Sức Mạnh Vốn Xã Hội Của Lễ Hội Đền Và Trong Bối Cảnh Đương Đại


hổ là con vật có tính thiêng, thường trông coi đền cho các vị thần, tuy vậy, ở đây, ban Ngũ Hổ còn có ý nghĩa là một trong những ban thờ của điện Mẫu. Theo khảo sát trong những ngày lễ hội, số tiền lễ và lễ vật tại những ban thờ này có số lượng nhiều như nhau. Theo những người trông đền, vào những ngày thường, không phải lễ hội, số tiền lễ ở gian thờ Mẫu nhiều hơn hẳn so với số tiền ở gian thờ Đức Thánh Tản.

Hiện nay, di tích và lễ hội Đền Và đã là môi trường để tồn tại cả sự bảo lưu truyền thống và hỗn dung tín ngưỡng thờ Thánh với tín ngưỡng thờ Mẫu. Khi thực hiện hành vi duy trì tín ngưỡng là đến Đền Và, hầu hết người dân đều đi lễ cả ban cô Chín và ban Đức Thánh Tản. Dù rằng đã có sự thay đổi về thứ tự đi lễ, nhưng hầu hết mọi người vẫn vào cả hai ban thờ để lễ. Tuy đã có sự hỗn dung khá sâu sắc nhưng không thể phủ nhận rằng tại đây, tín ngưỡng thờ Mẫu không có ảnh hưởng quá lớn, lấn át tới tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản đang được bảo lưu rất tốt qua việc lễ hội Đền Và được tổ chức hằng năm với sự dày công chuẩn bị của các làng, qua những truyền thuyết còn được lưu truyền từ đời ông cha tới các thế hệ trẻ bây giờ, qua những niềm tin của nhân dân nơi đây với sự che chở và bảo hộ của Đức Thánh Tản. Vậy nên có thể nói rằng hai xu hướng: hỗn dung và bảo lưu vẫn luôn tồn tại song song và đồng hành với nhau tại Đền Và, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Từ đây, chúng ta thử đặt ra câu hỏi là: vậy tương lai nào cho VXH trong lễ hội Đền Và tương lai? Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản hiện nay tuy được bảo tồn và phát huy khá tốt, nhưng trong tương lai, với bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, không thể phủ nhận rằng một tương lai tín ngưỡng này sẽ mai một và bị lấn át bởi tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đền Và. Một ví dụ về sự hỗn dung làm mai một tín ngưỡng gốc là ở đền Thượng (Ba Vì) - ngôi đền cũng đang thờ cúng Đức Thánh Tản trên đỉnh núi Ba Vì. Dù là ngôi đền thờ Đức Thánh Tản, nhưng tại điểm cao nhất của đền Thượng, có lầu tám góc nhỏ thờ Địa Mẫu, bên cạnh là bệ thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Quỳnh Hoa và Quế Hoa công chúa… Không chỉ vậy, tại đây còn lưu truyền về câu chuyện bà Đặng Thị Mát, 1 người dân ở Hà Tây nằm mơ thấy tảng đá dừng trên đỉnh núi cao dày đặc, sau này Ban giám đốc vườn quốc gia Ba Vì đã mời bà xây đền Thượng. Nhận ra điểm tương đồng của giấc mơ và núi Ba Vì, bà đã xây xong ngôi đền 3 gian như hiện nay sau bao khó khăn. Không ít người dân tại đây cho rằng Phật đã giúp bà vượt qua khó khăn để xây đền. Như vậy, tại đền Thượng, không chỉ có sự hỗn dung tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản với tín ngưỡng thờ Mẫu mà trong tâm thức của nhân dân, còn có cả sự hỗn dung với Phật giáo. Một ví dụ khác là về đền Ngự Dội, nơi thờ Đức Thánh Tản ở bên kia sông Hồng so với Đền Và. Như đã trình bày ở trên, đền Ngự Dội có sự hỗn dung giữa tín ngưỡng thờ Thánh và tín ngưỡng thờ Mẫu khá sâu sắc. Không chỉ vậy, nơi đây còn thờ Hai Bà Trưng cùng chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách - đây vốn là tín ngưỡng thờ anh hùng lịch sử trong dân gian. Tương


truyền, năm xưa khi Hai Bà Trưng cưỡi voi bị Mã Viện đuổi tới khu vực đền Dội, Hai Bà đã xuống voi, mượn dân làng hai con bò, giả làm hai cô thôn nữ để tránh truy lùng của quân Hán. Tuy vậy, sau đó Hai Bà Trưng vẫn bị phát hiện và đưa về xử trảm. Cũng có thuyết nói rằng Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn, tuy vậy nhân dân làng Duy Bình vẫn tưởng nhớ Hai Bà đã bỏ voi ở lại nên thờ Hai Bà tại đền Ngự Dội.

Như vậy, hai ngôi đền trên chỉ là hai ngôi đền tiêu biểu trong rất nhiều các điểm thờ tự Đức Thánh Tản hiện nay. Từ thuở sơ khai chỉ thờ một mình Đức Thánh Tản, giờ đây nơi này còn thờ thêm những tín ngưỡng mới dung nhập vào. Quay lại vấn đề của Đền Và, việc tín ngưỡng thờ Mẫu ít ảnh hưởng đến tín ngưỡng gốc tại đây phần lớn là do chính sách của Ban quản lý Đền Và. Tại Đền Và, đã có quy định cấm các hành vi lên đồng tại khu vực ban thờ cô Chín cấm dâng sao, giải hạn vào đầu năm tại đền, đồng thời các dịch vụ khác như đội bát nhang, cắt tiền duyên cũng không được tổ chức tại đây. Có thể nói, Đền Và chỉ đơn thuần với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, là nơi để tưởng nhớ nơi an nghỉ của Ngài.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi tín ngưỡng thờ Mẫu và các dịch vụ Phật giáo đang ngày càng phát triển, tương lai ổn định của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản tại Đền Và vẫn khó có thể nói là ổn định. Bởi người Việt vốn có nguồn gốc là cư dân nông nghiệp vùng trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa, từ trong tiềm thức việc tôn thờ những vị thần Đất, thần Núi, thần Nước thành những vị thần được nhân hóa thành nữ tính - M . Người xưa đã khoác cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ, mang tính sinh sản và che chở. Trong tiềm thức dân gian, người M là người luôn bao bọc, chở che và đáp ứng mọi nhu cầu của những đứa con. Trong thời đại kinh tế thị trường, khi đạo đức và cuộc sống tinh thần bị ảnh hưởng bởi kinh tế, đạo Mẫu còn phải gánh thêm chức năng xoa dịu con người do may rủi, phân hóa giàu ngh o… Và ngoài những điện thờ chính, những ban thờ Mẫu đang ngày càng tiến vào vào các chùa, các đền thờ như một xu thế tất yếu, là hệ quả của sự hỗn dung các tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Việc hỗn dung tín ngưỡng, đưa các tín ngưỡng mới vào bên cạnh tín ngưỡng gốc là một cách để đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhằm thỏa mãn những mong đợi có cuộc sống tốt đ p, hạnh phúc ngay nơi trần thế của tín đồ trong thời kỳ xã hội hiện đại. Đồng thời, ngay cả khi ban quản lý di tích Đền Và đã có những quy định cấm các dịch vụ tâm linh thì cũng vẫn có một dịch vụ tâm linh đang nhen nhóm và phát triển tại đây. Tại khu vực giếng thờ cô Chín, có bán những can nước to bé tùy nhu cầu và giá tiền để phục vụ những du khách hành hương có nhu cầu đem nước giếng về nhà với mức giá dao động từ 10 nghìn đến 30 nghìn tùy nhu cầu người mua.

4.2.4. Sức mạnh vốn xã hội của lễ hội Đền Và trong bối cảnh đương đại

Qua việc phân tích, tìm hiểu VXH qua lễ hội Đền Và và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cho chúng ta thấy có nhiều nét mới của việc thực hành tín ngưỡng trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nền kinh tế thị trường đem lại một cuộc sống tốt đ p hơn, người dân có điều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.


kiện tham gia dễ dàng và ủng hộ tích cực về cả vật chất lẫn tinh thần cho lễ hội. Nhưng kinh tế thị trường với những bấp bênh, rủi ro, được mất trong phút chốc khiến cho một số đông tin vào tín ngưỡng như sự cứu vớt tinh thần, đem lại niềm tin và động lực hy vọng cho chính họ. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường và xã hội hiện đại cũng là môi trường giúp Nhà nước củng cố và nâng cao VXH thông qua việc thiết lập chặt chẽ quyền lực của mình, mở rộng mối quan hệ xã hội và chính thống hoá vai trò tổ chức. Như vậy, VXH được hình thành trong quá khứ nhưng vai trò và ảnh hưởng của nó vẫn chưa bao giờ ngừng lại. Chính vì vậy, VXH chính là một quá trình mang tính tái tạo, hình thành để tạo nên lợi ích, lợi ích tiếp tục được sinh sôi, phát triển và trở thành một dạng thức VXH, tiếp đó, nó quay lại để tham gia vào việc thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội..

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 19

Một vấn đề nữa, luận án muốn bàn đến ở đây, đó là, sức mạnh của VXH trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu. Bởi, từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã phải đối mặt với một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà hậu quả của nó vẫn chưa dừng lại, đó chính là dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chúng ta đánh giá lại sức chịu đựng của nền văn hoá dân tộc trong cơn khủng hoảng. Đối với VXH trong lễ hội Đền Và, liệu dịch bệnh có làm nó mất đi hay nó đang chuyển sang một dạng thức khác? Như đã nói ở trên, sau 42 năm bị tạm dừng (1957-1999), từ năm 1999 đến nay, lễ hội Đền Và đã được khôi phục và tổ chức trở lại, thậm chí còn quy mô hơn vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu với sự tham gia của UBND thị xã Sơn Tây. Vì vậy, trong khoảng 20 năm, người dân không quen với việc dừng lễ hội truyền thống, và rò ràng, họ bỡ ngỡ khi các văn bản không cho phép tổ chức lễ hội được ban hành và có hiệu lực ngay lập tức. Tác giả Bùi Hoài Sơn [96] cho rằng “Ở một góc độ nhất định, văn hoá không phải là một hiện tượng, cũng không phải là một kết quả mà là một quá trình” [96, tr.4]. Điều này cũng giống như kết luận của luận án về VXH, VXH là một quá trình mang tính tái tạo. Chính vì thế, VXH sẽ luôn luôn biến đổi và thích nghi với xã hội mà nó tồn tại. Điều này có nghĩa là, trên phương diện văn hoá, VXH luôn tìm được những lý do hợp lý của nó để tồn tại, để biến đổi và thích ứng. Thực hành tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và tổ chức lễ hội Đền Và hôm nay là một sản phẩm của quá khứ chứ không đơn thuần là của xã hội đương đại. VXH được hình thành, biểu hiện cũng như thu lại được những lợi ích cho Nhà nước và cộng đồng suốt từ quá khứ cho đến nay là dựa trên những chuẩn mực, niềm tin và mối quan hệ xã hội mà những yếu tố này không phải sẽ biến mất trong một vài năm. Trong lịch sử, lễ hội Đền Và nói riêng (42 năm ngừng tổ chức) và lễ hội nói chung trên cả nước cũng đã nhiều lần dừng tổ chức vì nhiều lý do khác nhau. Lần này, việc dừng tổ chức lễ hội Đền Và vẫn đảm bảo nhu cầu tâm linh của người dân, bởi chỉ dừng tổ chức các hoạt động hội tập trung đông người, còn phần nghi lễ vẫn được tổ chức theo nghi lễ truyền


thống với đại diện cộng đồng tham gia. Như vậy, thời đại nào cũng vậy, thể chế chính trị có thể thay đổi, bối cảnh xã hội có nhiều biến động, thậm chí là COVID-19 nhưng VXH vẫn là “sức mạnh mềm” để gắn kết và bảo trợ cho cộng đồng. Điều đó cho thấy, VXH trong lễ hội Đền Và sẽ làm cho Nhà nước và cộng đồng trở nên kiên cường và thêm hy vọng vượt qua khủng hoảng để các sinh hoạt văn hoá trở nên phù hợp hơn. Để VXH có thể tiếp tục là công cụ, là cầu nối giữa Nhà nước, cộng đồng và văn hoá, NCS cho rằng, sức mạnh mềm của VXH này cần được kết hợp và thích ứng với những định chế xã hội trong bối cảnh thời đại một cách linh hoạt và kịp thời, tạo nên sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư. Làm được như vậy, sự tác động hai chiều giữa VXH và bối cảnh đương đại chính là sự bảo lưu, sự biến đổi và trên hết, mục đích cuối cùng là hướng đến cuộc sống tốt đ p, sự an toàn và niềm hạnh phúc cho các thành viên của cộng đồng.

Tiểu kết

Lễ hội truyền thống vốn là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn liền với xã hội nông nghiệp cổ truyền nhưng có sức sống trường tồn qua nhiều giai đoạn lịch sử và phản ánh được nhiều hình thái khác nhau của Nhà nước cũng như đời sống của cộng đồng. Chính vì vậy, lễ hội không đơn thuần chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hóa mà còn mang ý nghĩa về chính trị, kinh tế và xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh đương đại như hiện nay, tổ chức lễ hội được các quốc gia quan tâm để thông qua đó nhà nước có thể gắn kết hơn với cộng đồng chủ thể trong quản lý xã hội, củng cố vị thế chính trị trong nước và thế giới, khẳng định bề dày lịch sử phát triển cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa quốc gia. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Nhà nước, cộng đồng và VXH trong lễ hội Đền Và là mối quan hệ tất yếu, được tạo dựng cũng như thu nhận lại trên nhiều lợi ích khác nhau mà trong phạm vi luận án, NCS đề cập đến các khía cạnh: định chế xã hội, phân công xã hội, “sáng tạo truyền thống”, cái thiêng và biểu tượng hóa.

Như chúng ta đã biết thì, lễ hội không phải là một sản phẩm của quá khứ với những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn, thay vào đó, trong bối cảnh đương đại, lễ hội luôn được nhìn nhận như một quá trình sáng tạo văn hóa trong môi trường vận động thực tại, được tạo ra từ động lực của các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội, chính vì vậy, bản thân lễ hội cũng có những vận động không ngừng. Trong phạm vi luận án, NCS đề cập đến các xu hướng như: quyền lực hóa VXH, kinh tế hóa VXH, văn hoá hoá VXH cũng như sức mạnh của VXH trong bối cảnh đương đại. Những xu hướng này phản ánh tính động của di sản cũng như những biến động của môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội có thể tác động đến VXH trong lễ hội Đền Và. Điều quan trọng là Nhà nước và cộng đồng cần thích ứng với những biến đổi đó và vận dụng một cách hiệu quả VXH trong việc bảo tồn giá trị di sản cũng như mang lại những lợi ích cho Nhà nước và cộng đồng.


KẾT LUẬN

1. Trong vài thập kỷ trở lại đây, lễ hội trở thành một chủ thể được giới nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng quan tâm. Điều này cho thấy lễ hội và việc thực hành lễ hội ngày càng có vai trò, chức năng và ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Bối cảnh hiện nay cho thấy việc thực hành tôn giáo tín ngưỡng đã trỗi dậy ở mọi miền quê, với một sinh khí mới. Gương mặt lễ hội hiện lên trong diện mạo mới với những lễ nghi, trò diễn, nghi thức và cả tín ngưỡng. Trong bức tranh chung về sự “trỗi dậy” mạnh mẽ đó, quy mô lễ hội cũng trở nên lớn hơn, sự tham gia của Nhà nước và cộng đồng cũng có những biến đổi nhất định. Không chỉ là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của “người làng ta”, lễ hội giờ đây còn là không gian để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị, kinh doanh buôn bán cũng như đáp ứng những nhu cầu của cá nhân và các nhóm khác nhau... Những điều này gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ về bản chất của lễ hội hiện nay: lễ hội có phải chỉ đơn thuần là một sinh hoạt văn hóa thông thường hay là cơ hội để liên kết các mối quan hệ xã hội ? Những thành viên trong cộng đồng đến với nhau liệu có phải chỉ vì nhu cầu tìm đến sự cộng cảm, vì niềm tin tín ngưỡng hay còn vì vấn đề lợi ích kinh tế, lợi ích của bản thân? Bối cảnh xã hội nào đã tác động làm đa dạng hóa bản chất của các mối quan hệ đó? Và các mối quan hệ này giúp gì cho họ trong cuộc sống? Nói một cách khái quát, đó là việc tham gia vào lễ hội giúp Nhà nước và cộng đồng nhận được nhưng lợi ích như thế nào?

2. Như chúng ta biết, trong khoảng hai thập niên trở lại đây, VXH trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trên thế giới và trong nước. Mặc dù có chậm hơn so với các quốc gia khác trong việc tiếp cận khái niệm và khung lý thuyết này, song tính đến nay, ở Việt Nam đã có khoảng vài chục nghiên cứu về VXH bao gồm các bài viết đăng trên các tạp chí, sách, báo và luận án. Hầu hết các nghiên cứu đề cập đến VXH trong phát triển kinh tế, giáo dục và xã hội dân sự, thiếu vắng các công trình nghiên cứu về VXH trong lễ hội, và việc tạo lập cũng như sử dụng VXH trong lễ hội này của Nhà nước và cộng đồng như thế nào. Chính vì vậy, luận án sẽ tiếp cận VXH trong lễ hội từ khía cạnh các bên tham gia với những phương thức tạo lập, biểu hiện cũng như động thái lợi ích, cụ thể là Nhà nước và cộng đồng.

3. Đền Và là một cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt. Nhiều học giả cho rằng có ba lớp văn hóa tồn tại ở hình tượng Tản Viên, đó là lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường, lớp văn hóa Đạo giáo và lớp văn hóa Nho giáo. Sự phát triển của hình tượng Đức Thánh Tản cũng như các lớp trầm tích văn hóa ẩn sâu trong mỗi biểu hiện của hình tượng. Lễ hội Đền Và được tổ chức hai lần trong một năm hội xuân vào rằm tháng


Giêng và hội thu vào rằm tháng Chín chính là sự tái hiện công lao to lớn, hành trình cứu nhân độ thể, dạy dỗ truyền nghề của vị anh hùng văn hóa, anh hùng lịch sử Đức Thánh Tản. Khảo cứu nguồn tài liệu, có thể thấy lễ hội Đền Và đã được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó chúng ta chủ yếu nói đến những nghiên cứu và tiếp cận ở các góc độ văn học và văn hóa học… Các cách tiếp cận này đem đến những thành tựu to lớn trong nghiên cứu về Đền Và như: cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như các yếu tố không gian, thời gian và diễn trình nghi lễ, lễ hội Đền Và. Tuy nhiên, hạn chế dễ nhận thấy trong khi tổng quan tư liệu là các nguồn tài liệu thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân lễ hội này như thời gian, không gian, diễn trình cũng như nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức lễ hội mà dường như ít quan tâm đến việc nghiên cứu cơ sở hình thành, biểu hiện cũng như lợi ích của VXH trong lễ hội Đền Và, cụ thể ở đây là từ Nhà nước và cộng đồng.

4. Tìm hiểu về VXH của Nhà nước, giả thuyết nghiên cứu thứ nhất đã đúng khi cho rằng: mặc dù Nhà nước không trực tiếp tạo ra tín ngưỡng nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc quản lý tín ngưỡng. Chính vì vậy, để tìm hiểu về cơ sở hình thành cũng như biểu hiện của VXH của Nhà nước, luận án đã đi vào phân tích sự mở rộng lớp tín ngưỡng của hình tượng Đức Thánh Tản, từ đó khẳng định Ngài vốn không phải là một con người có thật mà chính là sản phẩm của triều đình phong kiến. Mặc dù Đức Thánh Tản có nguồn gốc xuất thân từ trong dân gian nhưng quá trình nhào nặn, đắp thêm các lớp ý nghĩa của hình tượng đã phản ánh yếu tố chính trị rò nét, khiến hình tượng trở thành một công cụ để củng cố tính thống nhất - dân tộc - tộc người của Nhà nước cũng như những người đại diện cho lợi ích quốc gia và gửi gắm những mong muốn về một xã hội tốt hơn, an bình và thịnh trị hơn của triều đình trong một giai đoạn lịch sử. Sự lan toả những giá trị xã hội của hình tượng Đức Thánh Tản ấy vừa là sự vận động tự thân, nhưng đa số là do tác động của những yếu tố chính trị: khi đã hình thành quốc gia - dân tộc, nhà nước phong kiến đã tuyển chọn những giá trị xã hội phù hợp, có lợi cho ích lợi quốc gia, dân tộc mình rồi thể chế hóa chúng và phổ biến chúng khắp đời sống cộng đồng ở Sơn Tây. Từ đó, Nhà nước cũng có thể chính thống hóa vai trò tổ chức và hài hoà trách nhiệm giữa làng chính và làng phụ trong khâu tổ chức cũng như củng cố và mở rộng mối quan hệ xã hội với các địa phương bạn. Cũng trong khuôn khổ trách nhiệm và quyền hạn của mình, Nhà nước có thể “sáng tạo truyền thống” và phân công xã hội. Sự “sáng tạo truyền thống” này được thể hiện thông quá những nỗ lực để khôi phục lễ hội truyền thống, mở rộng quy mô tổ chức cũng như khai thác giá trị của lễ hội. Từ đó, lễ hội Đền Và sẽ được hiểu đa nghĩa, không chỉ là lễ hội tôn vinh truyền thống văn hóa, anh hùng


khai sáng mà còn trở thành sự kiện văn hóa đa lợi ích cho thị xã Sơn Tây. Trên phương diện phân công xã hội, trách nhiệm hầu hết thuộc về Nhà nước và tất nhiên cũng có sự đồng thuận của cộng đồng. Tất cả tạo nên một lễ hội có sự phân công rò ràng nhiệm vụ của các ban, các nhóm, các độ tuổi hay các ngành nghề. Đó chính là cách tạo lập vốn xã hội thông qua quá trình phân công xã hội. Nhờ đó, lợi ích mà Nhà nước nhận được là hoạt động giữa các nhóm luôn có sự khớp nối rất trơn tru và lễ hội có thể diễn ra một cách suôn sẻ. Chúng ta nên hiểu di sản là một chức năng và vì vậy là một sự lựa chọn cho phát triển. Chính vì vậy, không có một sự mâu thuẫn cố hữu nào giữa bảo tồn và phát triển, và kế hoạch bảo tồn di sản không thể tách rời khỏi các chiến lược phát triển khác. Ý thức về sự linh hoạt ấy, Nhà nước có thể khai thác tốt tín ngưỡng và lễ hội từ quá khứ cho những mục đích đương đại, giúp quá khứ trở thành động lực phát triển cho xã hội đương đại.

5. Tìm hiểu về VXH của cộng đồng, giả thuyết nghiên cứu thứ hai được khẳng định khi luận án phân tích VXH của cộng đồng trên ba phương diện, đó là: kinh tế, văn hoá và biểu tượng. Xét trên phương diện kinh tế, lễ hội và tín ngưỡng được tạo lập phản chiếu trung thực loại hình kinh tế của cộng đồng, có nghĩa là trong lễ hội, VXH có thể được hiểu ở loại hình kinh tế của cộng đồng. Từ lễ hội và tín ngưỡng, cộng đồng sẽ nhận được những lợi ích kinh tế. Nhưng lợi ích này có thể giống/không giống hoặc hơi giống với loại hình kinh tế ban đầu trong quá trình tạo lập. Trên phương diện văn hoá, VXH trong lễ hội được tạo lập từ ý thức chung về sự linh thiêng của vị thánh được tôn thờ, ý thức này luôn được bồi đắp bởi những khuôn mẫu văn hóa vật thể và phi vật thể như kiến trúc và trang trí nơi thờ tự, các truyền thuyết linh thiêng về vị thánh cũng như các nghi trình, trò chơi, bữa ăn hay trang phục trong lễ hội. Cái cộng đồng nhận được từ lễ hội chính là niềm tự hào truyền thống, ý thức về cái nhất của làng hay “người làng ta”. Cộng đồng đã tạo lập những yếu tố đó thông qua niềm tin tín ngưỡng ý thức xã hội của mình và từ đó, không gian vật chất làng mới trở thành không gian xã hội, không gian tâm lý và không gian văn hóa. Từ đó, cộng đồng sẽ nhận được lợi ích là ý thức đoàn kết cộng đồng, tạo sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, dòng tộc, thôn xóm cao hơn và góp phần bảo lưu tín ngưỡng tốt hơn. Cách chọn chủ tế, cách chọn đội tế, đội rước chính hay cách tán lộc đều phản ánh nguyên tắc chủ thể lễ hội của cộng đồng và từ đó, những chủ thể này nhận được sự tôn trọng, uy tín từ cộng đồng và tất nhiên cả nguồn lợi vật chất. Chủ tế, thủ nhang đền… có thể dùng những lợi ích này để kinh doanh, để đem lại những tiếng tăm và sự kính nể không chỉ cho mình mà còn cho con cháu mình sau này. Chính vì vậy, VXH này đã đáp ứng sự vận động duy trì thăng bằng tâm lý mà dường như khó có hình thức nào khác của văn hóa có thể làm được như vậy. Trên phương diện biểu tượng, cộng đồng đã tạo ra lịch sử và văn hóa thông qua biểu tượng Đức Thánh Tản cũng như các hành vi, các lễ vật dâng cúng Ngài. Từ đó, biểu tượng ẩn chứa trong nó


tính thiêng, chính yếu tố này tạo nên đức tin và ước mơ cho con người, góp phần nối liền các tâm hồn lại với nhau. Có thể thấy, biểu tượng hoá nhân vật phụng thờ của cộng đồng chính là quá trình biểu hiện các giá trị xã hội và tái xác định những mối liên hệ đã gắn bó cộng đồng với nhau.

6. Giả thuyết nghiên cứu thứ ba đã đúng khi luận án khẳng định lễ hội vốn là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng gắn liền với xã hội nông nghiệp cổ truyền nhưng có sức sống trường tồn qua nhiều giai đoạn lịch sử và phản ánh được nhiều hình thái khác nhau của Nhà nước cũng như đời sống của cộng đồng. Chính vì vậy, lễ hội không đơn thuần chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hóa mà còn mang ý nghĩa về chính trị, kinh tế và xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh đương đại như hiện nay, tổ chức lễ hội được các quốc gia quan tâm để thông qua đó nhà nước có thể gắn kết hơn với cộng đồng chủ thể trong quản lý xã hội, củng cố vị thế chính trị trong nước và thế giới, khẳng định bề dày lịch sử phát triển cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa quốc gia. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Nhà nước, cộng đồng và VXH trong lễ hội Đền Và là mối quan hệ tất yếu, được tạo dựng cũng như thu nhận lại trên nhiều lợi ích khác nhau. Tùy theo mục đích và tính chất đối tượng mà Nhà nước cũng như cộng đồng sử dụng những cách thức khác nhau để tạo lập VXH và nhận được những lợi ích riêng biệt.

6. Lễ hội không phải là một sản phẩm của quá khứ với những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn, thay vào đó, trong bối cảnh đương đại, lễ hội luôn được nhìn nhận như một quá trình sáng tạo văn hóa trong môi trường vận động thực tại, được tạo ra từ động lực của các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội, chính vì vậy, bản thân lễ hội cũng có những vận động không ngừng. Những vận động này phản ánh tính động của di sản cũng như những biến động của môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội có thể tác động đến VXH trong lễ hội. Sự tham gia và hưởng lợi ích từ Nhà nước và cộng đồng đối với lễ hội là đặc điểm, xu hướng khách quan, tất yếu diễn ra ở mọi quốc gia bởi bản thân di sản đã là một quá trình thể hiện vốn kinh tế, vốn chính trị, vốn văn hóa và VXH. Qua các mối quan hệ tương tác, quyền lực chính thức và phi chính thức, lễ hội luôn vận động và phát triển. Điều quan trọng là Nhà nước và cộng đồng cần thích ứng với những biến đổi đó và vận dụng một cách hiệu quả VXH trong việc bảo tồn giá trị di sản cũng như mang lại những lợi ích cho Nhà nước và cộng đồng. Phân tích và làm rò phương thức tạo lập VXH cũng như lợi ích nhận được của các bên liên quan cũng như làm rò tam giác quan hệ Nhà nước, cộng đồng và VXH trong lễ hội sẽ góp phần cho các định hướng chiến lược của các quốc gia về nâng cao nguồn lực văn hóa, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước trong bối cảnh xã hội đương đại.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí