ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******
ĐÀO THỊ THANH MAI
XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
NĂM 2005 THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN TSA
CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH
HÀ NỘI - 2006
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Theo kết quả công bố của Tổng cục Thống kê, trong vòng 6 năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam (tính chủ yếu là khối khách sạn nhà hàng) đóng góp trung bình khoảng 3,22% cho GDP cả nước [7;242]. Trong khi được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn thì với kết quả thống kê này, du lịch dường như giữ một vị trí rất khiêm tốn so với các ngành kinh tế khác (trung bình giai đoạn 2000-2005, đóng góp cho GDP của công nghiệp chế biến là 20,07%, thương mại là 13,86%). Thực tế cho thấy, du lịch đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Du lịch không chỉ trực tiếp đóng góp cho GDP mà ảnh hưởng ngoại biên về kinh tế của du lịch là rất lớn. Du lịch gián tiếp góp phần vào sự tăng trưởng nhiều ngành kinh tế khác do hoạt động của du khách trong chuyến du lịch rất đa dạng: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua sắm, giải trí, … Vì vậy, việc thống kê hiệu quả kinh tế của du lịch chỉ dựa trên kết quả kinh doanh của 2 ngành lữ hành và khách sạn là chưa thật hợp lý. Điều này đặt ra yêu cầu: cần phải đánh giá lại hiệu quả kinh tế của du lịch một cách toàn diện hơn, nhằm nhận thức đúng đán hơn về vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước.
Vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã nghiên cứu và đề xuất một quan điểm tiếp cận mới cũng như một phương pháp mới về thống kê du lịch là Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA). Trên cơ sở đó, Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC) đã xây dựng và phát triển quan điểm này thành một hệ thống phương pháp luận cụ thể. Hiện nay, TSA đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và được xem là một phương pháp thống kê du lịch hiệu quả. Từ năm 2003, vận dụng TSA, WTTC phối hợp với Cơ quan Dự báo Kinh tế Oxford (OEF) thống kê hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam và đưa ra kết quả
ước tính: năm 2003, du lịch Việt Nam đóng góp cho GDP khoảng 9,18%, tương đương với 3518,89 triệu USD. Năm 2004, du lịch Việt Nam đóng góp 10,16% cho GDP, tương đương với 4190,69 triệu USD. Năm 2005, con số này là 10,63%, tương đương 4745,17 triệu USD (xem bảng 1).
Bảng 1: Đóng góp của du lịch Việt Nam cho GDP giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính | Năm | ||||||
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | ||
Đóng góp của ngành du lịch 1 | % | 3,16 | 3,31 | 2,67 | 2,94 | 3,13 | 3,21 |
triệu USD | 1054, 52 | 1181,4 6 | 1021,5 2 | 1211,8 1 | 1397,3 8 | 1537,3 0 | |
Đóng góp của du lịch Việt Nam 2 | % | 9,72 | 10,43 | 9,18 | 10,16 | 10,63 | 10,90 |
triệu USD | 3238, 79 | 3721,6 4 | 3518,8 9 | 4190,6 9 | 4745,1 7 | 5217,3 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 2
- Quan Điểm Tiếp Cận Tài Khoản Vệ Tinh Du Lịch (Tsa)
- Đối Tượng, Nội Dung, Phạm Vi Điều Tra
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: [23;10]
Đặc biệt, nhờ sử dụng phương pháp TSA, WTTC có thể đưa ra con số dự báo cho hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2016 [23;10]. Với kết quả này có thể thấy, quan điểm tiếp cận TSA cho phép nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, các tổ chức này không công bố cơ sở lý thuyết để tính toán được các con số nêu trên.
Tại Việt Nam, năm 2002, TS. Lý Minh Khái (Vụ Thương mại – Dịch vụ – Giá cả, Tổng cục Thống kê) đã chủ trì đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: “Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch”. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng ở việc tìm hiểu TSA là gì và điều kiện vận dụng TSA ở Việt Nam, chưa có những tính toán cho tình hình cụ thể của du lịch Việt Nam.
Xuất phát từ lý do trên, với mong muốn được góp phần nghiên cứu và ứng dụng quan điểm tiếp cận TSA tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn:
1 Tourism industry: hoạt động kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành du lịch
2 Nguyên văn: kinh tế du lịch (tourism economy): kết quả kinh tế mà du lịch mang lại không chỉ cho ngành du lịch mà cho toàn bộ nền kinh tế [22;14]
“Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan điểm tiếp cận tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) và vai trò của du lịch đối với các ngành kinh tế khác của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là việc xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần nghiên cứu hệ thống lý thuyết về tiếp cận tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) và ứng dụng ở Việt Nam; trên cơ sở đó, ứng dụng quan điểm này để xác định hiệu quả kinh tế của ngành du lịch.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Tác giả nghiên cứu về thống kê hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 được xuất phát từ hoạt động thống kê du lịch thế giới, của Việt Nam từ trước đến thời điểm nghiên cứu...
- Quan điểm tổng hợp
Tác giả tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh tế của du lịch trong mối quan hệ với hiệu quả kinh tế nói chung, xem xét đánh giá về du lịch Việt Nam trong mối quan hệ liên ngành.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
Tác giả đã thu thập thông tin từ sách chuyên khảo, tạp chí, báo cáo của Tổng cục thống kê, Tổng cục Du lịch, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ...
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Để xử lý các số liệu thu thập được, luận văn đã dùng phần mềm Excel ..., số liệu được phân tích, kiểm định theo các biện pháp thống kê toán học, xây dựng thành các biểu bảng tổng hợp phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, chuyên viên của Tổng cục Thống kê, Tổng cục du lịch, những chuyên gia nghiên cứu về du lịch và TSA.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của du lịch và mô hình khảo sát du khách
Chương 2: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế của ngành du lịch Việt Nam năm 2005
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DU LỊCH VÀ MÔ HÌNH KHẢO SÁT DU KHÁCH
1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm
Theo quan điểm kinh tế học, “hiệu quả hiểu chung nhất là việc sử dụng không lãng phí các yếu tố đầu vào” và “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”[16;357]. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa.
Hai tác giả Wohe và Doring lại đưa ra khái niệm khác về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg) và lượng nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) được gọi tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật. Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị. Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị, người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào bằng tiền” [17;34]. Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả hoạt động quản trị chi phí.
Một khái niệm khác được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến là: “Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. [17;35]. Điển hình cho quan điểm này là các tác giả Eugene L. Grant, W.Grant Ireson, H.Speight và Ian M.T.Stewart.
Theo quan điểm thống kê, một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí, nói cách khác hiệu quả kinh tế được đo lường bằng tỷ số giữa kết quả đầu ra với số lượng đầu vào. Các quan điểm này đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quá trình kinh tế. Điển hình cho quan điểm này là Manfred Bruhn. Theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo nhiều đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” [28;48]. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả của các quá trình kinh tế. Robert Lanquar cũng đề cập đến 2 chỉ tiêu trong vấn đề lao
động việc làm:
- ICOR =
Y , trong đó
I
Y là sản lượng giá trị tăng thêm, I
là sự tăng thêm
của giá trị đầu tư
- Hiệu quả lao động: hiệu quả gia tăng trên giá trị lao động [18;40]
Áp dụng quan điểm này, TS. Trần Thị Kim Thu cũng đề xuất một khái niệm về hiệu quả kinh tế: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” [20;4]
1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Để xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, cần xuất phát từ lợi ích và động lực. Hiệu quả kinh tế được xem xét đánh giá trên cơ sở hai cách tiếp cận, kết hợp hai loại lợi ích (lợi ích chung toàn xã hội và lợi ích tập thể doanh nghiệp), trên
cơ sở kết hợp 2 quan điểm (quan điểm xã hội và quan điểm doanh nghiệp). Vậy
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế cần xuất phát từ lợi ích, bao gồm cả lợi ích tập thể doanh nghiệp và lợi ích chung toàn xã hội. Chỉ có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội, gắn hiệu quả với hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định đúng đắn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là cơ sở để lựa chọn, xác định đúng các chỉ tiêu kết quả để tính hiệu quả kinh tế.
1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta đang thực hiện xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường tất yếu không tránh khỏi cạnh tranh quyết liệt. Đơn vị kinh tế nào, quốc gia nào có sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cao, đơn vị đó, quốc gia đó sẽ đứng vững, tồn tại và phát triển. Khả năng cạnh tranh của từng đơn vị kinh tế cũng như của một quốc gia liên quan đến hai yếu tố quan trọng là chất lượng và hiệu quả. Chất lượng càng cao, hiệu quả càng cao thì khả năng cạnh tranh càng cao và ngược lại. Ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã thành xu hướng tất yếu. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế vừa có mặt tích cực nhưng cũng chứa nhiều mặt tiêu cực, làm cho cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Trong điều kiện đó, nâng cao hiệu quả kinh tế lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nâng cao hiệu quả kinh tế cho phép thu được kết quả kinh tế nhất định, có thể tiết kiệm nguồn lực và chi phí cho sản xuất kinh doanh. Rõ ràng, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa đặc biệt lớn lao.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả gồm các nhóm sau:
- Thứ nhất, nhóm nhân tố thuộc về con người (sức khỏe, trình độ, tuổi tác, giới tính …)