Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2020) về tìm việc làm của sinh viên và cựu sinh viên.
(2) Về thu nhập có bốn nghiên cứu điển hình của: Carol Newman, Finn Tarp & Lưu Đức Khải (2012), Võ Thành Khởi (2015), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015), Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàn Yến (2020).
(3) Về đa dạng hóa (ĐDH) thu nhập của HGĐ hay sinh kế của HGĐ có nghiên cứu của: Kien (2011), Khai & Danh (2014), Vo (2018), Le & Le (2020), Phạm Mỹ Duyên (2020).
Các nghiên cứu nêu trên có những nét tương đồng nhưng cũng có khá nhiều khác biệt so với luận án. Nghiên cứu về thu nhập của HGĐ chủ yếu tiếp cận dữ liệu VARHS. Những nghiên cứu liên quan đến việc làm trước đây đa phần sử dụng dữ liệu sơ cấp nên đối tượng hay phạm vi nghiên cứu của các đề tài đó gần như không trùng với luận án này. Các nghiên cứu trước về VXH với việc làm như đã nêu chỉ tiếp cận theo một hình thức nào đó của vốn xã hội nên thang đo nghiên cứu không phù hợp với đề tài của luận án này. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đã có những giá trị khoa học mà luận án có thể kế thừa, ví dụ như hướng tiếp cận, phương pháp tính toán chỉ số ĐDH thu nhập. Luận án này dùng dữ liệu sơ cấp đủ lớn, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống nhằm giải quyết đúng mục tiêu của đề tài nên đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy và khả năng đại diện cao. Những điểm nổi bật của luận án sẽ được trình bày chi tiết trong mục 1.5 của chương này.
Từ việc lược khảo nêu trên cho thấy, nghiên cứu về vốn xã hội với các vấn đề kinh tế ở Việt Nam và các nước khác vẫn còn khiêm tốn, kết quả cũng có nhiều điểm khác biệt. Điều này có thể bắt nguồn từ việc chưa thống nhất được thang đo lường, khung phân tích hoặc sự đa dạng trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả chưa phát hiện có một ghi nhận nào về nghiên cứu vốn xã hội với việc làm và thu nhập trên quy mô đủ lớn để có thể khẳng định khung đo lường. Thang đo vốn xã hội còn nhiều khía cạnh để phát triển, những nghiên cứu trước đa phần không xem xét tất cả các hình thức của vốn xã hội. Đồng thời, thang đo vốn xã hội trong các bộ dữ liệu thứ cấp có hạn chế nên khó có thể sử dụng để đo lường VXH của HGĐ. Những thang đo vốn xã hội gắn với tìm việc làm hầu như sử dụng dữ liệu sơ cấp với thang đo Likert và chỉ tập trung vào chia sẻ thông tin tìm việc, hỗ trợ tìm việc. Những nghiên cứu trước giúp cho luận án tìm
ra được cách tiếp cận vấn đề mới hơn. Trong luận án này, kết quả nghiên cứu giúp giải quyết những khác biệt về lý thuyết về vốn xã hội, đồng thời, luận án đã mở thêm một hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu bằng cách ứng dụng lý thuyết vốn xã hội kết hợp với lý thuyết kinh tế học. Hay nói khác hơn, luận án đã góp phần hình thành và phát triển lý thuyết liên ngành, cụ thể là: (i) Luận án xem xét các tác động của các loại vốn xã hội đến việc làm, thu nhập và đa dạng hóa thu nhập; (ii) Luận án tìm hiểu những tác động của các loại VXH khác nhau đến việc làm, thu nhập và ĐDH thu nhập của hộ gia đình.
1.1.2. Về thực tiễn
Vốn xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia (Woolcock & Narayan, 2000). Vốn xã hội giúp nhiều người vượt qua những khó khăn nhờ sự hỗ trợ, hợp tác giữa các cá nhân (Fukuyama, 2002), giảm tỷ lệ HGĐ nghèo đói (Grootaert, 1999), hình thành vốn con người (Coleman, 1988), góp phần xây dựng XH sự thịnh vượng (Putnam, 2000). Theo Trần Ngọc Thêm (1999) người Việt Nam có những đặc điểm văn hóa đặc trưng như: tính cộng đồng (làng xã) cao, sống bằng MQH khá phổ biến, tính đoàn kết, hỗ trợ, tương thân thương ái cao, tính tập thể, tính bao dung, lòng biết ơn, tinh thần trượng nghĩa và thường giúp đỡ người khác… Những điểm này thể hiện các khía cạnh khác nhau của VXH. Do đó, vốn xã hội hiện hữu trong con người Việt Nam nhưng hiện vẫn còn ít nghiên cứu khai thác điểm này.
Nước ta đã và đang mở cửa, hội nhập sâu rộng, nhanh chóng và mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh nên môi trường sống, văn hóa và con người cũng có những thay đổi đáng kể. Kinh tế KVI (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế, phần lớn (trên 60%) dân cư sống trong khu vực nông nghiệp (TCTK, 2019). Đây là những thách thức lớn cho Chính phủ và chính quyền các cấp trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng phải đảm bảo hài hòa với các vấn đề xã hội, văn hóa và giáo dục. Vì thế, trong các quyết sách quan trọng của quốc gia, Chính phủ luôn đặt trọng tâm là: phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập của người dân, song song với đảm bảo tiến bộ của XH, con người phát triển một cách toàn diện về Trí - Đức - Thể Mỹ (Chính phủ, 2021). Những điểm này đều liên quan đến vốn xã hội. Chính vốn xã hội giúp thực thi các chính sách KTXH một cách hữu hiệu.
Vì vậy, nghiên cứu vốn xã hội gắn với việc làm và thu nhập của HGĐ, ngoài việc giúp cải thiện kinh tế của cá nhân, HGĐ còn góp phần đảm bảo các chính sách được khả thi.
Những năm qua, mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam được cải thiện rõ rệt, nếu như năm 2002, GDP/người/năm ở mức dưới 1.000 USD thì đến năm 2019 đã tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD (WB, 2021). Năm 2020, mặc dù chịu tác động mạnh của dịch bệnh nhưng kinh tế nước ta vẫn duy trì mức tăng trưởng dương (Chính phủ, 2021).
Tăng trưởng nhanh cũng đã tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường, TNTN ở Việt Nam (WB, 2021). Người dân chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ tác động của biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến cuộc sống của người dân (nhất là vùng nông thôn) ngày một khó khăn hơn. Trước tình trạng này, Chính phủ cùng chính quyền các cấp đề ra nhiều quyết sách nhắm đến phát triển bền vững (phát triển mà không gây hại đến môi trường), đảm bảo người dân có sinh kế ngày một tốt hơn.
Bảng 1.1: Tỷ lệ (%) thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động tỉnh Long An
Đơn vị tính (%)
Tổng | Theo giới tính | Theo thành thị, nông thôn | |||
Nam | Nữ | Thành thị | Nông thôn | ||
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động (LLLĐ) | |||||
2016 | 2.34 | 1.86 | 2.93 | 2.63 | 2.29 |
2017 | 2.15 | 2.19 | 2.09 | 3.30 | 1.93 |
2018 | 2.33 | 2.05 | 2.69 | 2.69 | 2.27 |
2019 | 1.33 | 1.03 | 1.71 | 3.15 | 1.00 |
Sơ bộ 2020 | 2.15 | 2.29 | 2.12 | 1.91 | 2.46 |
Tỷ lệ thiếu việc làm của LLLĐ | |||||
2016 | 1.99 | 2.20 | 1.73 | 0.60 | 2.25 |
2017 | 3.44 | 3.39 | 3.50 | 1.47 | 3.80 |
2018 | 2.17 | 2.20 | 2.12 | 1.35 | 2.23 |
2019 | 1.82 | 1.93 | 1.67 | 1.03 | 1.96 |
Sơ bộ 2020 | 3.04 | 3.13 | 2.92 | 2.87 | 3.07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 1
- Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 2
- Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 3
- Khoảng Trống Nghiên Cứu Và Điểm Mới Của Luận Án
- Đa Dạng Hóa Thu Nhập Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Của Hộ Gia Đình
- Các Lý Thuyết Về Vốn Xã Hội, Việc Làm Và Thu Nhập
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Long An (2016 – 2020)
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK, 2020), thu nhập bình quân (TNBQ)/người/năm giai đoạn (2010-2018) ở nông thôn đã tăng lên 2,78 lần, từ 12,8 triệu đồng lên 35,88 triệu đồng, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,1 lần xuống còn 1,8 lần, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm còn 1,41 lần. Thu nhập từ hoạt
động phi nông nghiệp chiếm tới 78% và thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chỉ còn 22%. Câu hỏi đặt ra là, ngoài những chính sách vĩ mô thì liệu còn có những hành động gì từ phía những công dân trong việc cải thiện thu nhập của họ? Phải chăng họ hành động riêng lẻ mà không cần có sự phối hợp, liên kết, hợp tác từ phía cộng đồng? Đây là những câu hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể để tìm ra lời giải thỏa đáng.
Theo TCTK (2021), trong năm 2020, cả nước ước tính có 48,3 triệu người đang trong độ tuổi lao động, 2,51% trong số đó thiếu việc làm (gần 1,2 triệu người). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn (2,93%) là cao hơn khu vực thành thị (1,68%). Theo TCTK (2020), dân số của tỉnh Long An đạt 1,7 triệu người vào năm 2019 (trong đó thành thị gần 271.000 người, chiếm 16,1%; dân số sống ở nông thôn hơn 1,4 triệu người, chiếm 83,9%). Tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Long An là 1,62% trong giai đoạn (2010 – 2019).
Bảng 1.2: Lao động từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2020
ĐVT: 1.000 người
Tổng số | Theo khu vực kinh tế | Theo thành thị, nông thôn | |||||||
Khu vực I | Khu vực còn lại | Thành thị | Nông thôn | ||||||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | ||
2016 | 965,4 | 375,1 | 38,85% | 590,3 | 61,15% | 150,2 | 15,56% | 815,2 | 84,44% |
2017 | 977,3 | 357,1 | 36,54% | 619,5 | 63,39% | 149,8 | 15,33% | 827,5 | 84,67% |
2018 | 986,8 | 284,8 | 28,86% | 702,0 | 71,14% | 155,8 | 15,79% | 831,0 | 84,21% |
2019 | 1001,5 | 280,2 | 27,98% | 721,3 | 72,02% | 151,5 | 15,13% | 850,0 | 84,87% |
UT 2020 | 1029,3 | 288,1 | 27,99% | 741,2 | 72,01% | 170,4 | 16,55% | 858,9 | 83,45% |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám Thống kê tỉnh Long An (2016 – 2020)
Theo số ước tính của Cục Thống kê tỉnh Long An (2021), tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động (LLLĐ) nông thôn là 3,07% và thành thị là 2,87% (Bảng 1.1). Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tại tỉnh Long An cao hơn bình quân chung của cả nước (cả thành thị và nông thôn). Nếu như tốc độ tăng dân số của tỉnh Long An vẫn ổn định ở mức 1,62% thì tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2020 là trên 48 ngàn người đối với khu vực thành thị và 52 ngàn người đối với khu vực nông thôn. Đây là một thách thức không nhỏ cho tỉnh Long An trong thời gian tới.
Trong 5 năm gần đây, GRDP/người của tỉnh Long An gia tăng đáng kể, cụ thể là năm 2015 thu nhập bình quân ở mức 45,2 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2020 ước
đạt 77 triệu đồng/người/năm (Cục Thống kê tỉnh Long An, 2020). Đây là bằng chứng cho thấy, đời sống dân cư được cải thiện, TNBQ/người đang tăng lên, cùng với sự gia tăng dân số, LLLĐ của tỉnh Long An cũng có sự gia tăng đáng kể. Số liệu (Bảng 1.2) cho thấy, nếu như năm 2016 tỷ trọng lao động KVI chiếm 38,85% thì đến năm 2020 tỷ trọng này chỉ còn là 27,99%, như vậy lao động trong KVI đang trong xu hướng giảm dần. Đây là một điểm thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh Long An từ KVI sang các khu vực còn lại.
Từ thực trạng trên cho thấy, kinh tế tỉnh Long An tăng trưởng nhanh, TNBQ/người ngày càng cao, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng (giảm dần tỷ trọng KVI). Tuy nhiên, TNBQ/người của cư dân vẫn còn thấp, thiếu việc làm của LLLĐ vẫn là nỗi lo của dân cư, và sự trăn trở lớn của chính quyền.
Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Long An (2021a), Long An được biết đến như một vùng đất anh hùng, vừa mang những nét đẹp văn hóa của miền Đông Nam Bộ và của vùng ĐBSCL (TT, 2019). Chính điều này giúp cho nền văn hóa của tỉnh Long An mang tính tổng hòa văn hóa của vùng Đông – Tây Nam Bộ, giao thoa văn hóa cả vùng. Đây là nét đặc biệt riêng có của Long An. Người dân Long An có những đức tính tốt như: cần cù, chịu thương, chịu khó, tinh thần tương trợ, giúp đỡ người khác, “thương người như thể thương thân”, quan hệ tốt đẹp với mọi người, tình làng nghĩa xóm rất keo sơn, sẵn sàng “chia ngọt sẻ bùi”… Những đức tính này đã lưu truyền từ bao đời nay trong cộng đồng dân cư Nam Bộ nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Đây cũng là điểm rất đáng quý, cần được giữ gìn và phát huy. Nó cũng là khía cạnh quan trọng của “vốn xã hội”. Tuy nhiên, tại tỉnh Long An cũng như vùng ĐBSCL, tác giả chưa phát hiện có đề tài nghiên cứu nào về vốn xã hội, việc làm và thu nhập được thực hiện. Đồng thời, người dân nói chung chưa vận dụng tốt nguồn lực vốn xã hội có sẵn chảy trong huyết quản của mình để tạo ra những hữu ích thiết thực, mà cụ thể là giúp tìm kiếm việc làm, cải thiện hiệu quả việc làm, thu nhập của bản thân và gia đình.
Trong kế hoạch phát triển KTXH tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2025, chính quyền tỉnh đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu đưa GRDP/người đến năm 2025 đạt 115-120 triệu đồng/người, đảm bảo phát triển kinh tế song hành cùng phát triển XH, đảm bảo sinh kế bền vững (UBND tỉnh Long An, 2021a). Do đó, nghiên cứu khai thác “vốn xã hội” tiềm ẩn trong văn hóa, con người là điều thiết thực nhằm đề xuất một vài
khuyến nghị cần thiết để góp phần nhỏ trong phát triển kinh tế của tỉnh, tăng thu nhập của cộng đồng dân cư.
Việc làm và thu nhập của cá nhân hay HGĐ là hai vấn đề lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cá nhân của mỗi người cũng như gia đình họ. Đồng thời, việc làm và thu nhập của công dân cũng là vấn đề được sự quan tâm của chính quyền ở các quốc gia. Quốc gia thịnh vượng khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên và thu nhập của người dân ở mức cao và liên tục được cải thiện. Vì thế, nghiên cứu về việc làm và thu nhập của cá nhân, HGĐ chẳng những có ý nghĩa quan trọng đối với từng thành viên trong xã hội mà còn có tầm quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Như vậy, về lý thuyết lẫn thực tiễn đều cho thấy, nghiên cứu MQH giữa VXH, việc làm và thu nhập đều có không gian nghiên cứu lớn với ý nghĩa khoa học cao. Đây là nguyên nhân cũng như động lực thôi thúc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “VXH tác động đến việc làm và thu nhập của HGĐ” để thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Lý thuyết vốn xã hội đã hình thành và phát triển từ khá lâu. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc ứng dụng lý thuyết này để lý giải những vấn đề kinh tế chỉ mới được phát triển vào những năm 2000. Vốn xã hội được xem xét ở nhiều khía cạnh, thang đo lường và phương pháp khác nhau nên kết quả cũng không tương đồng. Qua lược khảo cơ sở lý luận cho thấy, vốn xã hội của cá nhân (ở cấp độ vi mô) và doanh nghiệp (ở cấp độ trung mô) được phát triển khá nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên, vốn xã hội của HGĐ chưa được quan tâm nghiên cứu một cách tương xứng. Những nghiên cứu vốn xã hội cá nhân với việc làm đa phần xem xét quá trình tìm kiếm việc làm mà ít chú tâm đến tình trạng việc làm hiện hữu. Đề tài nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến việc làm (sự hài lòng về việc làm) và thu nhập của HGĐ thực hiện với mong muốn lấp đầy các khoảng trống này. Các mục tiêu chính mà nghiên cứu hướng đến là:
(1) Nghiên cứu tác động của các loại VXH khác nhau (VXH của cá nhân, VXH của HGĐ) đến thu nhập và ĐDH thu nhập của hộ gia đình.
(2) Nghiên cứu các tác động trực tiếp của các loại vốn xã hội đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của HGĐ.
(3) Nghiên cứu các loại vốn xã hội tác động đến việc làm và thông qua việc làm gián tiếp tác động đến thu nhập và ĐDH thu nhập của HGĐ.
(4) Tìm hiểu sự khác biệt về vốn xã hội, thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của HGĐ do những khác biệt về đặc điểm của cá nhân, hộ gia đình.
(5) Nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập (ĐDHTN) và thu nhập của hộ gia đình.
(6) Dựa vào kết quả nghiên cứu, những khuyến nghị được đề xuất nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với sinh kế bền vững (SKBV) và tăng cường vốn xã hội của cộng đồng dân cư, hộ gia đình.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết vốn xã hội cũng như lấp đầy khoảng trống nghiên cứu như đã nêu trên, đề tài được thực hiện nhằm tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi sau:
(1) Có phải các loại vốn xã hội khác nhau tác động đến thu nhập và ĐDH thu nhập của hộ gia đình khác nhau?
(2) Các loại vốn xã hội có vai trò như thế nào đối với việc làm, thu nhập và ĐDH thu nhập của hộ gia đình?
(3) Có hay không tồn tại sự khác biệt về vốn xã hội, thu nhập và ĐDH thu nhập của HGĐ do sự không đồng nhất về đặc điểm của cá nhân, hộ gia đình?
(4) Giữa đa dạng hóa thu nhập và thu nhập của hộ gia đình có mối quan hệ như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn xã hội, việc làm và thu nhập của hộ gia đình. Luận án tập trung vào các cơ sở lý luận về vốn xã hội và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước theo hướng kết hợp giữa VXH, việc làm và thu nhập. Đồng thời, các lý thuyết về kinh tế, về vốn xã hội được hệ thống cùng với lược khảo các nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết vốn xã hội để giải quyết các vấn đề kinh tế mà trọng tâm là việc làm và thu nhập. Luận án không lược khảo những nghiên cứu sử dụng lý thuyết VXH trong giải quyết các vấn đề xã hội, tâm lý, giáo dục... Khía cạnh vốn xã hội khá đa dạng và phức tạp, nghiên cứu này đặt trọng tâm vào vốn xã hội ở cấp độ vi mô và trung mô vì đối tượng nghiên cứu chính là HGĐ và các cá nhân trong HGĐ đó. Đối với vốn xã hội
của cá nhân (vi mô), đề tài xem xét VXH ở cả hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận gắn với những MQH mang tính chất “gắn bó” và “bắc cầu” – những MQH tồn tại trong cuộc sống và việc làm hằng ngày của cá nhân. Đối với VXH của HGĐ (trung mô), đề tài xem xét theo khía cạnh cấu trúc và tri nhận gắn với những MQH mang tính chất “gắn bó”, “bắc cầu” và “kết nối”. Đặc biệt, vốn xã hội kết nối xem xét cả những kết nối với các tổ chức xã hội (TCXH), tổ chức nghề nghiệp (TCNN) và tổ chức chính quyền địa phương (tham dự công dân theo Woolcook, 1998; Putnam, 2000).
Cũng như VXH, việc làm và thu nhập có thể được xem xét trên nhiều cấp độ khác nhau. Trong phạm vi của luận án, việc làm được xem xét theo hướng tình trạng việc làm hiện tại của các cá nhân (không phải là tìm việc làm), nghĩa là nghiên cứu những cá nhân đang có việc làm (bỏ qua những người không có việc làm). Đối với thu nhập, đề tài xem xét thu nhập có được từ việc làm (bỏ qua thu nhập bất thường) và thu nhập của HGĐ được đo lường theo thu nhập bình quân (TNBQ)/người theo khái niệm của TCTK Việt Nam.
Để kiểm chứng mô hình và thang đo, nghiên cứu tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp. Đối tượng khảo sát là cá nhân, HGĐ đang sinh sống tại vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM), tỉnh Long An. Đối tượng phỏng vấn để xem xét vốn xã hội của cá nhân là lao động chính – người có ảnh hưởng mạnh (mang tính chất quyết định) đến tài chính của HGĐ (không phân biệt là chủ hộ hay không) trong các HGĐ thuộc phạm vi nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn về vốn xã hội, việc làm và thu nhập của HGĐ là tất cả cá nhân trong HGĐ ở vùng ĐTM tỉnh Long An.
Theo Châu Hồng Thắng (2018), Đồng Tháp Mười là địa danh chỉ vùng đất ngập nước thuộc ĐBSCL, qua 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp với diện tích rộng lớn (khoảng 697.000 hecta) đã hình thành từ đầu thế kỷ 19, trong đó tỉnh Long An chiếm hơn ½ diện tích của cả vùng. Đặc điểm của vùng này là đất phèn, vùng ngập lụt, bao quanh những cánh đồng là vùng đất cao dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia (Hồ Đình Hải, 2013). Các huyện của thuộc vùng ĐTM của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp đều tiếp giáp với các huyện của tỉnh Long An, cụ thể như huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang giáp huyện Tân Thạnh và Thạnh Hóa của tỉnh Long An; huyện Tháp Mười và huyện Tân Hồng của tỉnh Đồng Tháp giáp huyện Tân Thạnh và huyện Tân Hưng của tỉnh Long An (Châu Hồng Thắng, 2018). Đặc điểm KTXH của các huyện thuộc vùng