát triển du lịch có lợi cho chính bản than và gia đình họ.


Kết quả điều tra xã hội học phục vụ Luận án tại 3 huyện của Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai) cho thấy: có 57,2 % số cư dân tại địa bàn được hỏi trả lời rằng thích tham gia các hoạt động du lịch; 15,2% số người được hỏi trả lời là rất thích; 23,4% số người được hỏi trả lời là bình thường; và 4,2% số người được hỏi trả lời là không thích (xem Phụ lục 6). Theo kết quả trên, hơn 50% số người được hỏi trả lời thích tham gia vào các hoạt động du lịch chứng tỏ cư dân địa phương đã thấy được ưu thế của du lịch trong việc đảm bảo cuộc sống của họ và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phục vụ nếu mô hình phát triển du lịch được triển khai tại địa phương.

3.2.1.5. Quy trình xây dựng và thực hiện mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo tại địa bàn.

Xây dựng và thực hiện mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là một chương trình hành động có sự phối hợp của nhiều tổ chức, cơ quan có liên quan trong Tỉnh và các lực lượng khác trong xã hội, trong đó cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng nhằm huy động các nguồn lực, sử dụng các nguồn lực đó một cách hợp lý để tạo điều kiện cho phát triển du lịch tại các điểm có tài nguyên du lịch phong phú, đồng thời nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát triển du lịch góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội và gắn với xóa đói giảm nghèo.

* Sơ đồ quy trình xây dựng và thực hiện mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng được thiết kế theo 7 bước (xem mô hình 3.2)

Các bước xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo như sau:

Bước 1: Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và nhận diện cộng đồng tại điểm du lịch. Đây là giai đoạn thu thập dự liệu đầu vào góp phần quan trọng cho việc xây dựng mô hình và quá trình phát triển của mô hình. Gia đoạn thu thập tài liệu tập trung vào hai đối tượng:


Xác định nguồn lực và trở ngại

Hoạch định các chương trình

Thời gian

Trách nhiệm

Đảm bảo

Hành động

Tổ chức thực hiện

Giám sát

Đánh giá

Phối hợp

Quản lý

- Thu thập về tài nguyên trên các yếu tố số lượng, trữ lượng, mức độ hấp dẫn, tính nhạy cảm.



Xác định mục tiêu tổng quan và cụ thể

Điều tra tài nguyên và cộng đồng

Xác định thị trường


Địa điểm


Mô hình 3.2. Các bước xây dựng mô hình mẫu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo


- Nhận diện cộng đồng dân cư bao gồm số lượng dân cư, độ tuổi giới tính, trình độ, phong tục tập quán, quan hệ dòng họ, láng giềng đời sống thu nhập và các sản phẩm mang đặc trưng địa phương có khả năng thu hút khách du lịch, khả năng tham gia của cộng đồng. Trên cơ sở số liệu đó lựa chọn điểm phát triển mô hình về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Phân tích giai đoạn này có ý nghĩa như sau: để xác định bối cảnh không gian về phát triển du lịch, hiểu biết về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị; bước đầu giúp cộng đồng nhận diện được tác động của phát triển du lịch tới cộng đồng dân cư và nhu cầu cần phải hành dộng của người dân khi du lịch phát triển.

- Tạo cơ hội ban đầu cho cộng đồng tham gia thảo luận và bàn bạc đối với kế hoạch, chương trình hoạt động, xác định những khó khăn và những vấn đề phải giải quyết.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu tổng quát và cụ thể.

Về mặt lý thuyết, việc xác định mục tiêu tổng quát và cụ thể sẽ tạo điều kiện cho các dự định ban đầu không đi chệch hướng. Các mục tiêu cụ thể chiụ sự chi phối của mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể là sự cụ thể hoá mục tiêu tổng quát.

- Mục tiêu tổng quát của mô hình là phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, mức độ tham gia của cộng đồng đối với phát triển du lịch và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên và môi trường, đồng thời hoạt động du lịch mang lại cho người dân được những gì.

- Mục tiêu cụ thể là đáp ứng các yêu cầu: Làm cái gì, khi nào làm, có thể làm được hay không và kết quả đo lường, khi nào, làm gì.. để phát triển du lịch, du lịch sẽ mang lại được gì cho cộng đồng dân cư và địa phương.

Để đạt được mục tiêu trên các bên tham gia phát triển du lịch tại điểm du lịch trong đó có cộng đồng thảo luận và cùng thống nhất đưa ra các mục


tiêu về chính sách phát triển du lịch cộng đồng như: cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch, hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch. Công việc hoạch định và lập kế hoạch hành động được tiến hành thông qua hàng loạt các cuộc gặp gỡ, hội thảo các bên tham gia. Mục tiêu đặt ra phù hợp với từng thời kỳ và nêu rõ phương pháp thực hiện, do ai và bao giờ thực hiện và thời gian hoàn thành.

Bước 3: Xác định thị trường.

Xác định thị trường là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xây dựng mô hình. Xác định thị trường gồm xác định cung và cầu trên thị trường.

- Cung ở đây là đáp ứng tham dự của cộng đồng, tức là xác định mức độ tham gia của cộng đồng dân cư đối với việc cung cấp các dịch vụ du lịch, đồng thời cũng là nghiên cứu nguyện vọng, lợi ích chính đáng của người dân mà do phát triển du lịch mang lại cho họ được những gì.

- Xác định cầu thị trường là xác định tiềm năng thị trường khách du lịch đến tham quan du lịch bao gồm số lượng khách, thành phần và mục đích, đồng thời nghiên cứu khả năng tiêu dùng sản phẩm du lịch do cộng đồng tạo ra.

Bước 4: Xác định nguồn lực xây dựng mô hình và các trở ngại.

- Các điều kiện xây dựng mô hình: Tình trạng kinh tế-xã hội tác động đến phát triển du lịch, đặc điểm tài nguyên du lịch, sự cộng tác của cộng đồng, cơ chế làm việc…

- Tính khả thi thực hiện: Khả năng tham quan của khách du lịch, khả năng đáp ứng, cung cấp các dịch vụ du lịch của cộng đồng.

Để đáp ứng vấn đề trên cần phải xác định được nguồn lực.

- Nguồn lực sẵn có trong cộng đồng như nhân lực (lực lượng lao động, trình độ nhận thức…), vật chất (hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất


du lịch..) tài chính của các cấp chính quyền, tổ chức quần chúng và của cộng đồng.

- Nguồn lực bên ngoài như các khoản cân đối ngân sách và hỗ trợ chương trình mục tiêu của Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ, các khoản đầu tư của doanh nghiệp du lịch….

Xác định nguồn lực trở ngại chủ yếu nhấn mạnh về vai trò của con người và khả năng thực hiện của cộng đồng dân cư tại các điểm xây dựng mô hình. Vì vậy, các mô hình thường lập ra các ban điều phối, cơ cấu tổ chức chỉ đạo thực hiện sự phát triển du lịch. Ban chỉ đạo này do cộng đồng bầu ra hoặc chỉ định thay mặt cộng đồng giải quyết và quyết định một số vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện. Ban quản lý du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo được thành lập với chức năng và nhiệm vụ là phối hợp với các bên liên quan hoạch định ra các kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng, sau đó huy động các thành viên cộng đồng thực hiện các kế hoạch đó.

Đồng thời phải tính đến các trở ngại là những nhân tố có thể cản trở bước tiến triển của mô hình về tổ chức hoặc kỹ thuật.

Bước 5: Hoạch định chương trình hoạt động của mô hình. Khâu này bao gồm các bước chính sau:

- Xác định các hoạt động.

- Lập chương trình khung cho các hoạt động.

- Lên khung thời gian cho các hoạt động

- Phân công trách nhiệm thực hiện

- Dự định kế hoạch thực hiện

Bước 6: Triển khai mô hình.

Bước 7: Đánh giá thực hiện mô hình.

Đây là bước quan trọng để rà soát và khẳng định đánh giá đúng sai của quá trình xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí