Xu Hướng Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Trong Thời Gian Tới:

vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc mỗi ngày một tăng lên. Từ năm 1979 đến năm 1998 Trung Quốc đã thu hút được 573,5 tỷ USD trong đó 63% là FDI, xâm nhập vào 20 ngành kinh tế, từ 100 nước và khu vực trên thế giới. Mức FDI vào Trung Quốc những năm vừa qua chiếm tới 50% tổng FDI vào các nước đang phát triển. Trung Quốc đang đứng thứ 2 trong số 10 nước hàng đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sở dĩ Trung Quốc thu hút được nhiều vốn là do lợi thế so sánh trong môi trường đầu tư, trong đó phải kể đến những cải thiện về chế độ thuế, lợi nhuận, giá đất và các luật lệ kinh doanh ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Điều đáng chú ý trong thu hút vốn nước ngoài ở Trung Quốc là có xác định rất rõ ràng các lĩnh vực, mức độ cho phép FDI hoạt động. Thời kỳ đầu cải cách, Trung Quốc chỉ cho phép FDI vào một số ngành: Khai thác năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, luyện kim, chế tạo máy v.v… Năm 1995, Trung Quốc đưa ra 18 hạng mục khuyến khích FDI, 15 hạng mục hạn chế, 13 hạng mục cấm FDI. Năm 1996 có tới 527 cơ quan đại diện về tiền tệ và vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, 140 chi nhánh ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và 8 công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc.

Bên cạnh mở cửa thu hút vốn nước ngoài, Trung Quốc cũng tích cực mở rộng năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp vượt biên giới quốc gia, hội nhập vào quá trình kinh doanh quốc tế. Nếu thời kỳ đầu cải cách chỉ có vài xí nghiệp thì nay toàn Trung Quốc có 5976 xí nghiệp hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

Cùng với hoạt động kinh doanh, Trung quốc cũng tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực, Trung Quốc là thành viên của APEC, WTO và có quan hệ chặt chẽ với ASEAN.

Rõ ràng là Trung Quốc đang tích cực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Mức độ phát triển của ngoại thương, của FDI và những cải cách thị trường

theo hướng tự do hoá minh chứng cho điều đó. Song cũng cần thấy là mức độ hội nhập của Trung Quốc còn hạn chế. Trung Quốc tỏ ra thận trọng với quá trình tự do hoá và hội nhập quốc tế, cho dù họ luôn có ý thức rằng hội nhập là tất yếu. Kinh nghiệm và cũng là thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực cải cách đối ngoại có thể đúc rút lại trong bài phát biểu của Lý Thiết Ánh trong chuyến thăm Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn ngày 10/02/2000, “Một là loại bỏ mô hình đóng cửa hoặc nửa đóng cửa, xây dựng quốc sách cơ bản về cải cách mở cửa, thiết lập cơ chế kinh tế mở. Hai là mạnh dạn tiếp thu mọi thành quả văn minh xã hội loài người bao gồm cả những giá trị do chủ nghĩa tư bản tạo ra, lợi dụng triệt để các nguồn lực, thị trường trong và ngoài nước. Ba là hình thành lý luận đặc khu kinh tế và kinh tế hướng ngoại. Bốn là sử lý đúng đắn mối quan hệ cải cách mở cửa với tự lực cánh sinh”.

Tóm lại, đối với các quốc gia trên thay vì hội nhập một cách triệt để và toàn diện với nền kinh tế thế giới, họ chỉ hội nhập có mức độ và theo những hướng nhất định có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế trong suốt tiến trình công nghiệp hoá. Đó chính là kiểu hội nhập có tính chiến lược và trong quá trình này vai trò của nhà nước được chú trọng với tư cách là người điều tiết nhịp độ hội nhập. Khác với Trung Quốc, Nhật Bản đã thực hiện một chính sách bảo hộ khá chặt chẽ, tạo ra điều kiện cho việc nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế trong điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và xâm nhập vào môi trường kinh doanh khu vực và toàn cầu. Trong điều kiện của sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Trung Quốc đã kết hợp khá thành công giữa mở cửa từng bước với quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế và tham gia mở rộng mạng lưới kinh doanh quốc tế của mình. Kết quả của những nền kinh tế này là những bài học kinh nghiệm rất bổ ích cho Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế.‌

1.4. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới:

1.4.1. Xu hướng hội nhập quốc tế:

Trào lưu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang nổi lên như là một tất yếu khách quan. Tất cả các quốc gia muốn phát triển thì không thể đứng ngoài quá trình chung đang diễn ra khắp toàn cầu. Vì vậy, thế giới đang hướng tới xu hướng hội nhập khu vực và hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế. Trong khuôn khổ của luận văn này chúng ta xem xét các xu hướng hội nhập khu vực nổi bật như AFTA, APEC và xu hướng hội nhập mang tính toàn cầu trong thời gian tới là xu hướng hội nhập WTO.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

(a) Hội nhập AFTA.

AFTA là khu vực mậu dịch tự do của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được hình thành nhằm mục đích nhất thể hoá và tự do hoá thương mại giữa các nước trong khối. Hội nhập AFTA là một xu thế tất yếu của các nước ASEAN. AFTA được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố:

Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 5

- Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).

- Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hoá giữa các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

- Xoá bỏ những quy định, hạn chế (hàng rào phi thuế quan) và giảm thiểu hàng rào thuế quan đối với các hoạt động thương mại trong khu vực.

Xu thế phát triển mới ở AFTA là thiết lập một khu vực đầu tư tự do cũng như việc thống nhất chính sách thương mại và đầu tư với các quốc gia không phải là thành viên.

(b) Hội nhập APEC.

APEC là Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương. Toàn bộ hoạt động của APEC tập trung vào 3 lĩnh vực then chốt:

- Tự do hoá thương mại và đầu tư.

- Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư.

- Hợp tác kinh tế- kỹ thuật.

APEC dự kiến, đến năm 2020 sẽ trở thành khu vực buôn bán tự do với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên. Khi

ấy khả năng mở rộng thị trường của các quốc gia sẽ rất lớn và yêu cầu cạnh tranh với hàng hoá của các nước công nghiệp phát triển sẽ rất cao.

Hiện APEC có rất nhiều thành viên là các nước có nền kinh tế mạnh trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản…Vì vậy, các quốc gia trong khu vực này đều cố gắng hội nhập vào APEC để có thể tận dụng được lợi ích phục vụ cho sự phát triển của mình.

(c) Hội nhập WTO.

Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức nối tiếp của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) đã tồn tại từ năm 1948 và đến nay đã có 148 thành viên. WTO ra đời và bắt đầu hoạt động từ năm 1995 đã đánh dấu điểm mốc rất quan trọng trong lịch sử thương mại thế giới. Đây là xu hướng hội nhập quan trọng và phổ biến nhất hiện nay và trong thời gian tới. WTO đại diện cho một xu hướng phát triển mà theo đó nền kinh tế của mỗi nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào các nền kinh tế và các thị trường khác, đồng thời các nền kinh tế ngày càng gắn bó, hỗ trợ và thúc đẩy nhau trong tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

WTO là một thể chế pháp lý của hệ thống thương mại đa phương. Nền tảng của WTO là các hiệp định thương mại đa phương, trong đó quy định những nguyên tắc pháp lý cơ bản của thưong mại quốc tế. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đảm bảo chính sách thương mại của mình phù hợp với với các nguyên tắc đó. Có thể nói, WTO là một diễn đàn quốc tế để các thành viên đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, giải quyết các tranh chấp thương mại nhằm mục đích tự do hoá thương mại thông qua việc xoá bỏ các rào cản và đảm bảo tính minh bạch, dự đoán được trong chính sách thương mại của các nước thành viên.

Mặt khác, WTO ra đời, hệ thống thương mại đa biên không còn bị giới hạn ở những định chế, thể chế chi phối thương mại hàng hoá mà nó còn mở sang các lĩnh vực khác như: thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ…, chiếm

trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới. Sự ra đời và phát triển của WTO phản ánh sự khách quan của sự phát triển nền thương mại quốc tế trên phạm vi toàn thế giới và sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra với một trình độ cao hơn.

Sự ưu việt của WTO trong thương mại thế giới đã khiến tổ chức này trở thành đại diện cho xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.4.2. Xu thế phát triển của ngành hàng hải khu vực và thế giới:

Đặc trưng quan trọng nhất của thời đại ngày nay là nền kinh tế mang tính toàn cầu, trong đó nền kinh tế của mỗi nước là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới. Vì vậy, mở rộng kinh tế đối ngoại đã trở thành quy luật phát triển của mỗi nước. Trong bối cảnh đó, ngành vận tải biển thế giới hiện nay đang phát triển theo xu thế sau:

- Sự tăng trưởng nhanh chóng của phương thức vận tải container trong lĩnh vực vận tải biển hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ và sẽ là một trong những xu thế chính trong nhiều thập niên tới. Theo một đề tài nghiên cứu do trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thực hiện đã kết luận rằng vùng Châu Á- Thái Bình Dương đã và sẽ trở thành khu vực vận chuyển container đông đúc nhất.

Thống kê của chính quyền cảng Singapore, trong những năm 1990 khối lượng vận tải biển vùng Châu Á- Thái Bình Dương chiếm khoảng 65% tổng lượng hàng vận tải biển thế giới, cũng gần 65% hàng nhập khẩu của Mỹ đều nằm ở vùng này và có gần 70% hàng bách hoá được vận chuyển bằng container.

- Một số công ty vận tải biển lớn đang được sát nhập hoặc thực hiện kế hoạch liên doanh, liên kết toàn cầu, nhằm tận dụng năng lực và lập phương án sử dụng tàu một cách hiệu quả trên một số tuyến chủ yếu. Để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vận tải biển trên phạm vi thế giới một cách kinh tế nhất, các tập đoàn hàng hải, khai thác cảng đã thực hiện chiến lược toàn cầu hoá hoạt động kinh doanh của họ bằng các bước sát nhập hoặc mua các công ty có

địa bàn hoạt động ở những khu vực khác nhau trên thế giới để hình thành tập đoàn hàng hải mới có vốn, đội tàu, bến cảng, thị phần và tổ chức kinh doanh lớn hơn, có phạm vi hoạt động rộng hơn [phụ lục 3: Tình hình phân chia thị trường vận tải container]. Bước tiếp theo là sau khi mua thêm các công ty nhỏ hoặc sát nhập để hình thành các tập đoàn hàng hải lớn hơn có hoạt động trên hầu hết các tuyến vận tải chính của thế giới, các tập đoàn lớn này lại liên kết với một số ít các “liên minh” nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. Đồng thời các liên minh này cũng từng bước thực hiện việc phân chia thị trường hàng hải thế giới, thống nhất áp dụng giá cước và các loại phụ phí…

- Hầu hết các cảng biển trên thế giới đều đang đẩy mạnh việc phát triển quy mô và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ để có thể tiếp nhận tàu biển loại lớn và nâng cao năng suất bốc xếp- bảo quản- phân phối hàng hoá của mình.

- Các thành tựu mới nhất trong công nghệ thông tin được áp dụng để truyền dữ liệu, nhằm liên kết nhanh chóng các thành viên trong một dây chuyền vận tải, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, thiết bị, đồng thời giảm tối đa lượng nguyên liệu, hàng hoá dự trữ cho khâu vận tải của cả quá trình sản xuất.

Như vậy có thể tóm tắt về xu hướng phát triển của ngành hàng hải thế giới với những nét lớn sau đây:

+ Dùng tàu có trọng tải ngày càng lớn.

+ Tính chuyên môn hoá cao.

+ Công nghệ khai thác khép kín, đồng bộ.

+ Về tổ chức: thực hiện toàn cầu hoá, thành lập nhiều liên doanh của nhiều ngành có cùng lợi ích, thành lập nhiều tập đoàn lớn.

CHƯƠNG 2‌‌

VINALINES VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Vinalines:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) được thành lập theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995.

Việc thành lập Tổng công ty nhằm tăng cường tích tụ, tập trung nguồn vốn, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty.

Tổng công ty hàng hải Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1996.

Tại thời điểm thành lập, Tổng công ty có 33 doanh nghiệp thành viên bao gồm 22 doanh nghiệp nhà nước, 02 doanh nghiệp cổ phần (01 doanh nghiệp cổ phần hoá và 01 doanh nghiệp có cổ phần của địa phương) và 09 liên doanh với nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp hạch toán độc lập. Ngày đầu thành lập gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ, lạc hậu (đội tàu chỉ có 49 chiếc tàu trọng tải gần 400.000 tấn phần lớn là cũ, trọng tải nhỏ, tuổi cao, không có tàu và bến cảng chuyên dụng, năng suất thấp), thị trường vận tải biển lại được mở cửa hoàn toàn từ trước năm 1990 nên các đội tàu nước ngoài chiếm đến 92% thị phần vận tải hàng XNK. Một khó khăn lớn nữa đó là tổ chức sản xuất còn chồng chéo, quy mô doanh nghiệp nhỏ… Do vậy Vinalines đã xác định mục tiêu hoạt động và phương thức quản lý điều hành là: Phát huy nội lực để tự đầu tư đổi mới, phát triển đội tàu và hệ thống cảng biển theo hướng “Đi thẳng lên hiện đại”, nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh cả trong nước và ngoài khu vực.

Sau khi hoạt động theo mô hình quản lý mới, chỉ trong vòng 5 năm đầu, Vinalines đã giữ vững vai trò là doanh nghiệp chủ chốt của ngành hàng hải Việt Nam, từng bước giành lại và tăng thêm thị phần vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, tích cực tham gia thị phần của khu vực.

(a) Về khối lượng hàng hoá:

Sản lượng hàng hoá vận tải và xếp dỡ thông qua cảng hàng năm đều đạt mức tăng trưởng liên tục, vững chắc (vận tải tăng từ 17% đến 31%, sản lượng năm 2000 tăng 2,7 lần so với năm 1995, sản lượng vận tải 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 11%/năm; sản lượng bốc xếp cũng tăng hàng năm từ 13% đến 16%, năm 2000 tăng gấp 1,7 lần so với năm 1995, năm 2001-2005 lượng hàng hoá qua các cảng có mức tăng từ 7%-12%/năm, trong đó hàng container tăng khoảng 31%/năm ) [15, 2].

(b) Về đầu tư:

Trong vòng 5 năm (1996-2000), Vinalines đã đầu tư 4.150 tỷ đồng cho việc phát triển đội tàu và cảng biển theo hướng chuyên dụng hoá và đi thẳng lên hiện đại. Đến cuối năm 2000, Vinalines đã có thêm 34 tàu với tổng tấn trọng tải là 490.000DWT, có đội tàu container đầu tiên của Việt Nam sức chở hơn 6.000 teus/100.000 tấn trọng tải. Chất lượng đội tàu được nâng cao, khách hàng nước ngoài đã sử dụng tới hơn 70% năng lực của đội tàu (năm 2000 đội tàu này đã chở thuê 2,3 triệu tấn hàng giữa các cảng nước ngoài), điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ của đội tàu đã đạt được yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới [16, 2].

Vinalines tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng, xây dựng bến chuyên dùng (Đặc biệt các bến chuyên dùng làm hàng container), trang bị nhiều thiết bị xếp dỡ tiên tiến.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí