Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 3


XHH : Xã hội học

XHNN : Xã hội nghề nghiệp


DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH

2SLS : Two Stage Least Squares (Hồi quy hai giai đoạn)

ADF : Augmented Dickey-Fuller (phương pháp phân phối tự do tiệm cận)

AMOS : Analysis of Moment Structures (Phân tích cấu trúc mô ment) AVE : Average Variance Extracted (Phương sai trung bình được trích) C.R: : Critical Ratios (giá trị tới hạn)

CB-SEM : Covariance – based SEM (SEM theo hiệp phương sai)

CIEM : Central Institute for Economic Management (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

CR : Composite Reliability (Độ tin cậy tổng hợp)

DFID : Department for International Development (Bộ phát triển quốc tế)

EFA : Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) FEM : Fixed Effects Model (Mô hình tác động cố định)

FL : Factor loading (hệ số tải nhân tố)

GLS : Generalized Least Squares (phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát)

GMM : General Method of Moments (phương pháp moments tổng quát).

GRDP : Gross regional domestic product (Tổng sản phẩm trong tỉnh) HDI : Human Development Index (Chỉ số phát triển con người) HHI : Herfindahl-Hirschman index (chỉ số đa dạng hóa của Her - Hir) Human capital : Vốn con người hay vốn văn hóa

IDS : Institutes of Development Studies (Viện Nghiên cứu Phát triển) IIED : International Institute for Environment and Development (Viện

Quốc tế về Môi trường và Phát triển)

IISD : International Institute for Sustainable Development (Viện Quốc tế về Phát triển bền vững)

ILO : International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế)


Income : Thu nhập

IQ : Intelligence Quotient (Trí thông minh)

IZA : Danh sách các cá nhân thất nghiệp

Log : Logarit

MLE : Maximun likelihood estimation (ước lượng hợp lý cực đại) MSV : Maximum Shared Variance (Phương sai riêng lớn nhất) Natural capital : Vốn tự nhiên/ vốn tài nguyên thiên nhiên

NFS : National Science Foundation and NSFNET (Tổ chức khoa học quốc gia & mạng NSFNET

NFW : Non – Farmer Working (Hoạt động phi nông nghiệp)

NIS : Number Income (Số lượng nguồn thu nhập)

NSFNET : National Science Foundation Network (Mạng lưới Quỹ khoa học quốc gia)

OECD : Organization for Economic Co-operation and Development (tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế)

OFS : Non – Agricultural of Sum income (Tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp trong tổng nguồn thu)

OLS : Ordinary Least Square (phương pháp bình phương bé nhất) Physical capital : Vốn vật chất

PLS-SEM : Partial Least Squares SEM (SEM theo bình phương tối thiểu từng phần)

PsycARTICLES : The science of psychology and behavior (cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và các tạp chí liên kết)

PsycINFO : The infomation of psychology (cở sở dữ liệu thông tin tâm lý)

QUARS : Quality Analysis for Requirements Specifications (phân tích chất lượng cho các thông số kỹ thuật theo yêu cầu)

REM : Random Effects Model (Mô hình tác động ngẫu nhiên)

SEM : Structural Equation Modeling (Mô hình phương trình cấu trúc) SID : Simpson Index of Diversity (Chỉ số đo lường mức độ ĐDHTN

– chỉ số Simpson)

SLE : Standardized Loading Estimates (Hệ số tải chuẩn hóa)


SMC : Squared Multiple Correlations (Hệ số tương quan bình phương đa biến – tương tự như R2 trong OLS

ULS :Unweighted Least Squares (phương pháp bình phương bé nhất có trọng số)

UN : United Nations (Liên Hợp Quốc)

UNDP : United Nations Development Programme (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc)

VARHS : Vietnam Access to Resources Household Survey (Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam)

VHLSS : Vietnam Household Living Standards Survey (Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình)

WB : World Bank (Ngân hàng Thế giới)

WVS : World Values Survey (khảo sát giá trị thế giới)


DANH MỤC MÃ HÓA BIẾN


Mã biến

Giải thích

BOR

: Giúp đỡ người khác (cho mượn tiền- borrow)

COS

: Mức độ tâm sự, chia sẻ (confide, share)

COSTC

: Đóng góp của hộ gia đình vào các hoạt động cộng đồng (cost for community active)

COSTF

: Mức chi phí giao tế của hộ gia đình (communication costs

in family)

COSTG

: Đóng góp của hộ gia đình vào các tổ chức hội, nhóm

(costs for group activities)

DERP

: Tỷ lệ phụ thuộc (dependency ratio)

EDU

: Giáo dục (education)

EXPE

: Kinh nghiệm (experience)

GENDER

: Giới tính (gender)

INCF

: Thu nhập của hộ gia đình (TNBQ/ người)

LAN

: Tổng diện tích đất sản xuất của hộ gia đình (land)

NBORM

: Hộ gia đình có thể mượn được tiền khi khó khăn (number for borrow money)

NPART

: Hộ gia đình tham gia tổ chức Đảng, nhà nước (number in

party)

NPOLO

: Hộ gia đình tham gia tổ chức chính trị xã hội (TCCTXH

- number in political organization)

NPROO

: Hộ gia đình tham gia các tổ chức nghề nghiệp (TCNN -

number in professional organization)

NVOLO

: Hộ gia đình tham gia các tổ chức tự nguyện (TCTN -

number in voluntary organization)

REH

: Nhận được sự giúp đỡ (receiving help)

SASI

: Hài lòng với thu nhập từ việc làm hiện tại (satisfied with income)

SASJ

: Hài lòng với việc làm hiện tại (satisfied with jop)

SID

: Chỉ số đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình (chỉ số simpson)

TRU

: Lòng tin (niềm tin - Trust)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN‌

1.1. Bối cảnh nghiên cứu

1.1.1. Về lý thuyết

Trong phát triển kinh tế, người ta thường nhắc đến các nguồn vốn truyền thống như: tài chính, văn hóa, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên - TNTN) mà ít người chú ý đến vốn xã hội. Vốn xã hội (VXH) được xem là một nguồn vốn không thể thiếu trong cuộc sống. Nguồn gốc của VXH nằm trong khái niệm vốn vật chất (giá trị thặng dư) và vốn văn hóa (Schultz & Hatch, 1996; Sweetland, 1996). VXH như khoản đầu tư vào các mối quan hệ (MQH) xã hội (XH) với kỳ vọng tạo ra lợi ích từ khoản đầu tư này (Lin, 1999). Khái niệm “vốn xã hội” có lẽ được bắt nguồn từ Hanifan – nhà cải cách giáo dục ở West Virginia (trích theo Woolcock, 1998). Từ năm 1973, vốn xã hội là trọng tâm của các nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học (Wolfe, 1989). Nhưng ở Việt Nam, từ đầu những năm 2000, lý thuyết vốn xã hội mới được ứng dụng vào giải thích những vấn đề kinh tế (Trần Hữu Dũng, 2006; Trần Hữu Quang, 2006). Tính hữu dụng của VXH trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) đã được khẳng định như sau: vốn xã hội theo khía cạnh chuẩn mực (norm) tạo nền tảng cho cấu trúc xã hội (Coleman, 1988); nâng cao hiệu quả của vốn tài chính (Woolcock, 2000); giảm tác động của các cú sốc kinh tế (Woolcock, 1998); nhanh chóng hồi phục sau những cú “sốc” kinh tế (Rodrik, 1999); đóng góp vào sự giàu có của quốc gia (Helliwell & Putnam, 2004); nâng cao sức khỏe cộng đồng (Veenstra, 2002) và giảm tỷ lệ tội phạm (Sampson, 2012). Những lợi ích của vốn xã hội xảy ra ở mọi cấp độ: cá nhân, hộ gia đình, khu vực, quốc gia hoặc thậm chí quốc tế (Halpern, 2005). Vốn xã hội cũng là một điểm quan trọng của tính bền vững (UN, 2012), mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn (Putnam, 2000; Fukuyama, 1995). Ở cấp độ vĩ mô, vốn xã hội giúp giảm chi phí, do đó làm tăng năng suất, tăng hiệu quả (Putnam, 2000 và 1993). Ở cấp độ cá nhân, những người có mạng lưới XH rộng hơn có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn (Aguilera, 2002) và tiến bộ trong sự nghiệp nhanh hơn (Lin, 2001). Các loại vốn (kinh tế, TNTN, văn hóa và VXH) đều là các nguồn lực quan trọng cho hiện tại và tương lai của các cá nhân (Stiglitz, Sen & Fitoussi, 2009).


Nghiên cứu về vốn xã hội ở góc độ vi mô (cá nhân) và trung mô (tổ chức, doanh nghiệp) được thực hiện khá nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu VXH gắn với việc làm và thu nhập của hộ gia đình (HGĐ) cũng còn ít. Qua tìm hiểu của tác giả, nghiên cứu liên quan đến VXH với việc làm hay thu nhập của cá nhân, HGĐ ở các nước có thể kể đến như: (i) về tìm việc làm của cá nhân (vi mô) có các nghiên cứu của Lin, Ensel & Vaughn (1981), Matthews, Pendakur & Young (2009), Pellizzari (2010), Giulietti & cộng sự (2010), Hoogendoorn (2017), Phillips & cộng sự (2018); (ii) về việc làm và sự thành công trong công việc có các nghiên cứu của Seibert, Kraimer & Liden (2001), Helliwell & Huang (2010), Vigoda, Gadot & Talmud (2010); (iii) về thu nhập, tiền lương của cá nhân có các nghiên cứu của Franzen & Hangartner (2006), Kim (2009), Zhang, Anderson & Zhan (2011), Growiec & Growiec (2016), Rivera & cộng sự (2018); (iv) về thu nhập của HGĐ có các nghiên cứu của Sabatini (2008), Alesina & Giuliano (2010), Growiec & Growiec (2010), Growiec & Growiec (2016), Calcagnini & Perugini (2018). Như vậy, cả hai vấn đề về việc làm và thu nhập của HGĐ chưa có nghiên cứu nào quan tâm thực hiện. Đặc biệt là các nghiên cứu về thu nhập của HGĐ còn khá ít và phần lớn sử dụng dữ liệu thứ cấp (chi tiết trình bày tại phụ lục 1).

Những nghiên cứu đã thực hiện trước đây đã cung cấp bằng chứng cho thấy, vốn xã hội mang lại không ít những lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, các học giả nghiên cứu sâu về vốn xã hội vẫn còn tranh luận về vấn đề này do chưa thống nhất về khái niệm, thang đo lường (Schuller, Baron & Field, 2000).

Hướng nghiên cứu tiếp cận theo dạng ứng dụng lý thuyết liên ngành đã phát triển nhanh trên thế giới, tuy nhiên, dạng nghiên cứu này chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam gần đây. Việc kết hợp lý thuyết vốn xã hội và lý thuyết kinh tế được thực hiện ở các nghiên cứu như: (i) các nghiên cứu về vốn xã hội theo góc nhìn XHH tại Việt Nam bằng việc hệ thống lại các khái niệm về vốn xã hội của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài của Trần Hữu Dũng (2006), Trần Hữu Quang (2006), Lê Ngọc Hùng (2008), Hoàng Bá Thịnh (2009); (ii) các nghiên cứu hệ thống khung lý thuyết và thang đo lường VXH ở Việt Nam điển hình như Lê Minh Tiến (2007), Nguyễn Văn Phúc & Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2014), Nguyễn Quý Thanh (2015), Nguyễn Tuấn Anh (2018), Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2018), Phạm Tấn Hòa (2020). Dù khung lý thuyết là như nhau, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã tiếp cận và hệ thống theo những góc nhìn


khác nhau (góc nhìn XHH, kinh tế vĩ mô, trung mô hay vi mô) nên cũng chưa thống nhất về thang đo và khung phân tích.

Các nghiên cứu sử dụng lý thuyết vốn xã hội để giải thích vấn đề kinh tế vĩ mô, trung mô, vi mô của Việt Nam từ trước đến nay còn khá khiêm tốn. Các nhà nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vốn xã hội để giải thích một số khía cạnh kinh tế bằng những nghiên cứu thực tiễn, có thể kể đến như:

(i) Ở cấp độ vĩ mô, các lý thuyết VXH đã được Trần Hữu Dũng (2006), Nguyễn Văn Phúc & Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2014) tổng hợp và hệ thống lại.

(ii) Ở cấp độ trung mô có các nghiên cứu của Vũ Đình Khoa & Nguyễn Thị Mai Anh (2020) ứng dụng lý thuyết vốn xã hội về khía cạnh cấu trúc, nhận thức và quan hệ để xem xét tác động đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Huỳnh Thanh Điền (2019) xem xét VXH với việc tiếp cận quỹ đất dành cho phát triển các dự án bất động sản. Các nghiên cứu của Ha & Nguyen (2020), Nguyen & Ha (2020) về chia sẻ kiến thức trong doanh nghiệp. Nghiên cứu Đoàn Bảo Sơn & Hà Minh Trí (2020) về hiệu quả làm việc của công chức.

(iii) Ở cấp độ vi mô có các nghiên cứu của Kien (2011), Nguyễn Trọng Hoài & Trần Quang Bảo (2013), Vũ Đức Cần (2020) về tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam; Bùi Văn Tuấn (2020), Le & Le (2020), Phạm Mỹ Duyên (2020) nghiên cứu vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của người dân. Ứng dụng lý thuyết vốn xã hội trong nghiên cứu liên quan đến sức khỏe có nghiên cứu của Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2018). Ứng dụng vốn xã hội trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn Việt Nam có các nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết (2014), Phạm Thị Thu Hà (2019).

Có thể nói, những nghiên cứu kể trên tập trung lược khảo các lý thuyết hoặc ứng dụng lý thuyết vốn xã hội để bình luận, giải thích hay minh chứng cho một khía cạnh của lĩnh vực kinh tế, chưa liên quan gần với hai chủ đề việc làm và thu nhập. Theo lược khảo của tác giả, đến thời điểm này tại Việt Nam có một số công trình sau đây có liên quan gần với chủ đề của luận án này, cụ thể là:

(1) Về việc làm có các nghiên cứu của: Phạm Huy Cường (2014), Phạm Huy Cường (2016) và Trần Đăng Dương (2020) về vốn xã hội trong tìm việc làm; Lương Thị Xuân (2014) về vốn xã hội trong lựa chọn nghề; Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2018),

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí