Cùng với quá trình phát triển của ngành du lịch, để đáp ứng yêu cầu và chuẩn thế giới, Tổng cục Thống kê có tổ chức một số đợt điều tra (điều tra toàn bộ hoặc điều tra chọn mẫu) nhằm xây dựng, bổ sung và giới thiệu thêm các chỉ tiêu thông dụng khác được nhiều quốc gia ban hành ...
Dựa vào các chỉ tiêu trên, cơ quan chuyên trách sẽ tổng hợp thành báo cáo thống kê. Trong ngành du lịch, báo cáo thống kê cũng chia thành báo cáo thống kê cấp cơ sở (doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh) và báo cáo thống kê tổng hợp (do các cấp cao hơn như Phòng Thống kê quận huyện, Cục Thống kê, Sở Du lịch, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch ...)
1.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch
Có thể nói các chỉ tiêu thống kê trên chủ yếu phục vụ cho các cấp quản lý Nhà nước. Còn đối với các tổ chức kinh doanh du lịch thì họ lại quan tâm nhiều hơn đến tính hiệu quả của hoạt động du lịch. Xét về yêu cầu đánh giá hoạt động du lịch, các nhà kinh tế hướng tới các chỉ tiêu về hiệu quả như sau :
Các chỉ tiêu gắn với khách: như chi tiêu ngày khách... Hiện nay, các chỉ tiêu này chưa đảm bảo độ tin cậy cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp: là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cơ bản nhất, đo bằng tỷ số giữa tổng thu nhập thuần với tổng chi phí thuần cho du lịch, trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập, thường dùng để đo lường hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp, từng loại hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu doanh lợi: được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng lợi nhuận thu được và tổng chi phí hoặc vốn sản xuất trong một thời kỳ. Chỉ tiêu này giúp so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp, hay giữa các ngành kinh tế.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: được đo bằng tỉ lệ giữa doanh thu và đồng vốn, chia thành các chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động....
Chỉ tiêu hiệu quả lao động (năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp).
Đa số các chỉ tiêu trên chỉ được xem xét ở quy mô doanh nghiệp mà ít được chú ý ở quy mô thống kê Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 1
- Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 2
- Đối Tượng, Nội Dung, Phạm Vi Điều Tra
- Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 5
- Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 6
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Đối với ngành du lịch, các yếu tố đầu ra có thể được tính bằng các chỉ tiêu: doanh thu, lượng khách, chi tiêu của du khách… Yếu tố đầu vào được xác định với các chỉ tiêu về đầu tư, lao động … Ở Việt Nam, do có những khó khăn về kinh phí cũng như phương pháp điều tra thống kê nên ngay việc xác định chi tiêu của du khách cũng chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, kết quả thống kê về đầu tư tư nhân, số lượng lao động trong ngành du lịch cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam có thể thông qua các chỉ tiêu gián tiếp như:
- Tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch cho GDP
- Số nhân Keynes: giúp đánh giá ảnh hưởng lan tỏa của du lịch
1.4. Quan điểm tiếp cận tài khoản vệ tinh du lịch (TSA)
1.4.1. Lịch sử phát triển của hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch
Từ sau hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa – Canada năm 1991, bên cạnh việc hoàn thiện các khái niệm, nội dung, phương pháp thống kê, các bảng phân loại về du lịch có tính chất chuẩn quốc tế thì một hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch đã được WTO đề xuất và khuyến nghị các quốc gia nghiên cứu, vận dụng. Tiếp đó, Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC) tiến hành xây dựng TSA thành một hệ thống phương pháp luận và lượng hóa các tác động kinh tế của ngành du lịch. Phương pháp luận của họ tập trung vào định lượng tác động kinh tế của
tiêu dùng du khách (ngành du lịch) cũng như toàn bộ cầu du lịch (đối với kinh tế du lịch) thông qua các mô hình có tính mô phỏng. Tác động kinh tế của tiêu dùng du khách chỉ giới hạn trọng phạm vi tác động trực tiếp đối với sản xuất. Trong khi đó, tổng cầu lại xem xét đến các tác động trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến nguồn vốn đầu tư, chi tiêu của chính phủ và ngoại thương, kể cả mức tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ tạo ra do sự di chuyển của con người trên khắp thế giới (du lịch thế giới). WTTC nghiêng về phương pháp tiếp cận theo hướng cầu vì phương pháp này đưa ra định nghĩa rất toàn diện về phạm vi và có mối liên hệ chặt chẽ với các mô hình kinh tế có liên quan đến các khái niệm về nguồn cung. Nghiên cứu của tổ chức này chủ yếu dựa vào các kỹ thuật mô hình kinh tế.
Tháng 9 năm 1999, ba tháng sau Hội nghị quốc tế về Đo lường các tác động kinh tế của ngành du lịch tại Enzo Paci do WTO tổ chức, một nhóm làm việc liên thư ký giữa WTO, OECD và EUROSTAT (Cơ quan thống kê của Cộng đồng châu Âu) đã được thành lập nhằm xây dựng khung khái niệm chung cho các phương pháp luận về tài khoản vệ tinh du lịch. Kết quả là ba tổ chức nói trên đã thống nhất về “Dự thảo tài khoản vệ tinh du lịch – các tài liệu tham khảo về phương pháp luận”. Ba tổ chức đều nhất trí: họ là những cơ quan chịu trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện tài khoản vệ tinh du lịch cho các nước thành viên thuộc tổ chức của mình.
Nhận thức được tính hữu ích và tầm quan trọng của TSA, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức thu thập thông tin, xử lý, tính toán và lập được hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch của nước mình ngay từ những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, điển hình là các nước: Canada, Cộng hòa Dominica, Pháp, New Zealand, Mexico, Chile, Ecuador, Cuba, Ba Lan, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Mỹ, Australia, Philippinnes, Indonesia vv… Tính đến nay đã có
khoảng trên 170 quốc gia đã tiến hành (hoặc được) tính toán và lập tài khoản vệ tinh du lịch.
Tại Canada tháng 10/1994, hai cơ quan Du lịch và Thống kê đã phối hợp đưa ra tài khoản vệ tinh đầu tiên. Tháng 6/1996, các chỉ tiêu du lịch quốc gia lần đầu tiên được xuất bản. Kết quả hệ thống TSA cho biết doanh thu của ngành du lịch Canada chiếm 2,5% GDP, tỷ lệ thuế thu từ ngành du lịch chiếm 7% so với thuế các loại hàng hóa khác, lao động trong ngành du lịch chiếm 5% lao động trong các ngành sản xuất kinh doanh.
Tại Australia, Cục Thống kê (ABS) và Vụ Du lịch của Bộ Công nghiệp Du lịch và Tài nguyên (ITR) đã tiến hành thu thập thông tin, xử lý, tính toán và biên soạn được hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch Australia từ năm 1997. Tháng 5/2003, ABS đã xuất bản ấn phẩm “Tài khoản quốc gia – tài khoản vệ tinh du lịch”. Ấn phẩm này đã liệt kê 13 bảng số liệu bao gồm các tài khoản vệ tinh du lịch và kèm theo một số tài khoản kinh tế quốc dân tổng hợp giai đoạn 1997-2002 với mục đích trực tiếp so sánh, phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành du lịch trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch ở Philippinnes (PTSA) gồm 11 biểu, nội dung không hoàn toàn giống với nội dung trong 10 biểu của WTO. Chu kỳ thống kê TSA ở Philippines là 4 năm 1 lần. Tương tự như Philippinnes, Indonesia cũng lập 1 hệ thống TSA gồm 7 biểu, trong đó, các biểu tiêu dùng cho các loại khách du lịch đã được gộp lại thành 1 biểu, các biểu khác cũng được rút gọn cho phù hợp với điều kiện thực tế của Indonesia.
