Một sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù nên nằm trong tổng thể những sản phẩm văn hóa khác và có sự kết hợp chặt chẽ, không nên chỉ khai thác duy nhất một sản phẩm. Nếu khai thác văn hóa cồng chiêng phục vụ khách du lịch, chỉ có đưa khách đến buôn làng xem các bộ cồng chiêng hay chỉ xem biểu diễn các tiết mục cồng chiêng và múa hát thì sẽ rất đơn điệu và nhàm chán, không có ấn tượng sâu sắc. Du khách có thể hứng thú ban đầu nhưng sẽ không có ấn tượng và muốn quay trở lại lần sau. Để khai thác văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, phát triển sản phẩm du lịch một cách có hiệu quả thì ngoài giá trị văn hóa cồng chiêng cần kết hợp với các giá trị văn hóa khác nhằm đa dạng hóa và làm phòng phú hơn sản phẩm du lịch. Một số ý tưởng có thể được đưa vào xem xét như sau:
Xây dựng các khu nhà dài, nhà sàn truyền thống ở các buôn làng hay tại các điểm du lịch trong đó có từng khu nhà chuyên biệt như nhà trưng bày các bộ cồng chiêng, chum ché, nhà sản xuất rượu cần, nhà dệt thổ cẩm, nhà đan lát mây tre... trong đó khu nhà trung tâm được trưng bày các bộ cồng chiêng cùng dụng cụ chỉnh chiêng mà các nghệ nhân hay sử dụng, trưng bày những hình ảnh các lễ hội truyền thống của các tộc người gắn với cồng chiêng Tây Nguyên. Ở đây có thể được coi như một khu bảo tàng thu nhỏ cho khách thưởng lãm trong khi tham gia chương trình thưởng thức văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Khôi phục các làng nghề truyền thống tiêu biểu của đồng bào các tộc người thiểu số như dệt thổ cẩm, đan lát mây tre... để tạo ra những sản phẩm tại chỗ phục vụ khách du lịch và mang lại thu nhập cho dân cư địa phương. Xây dựng một khu vực dành riêng cho việc trải nghiệm cồng chiêng nơi mà khách du lịch có thể được xem các nghệ nhân chỉnh thanh âm cho những chiếc chiêng, nghe các nghệ nhân giới thiệu, giải thích về văn hóa cồng chiêng cũng như xem các nghệ nhân thể hiện sự điêu luyện của mình trong việc biểu diễn các bài chiêng hay tự mình trải nghiệm bằng cách tự mình thử một vài kỹ thuật đánh chiêng. Những trải nghiệm thực tế sẽ gây ấn tượng mạnh hơn trong lòng khách du lịch so với chỉ đến và xem biểu diễn cồng chiêng. Sự thích thú của du khách sẽ kéo họ quay trở lại lần sau và giới thiệu với nhiều người khác.
Khôi phục các lễ hội truyền thống tại các buôn làng hay phục dựng một số lễ hội tại một số điểm du lịch trong đó kết hợp nhiều nét đặc trưng về văn hóa lễ hội bản địa như biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên, ca múa nhạc dân tộc, uống rượu cần, thưởng thức ẩm thực Tây Nguyên như cơm làm, thịt nướng, cá suối, rau rừng... Du khách sẽ rất thích thú bởi họ được thưởng thức bữa tiệc văn hóa theo đúng nghĩa từ văn hóa cồng chiêng, văn hóa lễ hội đến văn hóa ẩm thực...
Cần tiếp cận theo hướng mở đó là không chỉ“thiết kế sản phẩm” trong du lịch mà là “thiết kế trải nghiệm”. Các nhà tổ chức, quản lý, cung ứng dịch vụ phải đứng trên quan điểm của khách du lịch, mong muốn được trải nghiệm để xây dựng những chương trình và mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị, đa dạng và đầy đủ nhất có thể. Theo đó, khách du lịch có thể không chỉ thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong vòng 2 giờ đồng hồ vào buổi tối mà có thể trải nghiệm một tour du lịch văn hóa nửa ngày hoặc một ngày ở các làng nghề truyền thống, làng du lịch, thưởng thức các món ăn truyền thống bản địa, thưởng thức và tìm hiểu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
3.2.2.2. Xây dựng các làng du lịch gắn với văn hóa cồng chiêng Tây nguyên kết hợp chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch
Lựa chọn các địa điểm thích hợp để xây dựng các làng du lịch cộng đồng tộc người và làng nghề kết hợp du lịch để tạo thêm điểm đến mới và hấp dẫn đối với du khách. Kết cấu chung của các làng du lịch cộng đồng tộc người này bao gồm các thành tố vật thể như nhà rông, nhà ở của đồng bào, nơi làm nghề thủ công truyền thống, nhà mồ, các khu vực sản xuất nông nghiệp, khu vực sinh hoạt chung của cộng đồng, nơi tổ chức các lễ hội… Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội, ẩm thực, biểu diễn cồng chiêng để phục vụ du khách và sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống để cung cấp cho nhu cầu mua sắm quà tặng của du khách. Nếu có điều kiện, nên khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào một số làng nghề Tây Nguyên theo mô hình quần thể văn hóa -du lịch - làng nghề truyền thống Một thoáng Việt Nam ở xã An Phú, huyện Củ Chi, Thành
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Mong Đợi Và Cảm Nhận Của Khách Du Lịch Đối Với Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Kết Quả Về Giá Của Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Việt Nam Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030 Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng.
