Tạo Dựng Và Duy Trì Vốn Xã Hội Qua Chiến Lược Cá Nhân Của Nhân Lực Trẻ


hoạt động này giữa các nhóm xã hội khác nhau. Trong tổng mẫu, nhóm tuổi dưới 30 có 73,6% người trả lời tham gia thường xuyên các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí trong gia đình; Trong khi đó, số người tham gia vào hoạt động này ở nhóm tuổi từ 30 đến 35 là 83,7%. Với nhóm xã hội có tình trạng hôn nhân khác nhau, tỷ lệ tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí tập trung cao tại nhóm có vợ/chồng (85,5%) và nhóm ly hôn/ly thân/góa (81,8%), các nhóm còn lại tham gia hoạt động này ít hơn. Yếu tố thâm niên cho thấy, nguồn nhân lực trẻ có thâm niên công tác càng cao có xu hướng tham gia thường xuyên các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí trong nhóm gia đình nhiều hơn các nhóm lao động có thâm niên công tác ít hơn, trong đó 86,7% nhóm có thâm niên công tác trên 10 năm, 80,4% nhóm có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm và 74,1% nhóm có thâm niên công tác dưới 5 năm thường xuyên tham gia các hoạt động này. Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tác động giữa yếu tố trình độ học vấn đến mức độ tham gia thường xuyên hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí trong nhóm gia đình, song tương quan giữa yếu tố này không mạnh như các yếu tố phân tích trên với p= 0,028. Đồng thời, không tìm thấy sự khác biệt trong các yếu tố khác như tôn giáo, giới tính đối với việc tham gia thường xuyên hoạt động này.

Nhóm xã hội thứ hai mà nhân lực trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí là nhóm bạn bè, đây là nhóm xã hội được rất nhiều người quan tâm đến không riêng nhân lực trẻ bởi họ ngang nhau về mặt giá trị, cùng nhau một độ tuổi và rất dễ chia sẻ, đồng cảm cùng với nhau. Không những thế, bạn bè thân thiết cũng là nguồn mà các cá nhân tìm đến khi họ rơi vào những tình huống cần sự trợ giúp như khi mua, xây dựng nhà cửa, tổ chức các nghi lễ như tang ma, hiếu hỉ, ốm đau v.v. Kết quả khảo sát của Nguyễn Quý Thanh (2012) cho thấy 97,6% người được hỏi cho biết họ có nhận được ít nhất một sự giúp đỡ nào đó từ bạn thân khi họ cần đến. Ngược lại, 96,9% người được hỏi cũng cho biết là họ có giúp đỡ lại bạn họ khi những người này cần. Như vậy, sự giúp đỡ về cơ bản mang tính đối xứng – có đi có lại.

Kết quả nghiên cứu việc thường xuyên tham gia hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí của nguồn nhân lực trẻ trong nhóm bạn bè với các đặc điểm nhân khẩu - xã hội như giới tính, tôn giáo, thâm niên công tác không cho thấy sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, yếu tố nhóm tuổi và trình độ học vấn của nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến mức độ khác nhau khi tham gia thường xuyên các hoạt động này trong nhóm bạn bè


với p =0,013. Cụ thể trong tổng mẫu điều tra có: 753 người (74,5%) tham gia vào các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí trong nhóm bạn bè với nhóm tuổi dưới 30 chiếm 78,7% và 72,1% nhóm tuổi từ 30 đến 35; Có 753 (75,7%) người được hỏi ở các trình độ học vấn khác nhau trả lời họ tham gia thường xuyên các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí trong đó nhóm có trình độ sau đại học có tỷ lệ tham gia cao nhất với 83,1%, sau đó đến nhóm cao đẳng, đại học 77,5% và nhóm trung cấp nghề 71,3%, đứng sau cùng là nhóm phổ thông trung học với tỷ lệ tham gia 67,6%.

Tuy nhiên, yếu tố có tác động mạnh nhất đối với việc quyết định tham gia thường xuyên các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí trong nhóm bạn bè chính là tình trạng hôn nhân của nguồn nhân lực trẻ với p= 0,000. Điều đó cho thấy, nhân lực trẻ có tình trạng hôn nhân khác nhau tác động mạnh đến việc cá nhân đó tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên vào các hoạt động này trong nhóm bạn bè. Sử dụng kiểm định tương quan giữa tình trạng hôn nhân và mức độ tham gia của các nhóm xã hội, cho thấy xu hướng nhân lực trẻ độc thân (83,8) và sống chung chưa kết hôn (83,3% tham gia thường xuyên vào các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí so với các nhóm nhóm có vợ/chồng (71,6%) và nhóm ly hôn/ly thân/góa (68,2%). Kết quả này có sự hợp lý trong thực tế cuộc sống, bởi các cá nhân chưa có sự ràng buộc bởi trách nhiệm gia đình, con cái có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí với các bạn bè. Trong khi đó, các cá nhân có gia đình hoặc đang trong tình trạng hôn nhân ly thân/ly hôn/góa thì trách nhiệm đối với gia đình, vợ/chồng, con cái không cho phép họ tham gia quá nhiều vào các hoạt động trong nhóm bạn bè. Điều này được thể hiện qua tâm sự của bạn trẻ sau đây:

“Lúc chưa có gia đình, đi làm về mình tranh thủ đi chơi, đi mua sắm, uống café, ăn uống cùng với các bạn bè cũng nhiều. Tuy nhiên, từ khi lập gia đình, nhất là khi có con, sau khi làm xong việc, chỉ nhanh nhanh, chóng chóng về nhà cơm nước và chơi với con. Bạn bè rủ đi đâu khi con nhỏ cũng ngại, bây giờ con lớn hơn một chút cũng không có thời gian đi với bạn bè nhiều vì còn phải đưa đón con đi học” (PVS 1, nữ, 35 tuổi)


Tương đồng với những tính chất trong nhóm ngang hàng như nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp cũng có số lượng đông đảo lao động trẻ lựa chọn thường xuyên tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí với tỷ lệ 73,2% (731 người). Đây là nhóm xã hội kết nối những người có cùng chuyên ngành, cùng một công việc với nhau, họ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhóm xã hội này có thể tạo nên sự tin tưởng đối với các cá nhân trong việc sẻ chia những nỗi buồn, đưa ra những lời khuyên, cổ vũ, động viên, khích lệ và có thể bỏ qua những lỗi lầm mà cá nhân mắc phải hoăc giúp đỡ một cách chân thành, không đòi hỏi hay toan tính. Đồng thời, Theo quy định của luật Lao động trung bình mỗi cá nhân làm việc 40 giờ mỗi tuần đồng nghĩa ta có 2.080 giờ mỗi năm, như vậy các cá nhân trong xã hội không ngoại trừ lao động trẻ có tới 1/3 thời gian trong ngày dành cho công việc nói chung và mối quan hệ đồng nghiệp nói riêng. Do vậy, việc các cá nhận lựa chọn tham gia thường xuyên các hoạt động trong nhóm xã hội này với tỷ lệ cao là điều đương nhiên, và hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí là một trong những hoạt động thu hút sự tham gia nhiều nhất.

Ngoài ba nhóm xã hội được phần đông nguồn nhân lực trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài giờ như ăn uống, vui chơi giải trí đã phân tích trên, các nhóm xã hội khác như nhóm họ hàng, nhóm những người quan trọng trong cùng lĩnh vực, hàng xóm… được nguồn nhân lực tham gia các hoạt động ngoài giờ với tỷ lệ thấp. Kiểm định tương quan giữa các đặc điểm xã hội và việc nguồn nhân lực trẻ tham gia thường xuyên các hoạt động ngoài giờ trong các nhóm này chỉ thấy duy nhất yếu tố tuổi có tác động yếu đến việc tham gia thường xuyên vào hoạt động ăn uống vui chơi giải trí trong nhóm hàng xóm. Các đặc điểm xã hội khác của nguồn nhân lực trong nhóm hàng xóm và các nhóm xã hội còn lại không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tương quan việc tham gia thường xuyên các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí.

Kết quả phân tích cho thấy, cách thức mà cán bộ trẻ sử dụng để tạo dựng vốn xã hội phục vụ cho công việc và sự nghiệp của mình khá đa dạng và phong phú. Nhân lực trẻ tạo dựng vốn xã hội từ các hoạt động chính thức như cộng tác, hợp tác, hỗ trợ trong công việc cho tới các hoạt động phi chính thức như giao lưu, gặp gỡ nhau ngoài giờ làm việc như đi ăn nhậu, chơi thể thao, uống café, đi mua sắm,…


“Đi [ăn, nhậu] nhiều chứ, việc đấy cũng quan trọng mà, nhiều quan hệ có được trên bàn ăn. Mà xong thì anh em hiểu nhau hơn, quý nhau hơn… Tuần nào cũng có, ít thì một bữa, nhiều thì hai, ba bữa” (PVS 7, nam giới, 32 tuổi)

Không thể phủ nhận vai trò của quan hệ xã hội trong đời sống của mỗi con người cũng như trong cuộc sống cá nhân, không thiếu những trường hợp bất ngờ khi quan hệ xã hội đã đem đến những cơ hội thật quý giá. Mặt khác, những mối quan hệ xã hội hiện có không phải lúc nào cũng làm cho chúng ta hài lòng nhưng đó là một trong những yếu tố cần duy trì, nên hãy tôn trọng mối quan hệ đó.

Tạo dựng và duy trì vốn xã hội thông qua các hoạt động ngoài công việc không chỉ được xem là một ưu tiên trong chiến lược duy trì vốn xã hội mà còn là một nhu cầu cơ bản của các cá nhân trong mạng lưới xã hội. Nhiều bạn trẻ cho rằng, xây dựng đời sống cá nhân, sự gắn kết giữa các thành viên trong đời sống hàng ngày ngoài công việc có ý nghĩa rất quan trọng để củng cố các quan hệ trong đời sống. Đời sống cá nhân ổn định và yên bình giúp duy trì và tái tạo nguồn năng lượng để giúp phát triển công việc và sự nghiệp. Bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, một số hoạt động ngoài công việc khác như tham gia vào các khóa học, các nhóm cộng đồng thiện nguyện và phát triển bản thân cũng được cán bộ trẻ đề cập trong các phỏng vấn sâu:

“Trước đây, em cũng chỉ ngày hai buổi đi làm, tối về ru rú ở nhà, hoặc thỉnh thoảng đàn đúm với bạn, cuối tuần thì toàn ngủ hoặc lướt Facebook. Gần đây, em bị một đứa bạn cứ cuối tuần lại lôi em đi nhặt rác ở công viên. Rồi thỉnh thoảng lại cùng cái nhóm ấy đi phát cháo ở bệnh viện. Mới đầu thấy kì kì, nhưng sau mỗi lần tham gia, em thấy thật vui, vui vì ít ra đã giúp ích được điều gì đó. Trong nhóm ấy ai cũng năng lượng, vui vẻ, nhiệt tình. Đấy, đấy cũng là động lực để em sống tốt, làm việc tốt” (PVS 2, nam, 26 tuổi)

Có thể thấy, nhân lực trẻ không phải chỉ đầu tư thời gian tăng cường xây dựng chất lượng nguồn vốn xã hội ở những nhóm xã hội gắn bó trực tiếp tới lợi ích nghề nghiệp mà họ còn đầu tư vào các nhóm mang giá trị tinh thần, giúp rèn luyện bản lĩnh và mục đích sống.


3.4. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua chiến lược cá nhân của nhân lực trẻ

Xét dưới góc độ quan hệ với các thành viên trong nhóm, để tạo dựng và duy trì vốn xã hội của mình lao động trẻ đã sử dụng các hình thức tương tác khác nhau như tham gia vào các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí và sử dụng các phương thức liên lạc, trao đổi khác nhau. Kết quả phân tích trên về nguồn nhân lực tham gia các hoạt động ăn uống vui chơi và giải trí đã chỉ ra 2 nhóm xã hội mà lao động trẻ cho là quan trọng nhất đối với việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội cho họ là nhóm gia đình và nhóm đồng nghiệp. Có thể kết luận rằng, nhóm gia đình và nhóm đồng nghiệp có vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì vốn xã hội đối với nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc tham gia lao động trẻ vào các hoạt động của hai nhóm xã hội với tư cách là thành viên của nhóm giúp họ tạo ra và duy trì, phát triển vốn xã hội nhanh nhất và mang lại nhiều lợi ích thông qua quan hệ có đi – có lại.

3.4.1. Vai trò chủ động của cá nhân trong tạo dựng và duy trì vốn xã hội

Vốn xã hội không phải là cái đã có sẵn trong mỗi con người, để có được vốn xã hội các cá nhân phải tích cực tham gia hoạt động của các nhóm xã hội khác nhau. Để có được vốn xã hội và duy trì cũng như phát triển vốn xã hội của bản thân đòi hỏi cá nhân cần phải nỗ lực chủ động hơn nữa trong các mối quan hệ xã hội với các thành viên trong nhóm dưới nhiều các hình thức khác nhau, đặc biệt là thể hiện quan hệ của bản thân với các thành viên trong nhóm xã hội và thể hiện vai trò chủ động trong các hoạt động của nhóm mà bản thân tham gia. Nghiên cứu của Woolcock và Narayan (2000) cho rằng, các quan hệ xã hội luôn chứa đựng các cơ hội huy động các nguồn lực vật thể thúc đẩy tăng trưởng [dẫn theo Nguyễn Quý Thanh và những người khác, 2016]. Ở cấp độ nhỏ hơn, Putnam (1993) và Coleman (1988), cho rằng bản chất của vốn xã hội ở cấp độ cá nhân là các quan hệ liên cá nhân. Do đó, các cách thức tạo dựng và duy trì vốn xã hội chủ yếu nằm ở những cách thức mà các bộ trẻ duy trì liên lạc, gặp gỡ và chia sẻ với nhau từ đó, các cơ hội huy động các nguồn lực vật thể được chứa đựng trong các quan hệ xã hội ấy cũng theo đó mà tăng lên đáng kể.

Xem xét tính chủ động của nguồn nhân lực trẻ để phát triển và duy trì vốn xã hội mà họ đã tạo lập từ các hoạt động khác nhau trong mạng lưới xã hội mà họ là thành viên. Kết quả khảo sát nguồn nhân lực trẻ đang công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh về vai trò chủ động của các cá nhân trong việc duy trì vốn xã hội, cho kết quả như sau:


Bảng 3.7: Tương quan nhóm và sự chủ động của cá nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí


Nhóm

Tôi chủ động mời/rủ (%)

Tôi được mời/ rủ (%)

1. Gia đình

71,4

28,6

2. Họ hàng

29,2

70,8

3. Bạn bè

44,3

55,7

4. Đồng nghiệp

40,1

59,9

5. Người quan trọng làm trong cùng lĩnh vực công việc

34,0

66,0

6. Hàng xóm

19,7

80,3

7. Khác

24,1

75,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 14

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Bảng số liệu trên cho thấy, nguồn nhân lực trẻ đã chủ động mời các thành viên trong nhóm gia đình tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí với tỷ lệ cao chiếm 71,4%. Đồng thời, lao động trẻ đã thể hiện sự chủ động của mình mời các thành viên trong nhóm bạn bè với tỷ lệ 44,3% và 44,1% nhóm đồng nghiệp. Đây là các nhóm xã hội có sự tương tác thường xuyên đối với nguồn lao động trẻ và là những nhóm mà các cá nhân dễ dàng trao đổi, chia sẻ các vấn đề nảy sinh trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày. Các thành viên trong các nhóm xã hội này có mối quan hệ thân thiết, có tác động qua lại lẫn nhau, từ đó giúp các cá nhân trong nhóm tạo dựng vốn xã hội một cách nhanh nhất và duy trì vốn xã hội tốt nhất cũng như tạo điều kiện để các thành viên nhóm được hưởng lợi nhiều nhất. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trẻ với tuổi đời còn thấp, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm xã hội chưa nhiều, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao... do vậy nguồn nhân lực trẻ đã thể hiện vai trò chủ động mời các thành viên trong nhóm tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tạo dựng nhiều hơn nữa vốn xã hội, đặc biệt thông qua các hoạt động trong nhóm để duy trì và phát triển vốn xã hội của bản thân.

Kiểm định Chi – Square về tương quan giữa các đặc điểm xã hội của các nhóm với tính chủ động của các cá nhân trong việc đứng ra kêu gọi tập hợp mọi người trong hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí theo nhóm nhằm xây dựng các mối quan hệ xã hội để duy trì nguồn vốn mà họ đã tạo dựng. Tính chủ động trong


việc duy trì mối quan hệ với các thành viên trong gia đình được giới trẻ quan tâm nhiều nhất, đây là mối quan hệ được giới trẻ coi trọng trong việc giúp họ tạo dựng vốn xã hội ban đầu, đến việc duy trì vốn xã hội đã có sự lựa chọn nhóm xã hội này vẫn đứng vị trí hàng đầu. Khảo sát tất cả các đặc điểm xã hội của các lao động trẻ với tính chủ động mời các thành viên trong gia đình tham gia hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Mối tương quan đó mạnh hay yếu phụ thuộc vào đặc điểm xã hội riêng có của cá nhân đó, nghiên cứu tìm thấy mối tương quan mạnh trong các yếu nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân và khu vực cư trú của nguồn nhân lực tạo nên tính chủ động mời các thành viên trong nhóm gia đình tham gia các hoạt động nêu trên.

Bảng 3.8: Tương quan giữa đặc điểm xã hội theo nhóm và tính chủ động mời/ được mời của nguồn nhân lực trẻ trong hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí

Nhóm xã hội/ Đặc điểm

Chủ động mời

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhóm gia đình

Tuổi

***

Dưới 30

326

66

Từ 30 đến 35

384

76,6

Tình trạng hôn nhân

***

Độc thân

210

61

Đang có vợ/chồng

474

76,7

Ly hôn/ly thân/góa

19

90,5

Sống chung chưa kết hôn

4

66,7

Khu vực cư trú

***

Hà Nội

332

66,4

Thành phố HCM

378

76,4

Nhóm bạn bè

Tuổi

**

Dưới 30

238

48,5

Từ 30 đến 35

201

40,1

Nhóm đồng nghiệp

Khu vực cư trú

***

Hà Nội

173

34,7

Thành phố HCM

223

45,6

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Bảng số liệu trên cho thấy, nguồn nhân lực trẻ có tuổi càng cao (76,6%) thì càng chủ động đứng ra kêu gọi tập hợp mọi người tham gia các hoạt động ăn uống vui chơi, giải trí trong gia đình. Bên cạnh đó nhóm xã hội đã và đang có gia đình như nhóm


ly hôn/ly thân/góa (90,5%) và nhóm đang có vợ chồng (76,6%) thể hiện tính chủ động kêu gọi các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động ngoài giờ hơn nhóm chưa có gia đình như nhóm sống chung chưa kết hôn (66,7%) và nhóm độc thân (61%). Tính chủ động có sự khác biệt đáng kể giữa các bạn trẻ tại thành phố được khảo sát, các bạn trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh chủ động trong việc gọi mời các thành viên trong gia đình tham gia hoạt động vui chơi hơn các bạn trẻ tại Hà Nội. Kết quả này dường như phản ánh nét đặc trưng trong tích cách con người giữa hai miền Nam, Bắc nói chung và giới trẻ nói riêng, người miền Nam năng động, hòa đồng và dễ gần hơn người Bắc. Ngoài ra, còn một số đặc điểm xã hội khác của nhân lực trẻ có tác động đến tính chủ động đứng ra kêu gọi tập hợp mọi người tham gia các hoạt động ăn uống vui chơi, giải trí trong gia đình nhưng không mạnh như các yếu tố phân tích nêu như tôn giáo(p=0,012), thâm niên công tác (p= 0,084). Bên cạnh đó, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong các đặc điểm về giới tính, trình độ học vấn và tôn giáo của nhân lực trẻ trong việc chủ động kêu gọi, mời các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động ngoài giờ.

Đối với tính chủ động kêu gọi, tập hợp bạn bè tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc tìm thấy tương quan tương đối chặt với yếu tố tuổi, đối với quan hệ bạn bè xu hướng này ngược lại với quan hệ gia đình ở chỗ, nguồn nhân lực càng trẻ có xu hướng chủ động kêu gọi, tập hợp bạn bè đi ăn, đi chơi nhiều hơn nhóm nhân lực có tuổi từ 30 đến 35. Tính chủ động trong quan hệ bạn bè đối với hoạt động vui chơi, giải trí được tìm thấy trong các đặc điểm xã hội khác của nhân lực trẻ như khu vực khảo sát (p= 0,019), thâm niên (p=0,024), trình độ học vấn (p=0,058) nhưng tác động không mạnh như yếu tố tuổi và xu hướng tác động không thể hiện rõ giữa các nhóm xã hội khác nhau mang các đặc trưng nêu trên. Không tìm thấy mối liên hệ giữa giới tính, tôn giáo, thâm niên công tác của nhân lực trẻ và tính chủ động của họ trong việc kêu gọi, mời các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí.

Tính chủ động của nhân lực trẻ trong việc kêu gọi, tập hợp tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí đối với nhóm đồng nghiệp chỉ tìm thấy tương quan chặt với khu vực khảo sát, các đặc điểm cá nhân khác không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc chủ động gọi mời đồng nghiệp tham gia các hoạt động ngoài giờ có tính tương đồng với xu hướng chủ động của nhân lực trẻ trong nhóm gia đình đã phân tích trên. Giới trẻ tại thành phố Hồ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023