Reo...) có khá nhiều tiềm năng về du lịch sông nước mà nếu khai thác tốt sẽ tạo ra những khu, điểm du lịch mang nét sông nước đặc trưng của Đồng Nai.
2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn :
(xem Phụ lục 4: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn)
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, bao gồm các tài nguyên văn hóa vật thể (các công trình văn hóa, di tích lịch sử) và các tài nguyên văn hóa phi vật thể (lễ hội, phong tục tập quán, điệu múa, câu hát...).
Dân cư, dân tộc:
Người Kinh và người Hoa bắt đầu đến sinh sống ở Đồng Nai từ đầu thế kỷ XVII. Họ tiếp xúc với các dân tộc ít người (Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng), mở rộng giao thương với các vùng miền khác, tạo ra sự giao thoa của nhiều phong tục tập quán, hình thành một lối sống cởi mở và phóng khoáng, mang những nét đặc trưng riêng Đông Nam Bộ, đồng thời vẫn giữ được dấu ấn văn hóa của các dân tộc bản địa.
Tài nguyên văn hoá vật thể:
Các di tích lịch sử - văn hóa:
Đồng Nai có 24 di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, chỉ riêng thành phố Biên Hòa có tới 14 di tích quốc gia. Số lượng di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói lên mức độ tập trung nhiều di tích có giá trị lớn về văn hóa và lịch sử.
Vườn Quốc gia Cát Tiên với những di chỉ của nền văn hoá Óc Eo đã một thời hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, các giá trị văn hoá truyền thống bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số Stiêng, Mạ… là điểm đến nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Văn miếu Trấn Biên là công trình phục dựng trên nền Văn miếu Trấn Biên cũ – Văn miếu đầu tiên ở Nam bộ, xây dựng vào năm 1715. Văn miếu ngày nay là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa và lễ hội dân tộc, là điểm đến thuận tiện cho du khách để tìm hiểu văn hoá Đồng Nai.
Hầu như các cảnh quan sinh thái rừng Đồng Nai đều gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng, mà tiêu biểu là Chiến khu Đ, địa đạo Suối Linh, Căn cứ Trung ương cục miền Nam (Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu), Chiến khu rừng Sác, địa đạo Nhơn Trạch (Long Thành, Nhơn Trạch), nhà ngục Tà Lài (Vườn Quốc gia Cát Tiên)… Cùng với những di tích khác (không thuộc các vùng rừng) như Nhà Xanh, Nhà lao Tân Hiệp, thành Biên Hòa… nhóm di tích lịch sử, cách mạng là cơ sở để phát triển những tour về nguồn, giáo dục truyền thống, nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra, nếu khéo quảng bá, đây cũng là một loại hình rất hấp dẫn khách quốc tế.
Cũng không thể không nhắc đến các thắng cảnh Bửu Long, Đá Ba Chồng, di tích Mộ cổ Hàng Gòn, các di tích và làng nghề ven hai bờ sông Đồng Nai, ghi lại rất rõ quá trình hình thành vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai. Trong số này, phải kể đến đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh - người đặt nền hành chánh phương Nam, đền thờ Trần Thượng Xuyên - người xây dựng nền móng cho thương mại Nam Bộ, đền thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương, lăng mộ Trịnh Hoài Đức… Các làng nghề ven sông – trong đó có gốm Biên Hòa - cái nôi của nghề gốm phương Nam, Cù lao phố - thương cảng đầu tiên của Nam bộ, các đình, chùa ven sông - ghi lại các hình thức sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian… cũng là những nét đặc sắc hình thành nên tài nguyên du lịch Đồng Nai.
Đồng Nai còn sở hữu hai cây cầu tuy nhỏ, nhưng là của tác giả lớn: Cầu Ghềnh và Cầu Rạch Cát, vốn là tác phẩm của Kỹ sư Eiffel, tác giả của Tháp Eiffel, Cầu Long Biên (Hà Nội) và Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên - Huế), hoàn toàn có khả năng quảng bá để trở thành điểm đến cho khách du lịch trên sông Đồng Nai.16
Tài nguyên văn hoá phi vật thể:
Lễ hội:
Các lễ hội truyền thống làng xã vẫn còn khá phổ biến ở Đồng Nai. Lễ hội cúng
16 Nhiều tác giả cho rằng có “nhiều tài liệu” xác thực Cầu Ghềnh và Cầu Rạch Cát là do kỹ sư - kiến trúc sư lừng danh Gustave Eiffel (1832 – 1923) thiết kế. Cũng có người cho rằng đây là công trình của Công ty Eiffel nhưng là tác phẩm của con trai của Kỹ sư Eiffel, do lúc đó, ông này đã rất già (1909 – lúc Gustave Eiffel đã 77 tuổi). Tác giả chưa có điều kiện kiểm chứng tính xác thực của thông tin này. Trên trang web wikipedia.org/wiki/Gustave_Eiffel, có đề cập đến Cầu Tràng Tiền và Cầu Long Biên là hai công trình tại Việt Nam của kỹ sư Gustave_Eiffel, nhưng không đề cập đến Cầu Ghềnh và Cầu Rạch Cát. Có phải vì hai cây cầu này quá nhỏ, so với sự nghiệp đồ sộ và các công trình khắp thế giới của Eiffel?
đình mà một trong những hình thức của nó là lễ Kỳ Yên thường diễn ra tại các đình làng trên địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, nơi có số lượng tập trung đình chùa rất lớn. Lễ hội của các dân tộc Hoa, Châu Ro, Stiêng, Mạ… sống trên địa bàn Đồng Nai mang nét sinh hoạt văn hóa, tinh hoa của các dân tộc anh em, có tính đặc thù rất cao, thích hợp cho việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo và đặc sắc.
Đồng Nai là nơi tập trung hai tôn giáo lớn : Phật giáo (Biên Hòa, Long Thành) và Thiên Chúa giáo (Biên Hòa, Thống Nhất), thể hiện rõ qua số lượng và mật độ phân bố cao của các công trình tôn giáo (chùa, nhà thờ...) trên địa bàn. Chính vì thế, các lễ hội mang tính tôn giáo như Giáng Sinh, Phục Sinh, Phật Đản, Vu Lan... đã trở thành những ngày lễ lớn,17 thu hút rất đông người tham gia, kể cả những người không có tôn giáo, là cơ hội để tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí, ăn uống...
Nghề, làng nghề truyền thống:
Gốm Biên Hòa từ lâu danh tiếng với những màu men được gọi hẳn là “ve Biên Hoà”, “son Biên Hoà”, xuất phát từ trường bá nghệ đầu tiên (đến nay đã trên 100 năm tuổi)18của Nam bộ, ngày nay lan tỏa thành gốm Bình Dương, gốm thành phố Hồ Chí Minh, gốm Vĩnh Long và sang nhiều địa phương khác. Biên Hòa cũng là nơi khai sinh gốm mỹ nghệ hiện đại (năm 1963) với cha đẻ là cựu giáo sư Lê Bá Đảng của trường Mỹ nghệ Thực hành Biên Hòa.19
Bưởi Biên Hoà, hay chính xác hơn, bưởi Tân Triều, là thứ đặc sản truyền thống của vùng đất phù sa Tân Triều, nổi tiếng ngọt và thanh. Làng đá Bửu Long, làng chạm khắc gỗ Hố Nai, làng gỗ mỹ nghệ Bình Minh, Xuân Hưng, nghề đan lát- mây tre An Bình, dệt thổ cẩm Tân Phú, rượu Bến Gỗ… cũng là những làng nghề ít nhiều có tiếng.
Có thể thấy, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn của Đồng Nai hứa hẹn mở ra nhiều khả năng cho việc khai thác du lịch. Sau đây, phần tóm tắt kết quả và hiện
17 Nhiều năm trước, cách trang hoàng đèn hoa, nhà cửa của các xứ đạo tập trung tại Đồng Nai như Tân Mai, Hố Nai trong dịp đón Noel được xem là hình mẫu của giáo dân cả nước.
18 Trường Bá nghệ Biên Hòa, thành lập năm 1903, nay là trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí
Đồng Nai
19 Như 17.
trạng hoạt động du lịch sẽ cho thấy Đồng Nai đang khai thác các giá trị tiềm năng như thế nào.
2.2. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
2.2.1. Doanh thu và lượt khách
Từ một xuất phát điểm thấp, du lịch Đồng Nai có mức tăng trưởng rất ấn tượng: 33% về lượt khách và 32% về doanh thu, bình quân trong 8 năm, từ 2001 đến 2008, dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong các ngành kinh tế tại Đồng Nai20, góp
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động du lịch 2001-2008
ĐVT | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |
Tổng doanh thu | tỷ đồng | 35,732 | 43,691 | 53,307 | 69,65 |
Lữ hành | tỷ đồng | 1,09 | 3,24 | 3,97 | 3,66 |
Lưu trú | tỷ đồng | 6,255 | 7,14 | 9,19 | 20,20 |
Ăn uống | tỷ đồng | 21,19 | 23,77 | 29,70 | 33,20 |
Vận chuyển | tỷ đồng | 1,22 | 1,88 | 1,63 | 2,20 |
Vui chơi giải trí | tỷ đồng | 5,97 | 7,65 | 8,82 | 10,40 |
Tổng lượt khách | lượt | 185.186 | 222.542 | 370.748 | 502.868 |
Trong đó, khách quốc tế | lượt | 3.916 | 10.926 | 9.668 | 16.357 |
tỉ lệ | % | 2,11% | 4,91% | 2,61% | 3,25% |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 2
- Brakke, B. (2004-2005): Du Lịch Quốc Tế, Cầu Và Ảnh Hưởng Trên Gdp: Những Phân Tích Cơ Sở Và Kinh Nghiệm [28].
- Hồ Đức Hùng (Chủ Nhiệm Đề Tài, 2005): Đánh Giá Hiệu Quả Đầu Tư, Xây Dựng I-O Và Áp Dụng Tsa Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8].
- Các Biến Độc Lập Và Dấu Kỳ Vọng
- Bảng Phân Chia Vùng, Cự Ly Du Hành Và Hệ Số Phân Bổ Chi Phí
- Mô Hình Chi Phí Du Hành Theo Vùng Ztcm
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | ước 2008 | |
Tổng doanh thu | tỷ đồng | 146,34 | 168,50 | 210,05 | 250,00 |
Lữ hành | tỷ đồng | 6,80 | 8,02 | 13,61 | 15,00 |
Lưu trú | tỷ đồng | 60,26 | 45,96 | 69,86 | 103,00 |
Ăn uống | tỷ đồng | 79,28 | 57,16 | 74,66 | 88,80 |
Vận chuyển | tỷ đồng | * | * | * | * |
Vui chơi giải trí | tỷ đồng | * | 57,36 | 51,91 | 43,20 |
Tổng lượt khách | lượt | 707.392 | 860.226 | 1.100.769 | 1.370.000 |
Trong đó, khách quốc tế | lượt | 19.195 | 25.002 | 21.343 | 33.600 |
tỉ lệ | % | 2,71% | 2,91% | 1,94% | 2,45% |
* Không có số liệu
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai [13]
20 Theo Sở Thương mại-Du lịch Đồng Nai.
lượt khách (lượt)
doanh thu (tỷ VNĐ)
1,600,000 300
1,400,000
1,200,000
lượt khách (lượt)
1,000,000
250
doanh thu (tỷ VNĐ)
200
800,000 150
600,000
400,000
200,000
100
50
- 0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 ước
2008
Hình 2.2. Lượt khách-doanh thu 2001-2008
Trong vòng 8 năm, doanh thu du lịch tăng gấp 7 lần
dữ liệu: Bảng 2.1
phần quan trọng vào sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp của địa phương. Năm 2008, ước doanh thu du lịch đạt 250 tỷ đồng, đón 1.370.000 lượt khách, trong đó có 33.600 lượt, bằng 2,45% là khách quốc tế. Hình 2.2 biểu diễn hình ảnh doanh thu du lịch tăng gấp 7 lần sau 8 năm, từ 2001 đến 2008. Bảng 2.1 trình bày kết quả hoạt động của du lịch Đồng Nai cùng trong thời gian đó.
Nhìn chung, doanh thu về dịch vụ ăn uống chiếm tỉ trọng rất cao (tương đương 50%), kế đến là dịch vụ lưu trú , thứ ba mới đến vui chơi giải trí. Dịch vụ vận chuyển và lữ hành chiếm tỉ trọng thấp nhất, thể hiện hai dịch vụ này kém phát triển tại Đồng Nai: doanh thu của hai loại dịch vụ này đang chủ yếu do các công ty lữ hành TP.HCM khai thác và kiểm soát. Lượng khách quốc tế so với tổng lượt khách chỉ là một con số rất bé (từ 1,94 đến 4,91%). Chi tiêu của du khách còn đáng quan ngại hơn: năm 2008, bình quân chỉ 182.482 đồng/ lượt khách. Bảng 2.2 đối chiếu chi tiêu của du khách tại Đồng Nai so với mức bình quân
chung cả nước.
Bảng 2.2. So sánh chi tiêu khách du lịch năm 2005
Chi tiêu của khách du lịch trong nước Bình quân cả nước Đồng Nai
Bình quân một lượt khách 1.771.700 VNĐ 173.000 VNĐ
Bình quân một ngày khách 506.200 VNĐ 160.000 VNĐ
Chi tiêu của khách du lịch nước ngoài
Bình quân một lượt khách 1.283,3 USD 299.000 VNĐ Bình quân một ngày khách 76,4 USD 146.000 VNĐ nguồn: Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) [17] và Niên giám Thống kê Đồng Nai 2007 [3]
2.2.2. Ngày khách
Quy hoạch du lịch Đồng Nai 2006-2010 [19] thống kê số ngày khách bình quân, giai đoạn 2001-2005 chỉ từ 0,9 đến 1,3 ngày đối với khách nội địa. Đối với khách quốc tế, thời gian dài nhất bình quân cũng chỉ 5,3 ngày. Kết quả khảo sát của Luận văn cũng cho thấy số ngày khách bình quân là 1,28 ngày, trong đó chủ yếu là 1 ngày (khách đi về trong ngày được tính là một ngày, một số trường hợp, khách cũng trả lời là 0,5 ngày).
2.2.3. Sản phẩm du lịch và chất lượng các loại dịch vụ qua đánh giá của du khách và các nhà quản lý
Cuộc khảo sát 350 du khách như phần mở đầu đã giới thiệu bao gồm nội dung thăm dò đánh giá của du khách về chất lượng các loại dịch vụ hiện có của Đồng Nai. Các ý kiến được cho điểm từ 1 đến 5 theo các mức độ rất hài lòng, hài lòng, tạm được, kém và rất kém. Lấy tổng điểm của từng loại dịch vụ, sản phẩm chia cho số ý kiến, tác giả thu được bảng xếp hạng 2.3.
Bảng 2.3 chỉ ra rừng, thác, sông là những thế mạnh của Đồng Nai, mang đến sự thoả dụng cho du khách cao hơn những loại hình khác. Trong khi đó, mua sắm, phương tiện đi lại, dịch vụ phòng nghỉ… là những yếu kém cần khắc phục. Trên thực tế, quả thật Đồng Nai hầu như chưa có một khu mua sắm nào có thể cung cấp các sản phẩm đặc thù địa phương đúng nghĩa cho du khách. Dịch vụ phòng nghỉ, khách sạn chỉ tập trung chủ yếu tại thành phố Biên Hoà. Tại các điểm du lịch sinh thái, các khu rừng, các điểm du lịch vườn… dịch vụ rất hạn chế, trừ
một vài nơi đã làm tốt như Vườn Quốc gia Cát Tiên, còn lại hầu như chưa sẵn sàng đón tiếp cũng như phục vụ du khách.