- Những Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Mục Đích Chuyến Đi Đến Đà Lạt Của Quý Khách Lần Này?
- Your Recommendation About Additional Services Besides Beverage And Souvenirs:
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
phố Hồ Chí Minh. Vì đây là khuôn mẫu cho mô hình làng nghề kết hợp du lịch hiệu quả nhất Việt Nam hiện nay.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tạo mọi điều kiện mở rộng nguồn đầu tư khai khác về tiềm năng vật lực và tài lực trong xã hội tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển du lịch của một địa phương, một khu vực. Nguồn ngân sách địa phương đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch còn hạn chế, không đủ để xây dựng và khai thác toàn bộ những điểm du lịch trong khu vực. Vì vậy, việc xã hội hóa sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Trong việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động du lịch, vận động sự tham gia của các sở, ban, ngành và của người dân, đảm bảo tốt hơn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Để việc xã hội hóa hoạt động du lịch đạt hiệu quả tốt, cần xây dựng nội quy, quy chế trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch. Đối với loại hình du lịch cộng đồng tộc người, ngoài các quy chế, luật pháp hiện hành, cần phải am hiểu luật lệ và luật tục của đồng bào để giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào, tránh vi phạm những điều kiêng kỵ, gây ảnh hưởng xấu trong quan hệ với đồng bào.
3.2.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.2.3.1. Đào tạo đội ngũ nghệ nhân trẻ
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, không gian văn hoá cồng chiêng của các dân tộc bản địa Lâm Đồng chịu sức ép ngày càng lớn của cuộc sống hiện đại. Các thành tố của Không gian văn hoá cồng chiêng Mạ, K‟ho, Churu và M‟nông ở Lâm Đồng có liên quan đến hàng loạt các loại hình di sản văn hoá truyền thống như kiến trúc (nhà cửa), ẩm thực (món ăn, thức uống), phong tục - tập quán (thói quen sinh hoạt,
ứng xử xã hội, cưới hỏi, tang ma…), tín ngưỡng (đời sống tâm linh, thần linh, nghi lễ dân gian…) đứng trước nguy cơ mai một lớn.
Sở VHTTDL cần tiếp tục phối hợp với chính quyền, đoàn thể các cấp triển khai Đề án bảo tồn phát huy di sản văn hóa cồng chiêng các dân tộc tây nguyên tỉnh Lâm Đồng, tăng cường hoạt động trao truyền văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên giữa các thế hệ chủ nhân của di sản.
Trong 05 thành tố của không gian văn hoá cồng chiêng (cồng chiêng và nhạc cụ đi kèm, hệ thống bài bản, người diễn tấu, môi trường truyền thống, thời điểm), con người luôn là nhân tố trung tâm quyết định. Âm nhạc cồng chiêng, văn hoá cồng chiêng chỉ có thể được bảo tồn, phát huy và phát triển nếu những giá trị văn hoá đó được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, thúc đẩy hoạt động chuyển giao giá trị văn hoá cồng chiêng giữa các thế hệ cư dân bản địa là một trong những nội dung quan trọng cần thực hiện.
Hoạt động trao truyền văn hóa thông qua các lớp học cồng chiêng cần được tổ chức ngay trong buôn làng với số lượng từ 20 đến 30 học viên/lớp. Người truyền dạy là những nghệ nhân cồng chiêng lớn tuổi, giàu kinh nghiệm tại chỗ. Phương thức gần gũi với hoạt động trao truyền văn hoá cồng chiêng truyền thống này sẽ góp phần tạo nên sự thành công của hoạt động đào tạo và tạo ra một đội ngũ nghệ nhân cồng chiêng kế cận.
Môi trường văn hoá truyền thống với những sinh hoạt văn hoá cồng chiêng đều đặn trong thực hành các nghi lễ phong tục tập quán đã không còn tồn tại nguyên vẹn, cơ hội những dịp để diễn tấu cồng chiêng hiện không nhiều. Những lớp học cồng chiêng sẽ giúp các học viên cơ bản nắm bắt được những kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng đồng thời tiếp thu được những giá trị văn hoá truyền thống liên quan đến âm nhạc cồng chiêng. Qua các lớp học các học viên sẽ nắm vững những thao tác diễn tấu và những bài bản chiêng cơ bản của dân tộc mình. Những học viên này rồi sẽ trở thành những hạt nhân nòng cốt hình thành nên những đội cồng chiêng ở các thôn,
buôn, duy trì luyện tập thường xuyên biểu diễn phục vụ các sự kiện, phục vụ nhân dân địa phương.
3.2.3.2. Đào tạo bổ sung tại chỗ
Cần triển khai công tác tập huấn một số lớp theo chuyên đề như văn hóa-du lịch và kỹ năng giao tiếp cho thành viên các đội cồng chiêng và các chủ cơ sở cung cấp dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ khách du lịch.
Mở các lớp đào tạo hướng dẫn viên thuyết minh tại chỗ, ưu tiên thanh niên ở độ tuổi 18-30 (cả nam và nữ), nam giới ở độ tuổi trung niên, khuyến khích học viên nữ tham gia; đào tạo bồi dưỡng những người có kinh nghiệm sống, có uy tín và thông hiểu luật tục trong làng thành hướng dẫn viên phục vụ tại điểm; các nhóm dân tộc thiểu số không có trình độ văn hóa cao, nhưng một số người có kĩ năng tiếng Anh tốt và khả năng hướng dẫn chương trình tham quan, những người muốn làm nghề thuyết minh viên tại các điểm du lịch cộng đồng. Thông qua các lớp đào tạo này, học viên biết thêm về điểm du lịch của họ, tập trung vào những mặt như địa điểm tự nhiên và văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, phong tục địa phương, lối sống và những dịch vụ sẵn có. Các học viên sau khi được đào tạo sẽ có thể thực hiện được dịch vụ hướng dẫn địa phương có chất lượng cho khách du lịch, tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh và an toàn cũng như làm du khách hài lòng.
3.2.4. Giải pháp về tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch có một vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch. Bất kỳ một sản phẩm du lịch nào được hình thành thì công tác tuyên truyền quảng bá về nó cũng là một trong những việc làm hết sức cần thiết tuy nhiên, hiện nay đây vẫn còn là một hạn chế của du lịch Tây Nguyên. Nhắc đến Tây Nguyên, hầu hết du khách đều nghĩ đến một nơi có cảnh quan rừng núi hùng vĩ, suối thác rộng lớn, ít ai biết đến những giá trị văn hóa đặc sắc trong đó có văn hóa cồng chiêng. Vì vậy, cần có công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch để hỉnh ảnh về du lịch văn hóa nói chung và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng đến được với đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Có nhiều hình thức quảng bá khác nhau, có thể quảng bá các tour du lịch văn hóa có dịch vụ biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo in, báo mạng, các ấn phẩm về du lịch như cẩm nang du lịch, sách hướng dẫn du lịch... đặc biệt là quảng bá qua các công ty du lịch, lữ hành thông qua các tập gấp về các tour du lịch cồng chiêng. Trên các website về du lịch của địa phương cần có mục riêng nói về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm đầy đủ các thông tin cho du khách tìm hiểu. Nên lồng ghép biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào các chương trình lễ hội của địa phương; tham gia biểu diễn cồng chiêng ở các địa phương khác khi có tổ chức các lễ hội về du lịch.
Đẩy mạnh việc liên kết, gắn kết các hoạt động du lịch, phối hợp với các công ty lữ hành đưa khách tham gia các tour du lịch gắn với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tạo quan hệ công chúng: các cơ quan chức năng nên thường xuyên mời các nhà báo về địa phương viết bài, làm phóng sự ngắn về các chương trình du lịch văn hóa gắn với cồng chiêng Tây Nguyên hoặc giới thiệu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên qua các chương trình truyền hình, lồng ghép giới thiệu về các chương trình du lịch.
Phát hành băng đĩa về cồng chiêng Tây Nguyên và giới thiệu về các tour du lịch văn hóa cồng chiêng, cung cấp rộng rãi tại các điểm du lịch, các quầy hàng lưu niệm. Hình ảnh về các tour du lịch văn hóa cồng chiêng có thể được trang trí ở các khách sạn, các khu vực công cộng, các trạm dừng...
Đưa cồng chiêng và những tour du lịch gắn với văn hóa cồng chiêng đến tham gia các hội chợ Thương mại-Du lịch để nhiều người biết đến các tour du lịch văn hóa này.
Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học về vấn đề khai thác văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch giữa 5 tỉnh Tây Nguyên để cùng nhau đưa ra những giải pháp tốt nhất.
3.2.5. Giải pháp về tăng cường quản lý
Từ thực trạng được phân tích ở chương 2, một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý cần được quan tâm giải quyết nhằm duy trì hoạt động của các nhóm cồng chiêng như: an ninh trật tự; chất lượng, nội dung chương trình biểu diễn; cấp phép biểu diễn; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, biến tấu; phong cách phục vụ du khách; chọn lọc giá trị văn hóa để biểu diễn phục vụ khách; cơ sở vật chất phục vụ biểu diễn; vệ sinh an toàn thực phẩm… bảo tồn và phát huy giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời mang đến cho du khách một sản phẩm du lịch đúng bản sắc tộc người mà chính du khách tìm đến với cồng chiêng mong muốn được trải nghiệm, tìm hiểu.
Đảm bảo quan điểm nhất quán là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhóm cồng chiêng hoạt động và phát triển trong khuôn khổ của pháp luật, chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân và các nghệ nhân tham gia biểu diễn cồng chiêng lòng tự hào về các giá trị văn hóa của cha ông, gìn giữ, bảo tồn và phát triển sử dụng hợp lý các giá trị văn hóa để phục vụ du lịch, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về kinh doanh văn hóa nơi công cộng.
Ban hành bổ sung các văn bản quy định để quản lý các hoạt động tổ chức biểu diễn kinh doanh văn hóa cồng chiêng trên địa bàn, chấn chỉnh hoạt động của các nhóm cồng chiêng.
Sở VHTTDL và phòng Văn hóa huyện Lạc Dương cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện sai trái, lệch lạc. Tích cực hỗ trợ quảng bá, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng và định hướng nội dung biểu diễn; điều tra, nghiên cứu về văn hóa, khôi phục các lễ hội truyền thống, tạo điều kiện cho các nhóm phát triển.
Tín hiệu tốt là CLB văn hóa cồng chiêng đã được thành lập để giúp các nhóm trao đổi về chuyên môn, động viên nhắc nhở nhau cùng chấp hành tốt các quy định, từng bước hình thành ý thức tự quản trong từng đội nhóm và trong CLB, xây dựng
tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các nghệ nhân trong nhóm cồng chiêng. Coi trọng và đề cao vai trò của các già làng, những người có uy tín trong cộng đồng, các nghệ nhân trong việc vận động các nhóm cồng chiêng ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các cán bộ phòng Văn hóa cần phải thường xuyên xuống cơ sở, tiếp xúc với đồng bào để kiểm tra, nắm bắt thông tin và kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh và hướng dẫn các nhóm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.
Sở VHTTDL đã thực hiện thẩm định nội dung chương trình biểu diễn của các nhóm làm cơ sở cho việc cấp phép biểu diễn, qua đó kịp thời chấn chỉnh những chương trình tiết mục không phù hợp, định hướng nội dung chương trình biểu diễn cho các nhóm đảm bảo tính truyền thống của văn hóa cồng chiêng, và hàm lượng nghệ thuật cao trong các tiết mục. Theo đó, các cơ quan nghiệp vụ của Sở cần tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo các chương trình biểu diễn được thực hiện đúng. Ngoài ra, Sở cũng cần thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng phong cách phục vụ khách du lịch và các quy định của nhà nước về biểu diễn nghệ thuật nơi công cộng
Cần cụ thể hóa hơn một số chế tài đối với các hoạt động khai thác, sử dụng di sản văn hóa, kể cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc bản địa Lâm Đồng.
Việc bảo tồn và phát huy DSVH không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy DSVH cồng chiêng các dân tộc Lâm Đồng rất cần sự phối hợp vào cuộc của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chiến lược bảo tồn DSVH các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, trong đó có cồng chiêng.
3.3. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào một số nhân tố mà nó bị ảnh hưởng và quyết định bởi một loạt các nhân tố và thành phần. Kết
.....