Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 23


Để làm rõ cho các thông tin định lượng đã phân tích, nghiên cứu nhóm nhân lực trẻ ở khối các cơ quan nhà nước tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tìm thấy mối liên hệ giữa vốn xã hội và thu nhập ít nhiều được khẳng định qua các thông tin định tính. Cách thức nhân lực trẻ trong nghiên cứu này sử dụng nguồn vốn xã hội của mình để nâng cao thu nhập cũng có sự khác biệt so với các nhóm xã hội khác.

Trao đổi với một số lao động trẻ về vai trò của vốn xã hội đối với việc tìm việc làm mang lại thu nhập cao, nguồn nhân lực trẻ đưa ra nhận định vốn xã hội mang đến cho họ nhiều cơ hội để nâng cao mức thu nhập của mình. Nghiên cứu định tính của chúng tôi hướng đến tìm kiếm thông tin từ hai khía cạnh nâng cao thu nhập của cán bộ trẻ trong khảo sát này. Một nhóm khảo sát được tìm hiểu về việc nâng cao thu nhập nhờ vốn xã hội từ những công việc liên quan trực tiếp đến chuyên môn và nhóm thứ hai được khảo sát về việc nâng cao thu nhập nhờ vốn xã hội với những công việc không liên quan, chẳng hạn như buôn bán, kinh doanh thêm bên cạnh công việc tại cơ quan. Hoạt động của hai nhóm đối tượng này mang những đặc trưng rất khác biệt. Nhóm thứ nhất, liên quan đến chuyên môn cho thấy hoạt động mở rộng mạng lưới xã hội của họ dường như khép kín và thầm lặng, họ chủ yếu quan tâm đến làm tốt công việc, thể hiện khả năng công việc qua thành tích mà họ đạt trong quá trình lao động, để đạt được sự đãi ngộ trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước.

Một đặc trưng tiêu biểu nhất được nhấn mạnh trong hầu hết các trường hợp phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu đó là việc hiểu biết và nắm rõ về các chính sách, quy định, quy chế của cơ quan, ban ngành liên quan đến công việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ trong khối cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, trường hợp của T là một ví dụ rất điển hình về sự thăng tiến dựa trên chính những ưu thế mình đang nắm giữ.

“Mình có cơ hội, tại sao mình không tận dụng” - trường hợp của T, 6 năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Cơ sở, 2 lần Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, và trong 6 năm đó, 2 lần T được tăng lương trước thời hạn. Không bàn đến những lợi ích khác, nhưng trước hết T đã có cơ hội nâng cao thu nhập hàng tháng của mình. Ngoài số tiền thưởng T nhận được trong 6 năm về thành tích của mình. Trong 6 năm đó, T được tăng lương trước thời hạn 2 lần (một lần trước 12 tháng và 1 lần trước 10 tháng), như vậy T có gần 2 năm ở hệ số lương


cao hơn một cán bộ bình thường chỉ chờ vào tăng lương thường xuyên. Lợi thế này không chỉ cải thiện giúp T về vấn đề thu nhập mà còn rất hữu ích cho việc đáp ứng một số yêu cầu xét tuyển như thi nâng ngạch…. Nâng ngạch là một trong những yêu cầu cơ bản được coi là tác động lớn đến quá trình thăng tiến của mỗi cá nhân làm việc trong khối các cơ quan nhà nước (PVS 3, nam 34 tuổi).

Trong một số các cơ quan việc theo dõi quá trình đào tạo và chất lượng cán bộ được thực hiện tốt bởi bộ phận Tổ chức cán bộ của cơ quan đó. Khi đó bộ phận này sẽ theo sát quá trình lương của mỗi cán bộ, ngạch nghiên cứu, học hàm, học vị để có những gợi ý tư vấn đáp ứng với chế độ đãi ngộ và thăng tiến của hệ thống cơ quan tổ chức đó. Chẳng hạn, một trong các quy chế để tăng lương trước thời hạn đó là các cá nhân, cán bộ có thành tích và được khen thưởng. Các loại bằng khen từ cấp trên cho các hoạt động Công đoàn, Đoàn thanh niên, Danh hiệu Chiến sỹ thi đua… đều là những thành tích được ghi nhận cho cá nhân không chỉ để xét tăng lương trước thời hạn trong một số cơ quan chính phủ mà còn là vốn xã hội dự trữ khi có cơ hội bổ nhiệm.

Trong khi đó, nhóm thứ hai sử dụng vốn xã hội để nâng cao thu nhập từ những công việc không liên quan đến chuyên môn, chẳng hạn, với một số lao động trẻ kiếm thu nhập thêm từ hoạt động kinh doanh họ, luôn cố gắng mở rộng mạng lưới quan hệ cơ học của mình trong và ngoài cơ quan, trong các quan hệ xã hội nhằm tăng cơ hội nâng cao thu nhập.

Làm việc trong cơ quan nhà nước tiền lương chủ yếu theo hệ số, ngạch bậc, em mới đi làm được 5 năm nên thu nhập hạn chế, không đủ chi tiêu cho gia đình nhỏ vì chúng em đều từ các tỉnh đến Hà Nội công tác. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống hằng ngày và cũng là mong muốn của em từ lâu có một cửa hàng thời trang, tuy nhiên mặt bằng thuê cao nên em lựa chọn bán online qua mạng xã hội. Công việc buôn bán thêm của em cũng thuận lợi, khách hàng chủ yếu là các chị em cùng cơ quan, bạn bè … em chỉ lấy chút lời làm công nên chị em, bạn bè cứ người này giới thiệu người kia mua, em vừa có thêm thu nhập, vừa có công việc, vừa vui” (PVS 1, Nữ, 35 tuổi)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


Một nghiên cứu khác đã tìm hiểu về sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa cũng cho thấy, từ lâu nông dân ven đô đã sử dụng vốn xã hội của họ trong sản xuất và đời sống để giúp đỡ nhau trong những lúc gặp khó khăn hay rủi ro. Cùng với đó, dưới tác động của đô thị hóa nhanh và cơ chế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ thì vốn xã hội của nông dân càng trở nên quan trọng. Với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn xã hội trong chiến lược sinh kế, các chi phí đầu vào cho sản xuất và chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm hay thị trường đều giảm, đồng thời các nguồn thông tin đáng tin cậy về thị trường cũng được chia sẻ để tránh nguy cơ rủi ro.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 23

Các phát hiện của chúng tôi trong nghiên cứu này củng cố thêm cho quan điểm của Montgomery khi ông cho rằng mạng lưới phong phú làm tăng mức lương kỳ vọng của người tìm kiếm, khi đó anh ta chỉ chấp nhận công việc khi đạt được sự kỳ vọng của mình và đó chính là cách mà vốn xã hội tác động đến khía cạnh thu nhập của công việc đó.

Phân tích vai trò của vốn xã hội với việc nâng cao thu nhập ở khía cạnh tiêu cực cũng cho thấy nhiều điểm đáng quan tâm. Các dữ liệu thu được từ thông tin định tính cho thấy, đây là chủ đề khó thu được thông tin khách quan và chính xác nhất. Trong đa số trường hợp, người trả lời cho rằng, nguồn vốn xã hội chất lượng làm gia tăng cơ hội việc làm do đó sẽ làm tăng thu nhập. Nhưng thực chất, ẩn sau việc gia tăng cơ hội việc làm là việc phát triển các mạng lưới kín với lợi ích nhóm trực tiếp, trong một số trường hợp thậm chí liên quan đến vi phạm pháp luật. Tham ô, tham nhũng là đỉnh cao nhất của khía cạnh tiêu cực trong việc sử dụng nguồn vốn một cách không phù hợp.


Tiểu kết chương 4

Chương 4 đề cập đến những vấn đề đặt ra về vai trò của vốn xã hội đến tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và thực thi công vụ cũng như nâng cao thu nhập của nguồn nhân lực trẻ.

Thứ nhất, kết quả phân tích trên cho thấy, nguồn nhân lực trẻ tại cả hai địa bàn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh về cơ bản đều hiểu rõ vai trò của vốn xã hội và sử dụng tốt nguồn vốn này trong môi trường làm việc. Không có sự khác biệt quá lớn về việc sử dụng vốn xã hội của nhân lực trẻ tại Hà Nội và Tp Hồ


Chí Minh. Tuy vậy, yếu tố nhóm tuổi và giới tính lại có tác động khá rõ nét trong việc sử dụng nguồn vốn. Nhóm nhân lực ở độ tuổi chín chắn có khả năng sử dụng đa dạng nguồn vốn trong công việc, đời sống và vận dụng linh hoạt để có thuận lợi hơn cho cả hai lĩnh vực này hơn so với những nhóm nhân lực có độ tuổi trẻ hơn. Nữ giới tỏ ra linh hoạt hơn trong việc sử dụng đa dạng và phong phú các mạng lưới quan hệ trong nguồn vốn xã hội của họ. Tuy nhiên nam giới, không có quá đa dạng các mạng lưới quan hệ nhưng được cho là có xu hướng xây dựng nguồn vốn vững chắc, sâu sắc và lâu bền. Đặc biệt, sự khác biệt giới còn thể hiện khá rõ qua việc sử dụng nguồn vốn. Nữ giới có xu hướng sử dụng nguồn vốn đa dạng phục vụ cho công việc và phần nhiều liên quan đến đời sống gia đình như chăm sóc con cái, chăm sóc sắc đẹp, mua sắm giá rẻ, các bí quyết để có đời sống vợ chồng, các mối quan hệ xã hội viên mãn. Bên cạnh đó, nam giới có xu hướng sử dụng mạng lưới quan hệ xã hội của mình tập trung chủ yếu để phát triển công việc kinh doanh, sản xuất và sự nghiệp của họ. Kết quả này được phân tích và chắt lọc qua dữ liệu phỏng vấn sâu ở cả Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

Thứ hai, vai trò của vốn xã hội trong tuyển dụng, Kết quả nghiên cứu cho thấy, lao động trẻ đã tận dụng các mối quan hệ xã hội trong các nhóm mà họ là thành viên để tiếp cận thông tin về tuyển dụng. Cụ thể, tác động tích cực của một người có nguồn vốn xã hội tốt là mang tới cho họ cơ hội tuyển dụng đa dạng và tỷ lệ thành công cao hơn so với những người trẻ có vốn xã hội hạn hẹp. Nguồn vốn xã hội lớn và chất lượng, được hiểu là mạng lưới quan hệ dày đặc và có sự hiểu biết tương tác giữa hai bên tương đối tốt. Với công tác tuyển dụng, một cá nhân người lao động trẻ có cơ hội được đánh giá cao trong vòng tuyển dụng khi họ có hiểu biết rõ và đầy đủ về mạng lưới quan hệ mà họ muốn tham gia vào. Mặt khác, nếu những người trong mạng lưới đó có hiểu biết rõ và có niềm tin vào năng lực, phẩm chất đạo đức của cá nhân người ứng tuyển đó thì cơ hội tuyển dụng chắc chắn cao hơn với những người mà họ không biết rõ. Bên cạnh đó, uy tín của người ứng tuyển được xác nhận qua những người đã nằm trong mạng lưới là một lợi thế cho cả người ứng tuyển và tổ chức tuyển dụng.

Thứ ba, để đạt được nguyện vọng đi đào tạo, bồi dưỡng trong tổ chức, nhân lực trẻ tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh rất chú trọng vai trò các quan hệ xã hội trong


tổ chức và các yếu tố cá nhân đạt được như năng lực chuyên môn thành tích công tác. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trẻ biết sử dụng quan hệ xã hội ngoài môi trường làm việc như gia đình, quan hệ đồng nghiệp ngoài cơ quan/tổ chức, đồng hương, gia đình và các yếu tố xã hội khác

Thứ tư, trong công việc hằng ngày nhân lực trẻ đã sử dụng vốn xã hội của bản thân hội nhằm khai thác nguồn lực thông tin liên quan đến công việc và củng cố các mối quan hệ xã hội trong công việc thông qua mạng lưới xã hội mà họ là thành viên như gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy các biểu hiện cá nhân về thái độ với công việc và các quan hệ trong công việc tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi công vụ. Chính việc các cá nhân nhìn nhận được vai trò của vốn trong môi trường công việc đã giúp họ có cơ hội được thăng tiến và nâng cao thu nhập cho bản thân.

Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nắm bắt và sử dụng tốt vốn xã hội họ có mà dựa vào các đặc điểm cá nhân và đặc điểm nhóm họ tham gia sẽ đưa lại cho họ những lợi ích nhất định. Một số cá nhân, đơn thuần chỉ dựa vào mạng lưới quan hệ xã hội mà không bồi đắp duy trì phẩm chất, năng lực cá nhân và chuyên môn nghề nghiệp, tức là đơn thuần dựa vào vốn xã hội mà quên đi sự tác động tương hỗ giữa vốn cá nhân và vốn xã hội. Do đó, họ sẽ trở thành những người lao động phụ thuộc, ỷ lại, thậm chí kết bè kết phái mà làm tác động tiêu cực đến sự phát triển của tố chức. Các kết quả này cũng được tìm thấy trong một số phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ở cả hai địa bàn nghiên cứu. Như vậy, bên cạnh những biểu hiện tích cực, vốn xã hội cũng bộc lộ những biểu hiện tiêu cực, ví dụ nếu nhóm xã hội này mạng lại lợi ích trong công việc, học tập hay thăng tiến thì các thành viên ngoài nhóm đó mất đi cơ hội tiếp cận các thông tin trong các nội dung trên. Đồng thời, đôi khi tổ chức, nhóm mà các lao động trẻ tham gia sử dụng các quy định của nhóm làm cản trở hoặc hạn chế sự phát triển của các thành viên trong nhóm khi họ muốn vươn ra bên ngoài. Nói tóm lại, kết quả nghiên cứu chỉ rõ vai trò của vốn xã hội trong môi trường làm việc của nhân lực trẻ. Xu hướng cho thấy, theo sự phát triển của nghề cũng như sự trưởng thành của cá nhân, những người lao động dần biết sử dụng nguồn vốn xã hội một cách tích cực, hữu ích cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của mình.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tại hai trung tâm hành chính – kinh tế lớn nhất tại Việt Nam từ góc nhìn lý thuyết vốn xã hội và phát triển nguồn nhân lực, luận án đưa ra những kết luận sau:

Thứ nhất, nguồn nhân lực trẻ tại các cơ quan nhà nước hoặc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong mẫu nghiên cứu, tham gia các nhóm xã hội khác nhau với các quan hệ xã hội mà họ là thành viên. Xung quanh mỗi cá nhân có rất nhiều mối quan hệ, có thể tạo thành các mạng lưới quan hệ cung cấp các nguồn vốn trong đó có vốn xã hội, tức là các kênh tiếp cận đến các nguồn lực trong mạng quan hệ đó. Nguồn nhân lực trẻ không chỉ tham gia hoạt động trong các nhóm chính thức trong môi trường làm việc mà còn tham gia các hoạt động và chủ động mở rộng mối quan hệ xã hội thông qua các nhóm phi chính thức ngoài môi trường công việc trong đó đề cao nhóm gia đình, bạn bè … trong việc tham gia vào nhiều hoạt động, tạo dựng mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong tiếp cận các nguồn lực thông tin về đào tạo, bồi dưỡng, việc làm, kỹ năng; trong thay đổi về thu nhập, vị trí xã hội…

Thứ hai, mỗi cá nhân có rất nhiều mối quan hệ, nguồn nhân lực trẻ ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tạo dựng vốn xã hội thông qua các quan hệ trong các nhóm thuộc mạng lưới xã hội. Các nhóm xã hội đặc trưng cơ bản như gia đình, đồng nghiệp và bạn bè giữ vai trò then chốt giúp các cá nhân tạo dựng nguồn vốn xã hội cho mình. Ngoài ra, nguồn nhân lực trẻ chú trọng nhiều đến cách tạo vốn, xây dựng vốn không chỉ trong giờ hành chính mà còn tham gia vào hoạt động như vui chơi giải trí, picnic, ăn uống sau và ngoài giờ làm việc. Đồng thời, phát hiện mới từ các nghiên cứu định tính cho thấy, xu hướng mở rộng vốn xã hội qua các nhóm hội sở thích, nhóm thiện nguyện hay các khóa đào tạo nâng cao năng lực, các khóa học phát triển bản thân là một xu hướng tạo dựng vốn xã hội lành mạnh cho các bạn trẻ hiện nay. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa vốn con người và vốn xã hội trong một số trường hợp, vốn con người mang tính chủ động và bị động có tác động hoàn toàn khác nhau trong mối tương quan với vốn xã hội. Những người sở hữu đa dạng nguồn vốn con người chủ động thường có cơ hội tham gia vào những mạng


lưới xã hội chất lượng và uy tín hơn, tức là có nguồn vốn xã hội tốt hơn. Từ đó, cơ hội tạo nguồn thu nhập đa dạng và khả năng thăng tiến cũng cao hơn so với những cán bộ chỉ sở hữu nguồn vốn con người bị động.

Thứ ba, để duy trì mối quan hệ xã hội là cách duy trì, củng cố vốn xã hội, các cá nhân trong xã hội thường xuyên tham gia các hoạt động khác nhau cùng với các thành viên trong các nhóm xã hội. Việc duy trì và củng cố vốn xã hội của nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mang tính kết nối mạnh mẽ của các loại hình quan hệ lâu dài và chặt chẽ là gia đình, cũng như loại hình quan hệ ngắn nhưng chặt chẽ là nhóm đồng nghiệp. Nguồn nhân lực trẻ không chỉ tham gia các hoạt động trong nhóm mà còn sử dụng các phương tiện liên lạc khác nhau để duy trì mối quan hệ của mình đối với các thành viên trong nhóm thông qua các hình thức và phương tiện là gặp gỡ trực tiếp, trao đổi liên lạc với nhau qua điện thoại, email, các trang mạng xã hội như facebook, Zalo, Skype ... Tuy nhiên, ở mỗi nhóm xã hội khác nhau các thành viên trong nhóm sử dụng các cách thức và phương tiện khác nhau để liên lạc, trao đổi với nhau. Ngoài ra, việc tăng cường kỹ năng và hoạt động để hiểu rõ, kết nối chặt chẽ giữa các thành viên trong mạng lưới cũng là được xem là chiến lược quan trọng nhằm duy trì vốn xã hội của các cá nhân. Điều này giúp ích rất lớn trong việc củng cố và làm vững mạnh các nguồn lực của vốn xã hội.

Thứ tư, nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong mẫu nghiên cứu, đã nhìn thấy vai trò của vốn xã hội trong môi trường làm việc. Họ đã tận dụng các mối quan hệ xã hội trong các nhóm mà họ là thành viên để tiếp cận thông tin về việc làm, học tập, bổ nhiệm và thực thi công vụ cũng như nâng cao thu nhập. Không tìm sự khác biệt lớn về việc sử dụng vốn xã hội của nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự khác biệt khá rõ nét tập trung vào yếu tố nhóm tuổi và giới tính, tác động trong việc sử dụng các nguồn vốn. Nhóm nhân lực trẻ ở độ tuổi chín chắn có khả năng sử dụng đa dạng nguồn vốn trong công việc, đời sống và vận dụng linh hoạt để có thuận lợi hơn cho cả hai lĩnh vực này hơn so với những nhóm nhân lực có độ tuổi trẻ hơn. Kết quả phân tích và chắt lọc qua dữ liệu phỏng vấn sâu ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nữ giới tỏ ra linh hoạt hơn trong việc sử dụng đa dạng và phong phú các mạng lưới quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, nữ giới có xu hướng sử dụng nguồn vốn đa dạng phục vụ cho công việc và phần


nhiều liên quan đến đời sống gia đình như chăm sóc con cái, chăm sóc sắc đẹp, mua sắm giá rẻ, các bí quyết để có đời sống vợ chồng, các mối quan hệ xã hội viên mãn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tính hai mặt của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, lao động trẻ đã tận dụng các mối quan hệ xã hội trong các nhóm mà họ là thành viên để tiếp cận thông tin về việc làm, học tập và cơ hội thăng tiến và nâng cao thu nhập. Đa số các ý kiến tham gia khảo sát đều khẳng định vốn xã hội có vai trò rõ nét đến tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và thực thi công vụ cũng như nâng cao thu nhập cho nguồn nhân lực trẻ.

2. Khuyến nghị

Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực trẻ nói riêng trong giai đoạn phát triển xã hội hiện nay tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng yếu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Luận án này, tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trẻ tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với những kết quả nghiên cứu đã trình bày trên, luận án đưa ra một số khuyến nghị sau:

Đối với các cơ quan quản lý xã hội

Nghiên cứu về vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ là một hướng nghiên cứu giữa hai nguồn vốn nội tại trong mỗi con người dựa trên các quan hệ xã hội mà họ nắm giữ để mang lại lợi ích tốt nhất cho mỗi cá nhân. Do vậy, cần tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu này một cách toàn diện, đồng bộ hơn để nhìn nhận đúng vai trò thực sự của vốn xã hội đến phát triển các nguồn lực xã hội trong đó có nguồn lực con người. Trong thực tế, các cá nhân tham gia rất nhiều quan hệ xã hội khác nhau trên đặc trưng nhân khẩu xã hội của mỗi người, do vậy, việc tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội của mỗi cá nhân rất đa dạng và linh hoạt trong mạng lưới quan hệ xã hội. Nguồn nhân lực trẻ có thể tạo dựng, duy trì các hoạt động trong các quan hệ xã hội chính thức hoặc phi chính thức trong môi trường làm việc, đôi khi các hoạt động tại các nhóm xã hội phi chính thức có ảnh hưởng khá lớn đến việc học được tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến … Do vậy, các nghiên cứu về vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trẻ nói riêng cần định hướng, khuyến khích lao động trẻ tham gia hoạt động xã hội tại các tổ chức xã hội tại cơ quan đơn vị như đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn, đảng … để cá nhân phát triển mạng lưới quan hệ chính thức của bản thân, gia tăng thêm vốn xã hội tại nơi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023