Bảng 2.3. Xếp hạng các dịch vụ theo mức hài lòng của du khách
điểm
số ý
số ý
số ý "tạm
số ý "kém"
số ý "rất
thứ trung kiến "rất hạng bình hài | kiến "hài | kiến kiến kiến | |||||
lòng" | lòng" | được" | kém" | ||||
Thăm rừng, tắm thác, thăm di tích cách mạng | 1 | 1,53 | 71 | 42 | 12 | 0 | 0 |
Đi trên sông, thăm vườn, di tích lịch sử… | 2 | 1,83 | 31 | 64 | 13 | 0 | 0 |
Các dịch vụ giải trí | 3 | 2,42 | 14 | 42 | 21 | 6 | 6 |
Thức ăn | 4 | 2,43 | 18 | 34 | 36 | 3 | 6 |
Phòng nghỉ | 5 | 2,52 | 16 | 32 | 39 | 5 | 6 |
Đi lại | 6 | 2,65 | 8 | 18 | 27 | 1 | 6 |
Mua sắm | 7 | 2,86 | 7 | 24 | 37 | 8 | 9 |
nguồn: dữ liệu khảo sát
Ngoài ra, theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai, hiện nay ngoài khu vực Đập Ông Kèo (Nhơn Trạch), chưa có sản phẩm du lịch nào đáng kể khai thác thế mạnh sông Đồng Nai. Các hồ và thác, điển hình là hồ Trị An và Thác Mai còn đang kêu gọi đầu tư với khá nhiều vướng mắc. Chưa có nhiều những khu vườn sinh thái thực sự, và người dân quanh các khu tiềm năng sinh thái rất mơ hồ về việc có thể hưởng lợi từ du lịch.
Các điểm du lịch cạnh tranh tự phát, chưa có liên kết tổ chức thị phần. Sự phát triển nhanh các cơ sở lưu trú không đạt chuẩn, các nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh, phần nào có thể gây bất lợi cho chiến lược phát triển dài hạn. Môi trường du lịch tự nhiên cũng bắt đầu bị thách thức. Sông Đồng Nai khi chưa khai thác du lịch được thì đã báo động về ô nhiễm21.
21 Trong đó có phần quan trọng là do phát triển công nghiệp quá nhanh của khu vực. Sự kiện Vedan đã được nói đến rất nhiều. Trước đó, từ tháng 12/2007, Thủ trướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2020.
Các nhà quản lý du lịch hiện còn đang rất khó khăn trong việc đi tìm các sản phẩm đặc thù cho du lịch Đồng Nai.
TÓM TẮT CHƯƠNG
Đồng Nai có sự đa dạng về tài nguyên và tiềm năng. Hệ thống rừng ở phía Bắc, bao gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên – nơi được UNESCO công nhận là Khu sinh quyển thế giới và Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, cùng với một số những khu rừng nhỏ hơn, là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị vô cùng to lớn, phân biệt du lịch Đồng Nai với các tỉnh thành trong khu vực. Hệ thống sông Đồng Nai với các hồ rộng, thác ghềnh, tập trung khá nhiều di tích của một thời mở đất phương Nam và các làng nghề ven sông có sức hấp dẫn lớn, có thể tạo ra những sản phẩm du lịch về cảnh quan, văn hoá và những hoạt động truyền thống. Do lịch sử hình thành, Đồng Nai là nơi cư ngụ của nhiều dân tộc anh em, là nơi cùng tồn tại nhiều tập quán, phong tục, phong cách sống, lễ hội của các dân tộc khác nhau. Đây là tài sản văn hoá phi vật thể có sức hút lớn đối với du khách. Gốm Đồng Nai, bưởi Tân Triều, rượu Bến Gỗ, đá Bửu Long, đồ gỗ Hố Nai… có thể xem là những sản phẩm truyền thống đặc thù của địa phương.
Đồng Nai có vị trí vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch. Cách TP.HCM, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 30 km (sắp tới Đồng Nai còn có sân bay quốc tế Long Thành), nằm trên trục đường giao thông nối TP.HCM với các trung tâm du lịch miền Trung, Tây nguyên và Vũng Tàu, Đồng Nai có điều kiện rất tốt để nếu không lưu lại được du khách thì ít nhất cũng có thể là điểm dừng chân.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nơi có cuộc sống năng động và mức sống cao nhất nước, có thể xem như du lịch Đồng Nai có sẵn du khách tại chỗ. Lực lượng lao động người nước ngoài tại TP.HCM và các khu công nghiệp trong vùng là số khách có khả năng chi trả cao.
Cũng so sánh trong vùng, quỹ đất rộng của Đồng Nai là một ưu thế lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đa dạng, cùng với vị trí địa lý đặc biệt là cơ