Trên thực tế, cần có những hàm số toán học cụ thể hơn để đo lường các ảnh hưởng đến cầu. Thông thường, hàm cầu được ước lượng sử dụng hồi quy OLS. Damodar N. Gujarati (2004,[29]) đã trình bày 6 dạng hàm thông dụng trong giáo trình nổi tiếng của mình 6, nhưng sau đây là những dạng phổ biến trong việc hồi quy xây dựng đường cầu:
Dạng tuyến tính:
Dạng semilog:
Y 1 2PX
3PY 4I ... U
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 1
- Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 2
- Hồ Đức Hùng (Chủ Nhiệm Đề Tài, 2005): Đánh Giá Hiệu Quả Đầu Tư, Xây Dựng I-O Và Áp Dụng Tsa Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8].
- Sản Phẩm Du Lịch Và Chất Lượng Các Loại Dịch Vụ Qua Đánh Giá Của Du Khách Và Các Nhà Quản Lý
- Các Biến Độc Lập Và Dấu Kỳ Vọng
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
(1.5)
Dạng log-log :
ln(Y ) 1 2PX
3PY 4I ... U
(1.6)
Trong đó :
ln(Y ) 12ln(PX) 3ln(PY) 4ln(I ) ... U
Y cầu du lịch
(1.7)
PX giá sản phẩm du lịch của điểm khảo sát
PY giá sản phẩm du lịch thay thế
I thu nhập của du khách
U yếu tố ngẫu nhiên
Các hệ số
j (j=1,2...) các hệ số hồi quy tuyến tính, còn gọi là hệ số độ dốc riêng (partial slope coefficient) hoặc hệ số hồi qui riêng (partial regression coefficient).
j mô tả số đơn vị thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập thay
đổi một đơn vị, trong khi giữ cho các biến độc lập khác không đổi. Nói cách khác, hệ số hồi quy riêng phản ánh ảnh hưởng ròng (net effect) hoặc ảnh hưởng trực tiếp (direct effect) lên biến phụ thuộc khi biến độc lập thay đổi một đơn vị sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các biến hồi qui khác.
Độ co dãn của cầu theo các biến số
Độ co dãn của cầu theo thu nhập mang giá trị dương đối với các hàng hoá thông
6 Basic Econometrics (Fourth Edition), The McGraw−Hill Companies, New York, 2004.[29]
thường, mang giá trị âm đối với các mặt hàng thứ cấp. Một mặt hàng xa xỉ có co dãn theo thu nhập lớn hơn 1, trong khi mặt hàng thiết yếu có co dãn bé hơn 1 (Begg,1995, [4]).
Độ co dãn theo thu nhập của hàng hoá thông thường có dấu dương, nghĩa là, khi thu nhập tăng, cầu tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp cầu du lịch, có một số lý giải phức tạp hơn. Tuy thu nhập tăng, du khách vẫn có thể bị giới hạn bởi công việc (bận rộn hơn), nên không thể kéo dài hơn thời gian nghỉ dưỡng tại một khu du lịch. Trong khi đó, các loại du lịch thương gia (business travel), du lịch xa xỉ (luxury travel), du lịch thăm bạn bè và người thân hầu như không co dãn theo thu nhập. Khi thu nhập tăng, du khách cũng có thể chuyển sang một mức dịch vụ
cao hơn, với giá cao hơn, và thời gian du lịch ít đi. Như vậy, dấu kỳ vọng của 4
trong các mô hình (1.5), (1.6) và (1.7) thay đổi và không phải bao giờ cũng đoán
được, dù ta vẫn kỳ vọng thường.
4 có dấu dương và du lịch Đồng Nai là hàng hoá bình
2
Độ co dãn của cầu, thí dụ đối với giá cả PX, được tính toán theo công thức (1.3), và áp dụng cho từng mô hình (1.5), (1.6), (1.7):
Dạng tuyến tính :
PX
Y PX
(1.8)
PX Y
PX Y
Dạng semilog: Dạng log-log :
2PX
P
P
X
2
X
(1.9)
(1.10)
Như vậy, trong trường hợp tuyến tính và semilog, độ co dãn điểm thay đổi khi PX thay đổi, trong khi đối với dạng hàm log-log, độ co dãn là hằng số: Hệ số ứng với logarithm của một biến độc lập là độ co dãn của biến phụ thuộc vào biến độc lập đó (Gujarati, 2004, [29]).
Độ co dãn hằng số dễ dàng cho các nhà hoạch định chính sách dự đoán sự thay đổi của cầu du lịch khi thay đổi 1% một biến độc lập nào đó, trong khi vẫn giữ nguyên các biến khác.
Việc bổ sung các biến kinh tế – xã hội
Phát triển từ lý thuyết cầu, lý thuyết cầu du lịch nhấn mạnh các nhân tố chính ảnh hưởng đến cầu du lịch là chi phí du hành, giá hàng thay thế, thu nhập và sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, những biến liên quan đến động thái người tiêu dùng do các đặc trưng xã hội (tuổi tác, giới tính, số năm đi học, tình trạng hôn nhân...) đã vắng mặt. Do đó, nhiều tác giả trong nghiên cứu của mình thường bổ sung các biến kinh tế - xã hội khi thực hiện phương pháp TCM như sẽ được trình bày tại phần tiếp theo sau đây.
1.1.3. Mô hình cầu du lịch theo phương pháp TCM
Để đánh giá (đo lường giá trị bằng tiền) của du lịch, hay xác định giá trị du lịch của một vùng, miền, quốc gia... các nhà nghiên cứu thường sử dụng thông tin về mối quan hệ giữa hàng hoá thị trường và hàng hoá phi thị trường. Theo Markandya và Richardson (1993), được Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn dẫn trong [39], thì các phương pháp đánh giá được chia thành 3 nhóm chính:
Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như thu nhập, mức chi tiêu, xếp hạng các ưa thích, các hoạt động... Tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp Chi phí du hành - TCM.
Các phương pháp dựa trên thông tin phát biểu của người được phỏng vấn, trong trường hợp dịch vụ, thị trường chưa tồn tại. Tiêu biểu của nhóm này là phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên – CVM (Contingent Valiation Method).
Các phương pháp dùng chi phí thay thế khi các dịch vụ do môi trường cung cấp không còn nữa.
Trong phạm vi Luận văn này, tác giả sẽ chỉ áp dụng phương pháp TCM.
Phương pháp TCM
TCM thường được sử dụng rộng rãi để đo lường giá trị giải trí của các tài nguyên thiên nhiên, như các vùng hồ, thác hay các khu vườn thiên nhiên. Những
nghiên cứu đã thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới chứng minh rằng TCM là công cụ hữu hiệu để đánh giá hoặc ước lượng giá trị giải trí và các lợi ích của một điểm đến (Georgiou, 1988, [35]).
Khi hưởng thụ dịch vụ giải trí, du lịch ở một nơi nào đó, du khách có thể không trả tiền (như ngắm cảnh thiên nhiên ở một nơi được xem là khu vực công cộng) hoặc chỉ phải trả một giá danh nghĩa, chưa phản ánh đúng giá trị, nguồn lực thật sự đã bỏ ra để cung cấp dịch vụ đó (người cung cấp dịch vụ ghế ngồi ở Vũng tàu chẳng hạn, chỉ thu tiền vé ghế ngồi liên quan trực tiếp đến quản lý, nhân công, khấu hao, tiền thuê đất... nhưng không hề, và không thể thu đủ giá trị của cảnh mặt trời lặn phía trước ghế, mới chính là cái tạo ra sự thư giãn, giá trị du lịch và giải trí cao nhất cho du khách).
Như vậy, không thể dùng vé vào cổng để đo lường đủ giá trị của dịch vụ giải trí. Phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường như chi phí vận chuyển, ăn uống, chi phí trả cho các dịch vụ... và thông qua những hành vi thường quan sát được để xây dựng hàm cầu giải trí hay du lịch.
Phương pháp TCM dựa trên giả định rằng chi phí du hành có thể thay thế giá chi trả cho việc thoả mãn đối với một khu/ vùng giải trí. Chi phí du hành bao gồm chi phí đi lại và chi phí cơ hội cho việc đi lại đó (Euisoon Shin và Maynard Hufschmidt, 1997, [33]). Những người ở xa vùng giải trí phải trả chi phí cao hơn những người ở gần, và do vậy, họ sẽ ít đi đến vùng giải trí đó hơn. Phương pháp TCM ước lượng giá trị giải trí của một điểm du lịch dựa trên phản hồi của khách du lịch với những chi phí khác nhau. Theo Freeman (1993, [34]), du khách sẽ chọn lựa số lần ghé thăm điểm đến i như sau :
Y=f(TC, I, S, TC’,S’) (1.11)
Y cầu du lịch
TC chi phí du hành
I thu nhập
S đặc điểm của điểm du lịch
TC’ chi phí du lịch đến điểm thay thế
S’ đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch
Đường cầu giải trí được xây dựng dựa vào ước lượng phương trình (1.11) đã bổ sung thêm đặc trưng kinh tế xã hội của người tiêu dùng vào mô hình cầu du lịch. Do đó, có thể xem đây là mô hình thực tiễn và đầy đủ nhất. Đường cầu giải trí chính là đường sẵn lòng chi trả biên tế cho dịch vụ giải trí. Như vậy, giá trị giải trí được đánh giá như tổng sẵn lòng chi trả sẽ được đo bằng diện tích nằm dưới đường cầu.
Mặc dù áp dụng chính của TCM là để đánh giá các lợi ích môi trường tại một vùng/khu giải trí hay du lịch, nhưng nó cũng đồng thời xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giải trí và du lịch (Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2001, [39]).
Có hai phương pháp con trong phương pháp TCM để ước lượng giá trị du lịch hay giá trị giải trí của một vùng, đó là ITCM và ZTCM
ITCM (Individual Travel Cost Method)
ITCM định nghĩa biến phụ thuộc Yi là số lần một du khách i thăm một điểm đến cho trước trong một thời kỳ, thường là một năm.
Yi = f(TCi, Si) (1.12)
Trong đó:
Yi số lần thăm của cá nhân i trong một năm
TCi phí du hành của cá nhân i
Si các nhân tố khác góp phần vào quyết định du hành của cá nhân i , bao gồm: đặc điểm của điểm đến, giá điểm đến thay thế, thu nhập, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục.
Thặng dư tiêu dùng cho mỗi cá nhân được ước lượng thông qua tích phân hàm cầu, lấy từ giá chi trả đến mức choke price7. Nói cách khác, thặng dư tiêu dùng cá nhân là phần diện tích bên dưới đường cầu và ở trên mức giá đang chi trả, đến phía dưới mức choke price.
ZTCM (Zonal Travel Cost Method)
Nếu như ITCM xem số lượt viếng thăm của một du khách trong một khoảng thời
7 Choke price là mức giá mà tại đó số lần du lịch của du khách trong một năm = 0
gian cho trước, thường là một năm là một hàm của chi phí du hành, thì ZTCM chia khu vực chung quanh vùng nghiên cứu thành những vùng nhỏ, và đơn vị khảo sát bây giờ là các vùng này, thay vì các cá nhân. Số lần viếng thăm/ dân số của mỗi vùng là một hàm của chi phí du hành.
Thông thường, các vùng chung quanh vùng nghiên cứu được phân chia dựa vào khoảng cách đến vùng nghiên cứu, với giả thiết rằng, càng xa vùng nghiên cứu, thì chi phí du hành càng nhiều hơn, và sẽ ít du khách đến vùng nghiên cứu hơn. Giả định của ZTCM cũng cho rằng, trong mỗi vùng, dân cư có những đặc trưng giống nhau về thị hiếu hay sở thích (cho nên, trong một số trường hợp, ZTCM chia vùng không theo khoảng cách, mà theo đặc trưng tiêu dùng đặc biệt của vùng đó), kế đến, số các vùng phân chia phải đủ lớn, để việc hồi quy có ý nghĩa. Cuối cùng, mỗi vùng phải là một khu hành chính hay tập hợp của một số khu hành chính, để có thể tiện lợi trong việc sử dụng các dữ liệu thống kê vùng.
Mô hình tổng quát của hàm cầu theo ZTCM là:
Yi = f ( TCi , POPi , Si ) (1.13)
Trong đó:
Yi số lượt khách từ vùng i đến vùng nghiên cứu
TCi chi phí du hành bình quân từ vùng i đến vùng nghiên cứu
POPi dân số của vùng i
Si các biến kinh tế- xã hội đặc trưng của người dân vùng i
Cụ thể, trong tính toán, biến phụ thuộc được xem là tỉ lệ đi tham quan trên 1.000 dân của vùng i, xác định theo số liệu thu thập được từ bảng phỏng vấn và công thức:
⎜n⎟
⎛vi ⎞N 1.000
i
Y ⎝⎠
POPi
(1.14 )
Yi tỉ lệ tham quan theo vùng
(số lượt du khách từ vùng i đi du lịch đến vùng nghiên cứu/1.000 dân của vùng i/ năm)
vi số lượt khách từ vùng i đến vùng nghiên cứu, theo mẫu khảo sát
n kích thước mẫu
N tổng số lượt du khách đến vùng nghiên cứu/ năm
POPi dân số vùng i
Việc tính toán thặng dư tiêu dùng tương tự như trong trường hợp ITCM: là tích phân hàm cầu, lấy từ giá chi trả trung bình đến mức choke price. Thặng dư thị trường đối với điểm đến khảo sát có được bằng cách tổng thặng dư của các vùng phân chia, và giá trị giải trí là tổng của thặng dư tiêu dùng và mức chi trả trung bình của du khách.
choke
CSi
Ptb
f (TCi , POPi , Si )dTCi (1.15)
với CSi, Ptb và choke lần lượt là giá trị thặng dư, chi phí bình quân và mức giá choke price của vùng i.
Ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp - Điều kiện áp dụng
ITCM và ZTCM đều giả định rằng du khách chỉ đến một điểm trong mỗi chuyến du hành, cho nên, việc phân bổ chi phí trong những chuyến đi nhiều mục đích là cần thiết, nhưng không phải bao giờ cũng thực hiện được dễ dàng.
Theo Euisoon Shin và Maynard Hufschmidt (1997, [33]), ITCM phù hợp hơn cho việc đo lường ảnh hưởng của các yếu tố quyết định đến cầu du lịch vì nó đặt cơ sở trên thông tin cá nhân do chính từng du khách cung cấp; tuy nhiên, khó được áp dụng chính xác ở những vùng nông thôn, vùng hoang dã mà du khách còn ít biết đến, hay chỉ thực hiện những chuyến viếng thăm ngắn, và ít lần trong năm, hay chỉ thăm một lần, không quay lại. Với biên độ nhỏ, ít biến
động, kỹ thuật hồi quy sẽ cho kết quả với hệ số xác định điều chỉnh R2 thấp,
và khả năng giải thích của mô hình vì vậy, sẽ ít có ý nghĩa. Trong Economic Values and the Environment in the Developing World [35], Georgiou cũng đưa ra nhận xét tương tự.
DeShazo (1997) dùng ITCM để ước lượng giá trị giải trí trong nghiên cứu Khao Yai National Park in Thailand [30], với tập dữ liệu có giá trị trung bình của số lần viếng thăm của du khách trong một năm, đến Khao Yai, là 1,88, và độ biến thiên, tuy không trình bày, nhưng chắc chắc là không lớn, đã cho kết
quả với R2 chỉ từ 0,09 đến 0,13 trong các mô hình khác nhau.
Trong nghiên cứu về Hòn Mun [39], các tác giả Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn cũng đã hồi quy mô hình với số lượt ghé thăm trung bình của một du khách trong một năm là 1,7. Kết quả là, mô hình thu được chỉ cho R 2 từ 0,9 đến 0,12, tùy theo mô hình là tuyến tính hay semilog.
Theo Georgiou [35], phương pháp ZTCM tuy không gặp phải khó khăn như ITCM khi khảo sát tại những nơi du lịch chưa phát triển, nhưng cũng có hạn chế riêng. ZTCM gộp số liệu của một lượng lớn du khách vào trong một số ít vùng, không phân biệt khách du lịch đến từ cùng một vùng, đánh đồng chi phí tham quan rất khác nhau của các cá nhân khác nhau trong cùng một vùng, nghĩa là, mọi thứ được ”trung bình hóa”. Do đó, tuy có hệ số xác định R 2 cao, nhưng ZTCM chỉ nói lên tổng thể, khó giải thích được các quyết định khác nhau của những người, nhóm người tiêu dùng khác nhau.
Mức độ giải thích của ZTCM còn phụ thuộc vào cách chia vùng. Đối với những vùng mà người dân địa phương có đặc thù rất cao (về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng...), thì việc chia vùng theo đặc thù hiệu quả hơn là chia theo cự ly. ZTCM cũng đòi hỏi số vùng đủ lớn để tiến hành các thuật toán hồi quy. Tuy nhiên, do hạn chế của việc thu thập dữ liệu, trong nghiên cứu về Hòn Mun [39], các tác giả Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn cũng chỉ chia các tỉnh thành Việt Nam ra thành 10 vùng, chia nơi đến của khách nước ngoài ra thành chỉ 2 vùng. Hai tác giả cũng dẫn ra trường hợp nghiên cứu của Brown và Hendry (1989) về giá trị giải trí của việc xem voi ở Kenya, chỉ chia du khách quốc tế thành 2 vùng. Trong luận văn này, tác giả chia khách nội địa đến Đồng Nai thành 9 vùng, đặt cơ sở trên khoảng cách từ những nơi này đến tỉnh Đồng Nai.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.2.1. Brakke, B. (2004-2005): Du lịch quốc tế, Cầu và ảnh hưởng trên GDP: Những phân tích cơ sở và kinh nghiệm [28].
Hàm cầu của Brakke bao gồm các biến đại diện cho giá cả, thu nhập, và các biến ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến thị hiếu và sự chọn lựa của du khách:
TDij
f Yi, Pj, POLYj