Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 2

- Thứ hai, nhóm nhân tố thuộc về tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật, tài nguyên …)

- Thứ ba, nhóm nhân tố thuộc về quan hệ sản xuất (quan hệ quản lý, phân phối …)‌

- Thứ tư, nhóm nhân tố thuộc về quản lý bao gồm cả quản lý vĩ mô và quản lý vi mô (các chính sách vĩ mô, trình độ người quản lý, đảm bảo thông tin cho quản lý vv…)

- Thứ năm, nhóm nhân tố thuộc về môi trường sản xuất kinh doanh (môi trường pháp lý, bạn hàng, đối tác, quan hệ hiệp hội, quan hệ quốc tế …)

- Thứ sáu, nhóm nhân tố thuộc về điều kiện thiên nhiên khí hậu …

1.2. Hiệu quả kinh tế trong du lịch

1.2.1. Khái niệm

Trên cơ sở lý luận chung nêu trên, vận dụng cho nghiên cứu hiệu quả kinh tế của du lịch, có thể nói hiệu quả kinh tế của du lịch là quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh du lịch đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [20;17]. Quan điểm này được vận dụng ở phạm vi một doanh nghiệp du lịch, một lĩnh vực hoạt động kinh doanh (lữ hành, lưu trú…), một khu vực, một ngành du lịch.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của du lịch

Vì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội, do đó, có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế. Có những yếu tố tác động trực tiếp và cả những yếu tố tác động gián tiếp. Có thể nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành du lịch nói chung và của doanh nghiệp du lịch nói riêng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.2.2.1. Các nhân tố khách quan

- Điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội

Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 2

Đó là cơ sở hạ tầng của địa phương nơi có hoạt động kinh doanh du lịch (hệ thống đường sá, sự phát triển mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc…), các chủ trương chính sách của chính quyền trung ương và địa phương, tình trạng dân trí… Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh tế thông qua nguồn khách và chính sách giá cả đối với các dịch vụ và hàng hóa.

- Môi trường kinh doanh

Môi trường vĩ mô: bao gồm hệ thống pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước và của các ngành. Các luật lệ, chế độ chính sách kinh tế xã hội nơi có hoạt động kinh doanh du lịch ảnh hưởng không ít tới hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, nhất là chính sách đối ngoại của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách quốc tế.

Môi trường trực tiếp: là môi trường cạnh tranh giữa các lĩnh vực hoạt động, giữa các doanh nghiệp trong ngành. Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp du lịch tăng lên nhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh du lịch.

- Các nguồn lực sẵn có

Các nguồn lực sẵn có bao gồm tài nguyên du lịch và các nguồn lực khác: vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng…

- Cơ chế quản lý kinh tế

Cơ chế quản lý kinh tế là một yếu tố quan trọng, nó chi phối tác động của các yếu tố khác tới hiệu quả của cả nền kinh tế nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng.

1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch: thể hiện về mặt vật chất dùng để sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Về mặt giá trị, nó bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

- Đội ngũ lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch: đây cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh du lịch. Chính vì vậy, ngành và các đơn vị kinh doanh du lịch phải chú trọng đến công tác đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ lao động, kể cả cán bộ quản lý và công nhân viên.‌

- Cơ cấu tổ chức quản lý: cơ cấu tổ chức quản lý phải gọn nhẹ và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh.

Các nhân tố trên tác động đến hiệu quả kinh tế theo các hướng khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, việc đánh giá một cách đúng đắn và khai thác triệt để những tác động có lợi là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

1.3. Các phương pháp thống kê truyền thống nhằm xác định hiệu quả kinh tế của ngành du lịch

1.3.1. Trên thế giới

Theo WTO, thống kê du lịch thế giới chủ yếu tập trung vào chi tiêu du lịch và lượng khách du lịch. Chi tiêu du lịch được xác định là “tổng số tiền đã chi phí của người đi tham quan hoặc thay mặt chi cho người đi tham quan trong suốt hành trình của chuyến đi và chi tiêu ở nơi đến” [1;25].

Về thống kê khách du lịch quốc tế, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều thống kê dựa trên số liệu thống kê về xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới, hải cảng, bao gồm các cửa khẩu biên giới đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Tuy nhiên đối với một số quốc gia trong các khối liên minh, do quy chế không phải làm thủ tục xuất nhập cảnh nên phải tiến hành thống kê qua các hãng

giao thông vận chuyển hành khách để xác định số lượng khách quốc tế đến và du khách Việt Nam ra nước ngoài.

Đối với khách du lịch nội địa, phương pháp thống kê cơ bản được nhiều nước áp dụng bao gồm:

- Điều tra tại nơi khách đến du lịch: tiến hành bằng cách đếm (điều tra toàn bộ) và điều tra chọn mẫu số khách tham quan tại các điểm du lịch

- Điều tra và đăng ký tại cơ sở lưu trú: đăng ký cập nhật số lượng khách và thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ; tổng điều tra số lượng khách; điều tra chọn mẫu khách nghỉ; điều tra chọn mẫu các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Điều tra qua mạng lưới quản lý giao thông đi lại: điều tra thu thập thông tin từ các hồ sơ hành chính tại các đầu mối giao thông (bến xe, bến cảng, nhà ga, sân bay…); điều tra tại một số điểm dọc theo hành trình du lịch; điều tra thu thập thông tin từ các công ty, tổ chức quản lý hành chính công, viện nghiên cứu du lịch; điều tra chọn mẫu các cơ sở vận chuyển hành khách.

- Điều tra tại nơi ở của dăn cư: điều tra hộ gia đình.

1.3.2. Tại Việt Nam

Thống kê du lịch ở Việt Nam đã được quan tâm từ những ngày đầu ngành du lịch mới được thành lập. Trong các thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ trước, thống kê du lịch thường được thông qua hình thức ban hành chế độ báo cáo định kỳ đối với các cơ sở kinh doanh du lịch và khách sạn thuộc khu vực kinh tế Nhà nước. Việc thống kê số lượt khách, ngày khách du lịch chủ yếu thông qua số khách nghỉ ở các cơ sở lưu trú. Khái niệm về khách du lịch cũng rất hạn hẹp, chỉ dừng lại ở đối tượng đi du lịch thuần túy (tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí) và do đó cũng làm hạn chế kết quả thống kê. Hiện nay, về phương pháp thống kê, đã kết hợp giữa việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ cho các đơn vị cơ sở và các cấp quản lý ngành với việc tổ chức các cuộc điều tra chuyên môn định kỳ và không định kỳ. Ở

nước ta, thống kê du lịch chủ yếu dựa vào biểu mẫu thống kê quy chuẩn, các chỉ tiêu báo cáo thống kê và các chỉ tiêu gắn với khách.

1.3.2.1. Biểu mẫu thống kê quy chuẩn

Hiện nay, biểu mẫu thống kê chủ yếu sử dụng hình thức báo cáo, trong đó phổ biến là các báo cáo thống kê định kỳ. Trong báo cáo thống kê định kỳ lại chia hai loại chính : báo cáo thống kê hàng tháng và báo cáo thống kê hàng năm.

Đối với các lĩnh vực thống kê ngoài doanh nghiệp như thống kê lượng khách, ngày khách,... thông tin được tổng hợp dựa trên kết quả báo cáo của các ban ngành có liên quan (Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an...) theo quy định trong Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Nhà nước (National Indicator System_NIS) 3.

Trên cơ sở số liệu đã thống kê, kết quả báo cáo về hoạt động sẽ được thành lập, tuân thủ theo hệ thống chỉ tiêu quy định sẵn, có bổ sung thêm một số chỉ tiêu đặc trưng của ngành.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu báo cáo thống kê

Trước hết, có thể thấy, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hiện hành quan tâm đến các chỉ tiêu chính sau:

* Thống kê về lượt khách du lịch:

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài: Số liệu về khách quốc tế đến Việt Nam được thu thập từ các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trước đây, việc thu thập, tổng hợp và công bố số liệu này do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an đảm nhiệm. Từ năm 2000, việc thu thập số liệu về khách quốc tế đến Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài dựa vào hình thức báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam. Chế độ này do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ

3 Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất của lĩnh vực nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành [Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, mục 3, trang 3, website của Tổng cục Thống kê].

quan liên quan nghiên cứu xây dựng và ban hành cho các cơ quan xuất nhập cảnh theo quyết định số 781/1999/TCTK-QĐ ngày 2/11/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Với chế độ báo cáo này, số liệu đã được cập nhật thường xuyên theo tháng, quý, năm về tổng lượng khách cũng như được phân tích theo các tiêu chí: mục đích chuyến đi, quốc tịch, thị trường du lịch và phương tiện vận chuyển.

Khách du lịch trong nước: Lĩnh vực thống kê này lâu nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta. Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu và phương pháp cụ thể nào để thống kê số lượng khách du lịch trong nước một cách đầy đủ, có hệ thống và chính xác như lĩnh vực khách quốc tế, mặc dù số lượng này ngày càng tăng. Việc thống kê lượng khách nội địa hiện nay chủ yếu chỉ thực hiện được đối với số du khách có nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch có đăng ký kinh doanh, các tổ chức quản lý hành chính công cộng như: Bảo tàng, các khu di tích.... Còn số khách đi trong ngày và số khách nghỉ tại các nhà nghỉ, nhà khách chưa đăng ký kinh doanh, các nhà nghỉ nhà khách của các cơ quan, xí nghiệp, nhà nghỉ cuối tuần, nhà nghỉ thứ hai, nhà nghỉ của người thân ... chưa được thống kê một cách đầy đủ và chính xác. Nên chăng ta có thể xem xét và áp dụng các phương pháp thống kê khách du lịch nôi địa theo kinh nghiệm của các nước mà WTO đã tổng kết.

* Thống kê về doanh thu của ngành du lịch: dựa trên kết quả tổng hợp của các cục địa phương kết hợp với các sở du lịch sau khi thu thập phiếu điều tra doanh nghiệp. Thống kê doanh thu được đánh giá theo 2 chỉ tiêu cơ bản :

Tổng doanh thu xã hội của du lịch: được tính trên cơ sở tổng mức chi tiêu của toàn bộ lượng khách du lịch thông qua con số báo cáo của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, bao gồm cả những khoản thu hộ cho các ngành khác.

Doanh thu từng lĩnh vực du lịch: bao gồm doanh thu trong lĩnh vực hoạt động lữ hành, lĩnh vực hoạt động khách sạn, nhà hàng, lĩnh vực vận chuyển khách và dịch vụ du lịch khác.

Ngoài ra còn có chỉ tiêu cho ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, ngành kinh doanh ăn uống, ngành lữ hành như sau :

+ Các chỉ tiêu của Ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú gồm một số chỉ tiêu cơ bản như: Công suất sử dụng buồng, giường; Thời gian lưu lại trung bình...

+ Các chỉ tiêu đặc trưng cho ngành kinh doanh ăn uống: như hệ số sử dụng chỗ ngồi...

+ Các chỉ tiêu đặc trưng cho kinh doanh lữ hành: gồm số ngày đi tour, chi tiêu bình quân của một khách đi tour....

Phương pháp thống kê về hoạt động du lịch và cơ sở lưu trú du lịch ở nước ta thường được áp dụng theo hai hình thức cơ bản :

- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ

Hiện nay vẫn áp dụng chế độ báo cáo thống kê định kỳ đối với các cơ sở kinh tế là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở lưu trú. Đồng thời, có cả chế độ báo cáo tổng hợp ban hành cho các Cục Thống kê, Sở Du lịch và Sở Thương mại Du lịch. Trên cơ sở các chế độ báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, các cơ sở kinh doanh sẽ báo cáo cho các Cục Thống kê, Sở Du lịch, Sở Thương mại Du lịch để tổng hợp báo cáo về Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch.

- Phương pháp điều tra chuyên môn

Trong những năm qua, ở nước ta đã tiến hành một số cuộc điều tra chuyên đề hoặc kết hợp, lồng ghép về hoạt động du lịch vào các cuộc điều tra khác như các cuộc điều tra số cơ sở, số lao động, vốn, tài sản, doanh thu, chi phí lỗ lãi đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể về hoạt động du lịch, kinh

doanh lưu trú du lịch định kỳ 1/3, 1/7 và 1/10 hàng năm, điều tra doanh thu từ hoạt động du lịch, hoạt động khách sạn nhà hàng hàng tháng, quý, tiến hành một số cuộc điều tra chuyên đề về chi tiêu của khách quốc tế và khách du lịch trong nước. Năm 1994, Tổng cục Thống kê đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức một cuộc điều tra toàn bộ đối với tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch và lưu trú du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế và tiến hành cuộc điều tra chọn mẫu về chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam. Năm 1999, Tổng cục Du lịch đã tổ chức cuộc điều tra về tình hình chi tiêu của khách trong những ngày ở Việt Nam tại một số cửa khẩu quốc tế. Đặc biệt, năm 2003, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cuộc điều tra khách du lịch qua các cửa khẩu biên giới và điều tra chi tiêu của khách tại các cơ sở lưu trú du lịch. Cớ mẫu điều tra chi tiêu tương đối lớn với 23.000 phiếu điều tra dành cho khách nội địa và 7.000 phiếu đối với khách quốc tế. Nội dung điều tra khá phong phú và chi tiết. Phiếu điều tra áp dụng đối với khách quốc tế đến Việt Nam bao gồm các chi tiêu phản ánh tổng số tiền chi tiêu và cơ cấu chi tiêu theo các sản phẩm và theo từng loại khách (theo phương tiện, mục đích chuyến đi, độ tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch...). Đối với điều tra chi tiêu của khách nội địa cũng thu thập những thống tin tương tự khách quốc tế. Năm 2005, Tổng cục Thống kê cũng tiến hành điều tra chi tiêu của khách du lịch với cỡ mẫu 25.500 khách nội địa và 8.500 khách quốc tế. Đây là nền tảng số liệu quan trọng cho phép áp dụng TSA để thống kê du lịch tại Việt Nam.

Ngoài ra, thống kê ở cấp cơ sở còn có thêm một số chỉ tiêu khác như : thống kê ngày khách (số cộng dồn các ngày du lịch của khách du lịch trong kỳ nghiên cứu), vốn, lao động, nộp ngân sách... Các chỉ tiêu này xét về thực chất, cũng chỉ là các chỉ tiêu tham khảo. Chúng phục vụ thêm cho công tác nghiên cứu hoạt động kinh tế, củng cố quan điểm xuất khẩu trực tiếp hay bổ sung một phần cho hoạt động kinh doanh, đầu tư...

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí