DANH MỤC CÁC HÌNH
Đồng Nai trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 21 | |
Hình 2.2 | Lượt khách – Doanh thu 2001-2008 | 28 |
Hình 3.1 | Số lần du khách đến Đồng Nai/ năm | 38 |
Hình 3.2 | Thu nhập của du khách | 39 |
Hình 3.3 | Phương tiện của du khách | 42 |
Hình 3.4 | Đường cầu du lịch Đồng Nai | 54 |
Phụ lục 2 | Vị trí Đồng Nai trong tổng thể mạng lưới đường Xuyên Á | 75 |
Phụ lục 3 | Tài nguyên du lịch tự nhiên | 76 |
Phụ lục 4 Phụ lục 5 | Tài nguyên du lịch nhân văn Phân bố các khu, điểm du lịch TP. HCM - Đồng Nai – | 77 |
Bình Dương trong bán kính 50km và 100km với tâm là | ||
TP. HCM | 78 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 1
- Brakke, B. (2004-2005): Du Lịch Quốc Tế, Cầu Và Ảnh Hưởng Trên Gdp: Những Phân Tích Cơ Sở Và Kinh Nghiệm [28].
- Hồ Đức Hùng (Chủ Nhiệm Đề Tài, 2005): Đánh Giá Hiệu Quả Đầu Tư, Xây Dựng I-O Và Áp Dụng Tsa Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8].
- Sản Phẩm Du Lịch Và Chất Lượng Các Loại Dịch Vụ Qua Đánh Giá Của Du Khách Và Các Nhà Quản Lý
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ITCM The Individual Travel Cost Method - phương pháp chi phí du hành cá nhân
GS.TS. Giáo sư Tiến sĩ
NGTK Niên giám Thống kê
OLS Ordinary Least Square regression - phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu
TCM The Travel Cost Method - phương pháp chi phí du hành
TP. thành phố
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
ZTCM The Zonal Travel Cost Method - phương pháp chi phí du hành theo vùng
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà lợi ích của nó thì ai cũng đã rõ. Nếu lấy mức chi tiêu trung bình của du khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay là 800 USD/người 1(thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực), thì đã có nghĩa là đón một khách quốc tế tương đương với xuất khẩu 2 tấn gạo 2.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, giáp ranh TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, Vũng Tàu, nghĩa là nằm trên các trục quốc lộ chính nối từ TP.HCM đi đến các vùng du lịch trọng điểm, trong khu vực cư dân có đời sống kinh tế năng động và cao nhất nước. Ở vị trí đặc biệt như vậy, Đồng Nai bị xem là quá chú trọng phát triển công nghiệp mà không biết làm dịch vụ. Du lịch Đồng Nai như một nàng công chúa ngủ vùi, mãi vẫn còn chờ đợi người đánh thức.
Thực ra, du lịch Đồng Nai năm 2008 đón 1.370.000 lượt khách, doanh thu 250 tỷ đồng không phải là một con số quá khiêm tốn3. Thế nhưng, nhìn vào hoạt động du lịch nghèo nàn, thiếu các sản phẩm cụ thể, chú trọng nhiều đến tham quan nhưng thiếu tính khám phá, chưa gây được ấn tượng gì để du khách quay lại lần sau… thì quả thật có thể cảm nhận được Đồng Nai đang khai thác du lịch chưa tương xứng với tiềm năng.
Nghi vấn “doanh thu du lịch chưa xứng với tiềm năng” tất yếu dẫn đến câu hỏi: Giá trị tiềm năng của du lịch Đồng Nai là bao nhiêu? và nhu cầu cần phải được lượng hoá cụ thể.
Xuất phát từ đối tượng sử dụng sản phẩm du lịch - các du khách - để phân tích, sau đó áp dụng các phương pháp định lượng phổ biến để lượng hoá sự ưa thích
1 Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008, [2]).
2 Theo http://vneconomy.vn/ ngày 3/2/2009: gạo 25% tấm giá 400 USD/tấn, FOB TP.HCM.
3 Thí dụ, Daklak năm 2008 đón 250.000 lượt du khách, Đà Nẵng: 1,27 triệu lượt du khách, Cần Thơ với chương trình “Năm Du lịch Quốc gia - Miệt vườn sông nước Cửu Long 2008” đón 2,5 triệu lượt du khách, doanh thu 451,5 tỷ đồng - thông tin từ website Tổng cục Du lịch http://www.dulichvn.org.vn/.
của họ đối với các sản phẩm, từ đó xây dựng đường cầu và xác định giá trị du lịch Đồng Nai là nội dung nghiên cứu của Luận văn này.
Đây là nghiên cứu dựa trên cầu đầu tiên và là nghiên cứu định lượng đầu tiên về giá trị du lịch tại Đồng Nai.
Năm 2009 được đánh giá là một năm đầy khó khăn cho ngành du lịch. Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chương trình giảm giá tour “Ấn tượng Việt Nam”. Ngay lúc này, các nhà quản lý và chính quyền các địa phương phải gấp rút tìm ra các giải pháp phù hợp, vừa nhanh chóng cải thiện tình hình, vừa làm nền tảng cho sự phát triển bền vững mai sau.
Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đóng góp một phần công sức trong việc đánh giá nhu cầu của du khách và có thể gợi ý các chính sách nhằm phát triển bền vững du lịch địa phương.
Mục đích và Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Giá trị của du lịch Đồng Nai là bao nhiêu?
Và những câu hỏi phụ:
Các nhân tố nào tác động trên cầu du lịch Đồng Nai? Mức tác động riêng phần của từng nhân tố?
Khách du lịch đến Đồng Nai hiện nay là những ai? Cơ cấu như thế nào? Họ ghé thăm những đâu, điều gì đã thu hút họ? Mức hài lòng của du khách?
Luận văn cũng nhằm làm rõ những nghi vấn:
Có hay không, một tác động âm của chi phí du hành4 đối với số du khách hằng năm đến Đồng Nai?
4 Thuật ngữ “chi phí du hành" trong suốt Luận văn này được hiểu không chỉ là chi phí đi lại. Nó còn bao gồm cả chi phí cơ hội do lưu trú, đi đường, và một số chi phí khác. Chi tiết xem tại 3.5.11, trang 43.
Các đặc trưng kinh tế xã hội của cá nhân du khách: thu nhập, số năm đi học có tác động dương?
Có phải thanh niên là đối tượng khách chính của du lịch Đồng Nai, do phù hợp với các loại hình du lịch và các dịch vụ đang có tại đây?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khách du lịch đến Đồng Nai trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9/2008. Phạm vi nghiên cứu là tỉnh Đồng Nai, trực tiếp là tại các điểm du lịch đang khai thác kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách. Phương pháp phân tích định lượng được áp dụng cùng với phương pháp chi phí du hành (TCM - The Travel Cost Method) và phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Square regression) để xây dựng mô hình đường cầu.
Nguồn dữ liệu sơ cấp tập hợp từ cuộc khảo sát ngẫu nhiên 350 du khách (322 khách nội địa và 28 khách quốc tế) trong thời gian 4 tháng tại các điểm du lịch đang khai thác kinh doanh và khách do các công ty lữ hành phục vụ. Bảng phỏng vấn được thiết kế tập trung vào chi phí du hành, thu nhập, các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách để xây dựng đường cầu. Số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2006 [16], Niên giám Thống kê Đồng Nai 2007 [3] và các báo cáo thống kê từ 2001 đến 2008 của Sở Thương mại – Du lịch và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai [13].
Bố cục Luận văn
Luận văn này bao gồm ba chương.
Chương 1 giới thiệu về Lý thuyết cầu và phương pháp chi phí du hành, điều kiện áp dụng, ưu điểm và hạn chế của phương pháp. Những nghiên cứu có liên quan, trong nước và trên thế giới cũng được trình bày cùng với đề xuất về việc áp dụng mô hình và giả thiết các nhân tố tác động lên cầu du lịch Đồng Nai.
Chương 2 đánh giá một cách tổng quan về du lịch Đồng Nai: tiềm năng, thực trạng và những vấn đề đang đối mặt có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.
Chương 3 là chương trọng tâm, nêu các bước xây dựng đường cầu du lịch Đồng Nai và một số gợi ý chính sách. Chương này bắt đầu bằng việc xây dựng các biến cho mô hình, mô tả việc thu thập dữ liệu, đặc trưng thống kê của các biến, xây dựng đường cầu bằng phương pháp ZTCM (Zonal Travel Cost Method), tính toán giá trị thặng dư của du khách từng vùng và giá trị của du lịch Đồng Nai. Các gợi ý chính sách được đặt cơ sở trên quan điểm phát triển bền vững và là những hệ quả trực tiếp suy ra từ mô hình hồi quy OLS và các đặc trưng thống kê.
Cuối cùng, tác giả dành một phần ngắn để chỉ ra những hạn chế của mô hình, của Luận văn và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.
Chương 1
Lý thuyết cầu và phương pháp TCM
Đây là chương giới thiệu về lý thuyết cầu và phương pháp TCM (The Travel Cost Method - phương pháp Chi phí du hành). Những nghiên cứu có liên quan đến cầu du lịch, trong nước và trên thế giới cũng được trình bày sơ lược. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, tác giả rút ra đề xuất về việc áp dụng mô hình và giả thiết các nhân tố tác động lên cầu du lịch Đồng Nai.
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Lý thuyết cầu
Cầu cùng với Cung là những khái niệm cơ bản nhất trong kinh tế học.
Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được (Begg,1995, [4]). Người ta dùng đường cầu để thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả, khi các yếu tố khác được giữ nguyên. Hầu hết các loại hàng hoá đều tuân theo quy luật đường cầu dốc xuống, thể hiện lượng cầu của một loại hàng hoá giảm xuống khi giá cả của hàng hoá đó tăng lên, và ngược lại. (Samuelson, 2002, [11]).
Đường cầu thị trường có được bằng cách cộng theo chiều ngang (trục số lượng) các đường cầu cá nhân. Tại mỗi mức giá, lượng cầu của thị trường là tổng của lượng cầu của tất cả người tiêu dùng. Trên thực tế, điều này rất quan trọng, vì có thể dựng nên cầu thị trường từ cầu của những nhóm dân cư khác nhau, hoặc từ những người tiêu dùng ở tại các khu vực khác nhau. Tác giả Luận văn sẽ áp dụng phần lý thuyết này để xây dựng đường cầu thị trường cho du lịch Đồng Nai thông qua việc tổng hợp cầu từ các nhóm du khách đến từ các vùng khác nhau.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu của thị trường, mà thông thường được xếp vào 3 nhóm chính: thu nhập, giá cả của các mặt hàng liên quan, và sở thích
của người tiêu dùng. Khi các yếu tố này thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển (Begg,1995 [4]).
Thông thường, thu nhập tăng dẫn đến cầu tăng (hàng hoá bình thường). Ngược lại, khi thu nhập tăng dẫn đến giảm cầu ở một mặt hàng, thì mặt hàng đó được gọi là hàng thứ cấp5.
Khi một hàng hoá thay thế tăng giá, cầu của hàng hoá đang xét đến cũng sẽ tăng (Begg, 1995 [4]). Điều này được hiểu như là, khi giá du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trở nên đắt đỏ, thì người tiêu dùng sẽ sang Đồng Nai để du lịch nhiều hơn.
Nhóm thứ ba là khẩu vị hay sở thích của người tiêu dùng, được hiểu như là sự thuận tiện, phong tục, thị hiếu, hay mốt tiêu dùng (Begg,1995 [4]). Khi người ta tập trung chú ý nhiều vào sức khoẻ và quan tâm nhiều hơn đến thiên nhiên, thì du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần tiếp đón được nhiều du khách hơn.
Một cách tổng quát, có thể biểu diễn cầu theo hàm số sau:
Q = f(P, I, Ps, Pc, T) (1.1)
Trong đó:
Q lượng cầu
P giá quan hệ ngược chiều
I thu nhập của người mua thuận chiều
Ps giá của hàng hoá thay thế thuận chiều
Pc giá của hàng hoá bổ sung ngược chiều
T thị hiếu của người mua thuận chiều Gắn liền với đường cầu là khái niệm về độ co dãn cầu.
Độ co dãn cầu đo sự nhạy cảm của lượng hàng được yêu cầu đối với những thay
đổi của các biến trong hàm cầu. Ví dụ, độ co dãn của cầu theo giá cho biết tỉ lệ
5 Tác giả kỳ vọng dịch vụ du lịch Đồng Nai là loại hàng hoá bình thường, sẽ tăng khi thu nhập tăng. Trường hợp ngược lại, hoặc đã xảy ra lỗi trong quá trình tập hợp dữ liệu và chạy hồi quy, hoặc du lịch Đồng Nai là loại hàng hoá thứ cấp: khi thu nhập tăng, du khách bỏ đi, vì chất lượng du lịch kém quá, du khách tìm đến những dịch vụ có chất lượng cao hơn.
phần trăm thay đổi trong lượng cầu đối với một mặt hàng khi giá của hàng hoá
đó thay đổi 1%. (Pindyck, 1994, [12])
hay
%ΔQ
P
%ΔP
P
P Q Q P
= ΔQ / Q P ΔQ ΔP / P Q ΔP
(1.2)
(1.3)
Trong đó:
P độ co dãn cầu theo giá
Q lượng cầu
P mức giá
1.1.2. Mô hình cầu du lịch
Lý thuyết cầu du lịch và các mô hình hàm cầu
Du lịch là loại hàng hoá đặc biệt, phải được tiêu dùng ngay tại điểm đến (điểm cung ứng dịch vụ), vì điểm đến không thể đóng gói sự hấp dẫn và mang bán tại thị trường địa phương. Sự chọn lựa du lịch, theo định nghĩa, được giải thích là sự sẵn lòng của du khách để đến, lưu lại, và tiêu dùng dịch vụ tại điểm đến cho trước. Để xấp xỉ những ảnh hưởng trên sự chọn lựa của người tiêu dùng, Brakke (2004, [28]) xây dựng mô hình cầu du lịch cho sản phẩm du lịch tại điểm đến i của các du khách đến từ j như sau:
Yij = f(Uij, Pxij, Pyij, Ij ) (1.4)
Trong đó,
Yij lượng cầu sản phẩm du lịch tại điểm i của du khách đến từ j
Uij thỏa dụng hay sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch tại điểm i so với những điểm đến khác bởi du khách đến từ j.
Pxij chi phí du hành của khách từ j đến i
Pyij chi phí du hành của du khách từ j đến điểm thay thế của i
Ij thu nhập khả dụng của du khách j.
Phương trình (1.4) là mô hình lý thuyết của cầu du lịch, nói lên sự quan hệ giữa cầu về sản phẩm du lịch (Y) - được gọi là biến phụ thuộc, và các biến độc lập (P, I…), mà đôi khi cũng được gọi là các biến giải thích.