Tạo Dựng Và Duy Trì Vốn Xã Hội Qua Việc Tham Gia Các Hoạt Động Tập Thể Ngoài Công Việc


Xu hướng này cũng được tìm thấy ở yếu tố giới trong tương quan lựa chọn nhóm xã hội quan trọng nhất, tỷ lệ nữ giới lựa chọn nhóm các thành viên trong gia đình là nhóm quan trọng số cao với 76,1% trong khi tỷ lệ đó ở nam là 67,2%. Tương đồng với yếu tố tuổi, tỷ lệ nam giới cho rằng các nhóm xã hội như nhóm các thành viên họ tộc và đồng nghiệp là nhóm quan trọng nhất cao hơn so với nữ giới. Về cơ bản, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn dành nhiều thời gian và tâm huyết chăm lo cho gia đình, đặc biệt là những thành viên của gia đình, trong đó nhóm nữ giới trẻ cũng không có sự ngoại lệ, do vậy việc lựa chọn gia đình là nhóm quan trọng số một với tỷ lệ cao là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, việc nữ giới tham gia vào các nhóm xã hội khác như nhóm dòng họ, đồng nghiệp hoặc một số nhóm khác hạn chế so với nam giới bởi những chuẩn mực, giá trị xã hội quy định bản chất các mối quan hệ xã hội. Đây chính là rào cản đối nữ giới khi quyết định lựa chọn nhóm xã hội nào là nhóm quan trọng và tham gia vào hoạt động của các nhóm xã hội mở rộng ít hơn nam giới. Điều này được minh chứng qua trao đổi của lao động trẻ sau:

“Gia đình rất quan trọng đối với em, mọi người trong gia đình chăm lo cho em kể cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng em cũng có nhiều mối quan hệ xã hội khác như bạn bè, đồng nghiệp … cũng giúp em rất nhiều trong công việc, đôi lúc em đi cùng họ để xả strees sau thời gian đi làm, đôi khi họ cũng giúp em giải quyết một số các công việc cá nhân khác. Theo em, tất cả các mối quan hệ mà bản thân em có được, ít nhiều cũng chia sẻ những khó khăn nhất định trong cuộc sống” (PVS 12, Nam 29 tuổi)

Thống kê cho thấy có đến 72,6% trong mẫu điều tra xác định nhóm xã hội quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nhóm các thành viên trong gia đình. Các yếu tố xã hội của nguồn nhân lực trẻ có tương quan mạnh, nhẹ tạo nên sự khác biệt đến việc các cá nhân lựa chọn nhóm xã hội này hết sức khác nhau như đã phân tích ở trên. Đồng thời nghiên cứu cũng quan tâm đến việc sau nhóm các thành viên trong gia đình, nhóm xã hội nào sẽ là nhóm quan trọng thứ hai được nguồn nhân lực trẻ quan tâm nhiều nhất? Câu hỏi này được lý giải với kết quả thống kê sau đây:


Bảng 3.4: Tần suất lựa chọn nhóm quan trọng thứ hai


Nhóm xã hội quan trọng

Số lượng

Tỷ lệ

Nhóm đồng nghiệp

537

63,2

Nhóm bạn học cũ

185

20,4

Đoàn thanh niên

51

5,6

Các thành viên họ tộc

49

5,4

Các thành viên trong gia đình

19

2,1

Các nhóm hội sở thích

15

1,7

Hội đồng hương

7

0,8

Hội phụ nữ

5

0,6

Nhóm tín dụng

1

0,1

Khác

1

0,1

Tổng

906

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 13

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Lao động trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhóm quan trọng thứ hai đối với họ là nhóm đồng nghiệp với tỷ lệ cao nhất 63,2% và nhóm tiếp theo có số lao động trẻ cho là quan trọng thứ hai là nhóm bạn học cũ 20,4%, đặc biệt tổ chức Đoàn thanh niên là nhóm xã hội có tỷ lệ lựa chọn là nhóm quan trọng thứ hai đứng vị trí thứ 3 trong thứ tự lựa chọn 5,6%. Nhóm đồng nghiệp và nhóm bạn học cũ có tác động rất mạnh đến học tập, cơ hội tiếp cận với công việc, việc làm cũng như lối sống, phong cách ... của những người cùng nhóm. Đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực trẻ tham gia các hoạt động của nhóm đồng nghiệp và nhóm bạn học cũ để tạo dựng vốn xã hội cho bản thân, từ đó giúp cho giới trẻ tiếp cận được nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hòa nhập vào xã hội tốt hơn.

Kiểm định tương quan giữa các đặc điểm xã hội của nguồn nhân lực trẻ và sự lựa chọn nhóm quan trọng thứ hai cho thấy có sự khác biệt nhưng không rõ nét giữa các nhóm xã hội trong việc lựa chọn nhóm quan trọng thứ hai. Một số đặc điểm như giới tính, trình độ học vấn, khu vực cư trú có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê nhưng tác động không quá mạnh tạo nên sự khác biệt trong việc lựa chọn của các


nhóm xã hội khác nhau trong nguồn nhân lực trẻ đối với nhóm quan trọng thứ hai. Tương quan mạnh chỉ được tìm thấy giữa các nhóm nhân lực trẻ có tôn giáo khác nhau. Cụ thể nhóm theo Phật Giáo và Không tôn giáo có tỷ lệ lựa chọn Đồng nghiệp là nhóm quan trọng thứ hai, cao hơn hẳn so với các nhóm còn lại. Các nhân lực trẻ thuộc Thiên Chúa giáo và Tin lành ngược lại, có tỷ lệ lựa chọn nhóm Bạn học cũ là nhóm quan trọng thứ hai cao hơn nhiều so với các nhóm còn lại. Một yếu tố có thể được lý giải cho sự khác biệt này được cho là đối với các nhân lực trong nhóm Thiên Chúa giáo và Tin lành, sự cố kết bền chặt trong các tổ chức, các mối quan hệ được duy trì mạnh mẽ, do vậy quan các hệ thường có chiều sâu về thời gian, vì vậy nhóm bạn học cũ là nhóm gắn bó lâu dài và luôn được đánh giá cao về tầm quan trọng.

Nhìn chung, với những lao động trẻ tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, hai nơi được xem là có nhịp sống hiện đại, sôi động và hối hả, tưởng như các giá trị truyền thống từ mạng lưới họ hàng hay bạn học cũ không còn chi phối mạnh mẽ đến sự lựa chọn của người trẻ. Ngược lại, mạng lưới họ hàng, bạn đồng nghiệp và bạn học cũ lại là ba mạng lưới, ba nguồn vốn có vai trò quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực trẻ nơi đây. Như vậy, việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội của các lao động trẻ không chỉ bắt nguồn từ sự xác định rõ, sự tính toán rằng, để tạo dựng vốn xã hội biến nó thành nguồn lực xã hội, tạo dựng sự tin tưởng, duy trì sự tin cậy lẫn nhau thì cần phải có sự có đi – có lại một cách thường xuyên, liên tục, cần phải thường xuyên xây dựng, bồi đắp cho các mối quan hệ xã hội. Hơn thế nữa, các kết quả khảo sát tại hai địa bàn này đã cho thấy, bên cạnh sự tính toán, các quan hệ đó, các nguồn vốn đó cũng được xây dựng dựa trên những nhu cầu và cảm xúc tự nhiên, đó là sự gắn bó rất bản năng của con người. Chính sự gắn bó bản năng này tạo nên mối quan hệ bền chặt của mối quan hệ giữa các bên trong mạng lưới quan hệ xã hội.

Có thể thấy, đặc tính mạng quan hệ xã hội của các cán bộ trẻ ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh mang tính đồng nhất của mạng lưới quan hệ xã hội giống như phân loại của tác giả Lee Jae Yeol (2005) khi nghiên cứu về quan hệ xã hội của người Hàn:

Loại hình 1(mối quan hệ lâu dài và chắc chắn – strong and long ties): mối quan hệ được duy trì trong thời gian dài và tần số tiếp xúc thường xuyên. Các quan hệ gia đình thuộc vào loại này.


Loại hình 2 (mối quan hệ lâu dài nhưng lỏng lẻo – weak but long ties): mối quan hệ được duy trì trong thời gian dài nhưng tần số tiếp xúc không thường xuyên. Nó ứng với các quan hệ như họ hàng, đồng hương, đồng học v.v...

Loại hình 3 (mối quan hệ ngắn nhưng chắc chắn – strong but short ties): mối quan hệ được hình thành tương đối mới nhưng tần số tiếp xúc thường xuyên. Quan hệ hàng xóm, đồng nghiệp v.v... thuộc vào loại hình này.

Loại hình 4 (mối quan hệ ngắn và lỏng lẻo – weak and short ties): mối quan hệ mới hình thành và số lần tiếp xúc cũng ít. Các mối quan hệ như hội cùng sở thích, nhân viên công sở nhà nước, đoàn thể xã hội và các quan hệ khác thuộc về loại hình này. [Lee Jae Yeol, 2000]

Khi đó, các nhân lực trẻ được khảo sát tại nghiên cứu này bộc lộ xu hướng thiên về các đặc tính ở loại hình 1 và loại hình 3 mạnh mẽ hơn trong mạng lưới quan hệ xã hội của họ. Tức là quan hệ gia đình- quan hệ lâu dài và chắc chắn, cùng với quan hệ đồng nghiệp- loại quan hệ ngắn nhưng chắc chắn chi phối hầu hết mạng quan hệ xã hội của nhân lực trẻ tại thời điểm khảo sát.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, với một số nhóm đặc biệt thì mạng quan hệ xã hội ở loại hình 4, tức là những mối quan hệ mới hình thành và số lần tiếp xúc ít, thường từ các hội cùng sở thích, đoàn thể xã hội của nhân lực trẻ hiện nay đang ngày càng mở rộng. Tuy không phải là xu hướng chính trong cộng đồng nhân lực trẻ ở khối các cơ quan hành chính nước ta hiện nay nhưng có tác động không nhỏ đến việc tạo dựng vốn xã hội ở khía cạnh tinh thần trong đời sống của họ.

Tóm lại, vốn xã hội là một loại vốn tồn tại song song cùng nhiều loại vốn khác trong đời sống xã hội. Vốn xã hội không có sẵn trong mỗi cá nhân, để có được vốn xã hội, các cá nhân trong xã hội phải có mối quan hệ qua lại với nhau thông qua các hoạt động trong các nhóm xã hội, mạng lưới xã hội. Phát triển sự nghiệp, công việc cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời mỗi người, nhất là những người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, việc duy trì một đời sống tinh thần lành mạnh trong những mối quan hệ vững chắc là nhu cầu của không ít người trẻ hiện nay. Với những phân tích nêu trên cho thấy, để tạo dựng vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ đã tham gia các hoạt động của các nhóm xã hội, có mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong nhóm dựa trên các phương thức trao đổi khác nhau. Điểm cốt lõi là nhiều người trẻ đã xác định được rằng, một


trong những điều quan trọng để tạo dựng nguồn vốn xã hội từ các mạng lưới quan hệ đó là vun đắp các quan hệ đó một cách tự nhiên và chân thành nhất đến từ cả hai phía mà không cần sự gượng ép, hay cố gắng một cách máy móc để duy trì bằng được. Có thể khẳng định, cán bộ trẻ có nguồn vốn xã hội khá đa dạng và phong phú từ gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp đến các nhóm hội tự nguyện, các tổ chức khác. Nhìn chung cán bộ trẻ ở hai thành phố lớn trong mẫu nghiên cứu khá đồng thuận với nhau trong việc xác định đâu là nguồn vốn quan trọng nhất với họ, đó là gia đình và đồng nghiệp. Đó cũng là điểm then chốt khiến các nhân lực trẻ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có được niềm vui và sự thành công trong công việc và cuộc sống nhờ nguồn vốn xã hội xung quanh họ.

3.3. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua việc tham gia các hoạt động tập thể ngoài công việc

Các nghiên cứu về vốn xã hội chỉ ra rằng vốn xã hội mang nhiều đặc trưng, tuy nhiên có một đặc trưng mà vốn xã hội khác với các vốn khác là, vốn xã hội chỉ tồn tại và sinh ra lợi ích khi có một sự tương tác được lặp lại giữa ít nhất hai cá nhân. Bởi vì, thông qua sự tương tác lặp lại đó thì vốn xã hội mới được duy trì và sản sinh ra các lợi ích. Điều đó có nghĩa là muốn tạo dựng cũng như duy trì vốn xã hội, các cá nhân trong nhóm phải có mối quan hệ, liên hệ với nhau dưới các hình thức khác nhau mà trong đó thành tố quyết định là sự có đi – có lại một cách liên tục thường xuyên. Để tạo dựng, đặc biệt là duy trì vốn xã hội các cá nhân không dừng lại ở việc tham gia vào nhóm mà mỗi người cần phải tích cực chủ động tham gia nhiều hơn nữa vào các hình thức hoạt động khác nhau của nhóm.

Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu việc các cá nhân tạo dựng và duy trì vốn xã hội cụ thể như thế nào trong các hoạt động tập thể tại cơ quan thông qua các thông tin phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

Kết quả cho thấy, các hoạt động tập thể của cơ quan tổ chức như du lịch, nghỉ dưỡng, văn nghệ, thể thao, thăm hỏi hiếu hỉ là những hoạt động thường xuyên mang tính gắn kết các thành viên trong tổ chức, qua đó cũng tạo cơ hội để các thành viên trong cơ quan tổ chức hiểu biết, gắn bó với nhau hơn, tạo mạng lưới, mối quan hệ vững chắc, sâu sắc. Một số cán bộ trẻ cho rằng, việc tham gia


các hoạt động tập thể tại cơ quan thể hiện sự gắn bó của họ với cơ quan, cũng đồng thời đó là yếu tố kết nối duy trì giúp họ kết nối bản thân với tổ chức, cơ quan nhiều hơn. Một số bạn trẻ khác cho rằng, những chuyến du lịch hoặc du xuân hàng năm họ luôn tích cực tham gia bởi đó như một phần thưởng cho cá nhân họ sau những đóng góp cống hiến cho cơ quan.

Bên cạnh đó, có một ý kiến cho rằng, các hoạt động tập thể tại cơ quan một mặt giúp củng cố quan hệ xã hội, gia tăng nguồn vốn của các cá nhân, nhưng mặt khác cũng tạo nên những phân biệt tổ nhóm.

“Có những khi đi chơi cùng cơ quan nhưng có một số nhóm hay tách bè phái, chọn ăn cùng nhau, ở cùng nhau. Điều đó làm giảm sự đoàn kết tập thể lớn, mình thấy thế. Còn hậu quả sâu xa thì mình không biết, chỉ thấy bớt vui” (PVS 6, nữ, 24 tuổi)

Để tạo dựng và duy trì vốn xã hội cho bản thân, lao động trẻ ngoài việc tham gia các hoạt động học tập, công việc trong các nhóm xã hội khác nhau tại cơ quan, đơn vị họ còn tham gia các hoạt động ngoài giờ như gặp gỡ ăn uống, vui chơi giải trí ... Đây là một trong những kênh mở rộng các mối quan hệ xã hội và cũng kênh duy trì vốn xã hội hữa hiệu trong xã hội hiện đại được nhân lực trẻ đặc biệt quan tâm. Đôi khi, các hoạt động trong công việc tại cơ quan công tác có thể không đưa lại cho họ các thông tin quan trọng về học tập, bổ nhiệm, thực hiện công việc… mà thông qua các cuộc trò chuyện trong lúc vui chơi, giải trí, ăn uống

…. họ có thể tiếp cận được những thông tin đó hoặc có thể nhận được mối quan hệ khác phục vụ tốt trong công việc. Do đó, nghiên cứu đặt mối quan tâm và phân tích sâu về khía cạnh nhân lực trẻ tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua việc tham gia các hoạt động ngoài công việc.

Kết quả khảo sát nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh về việc tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí theo nhóm có 90,2% số lao động trẻ tham gia trên tổng 1000 người được hỏi, chỉ có 9,8,% không đưa ra ý kiến của mình. Trong số đó, số lao động trẻ tham gia 1 lần/tháng các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí theo nhóm có tỷ lệ cao nhất với 30,4%, số người tham gia các hoạt động này 2 lần/tháng và từ 5 lần trở lên có tỷ lệ thấp hơn không đáng kể với 24,1% và 23,1%. Số liệu đó phản ánh mức độ tham gia của các lao động trẻ vào các nhóm một cách chủ động và họ biết thiết lập mối quan


hệ đối với nhóm để duy trì vốn xã hội của bản thân. Tham gia các hoạt động này là đáp ứng như cầu cơ bản về sự kết nối cá nhân với đội nhóm, nhất là với những người trẻ, nhu cầu này trội hơn so với các nhóm tuổi khác. So sánh mức độ tham gia vào hoạt động này theo các đặc điểm xã hội của nguồn nhân lực trẻ cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khác nhau giữa các nhóm xã hội có các đặc điểm khác nhau. Kiểm định tương quan Chi – Square cho kết quả như sau:

Bảng 3.5: Tương quan giữa các đặc trưng nhân khẩu – xã hội của NTL với mức độ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí

Mức độ tham gia

1 lần

2 lần

3 lần

4 lần

Từ 5 lần trở lên

Tình trạng hôn nhân

***

Độc thân

n

97

54

30

45

112

%

24,7

16,9

9,4

14

35

Đang có vợ /chồng

n

186

152

47

69

95

%

33,9

27,7

8,6

12,5

17,3

Ly thân/ ly hôn/góa

n

7

6

4

1

4

%

31,8

27,3

18,2

4.5

18,2

Sống chung chưa kết hôn

%

0

2

2

0

1

n

0,0

40

40

0,0

20


Trình độ học vấn **

THPT, TC nghề

n

50

32

18

16

41

%

31,8

20,4

11,5

10,2

26,1


CĐ,ĐH

n

175

127

54

73

127

%

31,5

22,8

5

9,7

13,1

22,85

Sau đại hoc

n

45

50

10

26

41

%

26,2

29,1

5,8

15,1

23,8

Nhóm tuổi **

Dưới 30 tuổi

n

109

103

40

62

130

%

24,5

23,2

9,0

14

29,2

Từ 30 - 35 tuổi

n

165

114

43

53

83

%

36,0

24,9

9,4

11,6

18,1

Giới tính **

Nam

n

105

85

36

52

104

%

27,5

22,3

9,4

13,6

27,2

Nữ

n

169

132

47

63

209

%

32,5

25,4

9,0

12,1

21

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15


Bảng số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn, nhóm tuổi và giới tính có ý nghĩa thống kê đối với sự khác biệt về mức độ tham gia của lao động trẻ trong việc duy trì vốn xã hội trong các hoạt động ngoài công việc, song mối quan hệ trong các tương quan không mạnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn quan tâm đến mối quan hệ giữa thu nhập của lao động trẻ và số lần tham gia các hoạt động này trong tháng. Kết quả nghiên cứu không cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa và sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập và mức độ tham gia các hoạt động ăn uống. Điều đó có nghĩa là trong khảo sát này không có xu hướng lao động có thu nhập cao số lần tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí nhiều hơn và ngược lại.

Tìm hiểu việc thường xuyên tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí của lao động trẻ trong các nhóm xã hội khác nhau để thấy được nhóm xã hội nào có tầm ảnh hưởng đến cách họ duy trì vốn xã hội. Kết quả cho thấy, không hoàn toàn có giống nhau trong mức độ tham gia hoạt động trong các nhóm xã hội, mà dường như lao động trẻ có sự ưu tiên và hướng đến các nhóm xã hội có mối quan hệ với bản thân trong cuộc sống cũng như trong công việc như nhóm gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, trong đó các nguồn nhân lực tham gia nhiều nhất trong các hoạt động ngoài công việc đối với nhóm gia đình.

Bảng 3.6: Mức độ tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí theo nhóm


Các nhóm xã hội

Số lượng

Tỷ lê %

Gia đình

768

76,7

Họ hàng

275

27,5

Bạn bè

753

75,4

Đồng nghiệp

731

73,2

Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc

163

16,3

Hàng xóm

66

6,6

Khác

18

3,3

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Mối tương quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu xã hội và mức độ thường xuyên tham gia hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí trong nhóm gia đình của nguồn nhân lực trẻ cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tương quan mạnh được tìm thấy ở yếu tố nhóm tuổi, (p= 0,000), tình trạng hôn nhân (p=0,000) và thâm niên công tác (p=0,001) tác động đến sự khác biệt trong mức độ tham gia thường xuyên trong các

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí