Quan Hệ Giữa Vietnam Airlines Với Các Tổ Chức Hàng Không Quốc Tế

bay này nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của hành khách và hàng hóa.

Vietnam Airlines đã có kế hoạch chú trọng phát triển vận tải hàng không quốc tế tại 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Mục tiêu đến 2010, vận tải hành khách quốc tế qua Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài chiếm 40%, Đà Nẵng chiếm 10% và Tân Sơn Nhất chiếm khoảng 50%. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đang tính đến việc tăng số lượng sân bay dân dụng lên 25 đến 27 sân bay đến hết năm 2010.

Đội bay:

Ưu điểm nổi bật của đội máy bay Vietnam Airlines là ngày càng được đổi mới hiện đại và không ngừng lớn mạnh. Tính đến 12/2009, đội máy bay của Vietnam Airlines có tổng số 58 máy bay trong số đó có 40% đầu máy bay là sở hữu của Vietnam Airlines. Trong thời gian tới, VNA dự định đầu tư them một số máy bay nhằm khai thác đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong quá trình kinh doanh. Theo chiến lược phát triển của VNA đến 2010, VNA sẽ nhận mới 10 chiêc máy bay và khai thác đội bay với gần 70 chiếc.

Bảng 2: Đội máy bay của VNA tính đến 12/2009


Loại máy bay

Số lượng

Số ghế

Ghế hạng C

Ghế hạng Y

Boeing 777-200ER

4

338

32

306


4

307

25

282


1

325

35

290


1

295

12

283

Airbus 330

4

320

36

284


3

266

24

242

Airbus 320

10

192

30

162

Airbus 321

17

184

16

168

Fokker 70

2

79

0

79

ATR 72-500

10

65

0

65

Tổng số máy bay

58




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của VietNam Airlines - 6

(Nguồn: Vietnamairlines.com)

Vietnam Airlines không ngừng phát triển đội bay để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Theo dự kiến, đội bay của VNA sẽ tăng lên thành 70 chiếc vào năm 2010 và sẽ đáp ứng hơn nữa nhu cầu bay trong nước cũng như khách nước ngoài. Sắp tới, Vietnam Airlines đang đặt hàng máy bay Boeing 787 và sẽ sớm đưa vào sử dụng, và đến năm 2014 VNA cũng dự đưa máy bay A350-900 vào sử dụng nâng cao năng suất vận chuyển của hãng.

Năng lực nhân sự

Nhân sự là yếu tố nòng cốt làm nên uy tín chất lượng của một hãng hàng không danh tiếng. Với sản phẩm là vận chuyển tốt các yếu tố sản xuất, cũng như hành khách đến điểm cần đến thì việc phục vụ tốt quá trình vận chuyển đó sẽ đem lại cho doanh nghiệp những khách hàng trung thành nhất. Tính đến tháng 12/2009, tổng số lao động của công ty Hàng không là 10,829 người, và của VNA là 6,579 người. Xét một cách tổng thể, đội ngũ cán bộ nhân viên của VNA có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất chính trị tốt và bản lĩnh vững vàng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, VNA rất chú trọng đến việc phát triển nhân lực, tập trung trước hết cho đào tạo đội ngũ lái máy bay thế hệ mới, đội ngũ tiếp viên chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý giàu nghiệp vụ.

Phi công: Hiện nay số phi công người Việt Nam của Vietnam Airlines là hơn 400 người, số phi công người nước ngoài là 181 người. Công tác đào tạo phi công được VNA tiến hành đồng bộ với việc chuyển giao công nghệ từng bước, chuyển đổi phương thức từ thuê ướt sang thuê khô, khẳng định tính độc lập, tự chủ trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, các học viên phi công trẻ được đầu tư huấn luyện cơ bản tại nhiều trung tâm bay trong và ngoài nước như Úc, Pháp…do đó, trình độ người lái máy bay của VNA ngày càng được nâng cao.

Tiếp viên: Đội ngũ tiếp viên của VNA hiện có một lực lượng đông đảo 1,895 tiếp viên được phân bổ tại hai đầu Bắc – Nam, số tiếp viên nữ là 1,642 người. Tiếp viên có trình độ đại học là 548 người. Về cơ bản đội ngũ tiếp viên đã đáp ứng được yêu cầu khai thác. Mặc dù chất lượng đội ngũ tiếp viên không ngừng được nâng cao song vẫn còn những hạn chế nhất định về khả năng ngoại ngữ. Đội ngũ tiếp viên có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, còn các ngoại ngữ khác như tiếng Hàn quốc, Nhật

Bản, Trung Quốc…còn hạn chế dẫn đến sự mất tự tin khi giao tiếp và phục vụ hành khách.

5. Quan hệ giữa Vietnam Airlines với các tổ chức hàng không quốc tế

Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu thì việc Vietnam Airlines tham gia vào các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hàng không đã góp phần tạo ra một chiếc cầu nối giữa Việt Nam và thế giới, giúp Việt Nam dần dần thiết lập được các mối quan hệ về kinh tế, văn hóa với các nước. Đến nay Vietnam Airlines đã thiết lập quan hệ với tổ chức sau:

Với Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA (International Aviation Transportaion Assosiation)

Vietnam Airlines đã trở thành thành viên chính thức của IATA vào tháng 10 năm 2006. Đã có quan hệ với IATA từ đầu những năm 1990 với tư cách là quan sát viên, Vietnam Airlines luôn tham gia vào các hội nghị hằng năm của IATA về giá cước, về đặt chỗ và vé tại Mỹ và Canada. IATA cũng mở nhiều khóa đào tạo cho các nhân viên của Vietnam Airlines về Ticketing và Tarriffs tại Canada, Thụy Sỹ và Hà Nội. Từ năm 1994, Vietnam Airlines chính thức nộp đơn xin gia nhập IATA nhưng do sự thay đổi về cơ cấu tổ chức nên VNA phải sửa lại hồ sơ và chính thức nộp lại cho IATA vào tháng 9 năm 1996 và đến nay VNA đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của IATA. Đây là một thành công, một nỗ lực to lớn của toàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong quá trình hội nhập với thị trường quốc tế. Hiện nay, Vietnam Airlines đã hoàn toàn có quyền sử dụng các nghị quyết của IATA trong các quan hệ song phương với các hãng hàng không khác trên thế giới.

Với Tổ chức hàng không dân dụng thế giới – ICAO (International Civil Aviation Orgernisation)

Vietnam Airlines chính thức gia nhập ICAO từ năm 1980 và từ đó đến nay tham gia đầy đủ các khóa họp thường kỳ của ICAO tổ chức 2 năm một lần tại Canada.

Với Tổ chức Hàng không Châu Á – OOA (Organisation of Asian Aviation) Trước đây, Vietnam Airlines có ít quan hệ với OAA nhưng đến đầu năm 1995

Vietnam Airlines mới cử người đi dự một số hội nghị của OAA tổ chức về phân phối hợp giá vào OAA và tham gia thường xuyên các hoạt động của OAA.

Với các hãng hàng không khác trên thế giới

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức ký hiệp định hàng không với 58 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như: Thái Lan, Singapore, Philippin, Malaysia, Lào, Campuchia, Mianmar, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Macao, Úc, Bruney, Irac, Hy Lạp, Apaganistan, Nga, Đức, Pháp, Bungari, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Ba Lan, Đan Mạch, Na Uy, Uzebekistan, Séc, Anh, Nam Tư, Cu Ba, Canada… Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlines đã, đang và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với liên minh các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Thông qua các quan hệ hợp tác này, Vietnam Airlines sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hành khách đi đến các điểm đến trên toàn thế giới. Các hãng hàng không lớn mà VNA liên kết hợp tác mở các đường bày bao gồm: American Airlines, Japan Airlines, Korean Air, China Airlines, Cathay Pacific, Quantas Airways, China Suothern Airlines, Philippines Airlines, Garuda Indonesia, Lao Airlines, Vasco, Cambodia Angkor Air v.v. Các tuyến đường liên kết với các hãng hàng không trên được thể hiện ở phụ lục.

Nhìn chung, tuy Vietnam Airlines có khá non trẻ và quy mô còn nhỏ bé so với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới nhưng với môit quan hệ mà Vietnam Airlines đã và đang thiết lập sẽ góp phần giúp Vietnam Airlines trong việc mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động và quy mô, tăng cường uy tín và hình ảnh của mình trên trường vận tải Hàng không quốc tế.

Vào tháng 6/2010 tới VNA sẽ chính thức gia nhập liên minh hàng không SkyTeam. SkyTeam là một liên minh hàng không quốc tế được thành lập ngày 22/6/2000, với 4 thành viên sáng lập, là các công ty hàng không Aeroméxico, Air France, Delta Air Lines và Korean Air. SkyTeam là một Liên minh hàng không, một mô hình hợp tác của các hãng hàng không trên thế giới trước yêu cầu bổ trợ về mạng bay, chia sẻ nguồn lực để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu; cũng như nhu cầu của hành khách về dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng cao và đồng nhất trên toàn bộ hành trình. SkyTeam hiện đang là liên minh hàng không lớn thứ hai trên thế giới, sau Star Alliance, với 11 hội viên toàn phần, 3 hội viên cộng tác, cùng hơn 2.500 máy bay. Mạng đường

bay của SkyTeam vươn tới 905 điểm đến thuộc 169 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên thế giới hiện có 3 liên minh hàng không tiêu biểu với sự tham gia của 19 trên 20 hãng hàng không hàng đầu, chiếm gần 80% tổng ghế luân chuyển và 58% lượng khách vận chuyển trên toàn cầu. Ngoài SkyTeam, hai liên minh còn lại là Star Alliance và Oneworld, lần lượt là các liên minh hàng không lớn nhất và lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2005, SkyTeam chiếm 22% thị phần thế giới, sau Star Alliance (29%) và trên Oneworld (18%). Chỉ cần làm thủ tục một lần, hành khách có thể bay tới hơn 900 điểm đến trên khắp thế giới. Đó là một trong những lợi ích mà khách hàng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ được hưởng trong tương lai, sau khi đơn vị này ký thỏa thuận tham gia Liên minh Hàng không Toàn cầu (SkyTeam). Lễ ký vừa được tiến hành ngày 15/4, tại Hà Nội. Thông qua sự hợp tác này, hành khách của Vietnam Airlines sẽ được sử dụng dịch vụ hàng không thông suốt tới nhiều nơi trên thế giới với chỉ một lần làm thủ tục check-in, ngoài ra còn được sử dụng hàng nghìn phòng vé, phòng chờ của liên minh này trên toàn cầu cùng nhiều ưu đãi khác. Vietnam Airlines đang khai thác đội máy bay trẻ gồm 50 máy bay hiện đại thuộc nhiều chủng loại. Trong đó chủ yếu là Boeing 777, Airbus 330/321/320. Với lịch bay thuận lợi và mạng bay rộng khắp, hiện Vietnam Airlines đang khai thác 20 điểm đến nội địa và 24 điểm đến quốc tế. Năm 2008, hãng hàng không này đã vận chuyển xấp xỉ 9 triệu lượt hành khách. SkyTeam hiện có 11 hội viên toàn phần, 3 hội viên cộng tác với khoảng 2.513 máy bay. Các chuyến bay của SkyTeam tới 841 phi trường ở 162 nước trên toàn thế giới. Các hội viên toàn phần của SkyTeam: Aeroflot, Aeroméxico, Air France, Alitalia, China Southern Airlines, Continental Airlines, CSA Czech Airlines, Delta Air Lines, KLM Royal Dutch Airlines, Korean Airlines, Northwest Airlines. Các hội viên cộng tác: Air Europa, Copa Airlines, Kenya Airways. Hiện Vietnam Airlines là đối tác duy nhất tại Đông Nam Á của SkyTeam. Bắt đầu từ giữa năm 2010, hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ gia nhập SkyTeam và sẽ là thành viên quan trọng của SkyTeam trên thế giới cũng như khu vục Đông Nam Á.

II – Những lợi thế mà Vietnam Airlines có được và những thách thức, khó‌

khăn phải đối mặt

1. Môi trường bên ngoài

Khi một doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần quan tâm trước nhất là môi trường bên ngoài, môi trường mà các doanh nghiệp sẽ hoạt động. Và để doanh nghiệp thành công trong thị trường thì cần hiểu rõ môi trường mà mình đang hoạt động như thế nào và nó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp mình, và từ đó có thể biết được những lợi thế mà doanh nghiệp tham gia trong ngành đó và những thử thách mà doanh nghiệp phải đối mặt.

1.1. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải xem xét đến để có thể định hướng phát triển cho doanh nghiệp của mình. Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Bước vào năm 2009, kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn suy thoái. Trong khi chưa khắc phục hết những khó khăn của năm 2008 và những năm trước đó để lại thì nước ta lại phải đương đầu với những thách thức mới. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta vẫn có những thuận lợi cơ bản, đó là: Lạm phát được kiềm chế; Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn; Chính phủ tiếp tục ban hành thêm các giải pháp và chính sách phát triển kinh tế một cách linh hoạt, nhằm phản ứng kịp thời trước những biến động khó lường về kinh tế; đồng thời chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, từ đó nhiều dự án đầu tư lớn có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế sẽ sớm đi

vào hoạt động, cải thiện đáng kể năng lực sản xuất của nền kinh tế, tạo điều kiện giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc; những kinh nghiệm đúc rút được về điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian qua tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả; sự phối hợp giữa Chính phủ, các hiệp hội, ngân hàng và doanh nghiệp được tăng cường đã tạo đà cho sự hợp tác cùng vượt qua khó khăn. Những yếu tố thuận lợi này bước đầu đã tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam quý I/2009 và sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế-xã hội cả năm. Và tiếp tục thực hiện tốt các chỉ tiêu nhằm đạt được chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1.050 - 1.100 USD. Như vậy, nền kinh tế nước ta sẽ còn nhiều biến động và các doanh nghiệp cần nắm chắc tình hình để đưa ra các kế hoạch cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp của mình và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

- Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của hàng hóa tính bằng đồng nội tệ lên cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vì giá hàng nhập khẩu giảm, và như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trên thị trường trong nước và trên thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của doanh nghiệp giảm so với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài. Năm 2009 là một năm với đầy biến động đối với đồng USD mà nước ta vẫn đang ở trong thời kỳ lấy đồng USD để định giá. Việc đồng USD lên giá đã làm cho xuất khẩu tăng nhanh còn nhập khẩu thì hạn chế đi. Trong tình hình đó, việc người dân đi du lịch nước ngoài sẽ hạn chế hơn, và người nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội du lịch hơn. Đây là cơ hội cho các hãng hàng không đặt ra chiến lược thu hút du lịch trong nước.

- Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn phải vay ngân hàng. Khi lãi suất cho vay của ngân hàng cao, chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi suất tiền vay lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn về vốn.

1.2. Môi trường chính trị - pháp luật

Những nhân tố thuộc môi tường này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong số những yếu tố này thì pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh, giải quyết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội trước những hoạt động của doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đã coi thường lợi ích chung của toàn xã hội. Một thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và trên mọi lĩnh vực. Hay chính sách của Chính phủ về xuất nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước.

1.3. Môi trường văn hóa – xã hội

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử hào hùng, đã chiến thắng quân xâm lược Mỹ, Pháp, Trung Quốc, và có được lịch sử đã gần 1000 năm. Với nền văn hóa đa dạng và phong phú, con người thân thiện và nồng hậu, với nhiều lễ hội và phong tục, món ăn hấp dẫn. Việt Nam vẫn là nơi mà nhiều người nước ngoài mong muốn được đến nhất. Đặc biệt, Việt Nam còn được thế giới xếp hạng là nơi có chỉ số hạnh phúc đứng trong top 10 quốc gia trên thế giới theo tổ chức News Economics Foundation (NEF) năm 2010. Nắm bắt được tâm lý của khách du lịch, Việt Nam luôn có những chính sách khuyến khích và những khẩu hiệu nhằm thu hút khách du lịch hằng năm. Như khẩu hiệu: “Việt Nam, điểm đến thiên niên kỷ”, hay “Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn”…Với các điều kiện thuận lợi như vậy, các hãng hàng không nên đặt ra những chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp của mình nhằm cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong một thị trường béo bở như vậy.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí