Mức Độ Quan Trọng Của Các Yếu Tố Khi Được Tuyển Dụng


Mức độ quan trọng của các yếu tố khi được tuyển dụng

Biểu đồ 4.1: Mức độ quan trọng của các yếu tố khi được tuyển dụng


90,9

86,2

75,1

70,8

69,4

68

58,3

41,1

40,3

40,3

31,7

31,1

28,5

26,6

26,1

Nang luc chuyen mon Bang cap chuyen mon Tham nien cong tac

Quan he gia dinh/ho

hang

Quan he dong nghiep

Ly lich ca nhan Quan he ban be Mang xa hoi qua

Internet

Thong tin tu Internet

Trung tam gioi thieu viec lam

Yeu to khac


Quan he dong huong Bao in

Dai truyen hinh

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Ngoài các yếu tố nêu trên, nguồn nhân lực trẻ cũng xác nhận họ đã sử dụng các mối quan hệ trong các nhóm xã hội khác nhau để tiếp cận các cơ hội tuyển dụng vào các vị trí làm việc hiện tại. Trong đó nhóm gia đình/họ hàng và nhóm đồng nghiệp, lý lịch cá nhân, quan hệ bạn bè là những nhóm xã hội được nhân lực trẻ đánh giá cao với tỷ lệ tương ứng là 70,8%; 69,4%; 68% và 58,3%. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội khác như mạng xã hội, thông tin từ internet, trung tâm giới thiệu việc làm cũng được nhân lực trẻ quan tâm, xem đó là một trong những nguồn lực giúp họ đạt được vị trí công việc hiện tại, tỷ lệ này dao động trong khoảng 40,3% - 41,1%%. Các yếu tố khác như báo in, phát thanh, truyền hình ... là những kênh thông tin chính thức được lao động trẻ sử dụng để tiếp cận cơ hội việc làm nhưng ở mức thấp hơn dao động trong khoảng 26,1% - 31,7%.

Như vậy, nguồn nhân lực trẻ ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thấy tầm quan trọng của các quan hệ xã hội khác nhau để tìm kiếm các cơ hội được tuyển dụng được thể hiện trong việc sử dụng vốn xã hội thông qua các mạng lưới xã hội khác nhau trong tìm kiếm cơ hội làm việc của bản thân có sự khác biệt giữa các yếu tố. Ngoài việc chú trọng, đánh giá cao các yêu cầu do cơ quan tuyển dụng đưa ra, các lao động trẻ biết tận dụng mối quan hệ xã hội của mình trong các nhóm xã hội để


tiếp cận công việc cũng như đạt được các vị trí công việc hiện tại của họ. Kết quả này cho thấy sự trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Hùng và cộng sự rằng sinh viên tốt nghiệp không sử dụng một dạng quan hệ đơn nhất trong quá trình tìm kiếm việc làm mà tận dụng phức hợp các mối quan hệ xã hội [Lê Ngọc Hùng, 2003]. Đồng thời trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Huy Cường cho rằng thực tế nhiều sinh viên tốt nghiệp không đơn thuần có được thông tin công việc từ một đầu mối đơn lẻ mà kết hợp nhiều kênh khác nhau [Phạm Huy Cường, 2016].

