chuẩn lựa chọn và xác định nguồn cung cấp nhân lực có hiệu quả nhất. Nó được thực hiện nhằm tìm kiếm, thu hút và tập trung những người có nguyện vọng xin việc”[13].
Trong giáo trình “Quản trị nhân sự” của Ths. Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân định nghĩa: “Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức về phía mình để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức”[14]. Theo quan điểm của cá nhân, tôi hoàn toàn đồng ý với khái niệm tuyển mộ này của Ths. Nguyễn Văn Điềm.
1.1.5. Khái niệm tuyển chọn
Hiện nay, khái niệm tuyển chọn nhân lực được sử dụng nhiều nhất theo quan của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, giáo trình “Quản trị nhân lực”: “Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm ra được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ”[15].
1.1.6. Khái niệm công chức
Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan Nhà nước. Do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia, khái niệm công chức của các nước cũng không hoàn toàn đồng nhất.
Ở nước ngoài có những định nghĩa khác nhau về công chức, điển hình như:
Cộng hòa Pháp cho rằng: “Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa
[13] Tác giả Vũ Việt Hằng (1994), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.26.
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp - 1
- Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp - 2
- Thông Báo Tuyển Dụng Và Tiếp Nhận Hồ Sơ Dự Tuyển
- Tiêu Chí Tuyển Dụng Công Chức Tại Ubnd Huyện Lục Nam.
- Độ Tuổi Công Chức Tại Ubnd Huyện Lục Nam Giữa Năm 2010 Và Năm 2016
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
[14] ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB lao động – xã hội, tr.95-96.
[15] ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB lao động – Xã hội, tr.111.
phương nhưng không kể đến các công chức địa phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý”[16].
Hoa Kỳ quan niệm: “Công chức bao gồm những người làm việc trong ngành hành chính của Chính phủ Hoa Kỳ được bổ nhiệm về chính trị như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trợ lý bộ trưởng, người đứng đầu bộ máy độc lập và những người liên quan chức nghiệp làm việc trong Hành pháp”[17].
Tại nước Đức hiện nay, quan niệm về công chức khá rộng: “Công chức là những nhân viên làm việc trong các cơ quan, tổ chức văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và nghiên cứu khoa học quốc gia, nhân viên công tác trong các doanh nghiệp công ích do Nhà nước quản lý, các nhân viên, quan chức làm việc trong các cơ quan chính phủ, các giáo sư đại học, giáo viên trung học, tiểu học, bác sĩ, hộ lý bệnh viện, nhân viên lái xe lửa...”[18].
Ở Việt Nam, khái niệm “công chức” được quy định lần đầu tiên tại Điều 1 Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là công chức, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”.
Qua thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước cũng như các cơ quan, tổ chức đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về công chức. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm công chức được thống nhất và quy định tại Điều 4, khoản 1 Luật cán bộ, công chức năm 2008 của Quốc hội ban hành như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
[16] Cộng hòa Pháp (1994), Luật công chức, Điều 2, Chương II. Quy chế chung về công chức Nhà nước của Pháp, tr.228.
[17] PGS. TS Lê Minh Thông và TS. Nguyễn Danh Châu, Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước, NXB Chính trị quốc gia, tr.35.
[18] PGS. TS Lê Minh Thông và TS. Nguyễn Danh Châu, Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước, NXB Chính trị quốc gia, tr.48.
nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
1.1.7. Khái niệm tuyển dụng công chức
Tuyển dụng là một dạng hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước nhằm chọn được những cán bộ, công chức có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan Nhà nước.
Hiện nay, khái niệm “Tuyển dụng công chức” được quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức như sau: “Tuyển dụng công chức là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan Nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển”.
1.2. Ý nghĩa, vai trò của công tác tuyển dụng công chức
1.2.1. Ý nghĩa của công tác tuyển dụng công chức
Tuyển dụng công chức sẽ bảo đảm cơ quan tổ chức chọn được những người tài giỏi và góp phần mang lại những thành công cho cơ quan, tổ chức đó.
Tuyển dụng công chức là yếu tố chủ yếu của chính sách quản lý nguồn nhân lực, bởi vì nó ảnh hưởng quyết định đến tình trạng nhân lực của cơ quan, tổ chức.
Qua tuyển dụng công chức, lực lượng lao động của cơ quan, tổ chức được trẻ hoá, trình độ trung bình của cơ quan, tổ chức được nâng cao.
1.2.2. Vai trò của công tác tuyển dụng công chức
1.2.2.1. Vai trò đối với xã hội
Đối với xã hội, hoạt động tuyển dụng tốt giúp xã hội sử dụng hợp lý tối đa hóa nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Tuyển dụng giúp giải quyết được vấn đề việc làm trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm đáng kể.
Tuyển dụng góp phần vào việc xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh.
1.2.2.2. Vai trò đối với các cơ quan, tổ chức
Tuyển dụng công chức có vai trò đối với các cơ quan, tổ chức như:
Việc tuyển dụng công chức hiệu quả sẽ cung cấp cho cơ quan, tổ chức có một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.
Tuyển dụng tốt giúp cơ quan tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Tuyển dụng tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra đầu vào của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ công chức, nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của cơ quan tổ chức.
Tuyển dụng tốt giúp cho cơ quan, tổ chức giảm bớt gánh nặng chi phí và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách.
1.2.2.3. Vai trò đối với người lao động
Tuyển dụng công chức giúp cho người lao động trong các cơ quan, tổ chức hiểu rõ thêm về triết lý, quan điểm của những người đứng đầu trong bộ máy tổ chức, từ đó sẽ định hướng cho họ theo những quan điểm đó.
Tuyển dụng công chức tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ những người làm việc trong cơ quan, tổ chức từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tuyển dụng giúp họ có thể lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mình. Đồng thời thông qua tuyển dụng cho họ có cơ hội được thăng tiến, cơ hội được khẳng định mình ở một vị trí khác.
Thông qua tuyển dụng, các ứng viên tham gia dự tuyển được đánh giá đúng năng lực trình độ, được bố trí vào công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.
Như vậy, tuyển dụng công chức có tầm quan trọng rất lớn đối với các cơ quan, tổ chức. Đây là quá trình “đãi cát tìm vàng”. Nếu một tổ chức tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết, những sản phẩm cá nhân theo đúng yêu cầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả của mọi hoạt động. Từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức. Tuyển dụng nhân
viên không phù hợp sau đó lại sa thải họ không những gây tốn kém cho chính cơ quan, tổ chức đó mà còn gây tâm lý bất an cho các nhân viên khác.
1.3. Các căn cứ tuyển dụng công chức
Theo Điều 3, mục 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (gọi tắt là Nghị định số 24), quy định:
Thứ nhất: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức (Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 24).
Thứ hai: Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức (Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 24).
Thứ ba: Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định của pháp luật (Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 24).
1.4. Điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức
Điều kiện của người đăng ký dự tuyển được quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trong đó, người đăng ký dự tuyển vào công chức phải bảo đảm những điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo:
Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
Đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng không quá 45 tuổi;
Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;
Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Căn cứ trên cơ sở pháp lý, ngoài những điều kiện bắt buộc người đăng ký tham gia dự tuyển công chức phải thực hiện những quy định khác đối với yêu cầu của những vị ví dự tuyển.
1.5. Các nguyên tắc của tuyển dụng công chức
Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về các nguyên tắc trong việc tuyển dụng công chức, cụ thể như sau:
1.5.1. Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
Tại khoản 1, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định rõ việc tuyển dụng công chức phải thực hiện dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch: Tất cả các nội dung qui định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải được công khai và được kiểm tra giám sát của nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Khắc phục tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, ô dù, chia bè phái...
Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị phải tuân theo các quy định, quy chế của hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong tuyển dụng mà bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng đều phải tuân thủ.
1.5.2. Nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh
Theo nguyên tắc này, mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình. Đối với bất kỳ một vị trí, cương vị nào đang tuyển dụng, các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đều cần được công khai rộng rãi để mọi người đều được bình đẳng và được cạnh tranh một cách công bằng trong việc tham gia thi cử (Khoản 2, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008).
1.5.3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm
Khoản 3, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định rõ: Việc tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng công chức một cách có hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước. Xuất phát từ nhu cầu của công việc mà Nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện, trí thức đảm đương công việc, phải dựa vào việc để tìm người, tránh tình trạng vì người mà tìm việc.
1.5.4. Nguyên tắc ưu tiên
Biểu hiện của việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức giữ các chức vụ, vị trí trọng trách trong từng công việc phải thông qua tài năng thực sự, thành tích hoạt động thực tế và phải lập được công trạng, đảm bảo được tính công bằng, khách quan, khuyến khích được mọi công chức tận tâm với công việc, hạn chế tính quan liêu, tùy tiện, cảm tình cá nhân...Bên cạnh đó, phải ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số (Khoản 4, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008).
1.6. Hình thức tuyển dụng công chức
1.6.1. Việc tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển
Trong hình thức thi tuyển, tùy theo yêu cầu đặt ra mà các tiêu chuẩn cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định về đối tượng và trình độ đào tạo. Thi tuyển có thể thực hiện qua phần thi viết để đánh giá bằng chuyên môn, khả năng đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Đồng thời có thể tiến hành tuyển dụng thông qua thi vấn đáp, thực hành...đối với những ngành, lĩnh vực có yêu cầu, đặc thù nhất định.
Việc tuyển dụng công chức được thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
Các trường hợp sau đây được ưu tiên trong thi tuyển được quy định khoản 1, Điều 3 Nghị định số 24 quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Cụ thể như sau:
1. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
2. Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
1.6.2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển
Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển được quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật cán bộ, công năm 2008:
Những người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Người dân tộc thiểu số, người cư trú tại nơi tự nguyện làm việc;
2. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động;
3. Thương binh;
4. Con liệt sĩ;
5. Con thương binh, con bệnh binh;
6. Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
7. Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên đội trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.