Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 24


làm việc; Tạo điều kiện cũng như thực hiện có hiệu quả các hoạt động xã hội, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong nhóm chính thức tại công sở để tạo dựng, duy trì và phát triển vốn xã hội.

Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

Nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tính hai mặt của vốn xã hội trong môi trường làm việc. Để phát huy mặt tích cực của vốn xã hội và giảm thiểu mặt tiêu cực trong môi trường làm việc, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước cần phải minh bạch, công khai các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đến bổ nhiệm cán bộ, cụ thể:

- Đối với công tác tuyển dụng: các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cần công khai, minh bạch các khâu trong quy trình tuyển dụng, các vị trí tuyển đến tất cả các ứng viên tham gia thi tuyển trên hệ thống thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến khả năng và năng lực làm việc thực tế của người tham gia tuyển dụng theo vị trí việc làm trong quá trình tuyển dụng cán bộ hơn là chú ý đến bằng cấp. Đồng thời, khách quan hóa quá trình thi tuyển như mời tổ chức, cơ quan độc lập tuyển dụng, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học, phỏng vấn … đảm bảo đánh giá khách quan, lòng tin về sự công bằng, minh bạch, giảm thiểu mặt tiêu cực của vốn xã hội trong công tác tuyển dụng như quan hệ thân tộc, quen biết …

- Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng: các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cần tạo mọi điều kiện để nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trẻ nói riêng có cơ hội tiếp cận với thông tin, các khóa đào tạo bồi dưỡng. Điều này được thể hiện qua việc công khai, minh bạch các tiêu chí, chỉ tiêu, thông tin khóa học trên các thông báo, website đến với tất cả cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có lộ trình cụ thể đối với từng cá nhân trong đơn vị theo giai đoạn, tạo điều kiện để lao động trẻ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với lao động trẻ về khả năng thích ứng, năng lực chuyên môn, năng lực triển khai công việc … để cử đi đào tạo, bồi dưỡng đúng người, đúng việc theo vị trí việc làm, giảm tải hiện tượng làm trái ngành, trái nghề đào tạo, tạo động lực cho nguồn nhân lực trẻ tham gia nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, loại trừ mặt trái của vốn xã hội trong công tác này.


- Đối với công tác bổ nhiệm, thăng tiến: Cần chú trọng đến các tiêu chí chính như năng lực, chuyên môn, sự tín nhiệm … trong quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Các tiêu chí trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ cần phải công khai, minh bạch, giảm sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội như gia đình/dòng họ, quan hệ thân thiết, bạn bè … trong quy trình này. Một số vị trí chủ chốt trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng để đảm bảo tính công khai, minh bạch có thể tổ chức thi tuyển để lao động trẻ có nhu cầu và đủ khả năng đáp ứng các vị trí đó tham gia thi tuyển

- Vai trò của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đối với việc xây dựng, duy trì, phát triển vốn xã hội trong mạng lưới xã hội làm việc: các tổ chức xã hội trong môi trường công tác cần đưa ra các hoạt động như hỗ trợ thu hút lao động trẻ tham gia. Do vậy, các tổ chức xã hội trong cơ quan, đơn vị công tác như đoàn thanh niên, công đoàn, các câu lạc bộ về chuyên môn … cần định hướng các hoạt động của nguồn nhân lực trẻ, giúp họ tạo dựng quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng, làm gia tăng vốn xã hội của nhóm này trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần nắm bắt và phát huy vai trò của một số nhóm phi chính thức như nhóm cùng sở thích, nhóm đồng hương, nhóm đồng môn …để giúp nhân lực trẻ trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, học tập, công tác … giúp nguồn nhân lực trẻ duy trì và phát triển vốn xã hội trong môi trường này.

Đối với nguồn nhân lực trẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy, vốn xã hội có những đóng góp không nhỏ trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đặc biệt trong tiếp cận các nguồn lực thông tin tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tính hai mặt của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tại cơ quan công sở, có những biểu hiện tích cực giúp đỡ các thành viên trong nhóm trong cơ quan công sở nhưng cũng có những biểu hiện tiêu cực khi cản trở hoặc không chia sẻ đối với các cá nhân khác nhóm xã hội. Do vậy, nguồn nhân lực trẻ cần nắm bắt giá trị thực tế về tích cực của vốn xã hội trong mối quan hệ xã hội của các nhóm xã hội chính thức và phi chính thức và loại trừ tính tiêu cực của vốn xã hội trong các nhóm xã hội ngoài công việc. Việc xây dựng, duy trì, phát triển vốn xã hội trong các nhóm xã hội chính thức và phi chính thức tại nơi làm việc


Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 24

là cần thiết để nguồn nhân lực trẻ tiếp cận được các nguồn lực thông tin liên quan đến công việc, tăng cường thêm các mối quan hệ xã hội nơi công sở, gia tăng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc mà bản thân đảm nhận. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trẻ cần kiểm soát việc sử dụng các quan hệ xã hội nhóm xã hội ngoài môi trường công việc như gia đình/dòng họ, thân quen trong việc tiếp cận với các thông tin tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến để đảm bảo sự công bằng, hài hòa trong các mối quan hệ xã hội trong môi trường này.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Vương Hồng Hà (2013), “Một số suy nghĩ ban đầu về nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, 3(123), tr64-68.

2. Vương Hồng Hà, Trần Thị Vân Nương (2016), “ Nguồn nhân lực trẻ thành phố Hồ Chí Minh với việc tạo dựng vốn xã hội”, Tạp chí Giáo dục lý luận, 239, tr43-45

3. Vương Hồng Hà (2019), “Nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sử dụng vốn xã hội trong môi trường làm việc“. Tạp chí Giáo dục lý luận, 229, tr38-45


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Đặng Nguyên Anh (1998), “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư”, Tạp chí Xã hội học 2(62), tr.16-24.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học 3(115), tr. 9-17.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quan hệ họ hàng – một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu con người 1(58), tr.48 -61.

4. Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2013), “Vốn xã hội – một nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu Con người 1(64), tr.38-48.

6. Nông Văn Bằng (2009), “Nghiên cứu mạng lưới xã hội: những đóng góp của nhân học và xã hội học”, Tạp chí nghiên cứu Con Người 2(41), tr.58-65.

7. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thuý Hằng (2005), Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI

- Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Khoa học & công nghệ (2015), Báo cáo tổng hợp đề tài KX03.09/11-15,

(chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước), tr. 67.

9. Business Edge (2006), Đào tạo nguồn nhân lực_làm sao để khỏi "ném tiền qua cửa sổ? NXB Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Phạm Huy Cường (2016), Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội), Luận án tiến sĩ Xã hội học ĐHKH&XH, Hà Nội.

11. Cục thống kê Hà Nội (2019), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hộ 2019, Hà Nội.

i quý IV và năm

12. Cục thống kê TPHCM (2019), Tình hình kinh tế - xã hội Tháng 12 và năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh.


13. Thành Duy (2011), “Quan niệm mới về nền văn hóa nhân bản lấy việc xây dựng và phát triển con người làm mục tiêu cơ bản”, Tạp chí Nghiên cứu Con người 3(54). Tr.10-16.

14. Hồ Anh Dũng (2002). Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Dũng (2003). Sử dụng hiệu quả nguồn lực con nguời ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội. Hà Nội.

16. Trần Hữu Dũng (2003), “Vốn Xã hội và Kinh tế” Tạp chí Thời Đại (8), tr.82-102.

17. Trần Hữu Dũng (2006), Vốn xã hội và phát triển kinh tế, Bài viết cho Hội Thảo về Vốn Xã Hội và Phát Triển do tạp chí Tia Sáng và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức, Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 6/2006.

18. Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019, NXB Thống Kê. Hà Nôi.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

20. Đảng cộng săn Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

21. Đảng cộng săn Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội

22. Nguyễn Minh Đường (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.05, Đề tài KX.05.10, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

23. Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý (2010), Báo cáo: Về ba trụ cột của tăng trưởng công bằng, Hội nghị Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực.

24. Phạm Minh Hạc (2001a), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Phạm Minh Hạc (2001b), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị, Trịnh ThKim Ngọc (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phương pháp luận nghiên cứu con người, Niên giám nghiên cứu số

2. NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.


27. Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị, Vũ Thị Minh Chi (2004), Nghiên cứu Con người và nguồn nhân lực, Niên giám nghiên cứu số 3, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

28. Phạm Minh Hạc (2005), Vấn đề tiềm năng con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX_05, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (2011), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Tuấn Anh (2016), Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ từ những hướng tiếp cận khác nhau, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

32. Học viện chính trị - Hành chính khu vực I (2010), Vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ hội nhập thế giới. Thông tin chuyên đề 2(26).

33. Lê Ngọc Hùng (2003), “Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội, trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên”, Tạp chí Xã hội học 2 (82), tr.67-75.

34. Lê Ngọc Hùng (2008a), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

35. Lê Ngoc

Hùng (2008b), “Vốn xã hôị, vốn con người và maṇ g lưới xã hôi

qua môt

số nghiên cứ u ở Viêṭ Nam”, Tạp chí Nghiên cứuCon ngườ i 4 (37), tr.45-54.

36. Phạm Trương Hoàng, Ngô Đức Anh (2008), Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn mới của công nghiệp hóa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Diễn đàn Phát triển Việt Nam.

37. Fukuyama. Francis (2003), “Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: chương trình nghị sự tương lai”, Tạp chí Xã hội học 4(84), tr.90-98.

38. Đặng Cảnh Khanh (2006), Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số, NXB Thanh Niên. Hà Nội.

39. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

40. Nguyễn Trung Kiên (2009), Nguyên lý đồng dạng và các đăc và kết bạn trong sinh viên hiện nay, Bản tin xã hội học (2).

trưng trong ch ọn


41. Nguyễn Đức Khiển (2003), Con nguời và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

42. Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa và các thành viên (2015), Báo cáo tổng hợp Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề tài KX.03.09/11-15, tr 60.

43. Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên trên nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Giáo dục.

44. Mai Quỳnh Nam (2009), Con người- văn hóa, quyền và phát triển, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

45. Nolwen HENAFF (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới”, NXB Thế giới.

46. Niên giám nghiên cứu số 1 (2001), Nghiên cứu con người: đối tượng và những phương hướng chủ yếu”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

47. Trịnh Thị Kim Ngọc (2009), Con người và văn hóa từ lý luận tới thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Phạm Thành Nghị (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

49. Phạm Thành Nghị (2005), Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

50. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

51. Phạm Thành Nghị (2010), Phát triển con ngườ i vù ng Tây Bắc nướ c ta , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Hồ Sĩ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C. Mác và Ph. Anghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Hồ Sĩ Quý (2005), Về Giá trị và Giá trị châu Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Hồ Sĩ Quý (2006), Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế_báo cáo tổng hợp, Đề tài KHCN cấp Nhà nước KX-05-01.

55. Trần Hữu Quang (2002), “Lòng tin trong quản lý” Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tr. 36-37.

56. Trần Hữu Quang (2006), “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội

95(7), tr. 74-81.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí