Đối Tượng, Nội Dung, Phạm Vi Điều Tra


(MPC =

X là chi tiêu của khách quốc tế

MPC là khuynh hướng tiêu dùng cận biên

C , với Y là thu nhập tăng thêm sau thuế, C là chi tiêu từ thu

Y

nhập tăng thêm sau thuế)

Gọi k1 là số nhân Keynes đối với đầu tư trong nền kinh tế đóng và không có sự can thiệp của chính phủ, ta có :


k1 =

1

1 MPC


- Đối với nền kinh tế mở và có sự can thiệp của chính phủ:

I G X

Y =


1MPC(1t) MPZ


Trong đó : t là mức thuế cận biên

MPZ là khuynh hướng tiêu dùng biên hàng nhập ngoại (Z=MPZ x Y, trong đó Z là nhập khẩu)

Gọi k2 là số nhân Keynes đối với đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu

đối với nền kinh tế mở và có sự can thiệp của chính phủ, ta có :

1

k2 =


1 MPC(1 t) MPZ


*Tiểu kết chương 1


Du lịch là một nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Có thể phân chia nhu cầu du lịch thành các nhu cầu bộ phận như : nhu cầu vận chuyển, đi lại; nhu cầu lưu trú và ăn uống, nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí và

các nhu cầu khác. Tương ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết có các hoạt động dịch

vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đó cho khách du lịch. Điều này đòi hỏi ngành kinh tế du lịch phải phát triển một cách năng động và sáng tạo. Với nhu cầu tổng hợp của mình, du khách mang lại hiệu ứng tiêu dùng dây chuyền, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho rất nhiều ngành kinh tế khác nhau. Cũng có nghĩa rằng, tính toán hiệu quả kinh tế của ngành du lịch không thể chỉ xem xét kết quả doanh thu của ngành lữ hành và khách sạn như cách thức thống kê phổ biến hiện nay. Đóng góp kinh tế của du lịch có thể tính bằng giá trị gia tăng của ngành du lịch thông qua tổng mức chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, việc tính toán này không thể thông qua kết quả thống kê theo bảng phân ngành hiện nay của Việt Nam. Quan điểm tiếp cận tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) với mô hình khảo sát du khách, thêm vào đó là số nhân Keynes (giúp tính toán ảnh hưởng lan tỏa về kinh tế của du lịch) cho phép đánh giá, nhìn nhận đầy đủ hơn về hiệu quả của du lịch đối với toàn bộ nền kinh tế. Ở Việt Nam, tính đến nay, Tổng cục Thống kê đã 2 lần tiến hành điều tra chi tiêu đối với cả khách du lịch quốc tế và nội địa (vào năm 2003 và 2005). Tuy chưa thật đầy đủ nhưng đây là nguồn số liệu ban đầu rất quan trọng giúp góp phần tính toán hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam.‌‌

CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG TSA ĐỂ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2005

2.1. Quá trình khảo sát du khách

2.1.1. Đối tượng, nội dung, phạm vi điều tra

Ngày 20 tháng 6 năm 2005, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ra quyết định số 1083/QĐ-TCTK về việc điều tra chi tiêu của khách du lịch Việt Nam năm 2005, theo đó lập phương án tổ chức điều tra chọn mẫu chi tiêu của khách du lịch nội địa ở 26 tỉnh, thành phố và khách quốc tế ở 12 tỉnh, thành phố.

Đối tượng điều tra là khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước đang nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch (gồm các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, bãi cắm trại, làng du lịch…) trong thời gian điều tra.

Nội dung điều tra gồm các chỉ tiêu chính như sau:

- Tổng mức chi tiêu và một số khoản chi tiêu chủ yếu của khách du lịch như: đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan: chi mua các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, chi cho y tế bảo vệ sức khỏe; chi mua hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm…

- Một số nhận xét đánh giá của khách du lịch đối với cảnh quan thiên nhiên, môi trường, điều kiện vật chất, dịch vụ và thái độ phục vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch.

Thời gian điều tra từ ngày 10/7/2005 đến 30/7/2005

2.1.2. Phương pháp điều tra

Quá trình điều tra được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu phân tầng nhiều bước:

- Bước thứ nhất là chọn tỉnh, thành phố đại diện

- Bước thứ hai là chọn cơ sở lưu trú du lịch đại diện

- Bước thứ ba là chọn khách du lịch để điều tra

2.1.2.1. Chọn tỉnh, thành phố đại diện

Các tiêu chí để chọn tỉnh, thành phố đại diện là có tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) và có số lượng đáng kể khách du lịch quốc tế và nội địa tại địa phương đó. Trên cơ sở thông tin, số liệu thu thập được từ điều tra chi tiêu của du khách năm 2003, điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở kinh tế cá thể và các báo cáo về hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú du lịch năm 2004 của các địa phương gửi về Tổng cục Thống kê theo chế độ điều tra và báo cáo hiện hành, Tổng cục đã quyết định chọn mẫu điều tra chi tiêu của du khách năm 2005 gồm các tỉnh thành phố:

- Điều tra chi tiêu của du khách nội địa tại 26 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Điện Biên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau.

- Điều tra chi tiêu của du khách quốc tế tại 12 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2.2. Chọn cơ sở lưu trú du lịch đại diện

Căn cứ vào yêu cầu về tính đại diện để suy rộng kết quả điều tra và khả năng kinh phí cho phép, mẫu điều tra đối với các cơ sở lưu trú du lịch được xác định là từ 30-40% tổng số cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động trên địa bàn địa phương. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi có số lượng cơ sở lưu trú du lịch lớn, chọn tỷ lệ từ 20-30%. Các cơ sở lưu trú du lịch được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: gồm các khách sạn đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn sao (từ 5 sao đến 1 sao).

- Nhóm 2: gồm các khách sạn chưa được xếp hạng theo tiêu chuẩn sao.

- Nhóm 3: gồm toàn bộ các cơ sở lưu trú du lịch không phải khách sạn (nhà nghỉ, nhà khách…)

Tiến hành sắp xếp các cơ sở lưu trú trong từng nhóm theo độ dốc của số lượng khách phục vụ (nếu không có thông tin đầy đủ về số lượng khách phục vụ thì xếp theo số giường, buồng hoặc số lao động). Việc sắp xếp độ dốc đối với nhóm 1 chủ yếu áp dụng đối với các địa phương có số khách sạn lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Đối với các tỉnh thành phố có số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn sao không nhiều thì có thể chọn toàn bộ hoặc phần lớn các khách sạn này vào mẫu điều tra theo phương pháp chuyên gia, sao cho có đủ số lượng khách và đảm bảo tính đại diện. Sau đó, chọn các cơ sở lưu trú trong nhóm vào mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu “cân bằng rải đều” với khoảng cách K.

Khoảng cách K là khoảng cách giữa các đơn vị mẫu điều tra cần chọn và được xác định theo công thức:

K = Tổng số cơ sở lưu trú du lịch của nhóm Số cơ sở lưu trú du lịch cần chọn

Sau khi tính được khoảng cách tổ K, tiến hành chia tổng số các cơ sở lưu trú trong cùng nhóm thành các tổ có số lượng đơn vị như nhau để tiến hành chọn các cơ sở ở giữa tổ vào mẫu điều tra. Ví dụ: tỉnh A có 40 cơ sở lưu trú du lịch nhóm 2 và cỡ mẫu phân bổ cho nhóm này là 8 đơn vị, khoảng cách K trong trường hợp này là: K=40/8=5. Các cơ sở lưu trú ở các vị trí 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 và 38 (trong danh sách đã được sắp xếp theo độ dốc) là các cơ sở lưu trú nằm ở giữa các tổ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 sẽ được chọn vào mẫu điều tra.

2.1.2.3. Chọn khách du lịch để điều tra

Từ số cơ sở lưu trú và số ngày cần điều tra có thể ước lượng được tỷ lệ mẫu

(f) về số khách du lịch được điều tra với tổng khách du lịch trong cả năm như sau: f = (30%-40%) số cơ sở lưu trú x (20 ngày/365 ngày)

= (30%-40%) x 5,5% = 1,64% - 2,2%

Mẫu điều tra được phân bổ theo từng loại khách nội địa và quốc tế trên cơ sở lượng du khách thực tế của Việt Nam. Đối với khách du lịch nội tỉnh chỉ tính những người đến từ các huyện, quận khác trong tỉnh với cự ly quãng đường đi từ 20 km trở lên, không tính những người đi trong huyện/quận, thị xã, thành phố trong cùng tỉnh và khách đến trong phạm vi bán kính dưới 20 km. Tổng hợp những tính toán nói trên, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra với cỡ mẫu 8.500 phiếu điều tra dành cho khách quốc tế và 25.500 phiếu đối với khách nội địa.

2.2. Kết quả khảo sát

Cỡ mẫu được xác định là 8.500 phiếu dành cho khách quốc tế và 25.500 phiếu dành cho khách nội địa. Sau khi tổng hợp và bỏ đi những phiếu chưa phù hợp, kết quả thu được là 8.195 phiếu trả lời phù hợp của khách quốc tế và 25.261 phiếu của khách nội địa.

Bảng 2. Khách du lịch quốc tế chia theo quốc tịch, giới tính, độ tuổi

Đơn vị tính: Người


Quốc tịch

Tổng

Giới tính

Độ tuổi

Nam

Nữ

15-24

25-34

35-44

45-54

55-

64

>64


8195

5232

2963

1012

2611

1849

1606

836

281

Việt kiều

1044

665

379

91

311

245

273

93

31

Trung Quốc

1470

1014

456

175

486

352

288

122

47

Pháp

1030

591

439

122

244

247

234

132

51

Mỹ

888

574

314

94

285

236

178

76

19

Nhật

771

444

327

82

210

126

128

139

86

Australia

520

293

227

48

144

101

136

67

24

Anh

465

300

165

113

198

87

38

21

8

Hàn Quốc

338

233

105

64

113

88

44

27

2

Đức

267

170

97

30

91

55

61

27

3

Thái Lan

333

226

107

18

91

59

105

55

5

Canada

216

141

75

31

69

48

49

15

4

Đài Loan

197

135

62

16

72

48

40

18

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 4

Nguồn: [4;2]

Đối với khách quốc tế, 63,8% số du khách được hỏi là nam giới, còn lại 36,2% là nữ giới. Trong số 8.195 du khách, có 3.482 du khách đi theo tour du lịch (chiếm 42,5%), 4.713 du khách tự sắp xếp chuyến đi (chiếm 57,5%). Về độ tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 25-34 với 2.611 du khách (tương đương 31,9%). Đây là độ tuổi mà du khách thường đã có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có sức khỏe cũng như trình độ văn hóa, tri thức nhất định để thưởng thức, thẩm nhận các giá trị của sản phẩm du lịch mà du khách được thụ hưởng trong chuyến đi. Về cơ cấu quốc tịch của du khách, lượng khách Việt kiều chiếm 12,7%. Một số quốc gia có tỷ lệ du khách lớn nhất là: Trung Quốc (17,9%), Pháp (12,6%), Mỹ (10,8%), Nhật (9,4%), Australia (6,3%), Anh (5,7%), Hàn Quốc (4,1%), Đức (3,3%), Thái

Lan (4,1%), Canada (2,6%), Đài Loan (2,4%) (xem bảng 2)

Các chỉ tiêu

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số

25261

100,00

Chia theo giới tính



Nam

16960

67,41

Nữ

8201

32,59

Chía theo độ tuổi



15-24

1823

7,25

25-34

7719

30,68

35-44

8907

35,40

45-54

5358

21,29

55-64

1086

4,32

>65

268

1,07

Chia theo hình thức tổ chức chuyến đi



Đi theo tour

2991

11,88

Tự sắp xếp

22170

88,11

Bảng 3. Khách du lịch nội địa chia theo giới tính, độ tuổi, hình thức tổ chức chuyến đi


Nguồn: [4 ;3]

Đối với khách nội địa, du khách nam chiếm 67,41% (tương đương 16.960 lượt người), du khách nữ chiếm 32,59% (tương đương 8.201 lượt người). Về độ tuổi của du khách, chiếm số lượng lớn nhất là du khách ở độ tuổi trung niên 35-44

(chiếm 35,4%, tương đương với 8.907 lượt khách). Về hình thức tổ chức chuyến đi, số lượng khách tự sắp xếp chuyến đi chiếm tới 88,11% (tương đương 22.170 lượt người), số lượng người đi theo tour du lịch chỉ chiếm 11,88% (tương đương 2.990 lượt người). Điều này cho thấy: du khách Việt Nam nếu đi du lịch trong nước vẫn có thói quen tự tổ chức chuyến đi là chính.

2.2.1. Các mức chi tiêu theo từng nhóm khách

2.2.1.1. Chi tiêu bình quân 1 ngày khách

a. Khách quốc tế

- Đối với khách tự sắp xếp chuyến đi

Danh mục chi tiêu

Năm 2003 (USD)

Năm 2005 (USD)

Năm 2005 so với

năm 2003 (%)

Bình quân chung

74.6

76.4

102.4

Thuê phòng

20.8

19.2

92.3

Ăn uống

12.6

14.0

111.1

Đi lại tại Việt Nam

10.9

14.3

131.2

Tham quan

5.6

5.8

103.6

Mua sắm

11.9

12.7

106.7

Vui chơi giải trí

4.7

4.1

87.2

Y tế

0.9

1.1

122.2

Chi khác

7.2

5.3

73.6

Bảng 4. Chi tiêu bình quân 1 ngày khách quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi)


Nguồn: [4;4]

Nhìn vào bảng 4 ta thấy chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế năm 2005 là 76,4 USD, tăng 2,4% so với năm 2003. Trong đó, các danh mục chi tiêu tăng là ăn uống, đi lại tại Việt Nam, tham quan, mua sắm, y tế. Tuy nhiên mức tăng chưa cao: ăn uống tăng 11,1%, tham quan chỉ tăng 3,6%, mua sắm tăng 6,7%. Đi lại tại Việt Nam có mức chi tăng cao nhất (31,2%). Đáng lưu ý là các khoản chi dành cho thuê phòng, vui chơi giải trí và chi khác giảm. Chi cho thuê phòng giảm 7,7%, vui chơi giải trí giảm 12,8%, các loại chi khác giảm 26,4%. Điều này chỉ ra

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí