Nhà Nước, Cộng Đồng Và “Sáng Tạo Truyền Thống”


Chính sự tham gia của cộng đồng đã góp phần tạo nên một bức tranh về di sản hóa đa chiều cạnh ở Việt Nam. Mặc dù bị chi phối bởi các điều kiện khách quan, trong bối cảnh nhà nước can thiệp ngày càng sâu vào văn hóa của cộng đồng nhưng các chủ thể văn hóa vẫn có khả năng ứng biến, lựa chọn và thích ứng với sự biến đổi đó. Cộng đồng chủ nhân không bị ngoài lề, không bị tước đoạt hay trở thành nạn nhân mà ở một vị thế chủ động tham gia vào quá trình tổ chức lễ hội. Quyền lợi của họ được “chính danh hóa” và “chính thống hóa”. Còn đối với Nhà nước, trong một vài trường hợp, sự can thiệp quá sâu của Nhà nước sẽ dẫn đến nguy cơ di sản bị nhà nước hóa, tuy nhiên, trong trường hợp lễ hội Đền Và, cùng với vai trò là “chủ thể quyết định” văn hóa của cộng đồng, chính quyền không áp đặt, không làm thay mà đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ người dân để họ có thể phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng. Bằng cách này, một mặt, chính quyền sẽ khuyến khích sự sáng tạo của người dân, mặt khác giữ được tính tự nhiên và nguyên v n của di sản văn hóa. Chính quyền có thể can thiệp trong khâu cử người, khách mời nhưng trong những phần quan trọng nhất của lễ hội như diễn trình, lễ vật thì cộng đồng có tiếng nói quyết định và chính quyền buộc phải lắng nghe và thực hiện. Sự thương thỏa, kết hợp hài hòa giữa chính quyền và người dân địa phương chính là cơ sở quan trọng để vận dụng một cách có hiệu quả VXH trong bảo lưu và phát huy giá trị của lễ hội trong bối cảnh xã hội đương đại.

Chúng ta thấy, trong tổ chức lễ hội Đền Và, cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là con cháu của cộng đồng làng gốc - làng đã sáng tạo ra tín ngưỡng, lễ hội và đồng thời cũng là người kế thừa, tiếp nối di sản văn hóa mà cha ông đi trước để lại. Cũng giống như tình hình chung của rất nhiều lễ hội trên cả nước, ở Việt Nam, trước năm 1945, tuyệt đại bộ phận cộng đồng địa phương mà cụ thể là cộng đồng làng Vân Gia, Phù Sa, Ngự Dội và Phú Nhi đứng ra tự quản lý và tổ chức lễ hội. Quy mô lễ hội do cộng đồng tổ chức không lớn, chỉ diễn ra trong phạm vi cộng đồng làng - xã và phục vụ cho nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của chính cộng đồng. Mặc dù khi đó đã có sự quản lý ở mức độ nhất định của Nhà nước nhưng cơ bản tổ chức lễ hội vẫn là trách nhiệm của các làng chính và có sự tham gia của các làng phụ. Cộng đồng căn cứ vào truyền thuyết, hương ước cũng như thần phả để phân công nhiệm vụ và thực hành nghi lễ. Tham gia lễ hội là trách nhiệm cũng như quyền lợi của mọi thành viên trong cộng đồng.

Trên thực tế, tạo dựng nên được di tích và lễ hội là công sức của cả chính quyền và cộng đồng trong tiến trình lịch sử, mặc dù mỗi nhóm có những động thái khác nhau.

Đối với chính quyền, lịch sử đã ghi lại, quá trình biến đổi quy mô Đền Và gắn liền với giai đoạn phát triển thương nghiệp ở thời Mạc và đầu thời Lê Trung Hưng, sau này là sự ra đời và đô thị hóa tỉnh lị ở thời Nguyễn. Tới thế kỷ XIX, trước cảnh triều đình nhà Nguyễn bất lực trong việc cai trị đất nước, nạn ngoại xâm đe dọa, tầng lớp quan chức mất


lòng tin vào các hệ tư tưởng chính thống, họ đi tìm sự an ủi ở tín ngưỡng bản địa. Vì thế, sinh hoạt tín ngưỡng ở Đền Và thêm sầm uất. Mặt khác, do người về dự lễ hội ngày một đông cùng với nhu cầu phục vụ tín ngưỡng nên nhà đền cùng nhân dân địa phương đã làm thêm hai tòa nhà sau tả vu và hai tòa nhà sau hữu vu để phục vụ khách hành hương.

Đối với cộng đồng, trong xã hội nông nghiệp, cơ sở kinh tế của lễ hội được cộng đồng làng lấy từ nguồn lợi từ nông nghiệp và chăn nuôi và thường mang hình thức nguồn đóng góp công đức. Nguồn công đức có ba loại chính: 1/ Ruộng cung tiến (ruộng tự điền của làng); 2/ Tiền công đức (gồm tiền dầu đ n và tiền bỏ hòm công đức đặt ở địa điểm Đền Và cũng như trên các kiệu trong lễ rước Thánh và 3/ Đồ thờ (tượng, ngai, chuông, khánh, hoành phi, câu đối…) do dân cúng tiến. Trong đó, nguồn lợi từ ruộng tự điền chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở kinh tế để tổ chức các hoạt động lễ hội. Nay, xứ Đoài không còn là nơi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn công đức chủ yếu đến từ tiền công đức và đủ cho tổ chức lễ hội cũng như chuẩn bị cho lễ hội vào năm sau. Với mô hình tổ chức lễ hội mà người dân đóng vai trò chủ yếu, nguồn lực lễ hội được sử dụng và phân bổ theo ý nguyện của cộng đồng (tất nhiên là có sự thỏa thuận với chính quyền địa phương) thì lễ hội Đền Và tháng Giêng vào các năm trừ Tý, Ngọ, Mão, Dậu và lễ hội Đả Ngư rằm tháng Chín là một ví dụ điển hình cho hình thức quản lý này. Để quản lý và tổ chức lễ hội, người dân bầu ra một Ban đại diện là những người có phẩm chất, uy tín, đạo đức đứng ra điều hành. Mọi thành viên của cộng đồng có thể giám sát hoạt động và toàn bộ nguồn thu công đức được cộng đồng giám sát, quản lý vì lợi ích lễ hội, lợi ích cộng đồng theo nguyên tắc dân chủ, công tâm, công khai và minh bạch. Mọi nguồn công đức đều được kiểm đếm công khai dưới sự giám sát của Ban kiểm tra và cộng đồng. Nguồn công đức huy động được sử dụng phục vụ thờ cúng, tu bổ tôn tạo di tích, phát huy giá trị di tích cũng như tổ chức lễ hội và trả lương cho các thành viên tham gia vào các bộ phận tại Đền Và lễ hội như đội vệ sinh, đội viết sớ, đội bảo vệ, đội công an…

Cộng đồng trong tổ chức Đền Và đã linh hoạt tổ chức lễ hội theo hướng đoàn kết, chia sẻ trong việc tổ chức lễ hội. Họ đề cao vai trò của cộng đồng thông qua việc vận dụng trí tuệ tập thể để đưa ra bảng phân công công việc với trách nhiệm và nguồn lương rò ràng. Sự rò ràng về nhiệm vụ và tài chính này cho thấy hai mục đích: lợi ích kinh tế của cộng đồng và tồn giá trị văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng. Hai mục đích này có sự gắn kết chặt chẽ với nhau: mục đích về kinh tế có thể ẩn sau mục đích về bảo tồn di sản, hay ở một số thời điểm, mục đích kinh tế nổi trội hơn mục đích bảo tồn di sản, nhưng nó cho thấy một cách quản lý khéo léo của BTC. Họ đã vận dụng cơ chế quản lý và tổ chức lễ hội theo kiểu truyền thống kết hợp với hiện đại, gắn với khuyến khích quyền lợi vật chất, đem lại cho cộng đồng những khả năng thực tế hơn để phát triển. Thậm chí câu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

chuyện về ông An viết sớ nhanh và đ p hơn các ông khác khiến cho tinh thần cạnh tranh để viết sớ tốt hơn của ban viết sớ cũng là một biểu hiện của tính thực tế. Những quy định trong trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng đối với tổ chức lễ hội đã tạo nên một bộ máy quản lý “pháo đài”, tạo cho cộng đồng có ý thức cố kết với nhau để hưởng được nguồn lợi tối đa trong lễ hội và có tính tự trị cao. Từ Ban quản lý di tích, tới những người phục vụ lễ… được phân công nhiệm vụ đi liền với quyền lợi khá rành mạch, tất cả tạo nên một hệ thống quản lý hoàn chỉnh. Câu chuyện về sự phân công rò ràng trách nhiệm đã cho thấy sự trở lại của tinh thần cố kết cộng đồng, sự thay đổi các quan hệ xã hội trong cộng đồng trên cơ sở hợp tác. Ở khía cạnh này, năng lực tự quản của cộng đồng đã góp phần thể hiện cấu trúc làng xã truyền thống khi điều kiện nào thì các cụ được trông coi ngoài đền, trong đền, được trong ban tế hay tế chính. Đó chính là yếu tố quan trọng cho việc kết nối tinh thần và trí tuệ tập thể trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống xã hội hiện nay.

Sau Đổi mới, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, chính quyền thị xã Sơn Tây không còn cấm đoán các hoạt động tổ chức lễ hội như trước mà ngược lại còn khuyến khích các hình thức sinh hoạt lễ hội, coi đây như là một loại hình di sản văn hóa quan trọng góp phần tôn vinh, làm giàu văn hóa dân tộc. Đó là lý do mà năm 1999 lễ hội lần đầu tiên được tổ chức lại sau 42 năm gián đoạn với quy mô cấp vùng. Nhà nước tôn trọng quyền tự quản của cộng đồng nên đã giao hoàn toàn quyền tổ chức cho cộng đồng vào những năm hội lệ và nắm vai trò quyết định, điều hành và tổ chức hội chính vào 4 năm lớn Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Khi NCS tham khảo ý kiến của cộng đồng, thành viên có quyền lực cao nhất trong cộng đồng cho biết: “Theo tôi, lễ hội vào các năm lớn cần có sự can thiệp của Nhà nước vì quy mô lễ hội cấp vùng, nếu chỉ để cho cộng đồng làm thì sẽ dẫn tới những sai sót đáng tiếc” [Phỏng vấn ông S - chủ tế, chủ lễ Đền Và từ 201 - 2020, 02/2017). Theo nguyên tắc quản lý di sản của UNESCO, chủ thể di sản phải là cộng đồng. Ở đây, chúng ta hoàn toàn có thể thấy sự đồng thuận cao của chính quyền và người dân trong sự phân chia quyền lực và trách nhiệm tổ chức. Thực tế này khác với nhiều lễ hội, khi sự mâu thuẫn giữa Nhà nước và cộng đồng trong khâu tổ chức dẫn đến những sai sót trong tổ chức lễ hội. Thực tiễn tổ chức tại lễ hội Đền Và đã đặt ra vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và cộng đồng. Đó là vấn đề mang tính phức hợp như chính sách, vấn đề nguyên tắc và phát triển, vấn đề thực tiễn. Lễ hội Đền Và là một lễ hội lớn nhất xứ Đoài nếu như trao toàn quyền quyết định cho cộng đồng thì mặc dù cộng đồng được đề cao, tôn trọng nhưng lại dễ dẫn tới những vấn đề trong tổ chức, ảnh hưởng đến uy tín của lễ hội, từ đó di sản có thể bị hủy hoại ít nhiều. Chính vì vậy cách ứng xử khôn khéo của Nhà nước là phân chia trách nhiệm cho cả hai bên và tất nhiên, vào năm cộng đồng tổ chức, Nhà nước vẫn đóng

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 16


vai trò hỗ trợ về mặt an ninh, tổ chức quản lý và dịch vụ, còn vào năm Nhà nước tổ chức thì cộng đồng vẫn đóng vai trò là thành viên trong các tiểu ban.

Nhiều tác giả cho rằng, sự thu h p trong quản lý của Nhà nước sẽ tạo ra “khoảng trống tự do” và ngày càng mở rộng là tiền đề trọng yếu của sự phân chia kết cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, từ đó thúc đẩy sự hình thành một thể chế dân sự hoạt động tương đối dân chủ. Ý kiến này chúng ta cũng nên xem xét bởi ở đây, luận án muốn bàn đến câu chuyện về cụ Phùng Minh Sơn - nguyên chủ tế, chủ lễ, phụ trách Đền Và đã đảm nhiệm trọng trách này được khoảng 14 năm, không có nhiệm kỳ mà theo sự tin tưởng và tín nhiệm của cộng đồng. Lý do cụ được chọn là chủ tế và chủ lễ bởi cụ là người làng Vân Gia, được thôn tín nhiệm cử lên trông coi Đền Và. Nhờ sự am hiểu và những kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại đền, từ năm 200 cụ được cử làm chủ lễ và cụ đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trong suốt những năm qua nên không có sự thay đổi hay bầu lại từ cộng đồng thị xã Sơn Tây. Bước vào phòng làm việc của cụ Sơn tại Đền Và, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt đó là những bức ảnh cụ chụp cùng với đại diện của Trung ương, Chính phủ mà đặc biệt nhất là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong rất nhiều lần đến thăm Đền Và, Thủ tướng luôn lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt nhất với cụ Sơn. Câu chuyện về cụ được bàn đến ở hai thời điểm: khi cụ làm việc và khi cụ đột ngột lâm bệnh. Tại thời điểm cụ làm việc, trong các văn bản quy định về quản lý di tích của UBND phường Trung Hưng, không biết là vô tình hay cố ý đều không thấy nhắc đến yêu cầu, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tế mà chỉ ghi chung chung là các thành viên phục vụ tại Đền Và [124]. Và cụ vẫn làm trong 14 năm mà không cần bầu lại. Tuy nhiên, tháng

năm 2020, cụ Sơn đột ngột lâm bệnh nặng rồi rơi vào trạng thái hôn mê. Trong tình huống xấu này, UBND phường Trung Hưng đã tìm một người thay thế cụ lên làm chủ tế, chủ lễ Đền Và. Người được chọn thay cụ là cụ Chu Đức Nhân (71 tuổi, nguyên Bí thư chi bộ và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân phường Trung Hưng). Cụ Nhân chính thức làm việc từ tháng 10, và 2 tháng sau thì UBND phường Trung Hưng đã ra một quy định mới về Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong Ban Từ Đền Và, thuộc Quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích và những nội dung quy định cụ thể trong việc quản lý phục vụ di tích trên địa bàn phường Trung Hưng. Trong văn bản này, có một điểm nổi bật là lần đầu đề cập đến tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên Ban Từ tại Đền Và. Theo đó, văn bản quy định rò Ban Từ bao gồm 01 tổ trưởng - chủ tế, chủ lễ Đền Và, 02 tổ phó (trưởng mỗi ca trực) và các thành viên phục vụ tại Đền Và. Điểm khác biệt nhất trong văn bản này so với văn bản năm 201 là đã quy định rò nhiệm kỳ làm việc của Ban Từ (bao gồm cả chủ tế, chủ lễ) là 3 năm và bầu lại. Xét trên phương diện văn bản hành chính thì việc sửa đổi là điều bình thường, nó không phản ánh UBND phường Trung


Hưng đã mắc lỗi hay làm trái quy định. Hơn nữa, văn bản năm 2020 phản ánh rò sự ứng phó trước tình huống bất ngờ xảy ra, bởi theo các cụ tại Đền Và thì “trước đ cụ Sơn vô cùng khoẻ mạnh và không ai nghĩ lại đột ngột lâm bệnh nặng như vậy” [Phỏng vấn cụ N, chủ tế, chủ lễ Đền Và, tháng 01/2021]. Tuy nhiên, một vấn đề chúng ta cần phải xét đến ở đây đó là cách làm việc của chính quyền khi giao tất cả những văn bản và tư liệu cổ về lễ hội và di tích vào tay một người. Hiện tại, chỉ cụ Sơn là người biết con dấu cổ, văn bản, hương ước và quy định cổ về lệ tục và di tích Đền Và cất giữ ở đâu, “nay cụ đột nhiên như vậy, chúng tôi cũng không còn cách nào tìm lại để mà giữ và cung cấp” - đây là câu trả lời của một thành viên trong Ban Từ khi được hỏi về những văn bản cổ hay hương ước của Đền Và. Trách nhiệm không thuộc về ai bởi tình huống cụ Sơn lâm bệnh nặng là điều không ai có thể ngờ đến hay mong muốn. Nhưng vấn đề đáng bàn đến ở đây đó là cách chính quyền phường Trung Hưng tin tưởng đặt hết quyền lực vào một thành viên mà không có sự san sẻ với các thành viên khác. Và đương nhiên, cụ Sơn không còn được xếp vào cộng đồng nữa mà là một hình thức chính quyền tồn tại ở Đền Và, nắm giữ cả những phong tục, những quy định cũng như những văn bản, con dấu quyền lực từ thời xa xưa để lại. Đối với một di tích và lễ hội có lịch sử lâu đời như Đền Và, mất đi những nguồn tư liệu cổ chính là sự mất đi truyền thống, để lại một bài học kinh nghiệm lớn về cách thức giao phó hoàn toàn của chính quyền cho cộng đồng. Quay lại ý kiến “khoảng trống tự do” của cộng đồng, chúng ta thấy khoảng trống này vẫn cần phải trong một giới hạn nhất định.

Bên cạnh câu chuyện về cụ Sơn, nếu như cơ quan quản lý Nhà nước thu h p quá cũng gây nhiều trăn trở và lo lắng khi mà xu hướng thương mại hóa lễ hội ngày một rò nét. Hiện tượng cho thuê hay bán can để lấy nước ban thờ cô Chín đã đem lại một nguồn lợi kinh tế cho nhóm kinh doanh nhỏ. Một nhóm người khác vì nhu cầu lợi ích kinh tế đã có hành vi khuyến khích việc cúng nhiều tiền vàng, đồ mã, khấn thuê, sắp lễ thuê, đổi tiền lẻ… tạo ra những biến dạng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản lễ hội. Tương tự như vậy, lễ hội tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh với sự bùng phát mạnh mẽ đã đem lại một nguồn thu đáng kể cho cộng đồng địa phương mà chính quyền lại không biết được. Do đó, đã có lúc chính quyền và sở ban ngành có ý định vào cuộc nhưng do sự cố kết cộng đồng mạnh và do sự khôn khéo của cộng đồng làng trong việc dàn xếp nội bộ cũng như những ứng xử khôn khéo với chính quyền nên Nhà nước cũng chỉ can thiệp được trên một số phương diện. Một nguyên tắc cơ bản trong quá trình phát huy năng lực tự quản là phải nằm trong khuôn khổ luật pháp thống nhất của quốc gia, khắc phục tình trạng “trống làng nào làng ấy đánh” hay “phép vua thua lệ làng”. Tự trị, tự quản cộng đồng làng xã là tự quản về kinh tế, tự quản về chính trị và tự quản về văn hóa xã hội cộng đồng. Nhưng tự quản phải nằm trong khuôn


khổ “phép nước”. Chính vì vậy, Nhà nước cần làm tốt việc định hướng, cung cấp thông tin để cộng đồng có thể tiếp cận đúng với bảo tồn di sản của mình. Để đảm bảo việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản có hiệu quả, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Bởi di sản không bao giờ đứng yên, di sản cũng đem lại nhiều lợi ích to lớn, cho nên, một cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo và khôn khéo giữa hai nhóm Nhà nước và cộng đồng trong khâu tổ chức là điều kiện tiên quyết cho công cuộc bảo tồn di sản.

4.1.3. Nhà nước, cộng đồng và “sáng tạo truyền thống”

Qua phân tích quá trình khôi phục và tổ chức lễ hội Đền Và của Nhà nước và cộng đồng, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định như sau:

4.1.3.1. Truyền thống luôn được bảo lưu và mang lại nhiều thành quả trong quá trình sáng tạo

Ở lễ hội Đền Và, một mặt, đây là cách thức để cộng đồng khẳng định quyền thừa kế đối với di sản văn hóa này, mặt khác, nó là cách giúp tái hiện nguồn gốc lịch sử của cộng đồng, qua đó góp phần củng cố tình đoàn kết giữa các thành viên. Nếu không có bảo lưu truyền thống, lễ hội Đền Và sẽ trở thành một lễ hội hiện đại, không thể là sự tạo dựng tự thân của cộng đồng và làm cho người bên ngoài cộng đồng suy nghĩ rằng nó được vay mượn từ một địa phương nào đó. Thực tế cho thấy, không ít địa phương đã “vụng về” trong quá trình áp đặt mô hình lễ hội ở nơi khác, hoặc cán bộ làm công tác văn hóa tự nghĩ ra kịch bản lễ hội rồi triển khai bắt người dân phải tuân thủ theo. Những lễ hội này thường không bền vững và dễ dàng bị thay đổi và biến dạng theo thời gian. Bên cạnh mục đích duy trì và phát huy các yếu tố truyền thống trong lễ hội, cộng đồng Đền Và cũng mong muốn lễ hội phải phù hợp với đường lối, chính sách cũng như cách thức quản lý của Nhà nước. Đây là một lựa chọn khá khôn khéo của cộng đồng khi thừa nhận sự can thiệp của Nhà nước vào công tác tổ chức trong những năm lớn Tý, Ngọ, Mão, Dậu mà không hề có mâu thuẫn nào giữa chính quyền và cộng đồng trong công tác tổ chức. Trong quá trình tạo dựng ra các yếu tố mới (tín ngưỡng thờ cô Chín), cộng đồng vẫn bảo lưu các giá trị truyền thống của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và lễ hội Đền Và là nhằm nhận được sự đồng thuận cao, thu hút được đông đảo người đến với lễ hội cũng như có những hỗ trợ về chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc xây dựng và phát triển hệ thống điện thờ có sự tích hợp đã biến Đền Và thành điểm sinh hoạt tâm linh lớn nhất xứ Đoài và thu hút đa dạng thành phần khách đi lễ, bao gồm một lượng đông đảo con nhang đạo Mẫu. Chính quyền địa phương chắc chắn sẽ không ủng hộ nếu như Đền Và chỉ dành thờ cô Chín, Ngũ Hổ, hay con nhang đạo Mẫu sẽ có thể tìm đến địa điểm tâm linh khác để thực hành sinh hoạt đạo Mẫu. Thực tế đã chứng minh điều này bởi ngay gần Đền Và có đền Trình phủ Mẫu, mặc dù đền Trình gắn với tích Đức Thánh Tản vi hành dạy dân kéo lưới, bắt cá, rồi thả cá nhưng do được một gia đình quản lý


và trở thành nơi thực hành tín ngưỡng Tam phủ Tứ phủ nên những lớp sinh hoạt tín ngưỡng Đức Thánh Tản trở nên mờ nhạt và dần biến mất. Chính vì vậy, khi được hỏi về đền Trình phủ Mẫu này thì nhiều thành viên trong chính quyền phường Trung Hưng đều chung câu trả lời là không công nhận sự tồn tại của nó trong hệ thống di tích thờ Đức Thánh Tản.

Giống như nhiều lễ hội khác, lễ hội Đền Và cũng có một thời gian dài bị đứt đoạn do nhiều yếu tố. Cộng đồng làng đã tạo dựng những yếu tố mới cho tín ngưỡng và lễ hội trước đây cho phù hợp với bối cảnh mới. Những động cơ về kinh tế, chính trị và xã hội đã tạo nên động lực tích cực cho cộng đồng làng để thực hiện quá trình tạo dựng truyền thống. Trường hợp tạo dựng truyền thống ở tổ chức lễ hội Đền Và được hiểu ở khía cạnh thực hành sinh hoạt lễ hội, nó cho thấy cộng đồng đã sử dụng nhiều chất liệu và cả mô hình tổ chức trong quá khứ để tạo thành những mảnh ghép của tín ngưỡng và lễ hội hiện tại. Ở các khía cạnh nghi lễ, hệ thống điện thờ, không gian di tích thờ cúng hay câu truyện truyền thuyết lưu hành trong dân gian (luận án đã phân tích tại chương 1) cho thấy quá trình tạo dựng tín ngưỡng và lễ hội có sự vay mượn yếu tố từ quá khứ (tiểu sử, hành trạng gắn với quê hương, ngày hóa cùng vợ và bố vợ ở Đền Và…), thậm chí vay mượn các yếu tố văn hóa tín ngưỡng từ một truyền thống địa phương khác đem đến, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu (ví dụ ban thờ Ngũ Hổ và Cô Chín).

Sau một thời gian bị ngắt đoạn, sinh hoạt tín ngưỡng và thực hành lễ hội Đức Thánh Tản được tạo dựng lại nhờ những nỗ lực của Nhà nước và cộng đồng. Đây chính là cách khơi dòng cho văn hóa truyền thống của cộng đồng được tiếp tục, đem đến sức sống niềm tin và sự đoàn kết của cộng đồng, cũng như để tiếp tục gợi nhắc cho thế hệ sau về nguồn gốc quá khứ của cha ông. Quá trình tạo dựng ấy được đa số người dân chấp nhận, được chính quyền ủng hộ bởi phần nào nó đảm bảo rằng sinh hoạt tín ngưỡng và thực hành lễ hội đem đến sự linh thiêng, niềm tin tâm linh của con người đương thời, là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc cho cộng đồng Sơn Tây nói riêng và cộng đồng người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, tôn trọng quyền tự quyết của cộng đồng trên cơ sở khẳng định quyền sở hữu và quyền thực hành di sản, chủ thể di sản là cộng đồng địa phương. Rò ràng, truyền thống ấy không phải là truyền thống nguyên v n từ trong quá khứ, như phong tục trước kia nhưng nó đã được đa số người dân và chính quyền chấp nhận như một truyền thống vốn có của cộng đồng.

4.1.3.2. Tiến trình sáng tạo truyền thống liên quan đến sự thương thảo của nhiều chủ thể với những tiếng n i đa dạng với những động thái khác nhau

Truyền thống trong cách hiểu của luận án không có nghĩa là những nếp nghĩ và phong tục cổ xưa, cũng không phải là một hệ những chuẩn mực và giá trị có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản. Luận án quan niệm truyền thống như một quá trình chọn lọc có chủ ý của những nguồn năng động, đã từng đóng vai trò dẫn dắt trong việc


tạo dựng quá khứ, nối quá khứ với hiện tại, mà vì thế mà tạo dựng tương lai. Chính vì vậy, lễ hội Đền Và đã phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động được nguồn lực lớn từ những người đi lễ, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lễ phí, dịch vụ… Nguồn thu này được sử dụng hữu ích cho việc trùng tu, tôn tạo các công trình tại đền cũng như trang bị thêm trang phục, đồ lễ cho lễ hội. Vì thế, việc tổ chức lễ hội này đã và đang góp phần bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống cũng như hoạt động phúc lợi xã hội tại cộng đồng. Có thể thấy, việc sáng tạo truyền thống của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như lễ hội Đền Và đã đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng và tạo động lực thúc đẩy tín ngưỡng này phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh phải cạnh tranh với các lễ hội lớn khác ở xứ Đoài cũng như vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung. Đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà là sự tính toán, cân nhắc của Nhà nước và cộng đồng, trong đó, UBND thị xã Sơn Tây và Hội người cao tuổi Ban quản lý di tích đóng vai trò quan trọng. Trên phương diện này, chúng ta có thể hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả Lương Văn Hy “Quá trình phục hồi lại các giá trị truyền thống thực chất là một quá trình chọn lọc phù hợp với bối cảnh mới, tuy nhiên khi có sự đầu tư, can thiệp của yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội thì quá trình phục hồi, duy trì và phát huy những giá trị đó lại có thêm những động thái và xu hướng mới” [49, tr.496].

Bên cạnh đó, quá trình bồi đắp thêm những yếu tố mới của tín ngưỡng cũng như nghi lễ, trò vui trong lễ hội cũng được cộng đồng lựa chọn và tính toán trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý và tương thích với tín ngưỡng truyền thống - thờ Đức Thánh Tản của địa phương. Việc cộng đồng chọn ban thờ Đức Thánh Tản làm chủ điện thờ, từ đó mở rộng ra tín ngưỡng thờ Mẫu đã đem lại kết quả ngoài mong đợi là ngày càng có nhiều tín đồ hành nghề buôn bán kinh doanh đến cúng bái. Sự xuất hiện tín đồ hành nghề buôn bán kinh doanh ngày càng đông đảo là một nhân tố để cộng đồng gây dựng, cũng cố niềm tin tín ngưỡng cũng như duy trì tình đoàn kết, cố kết cộng đồng địa phương, mặt khác vẫn tiếp nối truyền thống, duy trì bảo lưu truyền thống. Đúng như bản chất của hiện tượng tôn giáo tín nguỡng phản ánh bức tranh kinh tế xã hội đương thời, những sáng tạo truyền thống của cộng đồng ở Đền Và là sản phẩm của những thị dân trong những năm kinh tế thị trường trỗi dậy mạnh mẽ, do đó, nó ra đời, tồn tại, phát triển và được cộng đồng chấp nhận.

4.1.3.3. Sự sáng tạo của cộng đồng một cách c chọn lọc đã c tác dụng làm cho tâm lý của người tham dự lễ hội được thăng hoa

Có thể thấy, cấu trúc lễ hội Đền Và cũng là một cấu trúc mở, cộng đồng đã sáng tạo thêm nhiều thành tố mới, nhưng vẫn được cộng đồng chấp nhận bởi những ý nghĩa, giá trị tồn tại ý nghĩa của chúng trong hệ thống. Ở đây chúng ta phải kể đến sự tham gia của loại hình nghệ thuật dân gian: múa sênh tiền trong năm chính hội lễ hội Đền Và. Sênh tiền là nhạc cụ gò độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí