Sự Thăng Hoa Trạng Thái Tâm Lý Cá Nhân Và Cộng Đồng


chất và tinh thần cho việc hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ nhóm mình được giao. Dường như, niềm tự hào vì đã được đóng góp sức lực và tinh thần của mình vào lễ hội là đặc điểm chủ đạo của các nhóm. Dĩ nhiên, mỗi một nhóm lại có nét riêng biệt trong đời sống tâm lý lễ hội Đền Và: ví dụ, các cụ ban khánh tiết Đền Và và đền Ngự Dội trông chờ vào những lúc cả làng nhìn vào mình trong những bộ đồ lễ uy nghiêm ở buổi đại tế và vào bữa cỗ tại sân đình (một bữa cỗ không chỉ có giá trị vật chất mà còn chứa đựng những giá trị đạo đức, tinh thần: chúng tôi là những người đáng được kính trọng nhất trong làng này). Nhóm thanh niên rước kiệu thì khác, họ không chỉ trông chờ vào những vai diễn mà họ đóng trong đám rước mà còn chờ đợi vào những cuộc vui khác thường, những bữa nhậu khác thường… mà lễ hội cho phép. Vì trước khi rước kiệu lên Đền Và thì các làng sẽ tổ chức trước tiệc làng, sau khi rước xong thì nhóm thanh niên sẽ được thụ lộc Thánh bằng một bữa tiệc thứ hai tổng kết lễ hội. Không những thế, trong lễ rước kiệu, nhóm thanh niên có dịp gặp gỡ và vui chơi với nhóm bạn cùng trang lứa và thể hiện những cá tính của bản thân (chụp ảnh, thể hiện kỹ năng và sức mạnh khi rước kiệu …) hay niềm tự hào khi được giữ trọng trách trong lễ hội (nhóm thanh niên thường giúp đỡ những người thân quen không phải trong làng có thể lên thuyền trong lễ rước Thánh qua sông Hồng sang đền Ngự Dội, thường nếu không phải người làng chính thì không thể lên những thuyền lớn đi trước mà chỉ có thể đi những thuyền phụ phía sau). Tuy nhiên, đặc điểm tâm lý này đôi khi dẫn đến những hành động quá khích, tức là dẫn đến sự chơi trội của một hay một vài nhóm - đó là tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy”. Ví dụ, nhóm thanh niên của làng Phù Sa và làng Vân Gia không thích nói chuyện với nhau vì làng Vân Gia luôn tự hào là làng có chủ tế, nơi tọa lạc Đông cung Đền Và, được rước kiệu Văn, còn làng Phù Sa tự hào vì làng được làm lễ rước Nước và rước kiệu Lồng Mũ. Nhất là ngày nay, khi kinh tế thị trường đã thâm nhập vào đời sống văn hóa của các làng quê, các giá trị xã hội cổ truyền không phải lúc nào cũng chiếm ưu thế, nhiều khi nó bị lấn át bởi những hành vi thương mại hóa (chẳng hạn: làng thành tâm, kính thành thần dược đo bằng mức độ to hay nhỏ, đắt tiền hay không của những lễ vật dâng thánh). Điều này mới dẫn đến câu chuyện dân làng nghênh Thánh bằng ba đồ mã Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao (trong sự tích kén rể của Vua Hùng) và đồ mã còn to ngang với kiệu rước, thu hút sự chú ý của cộng đồng nghênh Thánh, làng Phú Nhi đầu tư tiền thuê đội múa lân và múa sư tử, làng Ngự Dội đầu tư bể sục lớn rước mấy con cá sống còn đang quẫy đuôi đạp mạnh từ đền Ngự Dội sang Đền Và trong khi các làng khác bên Đền Và chỉ rước cá chín.

3.2.3.2. Sự thăng hoa trạng thái tâm lý cá nhân và cộng đồng

Trong đời sống xã hội, ở bất cứ trình độ nào, lễ hội là những biểu thị một trạng thái tâm lý khác thường. Chúng đem lại cho mỗi người cũng như mỗi nhóm, mỗi cộng đồng một


khoảng thời gian, vài ba hoặc mười lăm ngày, tuỳ mỗi lễ hội, sống phong phú hơn, rộng rãi hơn và thoải mái hơn ngày thường - một khoảng thời gian sống đặc biệt. Điều này càng có ý đối với người nông dân Việt Nam khi mà sự lao động của họ gắn chặt, phụ thuộc vào tự nhiên thì thời gian này là khoảng thời gian đặc biệt để đền bù những kham khổ, thiếu thốn kéo dài trong suốt một năm. Tất cả những gì khác thường của lễ hội đều giội hưởng đến các thành viên của cộng đồng làng để tạo nên một trạng thái tâm lý đặc biệt. Nếu như ở các phần lễ thuần túy (lễ tế, rước), các cá nhân vẫn phải đóng vai trò của một nhóm xã hội nào đó, tức là cũng vẫn có sự thực hành bổn phận với những cái linh thiêng thì ở những thành tố khác (như ăn uống cộng cảm, vui chơi công cộng) các cá nhân mới thực sự được sống những khoảnh khắc đặc biệt cho chính họ và với chính họ. Trong các ngày lễ hội Đền Và, và cũng chỉ trong những ngày ấy, nông dân mới ăn những bữa ăn khác thường, cũng có thể nói là quý hiếm: quý hiếm về chất liệu, về cách nấu nướng, pha chế và cách bày biện lên mâm cỗ (ăn xôi không muối, trầu không vôi và ăn cá nướng). Sau đó, nông dân phải trở lại với bữa ăn quen thuộc truyền thống của mình. Rò ràng, sinh hoạt của mỗi thành viên trong khoảng thời gian khác thường ấy đã vượt trên khuôn khổ của cuộc sống hàng ngày, một sự rộng rãi nào đó được thực thi trên nhiều bình diện, kể cả những người vốn chặt chẽ, khắc khổ, chi tiêu nhiều, cỗ bàn, ch chén, cho tặng quà, chào mời thân thiết, cởi mở và trang trọng, tụ hội vui chơi hồ hởi thành thật, rộng lượng và thậm chí người ta có thể quá chén say sưa, ăn to nói lớn. Như thế, người ta được sống trong một khung cảnh có thể gọi là vô trật tự, là thái quá, một thứ vô trật tự hay thái quá được tổ chức và được phép của Thánh.

Về phương diện tâm lý, sự khác thường của không khí hội h kéo theo sự phá cách của mỗi thành viên của cộng đồng dù là trong một khoảng thời gian rất ngắn. Chính cái vô tư, trật tự thái quá ấy đáp ứng sự vận động duy trì thăng bằng tâm lý mà dường như khó có hình thức nào khác của văn hóa có thể làm được như vậy và cũng chính bằng cái vô trật tự, cái thái quá ấy, lễ hội nhắc nhở người ta sự trật tự, sự mực thước hàng ngày. Nhờ đó, lễ hội là điều kiện cho sự tái sáng tạo và cân bằng cuộc sống của mỗi người trong lĩnh vực hoạt động của mình. Tóm lại, lễ hội cổ truyền là phương thức toàn diện để đối tượng hóa, hiện thực hóa hệ giá trị cộng đồng thông qua sự thực hành những nghi thức trong lễ và những khuôn mẫu ứng xử ngoài lễ như những cuộc ăn uống, vui chơi. Cuộc sống luôn có những biến động, thay đổi, lễ hội cũng vậy, luôn biến đổi để thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, lễ hội sẽ không mất đi bởi lễ hội có chức năng đặc thù thỏa mãn được nhu cầu văn hóa tổng hợp của cộng đồng và phù hợp với nhu cầu cố kết của bất cứ cộng đồng nào, trong bất kể hoàn cảnh nào.

* Lễ Độ Hà

Trong chính hội Đền Và các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu có một nghi lễ vô cùng quan trọng, đó là lễ Độ Hà. Nghi lễ này đã tái hiện lại sự tích ở trong thần phả tại Đền Và và đền


Ngự Dội là Đức Thánh Tản từ Đông cung Đền Và qua sông Hồng sang dạo chơi, dạy dân làm nghề bên đền Ngự Dội. Để cuộc rước Thánh qua sông được thuận lợi, người dân làm nghi lễ này để xin phép Thủy Thần, Hà Bá phù hộ cho cuộc dạo chơi được tiến hành thuận lợi. Không gian tiến hành nghi lễ là bãi đất ven sông Hồng, nơi các thuyền đang neo đậu chờ rước Thánh qua sông. Có thể thấy rằng, chỉ ở những lễ hội cổ người ta mới thấy những nghi lễ này. Đó chính là sự trình diễn dân gian về một đặc điểm thiêng của sự tích trong thần phả. Sáng tạo của người dân ở đây đó là chỉ diễn tả, tái hiện lại một vài sự kiến chính yếu của sự tích trong thần phả chứ không phải là tất cả sự kiện và được diễn tả bằng phương pháp tượng trưng rất cao. Khung cảnh và tiến trình của nghi lễ có thể coi là biểu thị đặc trưng của ngôn ngữ lễ hội. Nghi lễ dù chỉ là một phần nhỏ trong thần tích về Đức Thánh Tản tại Đền Và nhưng lại có tác dụng khơi dậy cả một ký ức văn hóa cho các thành viên của cộng đồng, bởi về mặt tâm lý, những người tham dự hội không trông chờ nghi lễ về mặt nội dung vì họ biết rất rò thần tích của vị thánh làng mình, năm nào hội chính họ cũng được xem cảnh diễn này. Chính ký ức văn hóa này như một chất xúc tác kết nối và tạo sự đồng điệu giữa các thành viên trong cộng đồng.

+ Nghênh lễ Thánh

Như đã nói ở trên, tham gia lễ hội là một khoảng thời gian để cộng đồng có thể sống trong những cảm xúc có phần thái quá nhưng lại tạo nên sự thăng hoa của tâm lý cá nhân. Một điểm nhấn và cũng coi là nghi lễ tạo được sự hứng khởi tuyệt đối của cộng đồng chính là hoạt động nghênh lễ Thánh. Để tỏ lòng thành kính, nhân dân dọc theo các tuyến phố nhà nào cũng thành tâm sắm lễ, dâng hương trước cửa nhà nghênh đón Đức Thánh. Mỗi khi kiệu rước qua đàn tế lớn, hoặc các ngã ba, ngã tư đường rộng, được Đức Thánh độ cho sức khoẻ phi thường, hàng đô của từng chiếc kiệu hứng khởi, đồng thanh hô lớn làm hiệu lệnh, tâng kiệu lên cao mấy nhịp và quay tròn mấy vòng. Trong lúc ấy, hoà cùng tiếng hò reo là tiếng trống, tiếng chiêng thúc dồn dập, vang dội làm rạo rực lòng người… Tục truyền rằng những lúc ấy Đức Thánh Tản rất vui mừng, phấn khởi, Người thăng trong giây lát nên kiệu bỗng nh như không trọng lượng. Ở khu vực đoàn rước đi qua, cờ hoa được giăng kín hai bên đường. Tiếng trống, tiếng nhạc rộn ràng, náo nhiệt từ rất sớm. Các chùa, đền, đình, dòng họ hay cơ quan, công ty và nhà riêng đều dựng rạp, bày biện lễ cúng tế lên Đức Thánh: hoa, quả, trứng sống, gạo, muối và mặc trang phục chỉn chu đ p đẽ để đón Thánh qua. Các lễ vật chủ yếu là thủ lợn (sự tích đền Ngự Dội mổ lợn tế Thánh), voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao (lễ vật Thánh dâng lên vua Hùng để lấy được công chúa Ngọc Hoa)... được người dân chuẩn bị chu đáo. Đến mỗi ban thờ lớn trên đường đi hay ngã tư, các kiệu chính lần lượt được quay ba vòng rồi tung lên cao ba lần trong tiếng hô vang của hàng vạn người. Nhân dân dọc theo các tuyến phố mà đoàn rước kiệu đi qua nhà nào cũng thành tâm sắm lễ, bày mâm thờ


