thuốc tại hai quần đảo Madeira và Porto Santo thuộc Bồ Đào Nha. Trong số 1209 loài ghi nhận ở hai quần đảo này, có 259 loài chiếm 21,42% đã được sử dụng làm thuốc [42]
Khi nghiên cứu tài nguyên cây thuốc của một số tộc người bản xứ ở Ấn Độ: người bản xứ Kumaun vùng Himalaya, bộ tộc Alipurduar ở huyện Santal, Tây Bengal, ở Bắc Bengal. Các cộng đồng đã sử dụng và thu hái cây thuốc từ rừng và vườn nhà để chữa các nhóm bệnh và đặc biệt đã có ý thức bảo tồn cây thuốc tại vườn nhà [43,44,45]
Theo ước lượng các nhà khoa học, có khoảng 35.000-70.000 loài trong số 250.000-300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepal có hơn 700 loài, Sri Lanka có khoảng 550-700 loài [9]
1.1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
"Cây trồng phụ có giá trị cao" là cụm từ dùng để chỉ các loại thảo mộc, gia vị, dược liệu và cây tinh dầu, nói chung là những cây đóng góp nhỏ vào sản lượng nông nghiệp của một quốc gia (Sher và cs, 2014)[46].
Các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể được bào chế bởi các ngành sản xuất thuốc. Thương mại quốc tế về cây thuốc và các sản phẩm của chúng ước tính đạt 60 tỷ đô la vào năm 2010, và đến năm 2050, dự kiến đạt 5 nghìn tỷ đô la [47].
Từ đánh giá này, rõ ràng là giá trị kinh tế ngày càng tăng của cây thuốc mà các nước đang phát triển cần khai thác để cải thiện hệ thống kinh tế và chăm sóc sức khỏe của họ. Các quốc gia “mới nổi” dường như hiểu được động lực kinh tế này và đang phải đương đầu với những thách thức. Đặc biệt, các nước đang phát triển từ khu vực Châu Phi cần phải nỗ lực hơn nữa để đối mặt với những thách thức về sức khỏe và kinh tế này, đặc biệt là khi đối mặt với sự hồi sinh và xuất hiện của các chủng vi sinh vật gây bệnh và ung thư kháng thuốc đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với tồn tại của con người [48].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), báo cáo rằng khoảng 70% đến 80% người dân trên toàn cầu dựa vào các nguồn thảo dược để điều trị bệnh [49]
Quy mô thị trường các sản phẩm làm đẹp từ thảo dược toàn cầu được định giá 78,5 tỷ đô la vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2020 đến năm 2027. Các sản phẩm thảo dược làm đẹp được cho là sẽ mở rộng thị trường trên toàn thế giới [50]
Khi đánh giá vai trò của cây thuốc trong sự đóng góp phát triển kinh tế của bang Uttaranchal, Himalaya. Chandra Prakash Kala (2015) đã nhận thấy chính phủ và chính quyền bang đang có chiến lược thúc đẩy hoạt động công nghiệp dựa trên cây thuốc, xác định tiềm năng có sẵn của 964 loài cây thuốc bản địa là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của bang này [51].
1.1.3. Tiềm năng phát triển
Từ việc phân tích nhu cầu thị trường và đánh giá qua số liệu ghi nhận được qua sự tiêu dùng dược phẩm trên toàn cầu, các chuyên gia đã đưa ra dự báo nhu cầu dược liệu cho thế giới rất cao và chưa được cung ứng đủ. Dự báo đến năm 2050, giá trị thương mại thảo dược thế giới đạt nghìn tỷ đô la, thị trường sẽ thiếu hụt nguồn cung ứng các loại thuốc thiết yếu. (Bukar và cs, 2016; Keswani và cs, 2017)[52,53]. Châu Á, Châu Phi và Châu Âu dự kiến nhập khẩu khoảng 1 tỷ đô la từ cây thuốc và cây tinh dầu để phục vụ nhu cầu chữa bệnh và trị liệu. (Sher và Hussain 2009; Ghimire và cs, 2004)[54,55].
Cũng theo dự báo, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các quốc gia có mức tiêu thụ thuốc vượt quá 01 liều/người/ ngày, tổng cộng hàng năm lên đến 4,5 nghìn tỷ liều trong năm 2020, tăng 24% so với năm 2015 [56].
Mặc dù tỷ trọng cây thuốc chiếm phần nhỏ trong sản lượng nông nghiệp, nhưng giá trị lại cao nhất trong số các loại cây được buôn bán. Cây thuốc được xem như cây tiềm năng cao trong họat động sản xuất nông nghiệp, đóng góp cho nền kinh tế khu vực [57,58].
Các quốc gia Nam Á và Tây Á đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng trọt, thu hái và buôn bán cây thuốc, cây thơm từ nhiều thế kỉ trước [59,60].
Các nước Đông Nam Á có đa dạng sinh học cao, tri thức y học cổ truyền phong phú. Ngành công nghiệp thảo mộc của Malaysia đạt doanh thu 315 triệu đô la mỗi năm và được báo cáo là đang tăng trưởng ổn định với tốc độ 20%; Ngành công nghiệp thảo dược Indonesia đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây; Campuchia có khả năng cung cấp nguyên liệu thô thu được từ hơn 500 loại cây
thuốc; Thái Lan có 1400 loài làm thuốc và cây tinh dầu trong khoảng 10.000 loài thực vật. Có 248 cơ sở sản xuất ở Bangkok và 451 cơ sở ở nông thôn đã đóng góp vào việc sản xuất thuốc truyền thống ở Thái Lan trong năm 2000. Giá trị thị trường đang được Bộ Y tế Công cộng Thái Lan nhắm mục tiêu tăng cường tiếp thị các sản phẩm thảo dược từ 9,69 triệu đô lên 16,15 triệu đô [61]
Trong năm 2009, Ấn Độ được xếp hạng là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc [53]. Các loại thảo mộc của Ấn Độ, xuất khẩu trong năm 2007 - 2008 đạt khoảng 96 triệu đô la, trong khi năm 2006-2007 là khoảng 76,9 triệu đô la [62].
Các quốc gia hầu hết đang phải đối mặt với sự chuyển dịch gánh nặng bệnh tật từ các bệnh cấp tính sang các bệnh mãn tính có ảnh hưởng sâu sắc đến cung và cầu dược phẩm [63, 64,65].
Báo cáo của WHO cho thấy vào năm 1999, 15% dân số thế giới lúc bấy giờ sống ở các nước có thu nhập cao đã mua và tiêu thụ khoảng 90% tổng lượng thuốc tính theo giá trị. Thật vậy, báo cáo tiết lộ rằng thị phần của riêng Hoa Kỳ đã tăng từ 18,4% trên toàn thế giới năm 1976 lên hơn 52% vào năm 2000, trong khi ở các nước thu nhập thấp, thị phần dược phẩm được tiêu thụ giảm từ 3,9% tổng số năm 1985 lên 2,9% vào năm 1999 [66]. Xu hướng tiêu thụ dược phẩm giảm ở các nước thu nhập thấp có lẽ phần nào giải thích việc người dân các nước này ngày càng sử dụng nhiều cây thuốc và nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên này như một cách để phát triển kinh tế đồng thời cải thiện nhu cầu dược phẩm của người dân.
Một số quốc gia có thu nhập thấp, chủ yếu từ Đông Nam Á, không thể chi phí quá lớn cho dược phẩm để điều trị bệnh. Đó là trường hợp của Bangladesh có chi tiêu cho dược phẩm là 63%, Nepal (44,3%), Thái Lan (30,5%), Myanmar (24,5%) và Ấn Độ (18,8%) [67]. Các quốc gia này chủ trương phát triển y học cổ truyền và cây thuốc sẵn có ở địa phương thay vì chi phí quá lớn cho tân dược [68,69].
Nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển dược liệu bản địa tại các nước, cần có biện pháp thúc đẩy phát triển phù hợp với tình hình. Sri Astutik và cs (2019) đã đề xuất 03 biện pháp thúc đẩy sự phát triển dược liệu ở Châu Á như sau: [70]
- Kết nối sản xuất và sử dụng với hệ thống thương mại có thể (vấn đề sinh kế, phát triển chuỗi giá trị, nâng cấp sản phẩm và tiếp cận thị trường và quan hệ đối tác)
- Thương mại hóa cây thuốc gắn liền với quy định chính thức và không chính thức và dẫn đến sự công bằng trong lợi ích (chia sẻ lợi ích, cộng đồng trao quyền và các thỏa thuận quốc tế)
- Kết nối việc sản xuất và sử dụng dược liệu với việc duy trì sản xuất lâu bền (chú ý vai trò giới, lưu truyền tri thức bản địa, quy định khai thác bền vững cây trong tự nhiên và trồng cây thuốc theo GAP)
1.1.4. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, các mối đe dọa nguồn tài nguyên cây
thuốc
Áp lực về nhu cầu cây thuốc và nguyên liệu dược phẩm ngày càng tăng trên
toàn cầu. Mặc dù Ấn Độ là một trong 12 trung tâm đa dạng lớn (7500/17.000 loài cây thuốc, Shiva 1996) [71], nhưng nhu cầu ngày càng tăng đang gây áp lực nặng nề lên các nguồn tài nguyên hiện có, khiến một số loài thuộc loại bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Gần đây, một số đánh giá nhanh về tình trạng đe dọa của cây thuốc bằng phương pháp CAMP do IUCN thiết kế cho thấy khoảng 112 loài ở miền Nam Ấn Độ, 74 loài ở miền Bắc và miền Trung Ấn Độ, và 42 loài ở độ cao của Himalaya đang bị đe dọa trong tự nhiên [72].
Có nhiều lý do để bảo tồn cây thuốc trở nên cấp thiết: Việc mất môi trường sống, hoạt động thu hái ngoài tự nhiên quá mức, sự quan tâm và ý thức cộng đồng đối với cây thuốc giảm, nhu cầu thương mại hay chế biến thuốc tăng cao, sự chênh lệch giá từ thu hái đến người bán sản phẩm cao. Các cây thuốc thường được thu hái từ các khu rừng với số lượng lớn, dao động từ 70% đến 99% ở hầu hết các quốc gia (Parrotta và cs, 2007). Điều này đã dẫn đến sự cạn kiệt về số lượng thực vật khi nhu cầu về thuốc thảo dược ngày càng cao. Kết quả là, hầu hết các loài cây thuốc đều đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng [73]. Theo IUCN, khoảng 300 loài cây thuốc đang bị đe dọa tuyệt chủng (Gurib-Fakim, 2006) [74].
Chính vì áp lực trên, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng đang cần được chú trọng. Có các hình thức như:
* Bảo tồn nguyên vị: cho phép bảo vệ thực vật và duy trì các quần xã tự nhiên, cùng với mạng lưới quan hệ phức tạp của hệ sinh thái [75]. Hầu hết các cây thuốc là những loài đặc hữu, và dược tính chủ yếu là do sự hiện diện của các chất chuyển hóa thứ cấp đáp ứng với các kích thích trong môi trường tự nhiên và điều đó
có thể không được thể hiện trong điều kiện nuôi cấy [76,77]. Bảo tồn nguyên vị có hai hình thức chủ yếu là Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn ươm hoang dã.
* Bảo tồn chuyển vị: không phải lúc nào cũng tách rời khỏi bảo tồn tại chỗ, nhưng nó là một bổ sung hiệu quả đối với bảo tồn nguyên vị, đặc biệt là đối với những loài bị khai thác quá mức và có nguy cơ tuyệt chủng, cây thuốc chậm phát triển, ít phong phú, và khả năng nhiễm bệnh cao [78,79,80]. Bảo tồn chuyển vị được thông qua các hình thức: Vườn thực vật, ngân hàng hạt giống, Canh tác trồng trọt, nông nghiệp tốt,... Trong đó, Thực hành nông nghiệp tốt (GAP): đối với cây thuốc đã được xây dựng để điều chỉnh sản xuất, đảm bảo chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu chuẩn hóa thuốc thảo dược. Phương pháp tiếp cận GAP đảm bảo chất lượng cao, an toàn và thuốc thảo dược không gây ô nhiễm (hoặc thuốc thô) bằng cách áp dụng kiến thức sẵn có để giải quyết các vấn đề khác nhau [81].
Để bảo tồn, hiện nay trên thế giới mới chỉ có vài trăm loài được trồng, 20 - 50 loài ở Ấn Độ, 100 - 250 loài ở Trung Quốc, 40 loài ở Hungari, 130 - 140 loài ở Châu Âu. (bảng1.1) [72].
Bảng 1.1. Cây thuốc trồng trên toàn cầu [72]
Số lượng cây thuốc đang trồng trọt | Diện tích (ha) | Trích dẫn | |
Ấn Độ | 50 | > 95,000 | Ved và cs, 2008; Chaddha và cs, 1995 [82,83] |
Trung Quốc | 250 | 330,000 – 460,000 | Akerele và cs, 1991, Heywood, 1999 [84,85] |
Châu Âu | 130–150 | 100,000 | Lubbe và cs, 2011 [86] |
Phần Lan | 30 | <5000 | - |
Ba Lan | 60 | 20,000 | - |
Hungary | 40 | - | - |
Romania | 52 | 4000 | - |
Ý | 100 | - | - |
Tây Ban Nha | 16 | 6000 | - |
Latvia | 20 | 300 | - |
Xéc-bi-a | 30 | <5000 | - |
Anh | 26 | 4200 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững - 1
- Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Cây Thuốc Ở Thừa Thiên Huế Và Điều Kiện Tự Nhiên Xã Hội Khu Bảo Tồn Sao La
- Tổng Quan Nghiên Cứu Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học Từ Thực Vật
- Sơ Đồ Tuyến Điều Tra Thực Vật Tại Kbt Sao La, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Những phương pháp trồng truyền thống được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nguồn tài nguyên cây thuốc. Cây thuốc được bảo tồn chuyển vị sẽ khó giữ được nguyên vẹn những tính chất quý về hoạt chất và tác dụng chữa bệnh. Chính vì vậy, nổ lực bảo tồn cây thuốc toàn cầu đang được đặt ra và với nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của từng nước. Các phương pháp bảo tồn nguyên vị, chuyển vị, lưu giữ hạt giống hay nguồn DNA,… đang được tiến hành đồng thời (bảng 1.2)
Bảng1.2. Bảo tồn cây thuốc trên toàn cầu [72]
Những nổ lực bảo tồn | |
Ấn Độ | CIMAP bảo tồn 418 cây thuốc (CT) trong ngân hàng gen hạt giống, 244 CT trong ngân hàng gen, 44 CT trong ngân hàng gen in vitro, 53 CT trong ngân hàng DNA; TBGRI bảo tồn 30.000 cây |
Croatia | 900 loài ghi nhận của 180 CT được bảo tồn |
Cộng Hòa Séc | 973 loài được ghi nhận, 78 CT được bảo tồn |
Ba Lan | 159 loài được ghi nhận 13 CT được bảo tồn |
Slovenia | 650 loài được ghi nhận và bảo tồn |
Israel | 197 loài bảo tồn nguyên vị, 584 bảo tồn chuyển vị và 576 loại hạt giống được lưu giữ và bảo tồn 15 loài cây thuốc. |
Với vai trò to lớn của cây thuốc đối với con người nên vấn đề bảo vệ cần được quan tâm trên quy mô toàn cầu. Có chưa đến 1% các loài thực vật làm thuốc được kiểm tra và nghiên cứu chất hoạt tính sinh học, nên sự suy giảm và tuyệt chủng kéo theo sự mất đi nguồn cây thuốc chữa bệnh trong tương lai [72]. Nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc có thể là "chìa khóa" để bảo vệ sức khỏe loài người đối với bệnh tật trong tương lai.
1.2. Tình hình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình điều tra thống kê
Trong các văn tự Hán Nôm còn sót lại đã ghi nhận ngay từ thời các vua Hùng, người dân đã biết dùng các loại cây thuốc [87]
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, vốn kinh nghiệm dùng cây thuốc trong dân gian càng trở nên phong phú và phát triển gắn liền với tên tuổi của các bậc danh y nổi tiếng đương thời. Lý triều Quốc sư (nhà sư Nguyễn Minh Không, thế kỷ 12 thời nhà Lý), Phạm Ngũ Lão (thế kỷ 13 thời Trần) xây dựng vườn thuốc "Dược Sơn" tỉnh Hải Dương ngày nay.
Tuệ Tĩnh (nhà sư Nguyễn Bá Tĩnh, thế kỷ 14) là người đầu tiên đã dày công nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm "Thuốc nam chữa bệnh người Nam". Trong các bộ sách do ông biên soạn, chỉ còn lại hai bộ Nam dược thần hiệu (gồm 496 vị thuốc năm)[88] và Hồng nghĩa giác tư y thư ( gồm 630 vị thuốc nam)[89]. Đây là hai bộ sách về cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được coi là cổ nhất ở nước ta.
Trong thế kỷ 18 và 19, có thêm nhiều bộ sách về cây thuốc và vị thuốc của các danh y khác, như “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) gồm 28 tập, 66 quyển, là tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học lớn nhất trong thời trung đại Việt Nam [90]; Nam dược và Nam dược chi danh truyền của Nguyễn Quang Tuân; Nam dược tập nghiệm quốc âm của Nguyễn Quang Lượng và Nam thiên đức bảo toàn thư của Lê Đức Huệ .... . [91]
Giai đoạn 1884 -1945, nhiều tác giả cho ra những công trình rất nổi tiếng như: Công trình đầu tiên về cây thuốc ở Việt Nam có kèm theo tên khoa học của loài là Catalogue des Produits de L'Indochine, của A. Pe'telot và Ch. Crévost (1928), trong đó tập V (Produits médicinaux, 1928) đề cập về 368 cây và vị thuốc ở ba nước Đông Dương [91]. Cuốn Les Plantes Médicinales du Cambodge du Laos et du Viet - Nam (A. Pételot, 1952) thống kê 1.350 loài cây thuộc 160 họ thực vật có hoa đề cập trong bộ sách, riêng ở Việt Nam có 1.281 loài cây thuốc ...[ 92]
Ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), nhà nước ta đã sớm có những chủ trương và nỗ lực đầu tư cho công tác điều tra nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc, phục vụ cho yêu cầu khai thác sử dụng một cách có cơ sở khoa học. Nhiều tác phẩm được ra đời.
"Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi giới thiệu 800 cây, con và vị thuốc (1969 đến nay xuất bản 10 lần), Bộ sách "Cây thuốc Việt Nam" của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 loài cây thuốc; "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" của Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương (xuất bản 2 lần 1973 & 1980); hay bộ "Từ điển cây thuốc Việt Nam" thống kê 3.200 loài cây thuốc, của Võ Văn Chi ( xuất bản 2 lần 1997 & 2011-2012) vv... [93,94,95,96]
Từ 1961 đến 1985, Viện Dược Liệu đã điều tra cơ bản tài nguyên cây thuốc cả hai miền Nam - Bắc, ghi nhận được 1.863 loài cây thuốc, thuộc 263 họ. Đến cuối năm 2000, đã có 3.830 loài thực vật và nấm được dùng làm thuốc [97]
Theo điều tra của Viện dược liệu có 5.117 loài và dưới loài, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch, được trình bày trong cuốn "Danh lục cây thuốc Việt Nam", xuất bản năm 2016 [98], ... tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều kiến thức đang còn bị mất đi theo thời gian. Thực tế cho thấy có nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Dao, Sán Dìu (Ba Vì, Tam Đảo) chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khai thác cây thuốc đi đôi với bảo tồn và truyền nghề cho các thế hệ sau. Chính vì vậy, hiện nay những cây thuốc quý đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng; sự thất truyền những tri thức y học bản địa quý báu, mà không phải dân tộc nào cũng có, là điều tất yếu [99].
Bộ sách: "Thực vật chí Việt Nam" được hơn 40 chuyên gia thực vật học trong nước tham gia biên soạn, đây là công trình mang tầm quốc gia và quốc tế, kết quả của hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu tài nguyên sinh vật trong suốt quá trình lâu dài từ đầu thế kỷ đến nay, hiện các họ thực vật vẫn đang được hoàn thiện và tiếp tục công bố trong thời gian tới. Bộ sách là cơ sở cho việc xác định và tham khảo giám định cây thuốc không thể thiếu với các nhà nghiên cứu [100].
Bộ sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" với 920 cây thuốc được chọn lựa từ hơn 3000 loài cây thuốc đã biết, dữ liệu đã được tổng hợp kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và nhiều nước khác ... [101].
1.2.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
Các chuyên gia lưu ý rằng Việt Nam có khoảng 5.117 loài cây thuốc (Viện Dược liệu, 2006), trong đó có những loài có giá trị như Nha đam, và hoa Hồi. Việt Nam đã thu được hàng trăm triệu đô la nhờ xuất khẩu dược liệu, cả cây thuốc hiếm gặp và phổ biến. Ví dụ, lá xoài xuất khẩu sang Nga, có giá trị vì nguyên tố mangiferin trong đó được sử dụng để chống lại virus (Nirmal và cs, 2013) [61].
Trên thế giới hiện được biết đến 16-19 loài sâm thuộc chi Panax, phân bố tập trung ở Đông Á,Trung đến Đông Himalaya, Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, có 3 loài và 2 giống Panax đã được ghi nhận, gồm Tam thất hoang (P. stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng); Sâm ngọc linh - (P. vietnamensis Ha et Grushv.) với hai thứ Sâm lai châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S. Zhu & S.Q.Cai, Sâm lang biang (P. vietnamensis var. langbianensis N.V. Duy.
V.T. Tran & L.N. Trieu), và Tam thất (P. notoginseng (Burkill) F.H.Chen. (loài