Kinh Nghiệm Quốc Tế, Trong Nước Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Và Bài Học Rút Ra Cho Tỉnh Ninh Bình


lịch. Khách du lịch là người thụ hưởng các giá trị văn hóa, tinh thần, môi trường mà sản phẩm du lịch tại các điểm đến đem lại và cũng là người tham gia trực tiếp vào việc BVMT du lịch. Vì vậy, nếu nhận thức được tầm quan trọng cũng như đầy đủ về PTKTDL gắn với ĐBANMT, đội ngũ cán bộ quản lý mới hoạch định chiến lược, chính sách, chương trình phát triển du lịch, chỉ đạo PTDL gắn với ĐBANMT; các chủ thể kinh doanh du lịch ... lựa chọn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng, kiến trúc, tiêu dùng xanh, ... tại các cơ sở kinh doanh du lịch sao cho hoạt động kinh doanh du lịch hướng tới thân thiện với môi trường, ứng phó với BĐKH, nhờ đó, PTKTDL sẽ gắn với ĐBANMT. Ngược lại, nếu chưa nhận thức được đầy đủ về PTKTDL theo hướng bền vững, dẫn đến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến thế hiện hiện tại cũng như tương lai.

Hai là, vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh

- Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế du lịch

Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy KTDL PTBV, tác động tích cực đến việc đầu tư. Phát triển theo quy hoạch góp phần phát huy tối đa nguồn lực đầu tư, hệ thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ cho du lịch sẽ được đầu tư đúng hướng, tạo sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể PTKTDL của đất nước, chính quyền cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch PTDL của địa phương cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện nguồn lực và tiềm năng, lợi thế về du lịch.

- Trong xây dựng cơ chế vận hành luật pháp và chính sách phát triển kinh tế du lịch

Để khai thác tốt các nguồn lực, lợi thế, tiềm năng PTDL của địa phương. Chính quyền cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách có tính chất đặc thù trên cơ sở khung pháp lý chung. Các chính sách được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm vừa đảm bảo nguyên tắc không trái với khung pháp lý chung trong lĩnh vực du lịch, vừa tạo sự thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư. Ngoài những quy định chung của Nhà nước, chính quyền địa phương nghiên cứu thực tiễn địa phương để cụ thể hóa chính sách nhà nước, vừa ban hành văn phảm quy phạm pháp luật


cần thiết để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PTKTDL đáp ứng yêu cầu gắn với ĐBANMT.

Trong quá trình thực thi chính sách cần đánh giá nghiêm túc, khoa học để hoàn thiện, bổ sung hay sửa đổi chính sách liên quan đến sự PTKTDL của địa phương, như: Luât Du lịch, Luật Đầu tư, chính sách ưu đãi; chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

- Trong xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển kinh tế du lịch

Tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn tinh là thực hiện chức năng tổ chức điều hành sự phát triển của một ngành trong phạm vị một địa phương ở một số nội dung sau: Tổ chức hệ thống đối tượng quản lý: Phải quy hoạch tốt hệ thống các điểm, khu, tuyến du lịch; Tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý phải tương xứng với nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch; Vận hành sự hoạt động của đối tượng và chủ thể quản lý: Mục đích là đảm bảo hoạt động ăn khớp, thông suốt, tốc độ, đúng hướng. Ngoài nội dung trên, một nội dung mà công tác tổ chức, điều hành cần quan tâm là bảo đảm cơ sở hạ tầng cho PTKTDL như: hệ thống điện, giao thông vận tải, cấp thoát nước, thông tin, bưu chính viễn thông, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở vui chơi, giải trí, ...

Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 9

- Trong thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững: Nhằm phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, khó khăn, cũng như tài chính, … để thúc đẩy ngành du lịch ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.

Ba là, trình độ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh

- Trình độ lao động du lịch

Lao động du lịch của tỉnh gồm đội ngũ lao động quản lý (cấp sở, phòng, xã) doanh nghiệp và người dân. Trình độ của đội ngũ lao động du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến PTKTDL. Trong đó, đội ngũ lao động quản lý các cấp vừa là người định hướng PTKTDL thông qua các chính sách, vừa là người tổ chức thực hiện; doanh nghiệp và người dân là người trực tiếp thực hiện chính sách cũng như ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa sáng kiến vào hoạt động KTDL.


Trình độ đội ngũ lao động du lịch của tỉnh thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nếu trình độ đội ngũ lao động du lịch cao sẽ giúp việc soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách PTKTDL gắn với ĐBANMT; lựa chọn ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động KTDL. Nhờ đó, PTDL của tỉnh sẽ hiệu quả và gắn với ĐBANMT. Ngược lại, nếu trình độ lao động thấp, việc ứng phó với BĐKH, không đưa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào PTKTDL của địa phương, không bền vững.

- Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh

Là năng lực đưa các tiến bộ kỹ thuật vào việc thiết kế xây dựng, kiến trúc cũng như tiêu dùng, xử lý rác thải từ hoạt động kinh doanh du lịch tại các cơ sở lưu trú, khu điểm, du lịch. Vì vậy, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong PTKTDL tại địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch cũng như mức độ ONMT. Nếu năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương cao sẽ sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; giảm phát thải nhà kính; thích ứng được với BĐKH. Ngược lại, nếu năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch thấp sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, ONMT tăng lên, đẩy nhanh tốc độ BĐKH, PTDL thiếu bền vững.

2.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế du lịch bền vững từ Chính phủ, các bộ, ngành

Chính sách PTKTDL theo hướng bền vững từ Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan chính là tổng thể các biện pháp của Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tác động đến đu lịch và các ngành có liên quan để du lịch phát triển theo hướng bền vững trong từng giai đoạn. Hệ thống các chính sách PTKTDL theo hướng bền vững được Chính phủ, các bộ và ngành có liên quan ban hành gồm: chính sách đất đai; chính sách khoa học công nghệ; chính sách tín dụng; chính sách đào tạo nguồn nhân lực, .... Việc ban hành những chính sách này nhằm định hướng, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ ngành du lịch và


giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác; hỗ trợ tạo điều kiện để ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch của địa phương nói riêng PTBV. Vì vậy, các chính sách liên quan đến du lịch được ban hành từ Chính phủ, các bộ, ngành phù hợp, kịp thời, đẩy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch cả nước khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực vào phát triển. Ngược lại, các chính sách về du lịch không phù hợp sẽ khiến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ONMT gia tăng, ...

Thứ hai, tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế du lịch

Biến đổi khí hậu là sự gia tăng nhiệt độ, thời tiết cực đoan, như: nắng nóng, lũ lụt, bão cường độ mạnh đã làm nước biển dâng gây nên tình trạng ngập mặn, gia tăng hạn hán, sụt lở đất làm giảm lưu lượng nước cũng như lượng nước ngọt phục vụ du lịch; làm giảm sự đa dạng sinh học; ảnh hưởng đến khu, điểm du lịch. Như vậy, BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành, lĩnh vực của ngành du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương. Cụ thể:

- Đối với giao thông vận tải: Biến đổi khí hậu dẫn đến lũ lụt, bão cường độ mạnh làm hư hỏng hệ thống hạ tầng giao thông, cản trở sự di chuyển du khách, làm giảm lượng khách đến các khu, điểm du lịch dẫn đến doanh thu du lịch giảm.

- Đối với lâm nghiệp: Biến đổi khí hậu làm giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Nước biên dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển, ảnh hưởng đến việc tích ứng với BĐKH. Ngoài ra, BĐKH làm giảm đa dạng sinh học và hệ tính thái ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái.

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH NINH BÌNH

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Singapore

Cộng hòa Singapore - một quốc đảo nằm ở Đông Nam Châu Á, nằm giữa Malaysia và Indonesia, với diện tích 712km2, trong đó diện tích đất là 682,7 km2 với chiều dài bờ biển khoảng 150,5 km, dân số hơn 5 triệu người và một nền văn háo đa sắc tộc - Đây chính là nét đặc trưng làm nên một Singapore độc đáo thu


hút khách du lịch mỗi năm, Singapore được thế giới biết đến là quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất Đông Nam Á. Năm 2018 thu hút 18,5 triệu lượt, tăng 6,2% so với năm 2017, doanh thu đạt 27,1 tỉ SGD (khoảng 463.000 tỉ đồng) [76]. Năm 2019, ghi nhận con số lỷ lục với 19,1 triệu lượt khách quốc tế [76].

Để đạt được con số trên, có sự đóng góp của những sáng kiến làm xanh, sạch, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh của nhiều khách sạn tại Singapore, tiêu biểu phải kể đến là: Khách sạn Parkroyal on Pickering, được Kayak (Công cụ tìm kiếm thông tin du lịch toàn cầu) đánh giá thân thiện với môi trường hàng đầu đã được bình chọn là “Khách sạn xanh hàng đầu châu Á” của giải Du lịch thế giới trong suốt 3 năm qua (từ năm 2016).

- Trồng cây trên sân thượng khách sạn: Nằm tại khu trung tâm kinh doanh sầm uất với những tòa nhà chọc trời tạo cảm giác bí bách, nhưng Parkroyal on Pickering lại có cả một vườn cây trên sân thượng, các thác nước, mảng xanh thẳng đứng... Cây cối phủ kín 15.000 m2, gấp đôi toàn bộ diện tích đất của khách sạn. Không chỉ mang lại cảm giác bình an, cây xanh còn hấp thu nhiệt, tạo bóng mát và nhiệt độ dễ chịu. Để có được cảm giác đó, khách sạn có một hệ thống tưới nhỏ giọt đưa nước và dưỡng chất từ bồn chứa nước mưa trên sân thượng

xuống từng khoảng xanh. Khi trời không mưa, hệ thống này chuyển sang sử dụng NEWater (nước tái chế của Singapore).

- Sử dụng công nghệ Cobiax (hệ thống hạn chế dùng bê tông và thay thế bằng nhựa tái chế). Để tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm nước và năng lượng Parkroyal on Pickering lắp đèn LED phát sáng bằng các tấm pin mặt trời trên mái trong sảnh khách sạn; Phòng dành cho khách luôn có thùng rác tái chế, nước uống đựng trong các bình thủy tinh và có thiết kế mở để “hứng” ánh sáng ban ngày.

Bên cạnh việc tăng thêm diện tích trồng cây, tiết kiệm năng lượng còn nhiều cách để các khách sạn xanh hơn được áp dụng tại Singapore, đó là:

- Cải thiện khâu xử lý chất thải. Tại khách sạn Ibis Singapore reon Bencoolen, để xử lý thức ăn thừa, khách sạn đã phát động chiến dịch “Dĩa sạch”, mỗi chiếc dĩa không còn thức ăn vào cuối buổi buffet đồng nghĩa với 1 đôla Singapore, được quyên góp cho quỹ từ thiện The Food Bank Singapore.


Ngoài ra, khách sạn còn khuyến khích khách chọn uống nước trong ly thủy tinh thay vì chai nhựa. Thức ăn mang đi được đựng trong các loại bao gói có thể phân hủy và sử dụng ống hút làm bằng giấy;

- Cải thiện nguồn thực phẩm. Với Grand Hyatt Singapore một phần nguồn rau sạch của Hyatt từ vườn rau trên nóc khách sạn, nơi trồng từ húng quế, bạc hà đến cây càri, chuối ... dưới tầng hầm Grand Hyatt lắp đặt một hệ thống biến thức ăn thừa thành phân hữu cơ sau 24 giờ, sau đó đem bón cho các khu vườn của khách sạn hoặc bán ra ngoài. Nhờ hệ thống này, khách sạn tận dụng được 400 tấn thức ăn thừa mỗi năm, tiết kiệm khoảng 100.000 SGD chi phí thu dọn và cắt giảm

55.000 túi rác một năm. Grand Hyatt cũng là khách sạn đầu tiên trên thế giới đầu tư một nhà máy điện nhiệt kết hợp để tự cung ứng 30% nhu cầu điện năng của khách sạn cũng như giảm lượng khí thải carbon đến gần 1.200 tấn/năm.

Để có được những thành công trong BVMT như khách sạn Parkroyal on Pickering và nhiều khách sạn khác của Singapore, có sự đóng góp to lớn của quản lý nhà nước. Tại Singapore vấn đề môi trường được nhà nước quản lý rất nghiêm ngặt. Những tòa nhà mới xây đều phải đảm bảo mức tối thiểu theo chứng nhận Green Mark - bộ tiêu chuẩn xanh của Singapore. Với những tòa nhà hiện hữu, chính phủ Singapore sẵn sàng tài trợ lên đến 50% chi phí trang bị các công nghệ mới thân thiện với môi trường hơn [2].

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan hiện được xem là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về giá trị du lịch và thứ 7 thế giới về di sản văn hóa [83]. Du lịch là một động lực quan trọng của nền kinh tế Thái Lan, đóng góp khoảng 20% GDP nước này, trong đó mỗi năm có ít nhất 2 triệu du khách nước ngoài mua sắm hàng hóa và dịch vụ ở nước này [105].

Để giữ vững thứ hạng của ngành du lịch trên trường quốc tế cũng như đáp ứng xu hướng PTDL trên thế giới, Thái Lan phát triển du lịch xanh dựa trên 7 khái niệm: Tâm Xanh: Nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; Vận chuyển Xanh: Khuyến khích sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường; Điểm đến Xanh: Quảng bá các điểm du lịch được quản lý theo nguyên tắc có trách nhiệm và BVMT; Cộng đồng Xanh: Hỗ


trợ loại hình du lịch cộng đồng ở cả thành thị và nông thôn gắn với thúc đẩy bảo tồn môi trường, truyền thống và lối sống địa phương; Hoạt động Xanh: Thúc đẩy các hoạt động du lịch phù hợp với cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng địa phương; Dịch vụ Xanh: Kêu gọi các bên liên quan cung cấp dịch vụ du lịch tạo ấn tượng và truyền cảm hứng mạnh mẽ thông qua việc thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và BVMT; Phương pháp tiếp cận Xanh vượt trội: Khuyến khích doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm xã hội, như giảm thiểu các hoạt động gây hại tới môi trường, tăng cường các sáng kiến tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo, cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường [108].

Để triển khai thực hiện PTDL xanh, Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch Bền vững. Cơ quan này chịu trách nhiệm về quy hoạch tổng thể PTBV các khu du lịch được chỉ định; xây dựng chiến lược về du lịch cộng đồng, du lịch giảm thiểu carbon, và du lịch sáng tạo. Đến nay, Cục đã xây dựng được 14 mô hình du lịch cộng đồng với tiêu chí cùng sáng lập, phương pháp tiếp cận có sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên. Một trong những mô hình đó là bản Baan Nam Chieo: Cộng đồng cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về phát triển cộng đồng, đi đến kết luận là PTDL cộng đồng theo hướng bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi về lối sống địa phương; Tổ chức các cuộc họp hàng tháng tại cộng đồng và cuộc họp thường niên của các chuyên gia về du lịch cộng đồng để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; Xây dựng quy định đối với khách du lịch khi nghỉ tại homestay, đồng thời quy định quy mô, sức chứa của các cơ sở; Phân chia trách nhiệm để đạt được sự quản lý hiệu quả. Các hoạt động được khách du lịch đánh giá cao đặc biệt là các hoạt động du lịch, ẩm thực và an toàn; Ngoài ra, tổ chức đào tạo cho các bên liên quan tham gia du lịch cộng đồng, gồm quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan bảo tồn, và người dân địa phương; Xây dựng quỹ và phân bổ ngân sách cho PTDL cộng đồng. Thu nhập từ du lịch được phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản đầu tư để phát triển và tài trợ cho các hoạt động khác như ngày Thiếu nhi, ngày cho người già hoặc các dịp lễ khác [109].

Chính phủ Thái Lan cũng kiên quyết đóng cửa các điểm, khu du lịch không đáp ứng yêu cầu BVMT. Tháng 3-2018, Chính phủ Thái Lan đã quyết định tạm thời đóng cửa Vịnh Maya và Đảo Phi Phi, nhằm ngăn chặn những tổn


thất lên môi trường tự nhiên, đặc biệt là để cứu các rạn san hô bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động du lịch. Trước đó, tháng 5-2016, Chính phủ nước này cũng đã đóng cửa các hòn đảo Koh Tachai và chưa tuyên bố ngày mở cửa trở lại. Đồng thời 3 hòn đảo Koh khai nok, Koh khai Nui và Koh Khai Nok (nằm ở Phuket), phải buộc giới hạn lượng khách du lịch. Việc đóng cửa các điểm du lịch là hệ quả tất yếu của tình trạng tăng trưởng nóng du lịch, lượng khách quá tải gây áp lực nặng nề lên môi trường. Song đóng cửa cũng là giải pháp cấp bách cứu nguy cho môi trường và khôi phục hệ sinh thái biển, nhằm đáp ứng PTDL bền vững cho du lịch.

2.3.2. Kinh nghiệm trong nước

2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước, với 41 điểm, khu du lịch, sở hữu 5 di sản thế giới được UNESCO vinh danh, trong đó có một Di sản Văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế (1993). Theo thống kê, số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018 đạt 4.332.673 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt

1.951.461 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2.094.581 lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11,3 ngàn tỷ đồng [53]. Đứng trước sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch, Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt với bài toán BVMT. Chỉ tính riêng lượng rác thải nhựa, túi ni lông, mỗi ngày toàn tỉnh có khoảng 650 tấn thải ra môi trường. Nhằm hạn chế những hậu quả khôn lường mà rác thải để lại đối với môi trường, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp thiết thực sau:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, người dân và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Tỉnh đã tổ chức nhiều phong trào như: Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh-sạch- đẹp”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Nhặt một cọng rác bạn đã làm Huế sạch hơn", hoạt động nhặt rác “Cảm ơn dòng sông Hương” ... nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong BVMT. Để duy trì có hiệu quả các hoạt động trên tỉnh đã tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023