Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 5

Cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày khách quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi) năm 2003


Cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày khách

quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi) năm 2005


30%


70%

thực tế: về buồng phòng ở Việt Nam, số lượng các cơ sở lưu trú tăng lên khiến cho giá cả cạnh tranh, du khách có nhiều lựa chọn hơn, trong khi đó lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú giá thấp và trung bình cũng tăng lên khiến cho chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế về mặt lưu trú lại giảm. Khoản chi dành cho vui chơi giải trí của du khách giảm 12,8%, cho thấy hoạt động này tại Việt Nam giảm sức hấp dẫn đối với du khách. Không nhiều hình thức vui chơi giải trí dành cho du khách, nếu có thì vẫn nghèo nàn đơn điệu.


Chi cho du lịch


Khoản chi ngoài du lịch



Chi cho du lịch


Khoản chi ngoài du lịch


Về cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi), năm 2003, trung bình một ngày khách chi 67% cho các khoản chi du lịch (thuê phòng, ăn uống, đi lại tại Việt Nam, tham quan), 33% dành cho các khoản chi

ngoài du lịch (mua sắm, vui chơi giải trí, y tế vv…). Cơ cấu này đối với năm 2005 là 70% chi cho du lịch, 30% cho các khoản chi ngoài du lịch.

- Đối với khách đi theo tour

Danh mục chi tiêu

Năm 2003 (USD)

Năm 2005 (USD)

Năm 2005 so với

năm 2003 (%)

Bình quân chung

33.9

36.6

108.0

Thuê phòng

1.8

2.2

122.2

Ăn uống

4.2

3.1

73.8

Đi lại tại Việt Nam

2.4

1.8

75.0

Tham quan

1.2

1.3

108.3

Mua sắm

17.3

20.4

117.9

Vui chơi giải trí

2.7

4.4

163.0

Y tế

0.7

0,8

114.3

Chi khác

3.6

2.6

72.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 5

Bảng 5: Chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 ngày khách quốc tế (đối với khách đi theo tour)


Nguồn: [4;5]

Nhìn vào bảng 5 ta thấy chi tiêu bình quân (ngoài tour) 1 ngày khách quốc tế (đối với khách đi theo tour du lịch) năm 2005 là 36,6 USD, tăng 8% so với năm 2003, trong đó các phần chi tăng lên là thuê phòng, tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí, y tế. Mức tăng lần lượt là: vui chơi giải trí tăng cao nhất với 63%, thuê phòng tăng 22,2%, mua sắm tăng 17%, y tế tăng 14%, tham quan tăng 8%. Các khoản chi giảm đi gồm có: ăn uống (giảm 26,2%), đi lại tại Việt Nam (giảm 25%), chi khác (giảm 27,8%).


Cơ cấu chi tiêu (ngoài tour) bình quân

1 ngày khách quốc tế (đối với khách đi theo tour) năm 2003

28%

Chi cho du lịch

72%

Chi ngoài du lịch

Cơ cấu chi tiêu (ngoài tour) bình quân

1 ngày khách quốc tế (đối với khách đi theo tour) năm 2005

23%

Chi cho du lịch

77%

Chi ngoài du lịch

Về cơ cấu chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 ngày khách quốc tế đối với khách đi theo tour năm 2005, khoản chi dành cho du lịch chiếm 23%, chi ngoài du lịch chiếm 77%. Như vậy, cơ cấu chi đã thay đổi theo chiều hướng tích cực cho du lịch Việt Nam. So với năm 2003, khoản chi ngoài du lịch của du khách tăng 5%

b. Khách nội địa

- Đối với khách tự sắp xếp chuyến đi

Danh mục chi tiêu

Năm 2003

(nghìn đồng)

Năm 2005

(nghìn đồng)

Năm 2005 so với

năm 2003 (%)

Bình quân chung

439.6

506.2

115.2

Thuê phòng

104.2

110.3

105.9

Ăn uống

68.5

88.6

129.3

Đi lại

125.0

162.0

129.6

Tham quan

20.7

19.7

95.2

Mua sắm

66.6

75.7

113.7

Vui chơi giải trí

15.3

15.0

98.0

Y tế

2.4

4.6

191.7

Chi khác

36.9

30.3

82.1

Bảng 6. Chi tiêu bình quân một ngày khách nội địa (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi)


Nguồn: [4;6]

Đối với khách nội địa, mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách năm 2005 tăng 15,2% so với năm 2003. Trong đó, khoản chi cho thuê phòng tăng 5,9%, ăn uống

Cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày khách nội địa (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi) năm 2003


Cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày khách nội địa (đối với

khách tự sắp xếp chuyến đi) năm 2005


25%


75%

tăng 29,3%, đi lại tăng 29,6%, mua sắm tăng 13,7%. Khoản chi cho y tế tăng cao nhất với 91,7%. Các khoản chi giảm là tham quan: giảm 4,6%, vui chơi giải trí 2%, các khoản chi khác giảm 17,9%.


Chi cho du lịch


Chi ngoài du lịch



Chi cho du lịch


Chi ngoài du lịch


Về cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày khách nội địa (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi) năm 2005, khoản chi cho du lịch chiếm 75%, các khoản chi ngoài du lịch chiếm 25%. So với năm 2003, khoản chi cho du lịch tăng lên 3%.

- Đối với khách đi theo tour

Danh mục chi tiêu

Năm 2003

(nghìn đồng)

Năm 2005

(nghìn đồng)

Năm 2005 so với

năm 2003 (%)

Bình quân chung

134.7

202.6


150.4

Thuê phòng

2.5

7.4

296.0

Ăn uống

15.8

25.9

163.9

Đi lại

4.7

15.0

319.1

Tham quan

5.7

6.8

119.3

Mua sắm

65.8

96.5

146.7

Vui chơi giải trí

14.2

20.7

145.8

Y tế

1.6

4.6

287.5

Chi khác

24.4

25.7

105.3

Bảng 7: Chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 ngày khách nội địa (đối với khách đi theo tour)


Nguồn: [4;7]

Cơ cấu chi tiêu (ngoài tour) bình quân

1 ngày khách nội địa (đối với khách đi theo tour) năm 2003

21%

Chi cho du lịch

79%

Chi ngoài du lịch

Đối với khách nội địa đi theo tour du lịch, chi tiêu ngoài tour bình quân 1 ngày khách năm 2005 là 202,6 nghìn đồng, tăng 50,4% so với năm 2003. Một điểm đặc biệt là tất cả các khoản chi của du khách (chi cho du lịch và ngoài du lịch) đều tăng lên. Trong đó, khoản chi tăng cao nhất là đi lại (tăng thêm 219,1%), các khoản chi còn lại tăng lần lượt là thuê phòng (196%), y tế (187,5%), ăn uống (63,9%), mua sắm (46,7%), vui chơi giải trí (45,8%), tham quan (19,3%), chi khác (5,3).

Cơ cấu chi tiêu (ngoài tour) bình quân

1 ngày khách nội địa (đối với khách đi theo tour) năm 2005

27%

Chi cho du lịch

73%

Chi ngoài du lịch

2.2.1.2. Chi tiêu bình quân 1 lượt khách

Kết quả khảo sát đối với chi tiêu bình quân 1 lượt khách là nguồn số liệu chính để giúp ta tính toán được tiêu dùng của du khách.

a. Khách quốc tế

- Đối với khách tự sắp xếp chuyến đi

Danh mục chi tiêu

Năm 2003 (USD)

Năm 2005 (USD)

Năm 2005 so với

năm 2003 (%)

Bình quân chung

902.7

1283.3

142.2

Thuê phòng

252.2

322.7

128.0

Ăn uống

152.3

234.7

154.1

Đi lại tại Việt Nam

132.3

240.2

181.6

Tham quan

67.8

97.5

143.8

Mua sắm

144.2

213.0

147.7

Vui chơi giải trí

56.5

69.3

122.7

Y tế

10.7

17.7

165.4

Chi khác

86.7

88.2

101.7

Bảng 8. Chi tiêu bình quân 1 lượt khách quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi)


Nguồn: [4;8]

Đối với khách tự tổ chức chuyến đi, chi tiêu bình quân 1 lượt khách năm 2005 tăng 42,2% so với năm 2003. Tất cả các khoản chi tiêu của khách năm 2005 đều tăng so với năm 2003, trong đó, tăng cao nhất là khoản chi cho đi lại tại Việt

Nam (tăng 81,6%) Điều này có thể do nhiều lý do: nếu du khách đi tham quan, mua sắm… ở Việt Nam nhiều hơn thì khoản chi cho đi lại cũng tăng. Hơn nữa giá xăng dầu năm 2005 tăng đáng kể so với năm 2003, khiến cho dịch vụ vận chuyển của hầu hết các phương tiện giao thông đều tăng giá. Chi cho y tế tăng 65,4%, ăn uống tăng 54,1%, mua sắm tăng 47,7%, tham quan tăng 43,8%, thuê phòng tăng 28,0%, vui chơi giải trí tăng 22,7%, các khoản khác tăng 1,7%.

Về cơ cấu chi tiêu của du khách, năm 2003, khoản chi cho du lịch chiếm 67% (bao gồm thuê phòng, ăn uống, đi lại, tham quan), khoản chi ngoài du lịch chỉ chiếm 33%. Năm 2005, khoản chi cho du lịch chiếm 70%, ngoài du lịch là 30%. Như vậy, cơ cấu chi tiêu của du khách quốc tế tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho du lịch, đặc biệt là các dịch vụ cơ bản, thậm chí khoản chi này lại có xu hướng tăng (năm 2005 tăng 3% so với năm 2003). Đây là một kết quả chưa tích cực đối với du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Xu hướng của nhiều nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới là: giảm nguồn thu từ các dịch vụ cơ bản của du lịch, thu hút du khách bằng các tour giá rẻ, phát triển các hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, tiền thu từ hoạt động mua sắm là chính chứ không phải chi phí khách sạn hay chi phí tour. Ví dụ như Thái Lan có những chiến dịch tạm thời hạ giá khách sạn thì đồng thời cũng có những biện pháp để tăng thu từ kinh doanh bán hàng, từ đó điều tiết trở lại cho phía khách sạn. Trong khi đó, Singapore lại áp dụng phương thức hạ giá “hàng hiệu” (brand – name) một tuần lễ để thu hút khách đến mua sắm, tạo nguồn thu từ đó và cũng nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong nước. Malaysia cũng thu hút một lượng du khách rất lớn với du lịch mua sắm. Hàng năm vào mùa hè, trên tất cả các bang của Malaysia đều có chương trình giảm giá cho tất cả các loại hàng hóa trong các ngày lễ hội lớn như Hari Raya, Deepavali, Lễ Giáng sinh, Tết Cổ truyền. Nổi bật nhất là lễ hội “Malaysia muôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2024