trước cửa nhà để tỏ lòng thành kính với Đức Thánh Tản. Mỗi khi kiệu rước qua đàn tế lớn, hoặc các ngã ba, ngã tư đường rộng, hàng đô của từng chiếc kiệu hứng khởi, đồng thanh hô lớn làm hiệu lệnh, nâng kiệu lên cao mấy nhịp và xoay tròn 3 vòng tựa như Đức Thánh Tản đang vui mừng. Ở khu vực đoàn rước đi qua, cờ hoa được treo kín hai bên đường. Tiếng trống, tiếng nhạc rộn ràng, náo nhiệt từ đoàn rước cho đến người dân. Đoàn rước đi đến đâu, dòng người hai bên đường đứng tạt vào hai bên lề đường cho Thánh đi qua, có người công đức tiền, có người gửi nén nhang lên cho kiệu… với hy vọng gia đình khỏe mạnh, con cháu làm ăn phát đạt.

+ Chui kiệu

Lễ hội Đền Và diễn ra với không khí linh thiêng, và đầy sự hân hoan phấn khởi. Ngoài việc người dân nghênh đón thánh, trong lễ rước còn có nghi lễ mà người dân nào cũng mong muốn thực hiện: chui qua kiệu. Theo quan niệm dân gian, ai chui qua gầm kiệu ba lần, sẽ cầu gì được nấy, cuộc sống hạnh phúc. Vì tất cả người dân, từ già tới trẻ, ai cũng háo hức chen nhau chui qua gầm kiệu để xin may mắn đến với mình. Chính vì thế ai đi đến hội Đền Và, xem rước kiệu Thánh cũng mong được chui qua kiệu để được may mắn. Những đứa trẻ sơ sinh cũng được bố m bồng bế chui qua, để cầu mong cho bé được Thánh phù hộ lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Người dân ở khắp các khu phố, khách du lịch đều nô nức lần lượt được chui qua kiệu Thánh. Lễ hội Đền Và đã kết nối mọi người từ những du khách xa lạ, người dân địa phương ở các khu phố khác nhau… trở nên gần gũi với nhau. Người dân nơi đây còn cho rằng “c khi Thánh biểu lộ sự vui mừng khiến kiệu bay, làm gi làm mưa trong hội, chính là sự thăng hoa của Thánh” [Phỏng vấn nhóm rước kiệu đình Vân Gia, tháng 02/2017].

3.2.3.3. Bảo lưu thức cộng đồng

Lễ hội Đền Và tạo được sự cố kết cộng đồng mạnh mẽ. Sự cố kết này cho thấy mặt hữu hình của VXH thông qua mọi hoạt động trong lễ hội đều có sự tham gia của đông đảo người dân. Sau khi rước lễ ở trên bộ xong, các kiệu chính, kiệu lễ của từng làng đang lần lượt xuống thuyền. Phần rước kiệu trên bộ đã rất độc đáo, phần rước dưới nước cũng đặc sắc không kém. Để “hộ tống” Đức Thánh Tản qua sông, các thuyền nan từ thượng lưu Cổ Đô, Ngã Ba Hạc xuôi về, phía hạ lưu các thuyền từ Bồng Lai, Bá Giang, Vân Cốc, Hát Môn ngược lên. Những người chủ tàu, thuyền đều nghỉ kinh doanh, ăn mặc quần áo lễ hội, trang trí thuyền b rực rỡ để chở du khách qua sông. 1 tàu thuyền, trọng tải từ 300 - 350 tấn được huy động để phục vụ chở kiệu và chở đoàn người hành lễ. Các hoạt động múa lân, múa rồng, những tiếng reo hò, khua chiêng, gò trống... vang dậy cả khúc sông. Lộ trình rước Thánh trên sông đã hướng mũi tàu đủ 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc. Sang đến bờ sông, Tam vị Đức Thánh Tản được rước vào đền Ngự Dội cùng sự nghênh đón của nhân dân xã Vĩnh Ninh, đoàn rước nối dài từ bến sông vào tận cửa đền. Tại đây, đã tiếp diễn những nghi lễ truyền thống, đó là lễ Mộc Dục và lễ


Tiến Đốn. Sau hơn 5 tiếng, đoàn rước tập kết tại bến cảng bên bờ hữu sông Hồng. Đến lúc này đoàn rước không chỉ là ngàn người mà là vài ngàn người. Bến cảng sông Hồng lớn nhất của thị xã Sơn Tây lúc này trở nên nhỏ h p với lượng người lớn như thế. Dưới sông không phải là những thuyền nan nhỏ của dân vạn chài ghép lại thành phà để đoàn rước qua sông như thuở xa xưa mà là 1 tàu lớn trọng tải từ 200 đến trên 300 tấn. Tất cả đều được trang hoàng rực rỡ, sáng bừng cả một vùng sông nước. Lễ rước kiệu còn mang một ý nghĩa rất quan trọng, đây là dịp để người dân vạn chài thể hiện mình, họ tấp nập đổ về, cùng đưa đoàn rước sang sông. Theo quan niệm của người xưa, vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc thì Thánh Tản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm. Trước khi rước Thánh sang sông, các cụ trong ban tế làm lễ Độ Hà, cầu cho thủy thần phù đoàn rước qua sông suôn sẻ. Lễ xong không khí náo nhiệt trở lại, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng vỗ tay, tiếng hò reo hợp lại vang rền bến cảng khi đoàn rước di chuyển xuống tàu. Đoàn rước không chỉ là sự tái diễn về một cuộc hành trình cứu dân, độ thế đầy vẻ huyền thoại của Đức Thánh Tản từ Đền Và qua sông Hồng sang làng Duy Bình thuộc xã Vĩnh Ninh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc mà thực sự là sản phẩm giàu trí tưởng tượng sáng tạo, tổng hợp hình ảnh những chuyến du ngoạn, thưởng lãm cảnh trí thiên nhiên, giúp dân trị thủy, trừ giặc của Đức Thánh Tản trong một không gian tập thể - một không gian biểu hiện sự đoàn kết và gắn kết chặt chẽ cộng đồng. “Hội tụ và lan tỏa”, biểu dương và hiệu triệu quần chúng tạo nên “tính hoành tráng” trong lễ hội của cộng đồng chính là biểu hiện sinh động của VXH trong lễ hội Đền Và.

Tính cố kết cộng đồng còn được thể hiện ở hoạt động của một số tổ chức phục vụ cho hoạt động của lễ hội như ban tế tự, ban khánh tiết, ban văn nghệ… Những tổ chức này cũng tạo nên các mối liên kết cộng đồng thoả mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu cộng cảm… GS.TS Ngô Đức Thịnh viết “Trong lễ hội cổ truyền, tính cộng đồng thể hiện qua sự cộng mệnh và cộng cảm. Cộng mệnh là sự gắn bó giữa những con người trong cộng đồng thông qua vận mệnh của cộng đồng” [106, tr.2 4]. Khi tất cả cộng đồng nghiêm trang thành kính thực hiện và chứng kiến những nghi lễ thiêng liêng đối với Thánh Tản thì mỗi người đều thấy ngưỡng mộ, tôn kính bao trùm không gian thiêng liêng ấy - không gian thờ cúng Đức Thánh Tản. Và từ đó, sự liên kết xã hội của cộng đồng lớn ấy sẽ xoay quanh một trục trung tâm tín ngưỡng và trở thành một cấu trúc có sự bất di bất dịch, bởi theo xu hướng chung thì tín ngưỡng chỉ có thể đậm nhạt chứ không thể biến mất trong tâm thức cộng đồng được.

3.3. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện biểu tượng

3.3.1. Biểu tượng Đức Thánh Tản và các nghi thức biểu đạt

Trong các nền văn hóa, ở các không gian và thời gian khác nhau, luôn có một biểu thị chung mang tính nhân loại, đó chính là: lễ hội truyền thống. Điều này có nghĩa là, thực hành lễ hội, dù ở tư cách nào Nhà nước hay cộng đồng cũng đều tạo dựng cho họ một nền


tảng VXH nhất định. Đó đã trở thành cái bất biến của Nhà nước và cộng đồng dự hội. Điểm khác biệt ở đây chính là quy mô, tính chất và lịch sử của lễ hội. Sinh thành trong các xã hội cổ truyền, nếu lễ hội truyền thống nào trải qua nhiều biến thiên lịch sử mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại thì tham dự lễ hội đó sẽ đem lại VXH có ý nghĩa nhất định với Nhà nước và cộng đồng. Vì thế, luận án tán thành cách tiếp cận của Đoàn Văn Chúc [18] và Đoàn Minh Châu [16] khi cho rằng chức năng của lễ hội là “sự biểu hiện các giá trị xã hội của một cộng đồng và tái xác định những mối liên hệ đã gắn bó cộng đồng lại với nhau” [18, tr.133]. Theo tác giả Đoàn Minh Châu, “Lễ hội có được chức năng đó là bởi nó luôn bao hàm một hệ thống biểu tượng, mà qua hệ thống đó, con người hồi tưởng và tri giác được cội nguồn của những mối liên hệ truyền thống đã sinh ra và đang bảo trì cộng đồng” [16, tr.112]. Ở đây, NCS sẽ phân tích hệ thống biểu tượng trong lễ hội Đền Và dưới quan điểm của Đoàn Văn Chúc và Đoàn Minh Châu như sau:

Bảng 3.3. Hệ thống biểu tượng trong lễ hội Đền Và


Biểu tượng

Lớp nghĩa

Giá trị biểu tượng

1. Đức

Thánh Tản

Thần Núi Bách nghệ tổ sư

Thành hoàng làng

-Sự hội tụ giá trị xã hội ở cộng đồng Đền Và: ước mong một vị thần vừa có uy nghi sức mạnh vừa gắn bó với cuộc sống của người lao động.

- Thể hiện giá trị của dân tộc - quốc gia: đoàn kết tộc người, là công cụ thống nhất quốc gia - dân tộc.

2. Nghi thức biểu đạt

Là những hành vi thực hành biểu

tượng

- Quy định hành vi của con người.

- Tạo nên sức mạnh và tính cố kết cộng đồng dân tộc.

- Thể hiện các giá trị xã hội và tái xác định những mối liên hệ đã gắn bó cộng đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 14

Biểu tượng hóa lễ hội để tạo nên những giá trị xã hội và mối quan hệ xã hội, đương nhiên không phải là sản phẩm của một cá nhân nào mà phải là sự cộng hưởng, trí tuệ, niềm tin cũng như hành vi của cả một cộng đồng. Cộng đồng đã tạo ra lịch sử và văn hóa thông qua biểu tượng Đức Thánh Tản. Ngài ngự tại đền, chứng kiến đời sống của dân chúng cùng dân chúng ghi nhớ mọi kỉ niệm của làng xã. Nhờ VXH này, mọi luật lệ, thói tục, đạo đức của cộng đồng đều được ngài duy trì vì muốn được Ngài ban phước và sợ bị Ngài trừng phạt. Trên phương diện xây dựng biểu tượng lịch sử và văn hóa cho hình tượng Đức Thánh Tản, cộng đồng đã chọn cách sáng tạo các lễ vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Ngài. Quan sát trong một lễ hội ở đền thì bên cạnh những cuộc tế long trọng và có tính chất chính thống là hàng loạt những thực hành tín ngưỡng của cá nhân hay một nhóm người. Người phụng thờ ký gửi ước vọng, niềm tin, sự tin tưởng vào lễ vật dâng cúng. Họ sắm những mâm, những đĩa lễ vật riêng, truyền tay nhau đến ông từ hoặc những người phụ lễ đưa đến bàn thờ thần, rồi từ những góc khác nhau họ hướng về phía bàn thờ mà lễ vọng với những lời cầu khẩn rất chân thành cho sức


khoẻ, tài lộc và may mắn của bản thân và gia đình. Lễ vật không phải là yếu tố bắt buộc nhưng đó chính là một phương tiện để bày tỏ tấm lòng thành kính, để khấn vái xin những điều mà họ mong được để thánh thần trợ giúp. Có những lễ hội ở đền chọn các lễ vật ngẫu nhiên tuỳ vào tình hình kinh tế cũng như thói quen của người đi lễ (hương, hoa, oản, quả, rượu, trà) nhưng cũng có những lễ hội người ta dâng thánh thần những lễ vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của vị thánh thần ấy. Và đó chính là một cách biểu lộ lòng thành kính và tưởng nhớ tri ân sâu sắc. Việc tin và thực hành các biểu tượng đó qua các lễ tế, lễ rước, lễ dâng cúng phẩm mà nhờ Ngài mới có được chính là biểu hiện lòng sùng kính và biết ơn vô hạn của toàn dân đối với Ngài. Cũng qua các lễ vật ấy, chúng ta có thể thấy được hình ảnh oai phong lẫm liệt của một vị Nhiên thần - thần Núi (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao), công lao của một vị Bách nghệ tổ sư khi dạy dân làm nông nghiệp (quang gánh, đội sọt, làm ngư nghiệp (cá) hay những nếp sinh hoạt quen thuộc của cư dân (trầu không vôi, xôi không muối).

Ở đây, luận án đề cập đến hai biểu tượng lớn, đó là Đức Thánh Tản và nghi thức biểu đạt. Về biểu tượng Đức Thánh Tản, NCS đã phân tích cụ thể các lớp văn hóa tín ngưỡng tại chương 1, vì vậy, ở đây, NCS sẽ tập trung vào biểu tượng nghi thức trong lễ hội [Hệ thống biểu tượng và ý nghĩa biểu tượng xem tại phụ lục 10]. Qua khảo sát, có một số lễ vật duy trì từ truyền thuyết. Hầu hết các lễ vật đều giống nhau, và là những loại lễ vật truyền thống giống như ở các lễ hội khác như tráp hoa quả, xôi và thịt lợn… Như làng Vân Gia, vào ngày 14, khi rước kiệu vào đền làm lễ Phong Triều, ngoài tráp hoa quả, lễ vật của làng là đĩa xôi ép (xôi hình vuông), miếng thịt lợn luộc, và đĩa cơm ép. Theo những người trong đình làng Vân Gia, xôi ép và cơm ép xuất phát từ truyền thuyết nắm cơm do công chúa Ngọc Hoa chuẩn bị cho Thánh mang đi đường ăn năm xưa lúc tới Sơn Tây. miếng thịt lợn luộc tượng trưng cho truyền thuyết khi xưa Thánh đến làng, dân làng mổ lợn thiết đãi Thánh. Vậy nên sau này, khi mang lễ vật vào đền lễ Thánh, làng luôn chuẩn bị đĩa thịt lợn để tưởng nhớ truyền thuyết Thánh tới làng. Sau khi phong triều tại Đền Và, đoàn rước kiệu sẽ quay trở về đình làng và thụ lộc. Và khác với các đình khác, trong bữa thụ lộc của làng Vân Gia, làng sẽ chỉ thết cỗ toàn bộ là thịt lợn và xôi - cơm lễ, ngoài ra không xuất hiện bất kỳ món ăn từ thịt loài vật khác.

3.3.2. Biểu tượng quy định hành vi của con người và cố kết cộng đồng

Cộng đồng nơi đây tuân thủ nghiêm ngặt quy định về thời gian tổ chức. Không kể năm chính hay năm phụ thì trước ngày 15 tháng Giêng và tháng Chín là ngày chính hội, người dân chuẩn bị lễ vật cúng ở nhà trước khi vào đền làm lễ dâng thánh. Vào năm chính, mặc dù lễ rước bắt đầu từ 4h sáng nhưng từ 12 giờ đêm kiệu của các thôn đã được rước lên và sắp xếp ngăn nắp tại sân Đền Và. Trước 4 giờ sáng thì đoàn múa lân múa


rồng của thôn Phú Nhi cũng đợi sẵn ở cửa đền, chỉ chờ hiệu lệnh kiệu Long Ngai Bài Vị được rước ra thì các kiệu khác sẵn sàng theo sau. Đoàn rước đi từ tờ mờ sáng và đến chiều tối muộn mới quay lại đền nhưng mọi người đi rước đều rất thành tâm, có ý thức nên đoàn rước đi từ đầu đến cuối rất nghiêm trang và tạo thành một khối thống nhất chứ không rời rạc. Phía đền Ngự Dội nghênh lễ Thánh từ 10 giờ sáng cùng ngày, mặc dù đoàn rước từ Đền Và thông thường sớm nhất cũng 11 giờ và muộn nhất là khoảng 1 giờ chiều mới đến được bên kia sông Hồng - khu vực nghênh lễ của đền Ngự Dội.

Thứ nhất, việc rước bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản từ cung cấm ra ngoài kiệu được các cụ tiến hành rất bài bản, tỉ mỉ và cẩn thận. Trước ngày chính hội, không ai được phép lai vãng khu vực hậu cung để tránh ảnh hưởng đến các Thánh. Khi rước Bài vị ra ngoài, các cụ phải rửa tay sạch sẽ bằng nước hương trầm và đeo khẩu trang, giữ yên tĩnh và đảm bảo khu vực thực hiện nghi lễ luôn được che kín, người ngoài không thể nhìn thấy được.

Thứ hai, các thanh niên được chọn rước phải xếp thứ tự theo sự phân công từ quá khứ, khi đi phải đi rất chậm, đi ngang, rê chân trên mặt đường và nghe thấy tiếng trống và hiệu lệnh mới được rước. Mặc dù kiệu rất nặng nhưng đoàn rước vẫn phải đi đúng lộ trình và đến các điểm nghênh lễ Thánh như đình, chùa, tổ dân phố đều phải đưa lên cao để người dân chui kiệu và quay kiệu như biểu thị niềm vui mừng và sự hưng phấn của Thánh.

Thứ ba, các cô các bác và các cụ bà trong đội rước nữ vẫn đảm bảo hương cháy liên tục và phải thắp lại nếu như hương bị tắt. Tại mỗi điểm người dân hai bên đường hành lễ và công đức, các kiệu đều phải đi chậm và dừng lại để đảm bảo cho việc hành lễ được thành kính nhất.

Thứ năm, lễ vật dâng Thánh thường cố gắng có thịt lợn, to thì một con lợn hay thủ lợn, nhỏ thì một miếng thịt lợn luộc nhằm tái hiện và tưởng nhớ câu chuyện dân làng Ngự Dội mổ lợn khao Thánh năm xưa.

Thứ sáu, những ghi chép và điền dã của tác giả Nguyễn Xuân Diện và Lê Thị Hiền đã chỉ ra rằng hàng năm cứ đến trước trong và sau ngày 15 tháng Giêng và 15 tháng Chín người dân đến lễ rất đông. Vào bốn năm chính Tý, Ngọ, Mão, Dậu mở hội to thì đám rước có sự tham gia của đông đảo người dân địa phương, các tổ chức chính quyền như cơ quan công sở như trường học, bệnh viện, ngân hàng cũng như các tổ chức tôn giáo tín ngưỡng tại địa phương như đình, chùa cũng như các dòng họ. Trước ngày rước lên Đền Và thì ở các thôn người dân đều mở tiệc khao thánh và sắp xếp lễ vật, y phục lên Đền Và. Vào bốn năm chính, cộng đồng đền Ngự Dội đảm nhận trách nhiệm rước nước về làm lễ mộc dục, vào tám năm phụ còn lại thì trách nhiệm đó được giao cho làng Phù Sa (do đã tiếp đón Thánh chu đáo khi Thánh giả làm người ăn xin đi qua thôn mình). Các cỗ dâng Thánh được chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng và tuân thủ theo phong tục xưa để lại để tránh những điều cấm kị, cụ thể như các

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí