Đ Ịnh Hướng Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Với Mỹ

Mặc dù, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng mức độ không nặng nề như các nước khác bởi vì Việt Nam chưa mở cửa nhiều trong thị trường vốn, thị trường chứng khoán chưa phát triển nên ít chịu tác động của thế giới. Còn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và EU đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sẽ giảm. Việt Nam đang có những chiến lược mới cho hàng xuất khẩu, đó là xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường mới đầy tiềm năng như Trung Đông và Châu Phi hay mở rộng thị phần tại nước Châu Á và quay trở về phát triển thị trường tiêu dùng trong nước. Đó là những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng.

Hoàn cảnh thế giới vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến việc vượt khó của Việt Nam. Việt Nam không ngừng đóng góp sức mình trong nỗ lực chung tay giải cứu kinh tế khu vực và thế giới. Việc các quốc gia hợp tác lẫn nhau, mong tìm lại tương lai sáng sủa cho nền kinh tế toàn cầu là một tín hiệu đáng mừng và lạc quan cho Việt Nam, bởi một nước có kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 70% GDP như Việt Nam đang đối mặt với sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu (Nguồn: Báo Đầu tư, 2009)

3.2. Đ ịnh hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ

Dự báo năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng nông sản hàng đầu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 1,73 tỉ đô la, giảm khoảng 17,25% so với năm 2008. Đa số các mặt hàng xuất khẩu sẽ giảm chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Nếu như năm 2008 xuất khẩu được lợi về giá thì năm nay, nhu cầu sụt giảm mạnh khiến cho xuất khẩu giảm cả về lượng và giá trị, (ước giảm từ 30-40% giá trị). Trong khi đó, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng

trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá... Tính riêng dầu thô xuất khẩu, lượng sẽ giảm 3,5-4 triệu tấn vào năm nay và 5-6 triệu tấn vào năm 2010, do phải phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Nguồn: Thông tin thương mại, 2008)

Xác định được những khó khăn sẽ gặp phải trong năm 2009 và 2010. Những khó khăn rõ nhất đó là Mỹ đã thông qua một loạt đạo luật và các văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có những mặt hàng chiếm thị phần rất lớn trong xuất khẩu của Việt Nam. Theo bà Cathy Sauceda, Giám đốc phụ trách An toàn nhập khẩu và các yêu cầu liên ngành của Hải quan Hoa Kỳ, một số quy định mới trong Đạo luật Nông trại, Đạo luật Lacey sửa đổi (thực thi toàn bộ từ ngày 1/5/2009) và Đạo luật Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu nông sản, hải sản, đồ gỗ và hàng tiêu dùng của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Hơn nữa, các nhà sản xuất của Hoa Kỳ đang vận động mạnh mẽ để Hoa Kỳ áp dụng bắt buộc phải phân loại theo chất lượng và điều này phải được thể hiện ngay trên bao bì sản phẩm, điều đó có nghĩa là chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Còn đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, bà Brenda A. Jacobs cho biết, theo Đạo luật nông trại 2008, nhà nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu khai báo nhập khẩu. Xuất phát từ việc các nhóm môi trường tại Hoa Kỳ khẳng định rằng 10% các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ hàng năm trị giá khoảng 3,8 tỷ USD là được thu từ gỗ chặt đốn trái phép. Việc chặt đốn gỗ trái phép này tạo ra sự cạnh tranh không công bằng với thương mại và sản xuất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Mặc dù trước mắt, Hoa Kỳ chỉ áp dụng đối với gỗ nhiên liệu, gỗ thô nhập khẩu, nhưng mỗi tháng sẽ được đưa vào 1 giai đoạn mới và bổ sung thêm những sản phẩm mới, và từ tháng 4/2010 sẽ áp dụng đối với tất cả sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất – đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) của Hoa Kỳ quyết định hạ lãi suất 0,75% xuống gần “kịch sàn” ở mức 0,25% sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với mức lãi suất như vậy thì chắc chắn giá thành hàng hóa của họ sẽ rẻ đi thêm nữa, điều này sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt đối với hàng nhập khẩu, trong đó có hàng từ Việt Nam.

Phát hiện những cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn để có thể đẩy mạnh việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Người dân nước này đang tiết kiệm chi tiêu hơn nên có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các mặt hàng trung bình. Ví dụ, với hàng thủy sản, trước đây, Việt Nam vẫn thường xuất tôm sú sang Hoa Kỳ, nhưng nay, người dân chuyển thói quen từ dùng tôm sú sang tôm chân trắng, do giá rẻ hơn. Với diễn biến như vậy, tùy từng ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có khảo sát cụ thể để có chuyển hướng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước XK hàng thực phẩm nhiều và hàng hóa này không bị ảnh hưởng nhiều khi cầu giảm xuống như các hàng hóa khác. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam chọn đúng mặt hàng, trong đó chú ý đến nhóm mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như: nông, lâm, thủy, hải sản… với mức giá trung bình, chất lượng không được kém, không có sai sót và phải ổn định, như vậy sẽ giúp giảm bớt áp lực của khủng hoảng tài chính tác động đến Việt Nam. (Nguồn: Thông tin thương mại, 2008).


Hoa Kỳ vẫn được xác định là một thị trường lớn và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009 và các năm tiếp theo. Vì vậy, các doanh nghệp cần tổ chức tốt hơn công tác thị trường nước ngoài, nắm bắt và tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các bạn hàng nhập khẩu, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ những thay đổi trong cơ chế quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiếp xúc với cơ quan tư vấn để họ hướng dẫn về các đạo luật mới do nó tác động trực tiếp đến hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp, bởi đây là những hàng rào kỹ thuật thương mại mới và phức tạp cho nên doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Tóm lại, doanh nghiệp cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 khâu sản xuất, nắm bắt thông tin và tổ chức xúc tiến thương mại. Bộ Công thương sẽ tích cực phổ biến cho doanh nghiệp nắm được những quy định mới liên quan đến chính sách và điều tiết nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, cũng như có biện pháp tổ chức thực hiện để có thể giảm thiểu tác động từ việc thực thi các quyết định này đến xuất khẩu của Việt Nam, tăng cường chất lượng của các quy định để phù hợp với các quy định của Hoa Kỳ. Với mục tiêu thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, đưa thị trường

Hoa Kỳ trở thành thị trường hàng đầu cho hàng XK, Việt Nam đang vận động Hoa Kỳ sớm dành Quy chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP). Nếu được hưởng GSP khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hàng hóa Việt Nam sẽ có những cơ hội lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng, từ đó có thể tạo được vị thế cân bằng với các nước đang phát triển khác khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, danh sách các mặt hàng được hưởng GSP được Hoa Kỳ xem xét lại hàng năm, với việc Quốc hội mới lên nắm chính quyền chắc chắn sẽ có những cân nhắc lại. Vì vậy Việt Nam cần tranh cơ hội này để xin được hưởng GSP, rất có nhiều khả năng Việt Nam sẽ thành công. Quy chế GSP Hoa Kỳ dành mức thuế ưu đãi 0% cho một số chủng loại hàng hóa của các nước đang phát triển và kém phát triển, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng thương mại, tạo cơ sở hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia này. Hiện nay, hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường Mỹ phải chịu nhiều mức thuế khác nhau. Nếu được hưởng quy chế

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ - 10

ưu đãi GSP, các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ có những mặt hàng không phải đóng thuế, và gần như tất cả những mặt hàng khác sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Việc Mỹ sớm áp dụng quy chế GSP cho Việt Nam sẽ là bước tiếp theo trong tiến trình đẩy mạnh hợp tác song phương giữa hai nước. Trước đó, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Mỹ đã là một bước tiến quan trọng, tạo tiền đề cho việc ký kết Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Mỹ, góp phần đưa quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.‌

3.3. Giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động XNK của Việt Nam với Mỹ.

3.3.1. Giải pháp của chính phủ

a. Đối với vấn đề lạm phát

Trước tình trạng lạm phát tăng cao trong những năm đầu năm 2008, ngày 17/4/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP đề ra và tập trung thực hiện 8 nhóm giải pháp.

Nhóm giải pháp đầu tiên, mang tính mấu chốt mà Chính phủ đưa ra là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Một trong những mục tiêu của nhóm giải pháp này, theo Nghị quyết, để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Các hoạt động của ngân hàng thương mại về huy động, cho vay, tín dụng cần được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định.

Thứ hai, Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành. Bộ Tài chính sẽ đảm trách việc rà soát, đề xuất biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, tập

đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế trong quý IV năm 2008.

Thứ ba, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa. Muốn vậy, Chính phủ yêu cầu khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, tập trung phát triển trồng rau màu, chăn nuôi, chuẩn bị đủ giống cho sản xuất vụ hè thu, tăng nguồn cung thực phẩm. Từ đó, giá cả lương thực, thực phẩm sẽ sớm được ổn định. Chính phủ nhấn mạnh việc khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm điện cho sản xuất.

Thứ tư, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Theo đó, Bộ Công Thương được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành và kiểm soát để xuất khẩu gạo năm 2008 ở mức 3,5 - 4 triệu tấn. Bộ Tài chính cần điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, rượu, bia...nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cam kết hội nhập.

Thứ năm, Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng. Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Từ đó, giải pháp triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng được triển khai thành công.

Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Các hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước về giá sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ, đại lý bán lẻ của doanh nghiệp.

Thứ bảy, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Điển hình là từ nay cho đến hết tháng 6/2008, chưa tăng giá điện, than, xăng, dầu, giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc chữa bệnh, vé máy bay, tàu hỏa, vé xe buýt, mức thu học phí, viện phí. Các biện pháp thích hợp tiếp theo trên sẽ được đề ra tùy thuộc vào diễn biến của lạm phát. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho đồng bào bị thiên tai, thiếu đói.

Thứ tám, các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh thông tin và tuyên truyền một cách chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh thông tin sai sự thật có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội.

Sau đây là kết quả đạt được sau khi thực hiện 8 nhóm giải phảp của Chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Đến tháng 8/2008, lạm phát đã có xu hướng giảm dần, kim ngạch xuất khẩu đạt cao và bước đầu thu hẹp được nhập siêu. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2008 cho thấy, từ những quyết tâm đó, lạm phát đã cơ bản được kiềm chế và có xu hướng giảm. Cụ thể, lạm phát tháng 6 giảm mạnh, chỉ số CPI chỉ tăng 2,14%, là mức thấp nhất trong 6 tháng qua (T1: 2,38%; T2: 3,56%; T3: 2,99%; T4: 2,2%; T5: 3,91%). (Nguồn: Báo Chuyên

gia chứng khoán, 2008).

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế. Triển khai nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu. Về điều hành xuất khẩu, các Bộ, ngành chức năng đã thực hiện các chính sách để tăng tổng kim ngạch xuất

khẩu, trong đó tiếp tục xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá gạo thế giới. Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô, kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Qua việc thực hiện các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

b. Đối với vấn đề tỷ giá

Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện 3 lần nâng biên độ tỉ giá. Đây được coi là 1 trong những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Lần thứ nhất, biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ 10/3 nới rộng thêm 0,25%, lên mức +/-1%. Lần thứ hai, ngày 27/6, khi biên độ được nới từ +/-1% lên +/-2%. Lần 3, từ ngày 7/11, Biên độ +/-3% so với tỷ giá liên ngân hàng được áp dụng. Mỗi lần nới rộng biên độ tỉ giá, tỉ giá USD/VND ở thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do đều tăng lên. Tỉ giá tăng làm lợi cho nhà xuất khẩu, đặc biệt trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm, cơn sốt tăng giá cả hàng hoá đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu thu về được nhiều ngoại tệ hơn và từ giữa năm 2008 khi giá hàng hoá dần giảm, việc nới lỏng tỉ giá đã giúp họ thu về đựơc nhiều tiền đồng hơn. Tỉ giá tăng lại gây bất lợi cho nhà nhập khẩu vì nó làm giá cả hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn. Nhưng đây lại là một biện pháp nhằm kiềm chế nhập siêu của nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022