Xây Dựng Và Duy Trì Vốn Xã Hội Thông Qua Sự Đáp Lại Của Các Thành Viên Trong Nhóm


Chí Minh có tính chủ động cao trong hoạt động này đối với đồng nghiệp so với giới trẻ tại Hà Nội, bởi ngay đối với môi trường thân thuộc nhất là gia đình, tính chủ động gọi mời tham gia các hoạt động vui chơi giải trí của nhóm này còn thấp so với giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy đối với nhóm ít quan hệ thân thuộc như nhóm đồng nghiệp với những trao đổi mang tính chất công việc, không phải yếu tố tình thân thì tính chủ động của nhóm lao động trẻ tại Hà Nội càng khó được thể hiện. Kết quả trên minh chứng cho việc một số người cảm thấy sợ khi giao tiếp với người lạ, một số người khác lại thiếu tự tin, xấu hổ, hay đánh giá thấp khả năng đóng góp của họ vào mối quan hệ đó. Một số người viện dẫn lo lắng, e ngại và sợ khi bị người khác từ chối lời mời gọi tham gia hoạt động họ đưa như một lý do chính đáng cho tính không chủ động của bản thân.

Tìm hiểu sâu về vai trò chủ động của cá nhân trong việc duy trì vốn xã hội qua các phỏng vấn sâu cho thấy, đa số nhân lực ở cả Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội đều đánh giá cao vai trò của vốn xã hội trong phát triển nghề nghiệp cá nhân, do đó, nhiều người trong số họ rất chủ động trong việc duy trì vốn xã hội, duy trì chất lượng mạng lưới xã hội và củng cố nguồn vốn con người của chính họ bằng cách nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn.

Chẳng hạn ở vị trí trợ lý lãnh đạo trong một đơn vị hành chính, khi được hỏi về yếu tố quan trọng để làm tốt công việc hiện tại, quan hệ hay chuyên môn. Một nữ cán bộ trẻ cho rằng:

“Mình phải có chuyên môn tốt để tham mưu, nếu muốn hoàn thành chỉ tiêu thì lãnh đạo phải hỗ trợ kinh phí, nếu không em phải tự thân vận động. Công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phải tham mưu như thế nào để lãnh đạo thấy hợp lý. Khả năng chuyên môn nắm bắt vấn đề tốt thì sẽ tham mưu tốt. Mối quan hệ với đồng nghiệp là một yếu tố nhưng không quá quan trọng. Khi mình có chuyên môn tốt, mình sẽ làm tốt và nếu có quan hệ với đồng nghiệp tốt thì công việc sẽ hoàn thành tốt hơn” (PVS 8, nữ, 35 tuổi, Cán bộ UBND Quận)

Các kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy mối liên hệ khăng khít giữa việc nâng cao chất lượng vốn con người đối với việc duy trì vốn xã hội. Khi nguồn vốn con người được nâng cao, khả năng cá nhân đó được gia nhập vào mạng lưới xã hội chất lượng sẽ cao hơn. Chia sẻ của một giảng viên trẻ cho thấy rõ điều đó.


“Mình đã có cơ hội được làm thư ký, à, gọi là trợ lý cho một dự án nước ngoài hợp tác với khoa mình. Với mình đó là một cơ hội tốt. Bởi rất nhiều bạn trẻ khác ở khoa mình mong muốn vị trí đó.

Theo chị, do đâu chị được nhận vào vị trí đó, mà như chị nói đó là một cơ hội?

Nghe mọi người nói lại là mình được đánh giá là nhanh nhẹn, quán xuyến mọi việc được, cũng biết điều phối, quản lý tiền, biết chăm sóc mọi người.

Vâng, sau đó, chị duy trì cơ hội đó như thế nào?

À đấy, mình nói đó là một cơ hội đầu tiên với mình, làm trợ lý. Và sau đó, có biết báo cáo. Sau đó, mình thấy qua dự án đó, có nhiều cơ hội tốt sẽ đến với mình, nếu mình duy trì được quan hệ tốt với tất cả mọi người trong dự án. Vì đó là một ekip, kiểu như mọi người đã gắn bó với nhau rất lâu rồi, đã làm chung với nhau nhiều dự án, cả trong khoa, cả bên ngoài nữa. Nên nếu mình có được sự tin tưởng của họ và đáp ứng được về chuyên môn mình sẽ có nhiều cơ hội ở đó. Do vậy, mình đã có một chiến lược để nâng cao trình độ Tiếng Anh, cả nói và viết. Đồng thời, mình làm thật trách nhiệm của mình trong đó. Mình nghĩ, có khéo đến mấy, nhưng chuyên môn kém, kỹ năng kém thì cũng không lâu bền được. Đây là mình cứ chia sẻ thật vậy, không bạn lại bảo mình tính toán”. (PVS 11, nữ, 30 tuổi, Cán bộ giảng dạy)

Có thể thấy, sự chủ động của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì vốn xã hội. Các cá nhân biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, biết rõ tính chất và đặc trưng của mỗi mạng lưới xã hội mà mình tham gia để điều chỉnh và thích ứng phù hợp. Đó còn được coi là một chiến lược để phát triển. Sự chủ động của cá nhân trong việc duy trì vốn xã hội còn thể hiện ở chỗ họ chủ động lựa chọn ở lại hay tách ra khỏi những mạng lưới xã hội mà họ đánh giá là hữu ích hay không hữu ích với họ. Nhiều bạn trẻ coi đó là việc duy trì nguồn vốn xã hội tích cực. Chẳng hạn, một số cán bộ trẻ đã chủ động tách ra khỏi những mối quan hệ mà họ không còn thấy hữu ích cho cuộc sống và công việc của họ. Đôi khi đó là một sự nỗ lực rất lớn, bởi nhiều người vì ngại, vì cả nể mà vẫn duy trì những mối quan hệ, trong mạng lưới xã hội tiêu cực đối với họ.


“Ngày xưa các cụ nói chọn bạn mà chơi quả thật là không sai, mình chơi với những đứa tốt, có chí tiến thủ thì mình cũng theo nó mà tiến bộ. Còn chơi với những người kể cả không rượu chè, nghiện ngập gì, nhưng kiểu suy nghĩ thì luôn tiêu cực xong rồi chán ghét gia đình xã hội, thì mình cũng cứ hay kêu ca, khó chịu như vậy. Nên tớ cứ mạnh dạn, đứa nào hay thì mình chơi, đứa nào kiểu sáng ra đã chửi, đã than thì mình cũng ít tiếp xúc dần. Không phải là xấu tính, nhưng thực sự, mình khuyên người ta không nghe, thì mình phải chọn môi trường khác cho mình, ở lâu với những người tiêu cực, mình thành tiêu cực” (PVS 13, Nam, 35 tuổi)

Có thể thấy, sự chủ động của cá nhân trong việc duy trì vốn xã hội có tác động rất lớn đối với chất lượng nguồn vốn. Chủ động tham gia vào các nhóm xã hội quan trọng, chủ động các hoạt động để củng cố và duy trì chất lượng các mối quan hệ trong mạng lưới xã hội, đồng thời chủ động lựa chọn để làm mạnh các nguồn vốn tích cực và chủ động giảm dần hoặc tách xa khỏi các mối quan hệ trong mạng lưới được cho là tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đời sống cá nhân và công việc.

3.4.2. Xây dựng và duy trì vốn xã hội thông qua sự đáp lại của các thành viên trong nhóm

Việc tham gia các hoạt động xã hội của các nhóm mà nguồn nhân lực trẻ đóng vai trò là thành viên, mức độ tham gia, tính chủ động trong việc tham gia các hoạt động đó là thước đo khả năng cá nhân duy trì các mối quan đã được thiết lập, nói cách khác là duy trì vốn xã hội đã được tạo dựng. Một thước đo tìm thấy việc các cá nhân sử dụng để xây dựng và duy trì vốn xã hội đó là việc họ được các thành viên trong nhóm mời/rủ tham gia các hoạt động của nhóm hoặc các cá nhân trong nhóm đến chơi nhà. Đây là một trong các hình thức cho thấy mối quan hệ của các thành viên trong nhóm có sự khăng khít, tin tưởng nhau cũng là cách thức duy trì tốt cho vốn xã hội của mỗi cá nhân.

Trong các hoạt động của một nhóm xã hội cụ thể, nguồn nhân lực trẻ ngoài việc chủ động đứng ra kêu gọi tập hợp mọi người, họ còn được các thành viên trong nhóm tín nhiệm mời/rủ họ tham gia các hoạt động khác nhau. Điều này cho thấy, việc duy trì vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ không chỉ do bản thân chủ


động mà khi họ thuộc nhóm xã hội nào đó thì nhóm xã hội có chức năng củng cố và duy trì vốn cho thành viên của mình. Trong các hoạt động của nhóm trong đó có hoạt động ngoài giờ như hoạt động vui chơi, ăn uống … các thành viên của nhóm xã hội đưa ra những kế hoạch, những lời kêu gọi, mời mọc đối với các thành viên trong nhóm với mức độ khác nhau. Thống kê cho thấy, đối lập với tính chủ động của nhân lực trong các nhóm xã hội phân tích trên, nguồn nhân lực trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh ít có sự chủ động mời các thành viên các nhóm hàng xóm, nhóm người quan trọng làm cùng lĩnh vực trong việc tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí. Ngược lại hàng xóm và người quan trọng làm cùng lĩnh vực chủ động mời họ tham gia các hoạt động này nhiều hơn.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tìm thấy trong nghiên cứu này là phần lớn lao động trẻ thành phố Hồ Chí Minh được các thành viên trong nhóm nêu trên mời tham gia các hoạt động này với tỷ lệ cao nhất là nhóm hàng xóm là 86,1%, nhóm người quan trọng cùng lĩnh vực là 70,7%. Kết quả này đồng nghĩa với việc lao động trẻ ít chủ động ở các nhóm xã hội mà họ không gặp gỡ thường xuyên, tạo nên tâm lý e ngại và bị động trong việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí trong nhóm.

Ngoài ra, trong nhóm hàng xóm yếu tố tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn chỉ ra tương quan khác biệt giữa việc cá nhân mang các đặc điểm xã hội khác nhau được các thành viên trong nhóm mời/rủ tham gia hoạt động ăn uống vui chơi giải trí hết sức khác nhau. Kết quả cho thấy những lao động trẻ trong tình trạng ly hôn/ly thân/ góa (81,8%), độc than (81,2%), có vợ/chồng (80,2%) được hàng xóm mời/rủ tham gia các hoạt động ngoài giờ cao hơn sự chủ động của chính bản thân họ. Bên cạnh đó, hầu hết các nhóm xã hội có trình độ học vấn khác nhau, tính chủ động mời hàng xóm tham gia các hoạt động ngoài giờ hết sức hạn chế nhưng phần lớn họ lại được hàng xóm mời/rủ tham gia các hoạt động này với tỷ lệ cao, dao động từ 70,8% đến 92,3%. Trong mối quan hệ qua lại đối với hàng xóm, cũng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê không mạnh trong đặc điểm thâm niên công tác (p=0,058) về việc lao động trẻ được hàng xóm mời/rủ tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí ngoài giờ làm việc.

Trong mối quan hệ với những người quan trọng cùng lĩnh việc công việc, tính chủ động của nguồn nhân lực trẻ không cao, họ chỉ tham gia vào các hoạt


động ngoài công việc khi được nhóm xã hội này mời/rủ. Ngoài tương quan mạnh tạo nên sự khác biệt giữa nhân lực trẻ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong quan hệ xã hội với những người quan trọng cùng lĩnh vực công tác, thì sự khác biệt về giới và giới tính (p= 0,062) cũng chi phối việc có được người khác mời tham gia các hoạt động ngoài giờ. Tuy nhiên tác động này có mối tương quan không chặt chẽ, nên tỷ lệ chênh lệch giữa nam (62,6%) và (68,4%) nữ trong mối quan hệ này không lớn.

Bên cạnh việc các thành viên trong nhóm mời/rủ nguồn nhân lực trẻ tham gia các hoạt động ngoài giờ để giúp họ duy trì vốn xã hội theo nhóm, việc các thành viên trong nhóm đến thăm nhà họ cho thấy mối quan hệ qua lại giữa bản thân họ và các thành viên trong nhóm ngày càng bền chặt. Thống kê cho thấy, những thành viên đến thăm nhà nhân lực trẻ trong năm, tập trung chủ yếu vào nhóm xã hội: Họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm với tỷ lệ của các nhóm này hoàn toàn không giống nhau. Trong đó, thành viên đến thăm nhà của lao động trẻ trong nhóm họ hàng có tỷ lên cao nhất với 72,7%, tiếp đến là nhóm bạn bè 54%; 40,1% nhóm đồng nghiệp và 14,5% hàng xóm, các nhóm còn lại tỷ lệ đến chơi nhà rất thấp.

Bảng 3.9: Tỷ lệ đến chủ động thăm nhà riêng để kết nối và duy trì vốn xã hội của nhân lực trẻ

Nhóm đến thăm

Tổng


Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Họ hàng

727

72,7

999

99,9

Bạn bè

540

54

1000

100

Đồng nghiệp

401

40,1

999

99,9

Người cùng lĩnh vực

72

7,2

1000

100

Hàng xóm

145

14,5

999

99,9

khác

10

1,0

539

53,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 15

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Thực tế cuộc sống tại các đô thị hiện đại, chỉ có mối quan hệ xã hội thân thiết, lâu năm thì các thành viên trong các nhóm xã hội cụ thể có tần suất gặp gỡ, đến chơi/thăm nhà nhau nhiều lần trong năm, hoạt động này rất hiếm gặp ở các mối quan hệ xã giao, hời hợt. Thiết lập quan hệ xã hội, có thể nói đó là kỹ năng


giúp cá nhân xác lập và duy trì tốt các mối quan hệ xã hội xung quanh để đạt được một mục đích nhất định trong cuộc sống. Mục đích này không nhất thiết phải là giá trị vật chất hay giá trị kinh tế. Quan hệ xã hội có một vai trò đặc biệt vì nó hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp, tạo ra niềm tin trong cuộc sống, tăng giá trị nhân văn của chính mình và người khác trong cuộc sống. Con người chỉ thực sự đạt đến đỉnh cao trong cuộc sống khi cá nhân cảm thấy hạnh phúc và cộng đồng cũng thừa nhận, tôn vinh. Do vậy, để được những người khác thừa nhận mình là thành viên của nhóm thì việc chủ động mời gặp gỡ của cá nhân hoặc các thành viên khác đến chơi/thăm nhà là phương thức thừa nhận mối quan hệ xã hội thân mật trong nhóm. Để làm rõ cách thức duy trì vốn xã hội cho thành viên của các nhóm mà nhân lực trẻ là thành viên, chúng tôi đi sâu phân tích các tương quan giữa các đặc điểm cá nhân và hoạt động thăm hỏi của các nhóm xã hội khác nhau. Kiểm định Chi – Square trong các nhóm xã hội có tần suất đến nhà các lao động trẻ chơi/thăm nhiều lần trong năm cho chúng ta cách nhìn tổng quan về mối quan hệ xã hội này.

Trước hết, chúng tôi phân tích mối quan hệ trong nhóm họ hàng với tỷ lệ đến thăm nhà các thành viên trong nhóm cao nhất cho thấy một số đặc điểm cá nhân của nhân lực trẻ như tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống và nhóm tuổi có những khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Trong đó, yếu tố tình trạng hôn nhân của nhân lực trẻ có tương quan mạnh đối với việc được người khác đến thăm nhà trong năm ở tình trạng hôn nhân khác nhau việc đến nhà chơi của các thành viên trong nhóm cũng hết sức khác nhau. Những lao động trẻ đang sống chung chưa kết hôn có tỷ lệ họ hàng đến thăm nhà nhiều nhất với 83,3% mặc dù số lượng các trường hợp này rất ít trong mẫu (5 T/h), 72,7% nhân lực trẻ đang có vợ/chồng được họ hàng đến thăm, nhân lực trẻ trong tình trạng ly hôn/ly thân/góa được các thành viên trong nhóm họ hàng đến thăm trong năm đứng ở vị trí thứ 3 68,2%, tần suất đến thăm nhà thấp hơn cả 65,1%. Kết quả trên cho thấy xu hướng, nhân lực trẻ đã có gia đình hoặc đang sống như gia đình có tỷ lệ thành viên họ hàng đến thăm nhà nhiều hơn các cá nhân đang độc thân.


Bảng 3.10: Tương quan giữa đặc điểm xã hội của nhân lực trẻ trong việc đến thăm nhà nhóm họ hàng

Đặc điểm xã hội

Đến thăm

N

Số lượng

Tỷ lệ %

Tuổi **

Dưới 30

334

69,1

484

Từ 30 đến 35

383

76,l

502

Tình trạng hôn nhân

***

Độc thân

266

65,1

347

Đang có vợ/chồng

478

77,2

619

Ly hôn/ly thân/góa

15

68,2

22

Sống chung chưa kết hôn

5

83,3

6

Khu vực cư trú **

Hà Nội

381

76,2

500

Thành phố HCM

346

69,2

500

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Từ kết quả kiểm định trên về nhóm họ hàng, đặt ra một vấn đề phải chăng, những người có gia đình, mối quan hệ đối với họ hàng mở rộng hơn nên họ thường xuyên thăm hỏi nhau hay những người độc thân họ quan tâm đến nhiều mối quan hệ bên ngoài, tham gia vào các nhóm xã hội bên ngoài nhiều hơn, nên họ không có thời gian thăm nhà những người họ hàng? Thực tế cho thấy, những người đã/ đang có gia đình hoặc đang sống với nhau như một gia đình mối quan hệ về dòng họ được mở rộng hơn do mỗi thành viên trong xã hội đều có các mối quan hệ họ hàng riêng, và khi hai cá nhân kết hợp thành một gia đình, quan hệ họ hàng được tăng lên gấp đôi so với những người độc thân. Bên cạnh đó, nhân lực đã/có gia đình phần đông tập trung ở nhóm tuổi từ 30 đến 35, họ đã có sự ổn định về công việc, đã chín chắn hơn trong suy nghĩ, đặc biệt họ ý thức được bản thân cần chăm sóc cho gia đình hai bên nội – ngoại nhiều hơn, do vậy, mối quan hệ của họ đối với các thành viên trong nhóm họ hàng ngày càng được quan tâm, chú ý trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỷ và trong cuộc sống hằng ngày. Điều này được khẳng định trong kết quả minh chứng trong kết quả kiểm định yếu tố nhóm tuổi và việc đến chơi/thăm nhà của thành viên nhóm họ hàng đối với nguồn nhân lực trẻ ngay trong nghiên cứu này. Thống kê cho thấy xu hướng, nhân lực trẻ có độ tuổi càng cao có tỷ lệ được các thành viên trong dòng họ đến thăm cao hơn nhóm nhân lực


có tuổi đời ít hơn, mặc dù tỷ lệ hai nhóm này không quá khác biệt và mức ý nghĩa thống kê không chỉ ra đây là tương quan mạnh p= 0,026. Trong đó 76,1% nhân lực trẻ có độ từ 30 đến 35 được họ hàng đến thăm nhà, tỷ lệ họ hàng đến thăm nhà của nhóm nhân lực trẻ dưới 30 tuổi 69,1%. Một yếu tố cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thông kê tương đối trong mối quan hệ họ hàng đến thăm/chơi nhà các lao động trẻ trong năm chính là yếu tố khu vực, kết quả này có sự tương đồng với việc các thành viên họ hàng mời/rủ lao động trẻ tham gia hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí. Nhân lực trẻ tại Hà Nội (76,2%) được họ hàng đến thăm nhà nhiều hơn nhân lực trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh (69,2%) với p=0,024.

Nhóm bạn bè có tỷ lệ đến thăm/chơi nhà các lao động trẻ đứng thứ hai trong các nhóm, tuy nhiên kiểm định thống kê các đặc trưng xã hội của cá nhân nguồn nhân lực trẻ và việc đến thăm nhà phân theo nhóm không tìm thấy sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa tương quan này, điều đó có nghĩa các đặc điểm cá nhân không tạo nên sự khác biệt trong việc các thành viên trong nhóm họ hàng quyết định đến chơi nhà. Tuy nhiên, trong các nhóm xã hội còn lại, kiểm định Chi – Square cho thấy, sự khác biệt giữa khu vực sinh sống của nguồn nhân lực trẻ tác động đến việc các thành viên trong các nhóm đồng nghiệp, hàng xóm và người cùng lĩnh vực với nguồn nhân lực đến chơi/tham nhà nhân lực trẻ.

Nhóm bạn bè có tỷ lệ đến thăm/chơi nhà các lao động trẻ đứng thứ hai trong các nhóm, tuy nhiên kiểm định thống kê các đặc trưng xã hội của cá nhân nguồn nhân lực trẻ và việc đến thăm nhà phân theo nhóm không tìm thấy sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa tương quan này, điều đó có nghĩa các đặc điểm cá nhân không tạo nên sự khác biệt trong việc các thành viên trong nhóm bạn bè quyết định đến chơi nhà.

Nhìn chung, với quyết định cá nhân đến thăm/ chơi nhà của bất cứ thành viên nào trong nhóm xã hội nhất định đối với nguồn nhân lực trẻ thể hiện nhân lực trẻ đã được nhóm quan tâm, thừa nhận. Hoạt động này vừa thể hiện mối quan hệ qua lại của các thành viên trong nhóm với nhau vừa thực hiện vai trò của nhóm trong việc duy trì mối quan hệ xã hội, đồng thời là sự giúp đỡ các thành viên trong nhóm duy trì vốn xã hội của từng cá nhân và nhóm. Nghiên cứu cho thấy, các cá nhân được duy trì vốn xã hội thông qua hoạt động thăm hỏi, rủ mời có sự tác động khác nhau của các đặc điểm xã hội của cá nhân và nhóm xã hội chiếm giữ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023