Khả năng tiếp cận cơ hội đến việc làm hiện tại của nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc sự khác biệt về đặc trưng nhân khẩu xã hội, nguồn vốn xã hội, nguồn lực xã hội khác cá nhân đạt được, và khả năng khai thác các nguồn lực của mỗi cá nhân trong xã hội. Xem xét tương quan giữa các đặc trưng nhân khẩu xã hội của nguồn nhân lực trẻ và nhóm các yếu tố vốn xã hội mang tính chất là nguồn lực xã hội mà cá nhân đạt được theo quy định, yêu cầu của nhà tuyển dụng cho thấy sự khác biệt trong việc sử dụng vốn xã hội thông qua các yếu tố nguồn lực trong tìm kiếm việc làm của nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xem xét tương quan giữa tầm quan trọng của yếu tố năng lực chuyên môn với các nhóm đặc điểm nhân khẩu xã hội khác nhau của nguồn nhân lực trẻ cho thấy có sự tác động nhưng không mạnh và rõ nét. Kết quả đánh giá tầm quan trọng của năng lực chuyên môn của nam và nữ trong mẫu khảo sát gần như không có sự khác biệt với tỷ lệ 88% nam và 93% nữ đánh giá cao yếu tố này, P=0,006. Bên cạnh đó, các nhóm nhân lực trẻ có trình độ khác nhau đánh giá cao tầm quan trọng của yếu tố năng lực chuyên môn trong việc tuyển dụng vào vị trí hiện tại của họ cũng không cho thấy sự khác biệt với 92,8% nhóm nhân lực trẻ có trình độ đại học, cao đẳng; 89,6% sau đại học và 85,75 PTTH và TC nghề, P= 0,009.

Yếu tố thứ hai trong nhóm các yếu tố vốn nguồn lực xã hội được nhân lực trẻ đánh giá có tác động quan trọng đến công tác tuyển dụng vào vị trí việc làm hiện tại của họ là bằng cấp chuyên môn. Kết quả đánh giá về tầm quan trọng của yếu tố bằng cấp chuyên môn với các tương quan nhân khẩu xã hội khác nhau của nguồn nhân lực trẻ cho thấy, các yếu tố trên như giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, nhóm tuổi có tác động đến tìm kiếm cơ hội tuyển dụng của nguồn nhân lựa trẻ nhưng không mạnh.


Bảng 4.1: Khác biệt giữa nhóm xã hội trong đánh giá mức độ quan trọng của bằng cấp chuyên môn trong việc NTL được tuyển dụng vào vị trí hiện tại


Mức độ đánh giá của các nhóm

Quan trọng


N

n

%

Giới tính *

Nam

352

84,2

418

Nữ

510

87,6

582

Tuổi **

Dưới 29

441

88,6

498

Trên 30

421

83,9

502

Tình trạng hôn nhân *

Độc thân

307

85,5

347

Đang có vợ/chồng

527

85,1

619

Ly hôn

16

72,7

22

Sống chung chưa kết hôn

6

100

6

Tôn giáo **

Phật giáo

161

86,6

186

Thiên chúa giáo

23

71,9

32

Tôn giáo khác

10

71,4

14

Không tôn giáo

661

86,9

761

Trình độ học vấn

***

PTTH và TC nghề

141

71,9

196

Đại học

540

89,9

601

Sau đại học

163

89,1

183

Khu vực cư trú

***

Hà Nội

458

91,6

500

Tp Hồ Chí Minh

404

80,8

500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 17

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Tuy nhiên, khác biệt rõ nét nhất là giữa các nhóm nhân lực trẻ có trình độ học vấn và khu vực cư trú khác nhau trong việc sử dụng các yếu tố này trong tiếp cận các cơ hội tuyển dụng. Sử dụng kiểm định trong tương quan giữa tầm quan trọng của bằng cấp chuyên môn và trình độ học vấn của nguồn nhân lực trẻ cho thấy nhân lực trẻ có trình độ học vấn đại học (89,9%) và sau đại học (89,1%) đánh giá bằng cấp chuyên môn có tác động mạnh đến cơ hội đạt được việc làm hiện tại của họ, P=0,000. Bên cạnh đó, yếu tố cư trú cho thấy có sự tác động đáng kể đến cơ hội tìm kiếm việc làm của nguồn nhân lực trẻ. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong


đánh giá tầm quan trọng của bằng cấp chuyên môn tác động đến cơ hội tìm kiếm việc làm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 91,6% nhân lực trẻ Hà Nội cho rằng yếu tố bằng cấp chuyên môn tác động mạnh trong tìm kiếm cơ hội làm việc, trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh 80,8% nhân lực trẻ đồng ý với đánh giá này, P= 0,000.

Kết quả thống kê sử dụng yếu tố thâm niên công tác trong tiếp cận cơ hội tuyển dụng vào công việc hiện tại của nguồn nhân lực trẻ với các đặc điểm nhân khẩu xã hội như giới tính, độ tuổi, hôn nhân không cho thấy sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, đặc điểm tôn giáo (P=0,014), trình độ học vấn (P=0,041), nhóm thu nhập (P=0,043) khác nhau của nguồn nhân lực trẻ cho thấy có tác động đến việc tuyển dụng vào công việc hiện tại của nhóm xã hội này, song mức ý nghĩa thống kê không thực sự thấy rõ khác biệt. Đặc điểm mang lại khác biệt rõ nét nhất là giữa nguồn nhân lực trẻ ở hai thành phố với tỷ lệ 81,2% nhân lực cư trú tại Hà Nội trả lời yếu tố thâm niên công tác có tầm quan trọng trong việc họ đạt được vị trí việc làm hiện tại, trong khi đó có 69% nhân lực trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trả lời cho câu hỏi này, P=0,000.

Biểu đồ 4.2: Khác biệt giữa khu vực cư trú trong đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố thâm niên công tác trong tuyển dụng


100

80

60

40

20

0

31

Quan trọng Không quan trọng

81,2

69

18,8

Hà Nội

TP HCM


Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Có thể thấy rằng, một số các đặc điểm nhân khẩu xã hội của nguồn nhân lực trẻ có tác động khác nhau đến việc họ sử dụng các yếu vốn xã hội mang tính nguồn lực xã hội trong tiếp cận cơ hội tuyển dụng nhằm đạt được công việc hiện tại. Trong ba yếu tố


của vốn các nguồn lực xã hội phân tích ở trên cho thấy hai yếu tố bằng cấp và thâm niên có chung sự tác động mạnh có ý nghĩa khác biệt giữa đặc điểm cư trú của nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các nhóm nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn khác nhau đánh giá sự có khác biệt trong sử dụng bằng cấp chuyên môn trong việc tiếp cận cơ hội tuyển dụng làm việc. Ngoài ra, các đặc điểm khác như giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, nhóm tuổi ... có sự tác động với mức ý nghĩa thống kê khác nhau trên các yếu tố vốn nguồn lực xã hội song không mang lại sự khác biệt đáng kể đối với việc tiếp cận của nguồn nhân lực đến cơ hội có vị trí việc làm hiện tại.

Nan Lin coi vốn xã hội như là một cách thức mà các cá nhân sử dụng để tiếp cận đến nguồn lực thông qua các mạng lưới quan hệ xã hội của họ. Khái niệm VXH của ông khá đơn giản và dễ hiểu, đó là sự “sự đầu tư vào những quan hệ xã hội với sự mong đợi thu được lợi nhuận”[Lê Thanh Tùng, 2005], với ý nghĩa rằng các cá nhân tham gia vào tương tác và các mạng lưới nhằm sinh ra lợi nhuận, điều này cũng tương tự với một số các tác giả khác như Bourdieu, Coleman, Putnam, Portes…. Ông cho rằng không nên xem xét “Vốn xã hội (chỉ) được xác định bởi chức năng của nó” vì sự giải thích nhân quả tiềm ẩn của vốn xã hội có thể được nắm bắt bởi tác động của nó; hoặc vốn xã hội có phải là một sự đầu tư phụ thuộc vào lợi ích đạt được cho một cá nhân riêng biệt trong một hành động nhất định.

Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu thực tiễn sử dụng vốn xã hội thông qua các quan hệ xã hội trong tiếp cận cơ hội tuyển dụng vào vị trí công việc hiện tại của nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh tính xác thực của các quan điểm trên. Mặc dù là nhóm yếu tố vốn xã hội đứng thứ hai trong các nhóm yếu tố tác động đến cơ hội có vị trí việc làm hiện tại, song nhân lực trẻ đánh giá rất cao tầm quan trọng của nguồn vốn xã hội mà cá nhân đạt được thông qua các quan hệ trong các mạng lưới xã hội như gia đình/họ hàng, đồng nghiệp, lý lịch cá nhân, bạn bè, đồng hương ... Tuy nhiên, việc sử dụng vốn xã hội qua các nhóm xã hội, mạng lưới xã hội của nguồn nhân lực trẻ phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu xã hội khác biệt giữa họ.

Nghiên cứu cho thấy vốn xã hội trong mạng lưới quan hệ gia đình/họ hàng được nhân lực trẻ sử dụng nhiều nhất trong nhóm yếu tố này để tiếp cận cơ hội có việc làm như hiện tại với tỷ lệ 70,8%, tùy thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu xã hội của nguồn nhân lực mà việc sử dụng yếu tố này có sự khác nhau. Nguồn nhân lực trẻ


đánh giá về tầm quan trọng của yếu tố quan hệ gia đình/họ hàng trong việc họ được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan/tổ chức hiện tại cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nhân lực trẻ có giới tính, tình trạng hôn nhân, nhóm tuổi, nhóm thu nhập, nhóm học vấn khác nhau. Mặt khác, hai yếu tố là tôn giáo và khu vực sinh sống thì có tác động đáng kể.

Các nhóm nhân lực trẻ tham gia các tôn giáo khác nhau đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố gia đình họ hàng tác động đến cơ hội làm việc hiện tại có sự khác biệt. Các lao động trẻ tham gia các nhóm tôn giáo như phật giáo, thiên chúa giáo và các tôn giáo khác cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa nhóm cho rằng yếu tố này quan trọng và nhóm đánh giá yếu tố này không quan trọng trong việc họ đạt được công việc làm hiện tại. Trong khi đó, nhóm nhân lực không tham gia tôn giáo có 74,8% (P = 0,000) đánh giá yếu tố gia đình/ họ hàng có tầm quan trọng đáng kể đến công việc hiện tại họ đảm nhận. Đồng thời, sự khác biệt của khu vực cư trú của nguồn nhân lực trẻ cũng cho thấy sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố gia đình/họ hàng, trong đó có 77,2% nhân lực trẻ tại Hà Nội cho rằng yếu tố này quan trọng, tác động đến việc họ được tuyển dụng vào công việc hiện tại, trong khi đó tỷ lệ tại thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn 66,4%, P = 0,000.

Biểu đồ 4.3: Tương quan giữa nhóm tôn giáo và nơi cư trú trong đánh giá mức độ quan trọng của nhóm gia đình/họ hàng trong tuyển dụng



120


100


80


60


40


20


0




Không quan trọng


Quan trọng



43



40,6



50


25,2


22,8



35,6







74,8



77,2





57



59,4






64,4



50
















Phật giáo

Thiên chúa giáo

Tôn giáo khác

Không tôn giáo

Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

Tôn giáo

Cư trú


Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Bên cạnh yếu tố gia đình/họ hàng, nguồn nhân lực trẻ đánh giá cao vai trò của nhóm đồng nghiệp trong việc họ được tuyển dụng vào việc làm hiện tại. Số liệu thống


kê cho thấy, có sự khác biệt giữa các nhóm nhân lực trẻ tham gia các tôn giáo, các nhóm trình độ học vấn và các nhóm có thu nhập khác nhau song không rõ nét. Trong khi đó, khu vực mà nguồn nhân lực sinh sống lại cho thấy sự khác biệt đáng kể trong đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố đồng nghiệp trong việc họ đạt được công việc hiện tại. 77,7% nhân lực trẻ tại Hà Nội khẳng định yếu tố đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc bản thân họ được tuyển dụng vào vị trí việc làm hiện tại, trong khi tỷ lệ này tại thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn với 61,2%, P = 0,0000.

Bảng 4.2: Khác biệt giữa nhóm xã hội trong đánh giá tầm quan trọng yếu tố quan hệ đồng nghiệp đối với việc được tuyển dụng vào vị trí hiện tại


Quan trọng

N

n

%

Tôn giáo

***

Phật giáo

110

59,1

186

Thiên chúa giáo

18

56,3

32

Tôn giáo khác

11

78,6

14

Không tôn giáo

550

72,3

761

Trình độ học vấn

**

PTTH và TC nghề

120

61,2

196

Đại học

420

69,9

601

Sau đại học

138

75,4

183

Thu nhập

***

Dưới 4 triệu

270

70,3

284

Từ 4 - dưới 6 triệu

250

63,8

392

Trên 6 triệu

173

77,6

223

Khu vực cư trú

***

Hà Nội

388

77,7

500

Tp Hồ Chí Minh

306

61,2

500

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Một trong những yếu tố được nguồn nhân lực trẻ nhận định quan trọng trong việc họ được tuyển dụng vào vị trí hiện tại đó chính là lý lịch cá nhân. Các số liệu thống kê cho thấy, các đặc điểm nhân khẩu của nhân lực trẻ như giới tính (P = 0,09), tuổi (P=0,091) và trình độ học vấn (P = 0,014) có ảnh hưởng, song sự tác động của các đặc điểm này chi phối không mạnh đến việc tiếp cận cơ hội tuyển dụng để có được công việc hiện tại của mỗi cá nhân. Đặc điểm nhân khẩu xã hội


đưa đến sự khác biệt rõ nét nhất trong yếu tố lý lịch cá nhân là giữa các nhóm nhân lực trẻ tham gia tôn giáo và khu vực cư trú khác nhau

Nhóm nhân lực trẻ không tôn giáo có tỷ lệ cao khi cho rằng lý lịch cá nhân tạo cơ hội cho họ có vị trí hiện tại với 72%, trong khi đó nhân lực trẻ thuộc các nhóm tôn giáo như phật giáo, thiên chúa giáo cho thấy tỷ lệ tương đương khi đánh giá yếu tố này quan trọng hoặc không quan trọng đối với việc họ có được việc làm hiện tại, P=0,000. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt của khu vực cư trú tạo nên sự khác biệt đến việc đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố lý lịch cá nhân đến việc nhân lực trẻ có được công việc hiện tại với tỷ lệ Hà Nội là 75,2% và thành phố Hồ Chí Minh là 60,8%, P= 0,000.

Với tỷ lệ 58,3% trong mẫu khảo sát đánh giá mức độ quan trọng của nhóm bạn bè trong tiếp cận các cơ hội tuyển dụng và công việc hiện tại nguồn nhân lực trẻ đảm nhận. Nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nhân lực trẻ có các đặc điểm nhân khẩu - xã hội như giới tính, tuổi, học vấn, tôn giáo khác nhau trong nhóm bạn bè tác động đến việc họ được tuyển dụng vào vị trí việc làm.

Bảng 4.3: Khác biệt giữa nhóm xã hội trong đánh giá mức độ quan trọng của nhóm bạn bè đối với việc họ được tuyển dụng vào vị trí hiện tại


Quan trọng

N

n

%

Tình trạng hôn nhân

***

Độc thân

177

51,0

347

Đang có vợ/chồng

387

62,5

619

Ly hôn

12

54,5

22

Sống chung chưa kết hôn

2

33.3

6

Thu nhập

***

Dưới 4 triệu

228

59,4

384

Từ 4 - dưới 6 triệu

205

52,3

292

Trên 6 triệu

149

66,8

223

Khu vực Cư trú

***

Hà Nội

327

65,4

500

Tp Hồ Chí Minh

256

51,2

500

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí