Ảnh Hưởng Ngoại Biên Về Kinh Tế Của Du Lịch Trong Giai Đoạn Hiện Nay

người viết sử dụng tỷ lệ tiền dành cho mục đích du lịch trong cơ cấu chi tiêu của khách không đi theo tour để tính toán. Cụ thể như sau:

Bảng 12: Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tự do và khách đi theo tour năm 2005


Danh mục chi tiêu

Khách không

đi theo tour (USD)

Tỷ lệ %

Khách đi

theo tour (USD)

Tỷ lệ %

Bình quân

chung

1283.3

100

354.4


100

Thuê phòng

322.7

70

21.5


23

Ăn uống

234.7

29.7

Đi lại tại Việt Nam

240.2

17.3

Tham quan

97.5

12.3

Mua sắm

213.0

30

198.0

77

Vui chơi giải trí

69.3

42.5

Y tế

17.7

8.2

Chi khác

88.2

24.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 7

Gọi x1 là chi tiêu trung bình của khách quốc tế đi theo tour, ta có: x1 = 1283,3 x 0,7+ 354,4 x 0,77 = 1171,2 (USD)

Áp dụng các công thức của mô hình khảo sát du khách, gọi c 1 là chi tiêu


trung bình của khách quốc tế, T1 là tiêu dùng của khách quốc tế năm 2005, ta có:

c 1= 1283,3x4713 1171, 2x3482

8195

= 1235,67 (USD)


T1 = 3477500 x 1235,67 = 4.297.040.579 (USD)

2.2.2.2. Khách nội địa

Lượng khách nội địa năm 2005 là 16.345.000 lượt người [2;3], tổng lượng khách nội địa được điều tra là 25.261 lượt người

Chi tiêu trung bình của 1 khách tự sắp xếp chuyến đi là 1771,7 nghìn đồng, trong đó lượng khách này là 22170 lượt người.

Chi tiêu (ngoài tour) trung bình của 1 khách đi theo tour là 843,5 nghìn đồng, trong đó lượng khách này là 2991 lượt người. Tương tự đối với khách quốc tế, ta có:

Bảng 13: Cơ cấu chi tiêu của khách nội địa tự do và khách đi theo tour năm 2005


Danh mục chi tiêu

Khách không đi theo tour (nghìn đồng)

Tỷ lệ %

Khách đi theo tour (nghìn

đồng)

Tỷ lệ %

Bình quân chung

1771.7

100

843.5


100

Thuê phòng

386.1

75

30.7


27

Ăn uống

310.0

107.0

Đi lại tại Việt Nam

567,1

62.5

Tham quan

69.0

28.4

Mua sắm

265.1

25

401.7

73

Vui chơi giải trí

52.5

86.1

Y tế

16.0

19.3

Chi khác

105.9

107.1

Gọi x2 là mức chi tiêu trung bình của khách nội địa đi theo tour du lịch x2 = 1771,7 x 0,75 + 843,5 x 0,73 = 1944,53 (nghìn đồng)

Gọi c 2 là mức chi tiêu trung bình, T2 là tiêu dùng của khách nội địa năm

2005, ta có:

c 2=22170x1771, 7 2991x1944,53

25261

= 1785,15 (nghìn đồng)


T2 = 16.345.000 x 1785,15 = 29,178,279,390 (nghìn đồng)

2.2.3. Ước lượng hiệu quả kinh tế của du lịch

Theo kết quả khảo sát chi tiêu của hộ gia đình năm 2005 do Tổng cục thống kê tiến hành đối với cỡ mẫu là 9300 hộ gia đình, thu được kết quả: thu nhập sau thuế trung bình của một hộ là 484,38 nghìn đồng [5;5], chi tiêu sau thuế là 359,69 nghìn đồng [5;12]. áp dụng công thức tính hệ số nhân Keynes, ta có:

C

MPC = Y

359,69

= 484,38


= 0,74


Trong điều kiện nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở và có sự can thiệp của chính phủ, để ước lượng hiệu quả kinh tế của du lịch, cần áp dụng hệ số nhân Keynes loại 2. Tuy nhiên do điều kiện nguồn số liệu hạn chế nên tác giả sử dụng hệ số nhân Keynes loại 1. Tổng hợp từ các báo cáo và số liệu năm 2005 của Tổng cục Thống kê, đầu tư năm 2005 đối với khối khách sạn và nhà hàng ước tính là 5900 tỷ đồng [10;8], chi tiêu của chính phủ dành cho khối khách sạn và nhà hàng ước tính là 331,08 tỷ đồng [6;4], tiêu dùng của khách quốc tế là 4.297.040.579

USD, tương đương khoảng 68.752,649 tỷ đồng

Y=

I G X 1 MPC

= 5900 331, 08 68752, 649

1 0, 74

= 74983,729 (tỷ đồng)‌


Như vậy đóng góp cho GDP của kinh tế du lịch năm 2005 ước tính là 74983,729 tỷ đồng, tương đương khoảng 4686,483 triệu USD. (Tuy nhiên con số này chỉ là ước tính do sự hạn chế về nguồn số liệu. Số liệu về đầu tư và chi tiêu của chính phủ chỉ được thống kê chủ yếu trong khối khách sạn và nhà hàng, trong khi đó các chỉ số t - mức thuế cận biên và MPZ - khuynh hướng tiêu dùng biên hàng nhập khẩu cũng chưa được tính đến).

2.3. Ảnh hưởng ngoại biên về kinh tế của du lịch trong giai đoạn hiện nay

2.3.1. Những thành tựu

Quý I năm 2006, Việt Nam đã thu hút khoảng một triệu lượt khách. Dư luận quốc tế liên tục đánh giá nước ta là điểm đến thân thiện, an toàn. Ngành du lịch đã dần khẳng định được vai trò, vị trí là một nền kinh tế mũi nhọn.

Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và mặc dù chịu ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong 15 năm qua, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao với 2 con số (trung bình mỗi năm tăng trên 10%). Du khách quốc tế tăng 11 lần từ 250 nghìn lượt trong năm 1990 lên đến 3,4 triệu lượt trong năm 2005. Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ 1 triệu lượt năm 1990 lên hơn 16 triệu lượt khách năm 2005 với thu nhập du lịch đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra [2;4].

Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long …

Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong và ngoài nước, giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Hoạt động du lịch hiện đã tạo ra việc làm cho hơn 234 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ [2;4]. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo

nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn cho du lịch.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và các địa phương trong tham mưu xây dựng và hoàn thành hệ thống cơ chế, chính sách lớn về du lịch, các văn bản hướng dẫn, chương trình hành động quốc gia về du lịch “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010”… và nhiều chủ trương chính sách khác.

Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2006 và đang được triển khai thực hiện trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động du lịch. Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, gắn với công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, kiện toàn hệ thống kinh doanh thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Hoạt động du lịch hiện thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 6000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 130 nghìn buồng, phòng, trong đó có hơn 2570 cơ sở được xếp hạng đạt tiêu chuẩn đến 5 sao, 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Số doanh nghiệp lữ hành nội địa đạt hơn 10 nghìn doanh nghiệp [2;5]. Các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, tại các địa phương, còn có hàng nghìn hộ tư nhân tham gia kinh doanh du lịch.

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch nhà nước được quan tâm đẩy mạnh. Đế án sắp xếp lại doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai theo hướng để lại 4 công ty mẹ – công ty con trên cơ sở 8 công ty; cổ

phần hóa các công ty hiện có. Cả nước đã cổ phần được hơn 100 doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện để các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Ngành du lịch và các địa phương huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trong giai đoạn 2000-2005, Chính phủ đã cấp 2146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm với 385 dự án và phân bổ đầu tư hạ tầng cho 62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước khuyến khích địa phương và các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Ngành cũng đã thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2005, cả nước có 190 dự án với tổng vốn đăng ký là 4,64 tỷ USD ở 29 tỉnh, thành phố. Cùng với dự án phát triển nguồn nhân lực của Luxembourg có số vốn hơn 10 triệu euro và dự án do EU tài trợ với số vốn khoảng 12 triệu euro. Tổng cục Du lịch đã tiếp nhận và điều hành dự án “Phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong” do ADB tài trợ với khoản kinh phí 12,2 triệu USD (8,47 triệu USD là vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long [2;5]. Bên cạnh đó, bước đầu các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn. Tuy dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, quy mô nhỏ nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế giới.

Việt Nam hiện có quy chế miễn thị thực cho công dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nước Bắc Âu. Việc cấp thị thực cho du khách được đa dạng hóa như cấp trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, tại cửa khẩu quốc tế cho khách váo không quá 15 ngày. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho quá trình tăng trưởng lượng du khách đến nước ta thời gian qua.

Ngành du lịch chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đi bộ, đường sông, đường biển, nối các tuyến điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch mới như trekking, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái nhân văn kết hợp thể thao vv…Việc khảo sát tuyến du lịch đường bộ tại các tỉnh miền Trung và tuyến, điểm du lịch của nước bạn Lào, Thái Lan, Campuchia đã được một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức thí điểm cho hơn 20 đoàn bao gồm 388 xe ô tô caravan và hơn 1000 du khách Thái Lan vào Việt Nam du lịch. Đây là cơ sở thuận lợi để phát triển du lịch đường bộ giữa Việt Nam và các nước.

Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm 2006, nước ta là điểm đến lôi cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch biển chở theo hàng nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du lịch mới, ngành du lịch và các địa phương còn tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch hàng năm như các chương trình: Năm du lịch Hạ Long, Điện Biên Phủ, Nghệ An, Quảng Nam và Thái Nguyên, cùng nhiều lễ hội, liên hoan du lịch ở khắp các miền đất nước. Các sự kiện, chương trình này góp phần định hướng đầu tư phát triển sản phẩm và loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nói trên của du lịch Việt Nam, không thể phủ nhận nhiều yếu kém, khó khăn và hạn chế đang thực sự là rào cản trong quá trình phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO – Tổ chức

Thương mại Thế giới và từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với nhiều cạnh tranh, thách thức.

Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phơng phú. Hệ quả là du lịch nước ta chưa giữ chân được khách và kéo dài được thời gian lưu trú của họ, tỷ lệ du khách quay trở lại lần hai còn thấp. Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ, kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao.

Cụ thể đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng tiêu cực đối với số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ này.

Đào tạo đầu vào:

Lao động đang làm việc trong ngành du lịch hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và trong những giai đoạn khác nhau. Năm 1972, trường đào tạo nghề chính quy xuất hiện đầu tiên. Tiếp theo là sự ra đời 3 trường nghiệp vụ đào tạo cán bộ - nhân viên từ sơ cấp đến trung học (trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu, trường Nghiệp vụ Du lịch thành phố Hồ Chí Minh). Sau năm 1986, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi, kinh tế tăng trưởng, chính trị ổn định, đường lối ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa. Nhờ vậy, ngành du lịch cũng có những khởi sắc và tiến bộ đáng kể. Nguồn đào tạo chủ yếu là từ các trường đại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2024