1.4.2. Nội dung tài khoản vệ tinh du lịch
Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) là một tập hợp các bảng biểu đo lường, tính toán phản ánh kết quả các mặt hoạt động du lịch trong mối quan hệ qua lại với các ngành kinh tế quốc dân khác theo cùng một phương pháp tính của tài khoản quốc gia.
Kết cấu hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch của WTO được trình bày thành các bảng biểu thống kê với nhiều phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau. Các bảng biểu TSA cho phép đánh giá sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và cho phép phân tích được kết cấu và những biến động của du lịch.
Những nội dung chủ yếu trong hệ thống TSA thường được người sử dụng quan tâm nhiều nhất là:
- Giá trị tăng thêm của ngành du lịch trong các ngành kinh tế quốc dân và sự phụ thuộc của các ngành kinh tế quốc dân với du lịch
- Lao động trong ngành du lịch và GDP của ngành du lịch
- Quy mô tiêu dùng của khách du lịch và cơ cấu chi tiêu du lịch của khách du lịch quốc tế cũng như nội địa
- Vốn đầu tư cho hoạt động du lịch
- Tiêu dùng chung, xúc tiến, đầu tư du lịch vv…
Tổ chức du lịch thế giới còn nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch (TSA). Nhờ TSA có thể:
- Đánh giá được hiệu quả kinh doanh du lịch của từng nước, cho biết được số lượng khách đến và khách đi cũng như đặc điểm của từng loại khách.
- Đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu về lượng với các chỉ tiêu giá trị của du lịch như số lượt khách, ngày khách, tỉ lệ sử dụng buồng, giường…với các chỉ tiêu doanh thu từ các cơ sở du lịch.
- Đưa ra những đánh giá quan trọng về cán cân thanh toán quốc tế của một nước. Điều đó xuất phát từ chỗ: ngành du lịch nhiều nước đã được coi như là giải pháp rất quan trọng để cân đối các vấn đề thanh toán quốc tế.
- Đối với nhiều nước, khách du lịch từ các nước khác đến hầu hết đều thông qua các cơ sở kinh doanh lữ hành. Vì vậy, để xác định được mức chi tiêu của du
khách, đặc biệt là xác định cơ cấu chi tiêu, không thể điều tra trực tiếp từ du khách. Bởi vì gần như toàn bộ tổng số tiền trong chuyến đi của du khách đã nộp cho các cơ sở kinh doanh lữ hành để các cơ sở này chi hộ, họ chỉ có thể biết được tổng số tiền đã nộp cho tour, còn cơ cấu chi tiêu như thế nào thì không thể biết chính xác được. Thông qua TSA ta lại có thể xử lý được cơ cấu chi tiêu này của du khách. Mặt khác, TSA còn có thể giúp cải thiện chất lượng số liệu ước lượng về chi tiêu của du khách.
- Mỗi tài khoản vệ tinh du lịch trong hệ thống TSA đều cung cấp một khái niệm cơ bản về mối quan hệ kinh tế giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế khác. Các tài khoản này được gọi là vệ tinh vì chúng được xem như công cụ giúp cho người sử dụng thông tin có thể hiểu đầy đủ về du lịch và chức năng của nó nằm trong khuôn khổ hệ thống tài khoản quốc gia. Trong đó, nhiều tài khoản có thể cung cấp những thông tin riêng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về các quan hệ kinh tế, làm căn cứ xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội. Chẳng hạn, TSA cho biết các thông tin quan trọng như: tỷ trọng GDP du lịch trong tổng sản phẩm trong nước (GDP), lao động và việc làm trong ngành du lịch, tỷ trọngdoanh thu từ khách du lịch nước ngoài so với tổng giá trị xuất khẩu, tỷ lệ đầu tư cho du lịch, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế vùng.
- Cung cấp số liệu cụ thể về chi tiêu du lịch và nhu cầu của du lịch đối với hoạt động kinh tế trong nước và được thể hiện ở tài khoản “cung” và tài khoản “cầu”.
- Cung cấp số liệu cụ thể về các sản phẩm đặc trưng cho du lịch như lao động, vốn cố định trong ngành du lịch.
- Cung cấp các số liệu tổng hợp vĩ mô như giá trị xuất, giá trị tăng thêm, GDP của ngành du lịch nhằm so sánh ngành du lịch với các ngành kinh tế khác.
- Cung cấp thông tin đánh giá sự phát triển của du lịch đối với sự phát triển kinh tế vùng địa phương và toàn nền kinh tế quốc dân.
- TSA sẽ tiêu chuẩn hóa được các khái niệm và bảng phân loại để so sánh được giữa các nước và giữa các vùng, địa phương với nhau.
Hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch của Tổ chức du lịch thế giới hiện nay bao gồm 10 bảng biểu có nguồn gốc từ hệ thống tài khoản quốc gia và liên quan đến việc cung cấp và sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ.
Thông tin được sử dụng trong TSA gồm 2 mảng chính: thông tin về sản xuất và thông tin về tiêu dùng. Hệ thống 10 bảng biểu tài khoản vệ tinh du lịch của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) hiện hành như sau:
Bảng 1. Tiêu dùng của khách quốc tế đến
Bảng 2. Tiêu dùng của khách du lịch trong nước
Bảng 3. Tiêu dùng du lịch của khách trong nước ra nước ngoài
Bảng 4. Tiêu dùng cuối cùng của du lịch trong nước (tổng hợp từ biểu 1&2) Bảng 5. Giá trị sản xuất của ngành du lịch và các ngành khác
Bảng 6. Cung ứng và tiêu thụ nội địa theo sản phẩm Bảng7. Lao động và việc làm trong ngành du lịch Bảng 8. Tổng nguồn vốn cố định về du lịch
Bảng 9. Tiêu dùng du lịch chung chia theo chức năng và cấp quản lý nhà
nước.
Bảng 10. Một số chỉ tiêu thống kê phi tiền tệ
1.5. Mô hình khảo sát du khách
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch, phương pháp khảo sát du khách sử dụng 3 yếu tố cơ bản:
- Số lượng và loại du khách
- Chi tiêu trung bình cho mỗi khách
- Hệ số nhân vùng
Các công thức tính toán:
T Lxc
I = T x hệ số nhân vùng
Trong đó:
T: tiêu dùng của du khách L: số lượng du khách
c : chi tiêu trung bình của 1 khách. Chi tiêu này có thể tính toán bằng các nghiên cứu khách thông qua chọn mẫu tại 1 điểm đến hay khảo sát hộ gia đình về chuyến đi gần đây của họ. Chi tiêu này thay đổi theo các chuyến đi nên khi tiến hành tính toán ta cần phân đoạn thị trường khách hay phân chia khách thành các thành phần/ loại khách khác nhau.
I: Tác động kinh tế. I có thể được tính toán về các phương diện: chi tiêu, mua bán, thu nhập, giá trị gia tăng, thu nhập từ thuế, việc làm…
Hệ số nhân vùng: được sử dụng nhằm chuyển chi tiêu thành thu nhập và nghề nghiệp cũng như để đánh giá các tác động thứ cấp từ việc tiêu dùng du lịch. Có nhiều loại hệ số nhân vùng khác nhau: Hệ số nhân Keynes loại 1, 2, 3…; các hệ số nhân về mua bán, thu nhập, việc làm; các hệ số nhân tổng và thành phần.
Hệ số nhân Keynes được xác định trong các trường hợp :
- Đối với nền kinh tế đóng và không có sự can thiệp của chính phủ :
Y=
I G X 1 MPC
Trong đó : Y là khoản thu nhập quốc dân tăng thêm
I là đầu tư trong năm dành cho lĩnh vực du lịch
G là chi tiêu của chính phủ dành cho lĩnh vực du lịch