Đặc Điểm Cụ Thể Về Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Lóng (Từ Tư Liệu Tiếng Hán Và Tiếng Việt Qua Các Nhóm Trộm Cướp, Ma Túy, Mại Dâm Và Buôn Lậu)


” “nơi giam giữ phạm nhân

Cô gái bán hoa” chuyển nghĩa để biểu thị “gái mại dâm” “Nàng tiên nâu” chuyển nghĩa chỉ thuốc phiện.

Chuyển nghĩa ẩn dụ: Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, những thuộc tính... tương đồng giữa các đối tượng. Căn cứ vào nét nghĩa phạm trù nảy sinh các ẩn dụ, tiếng lóng của các nhóm xã hội khảo sát có các hình thức như sau:

- Ẩn dụ hình thức được hình thành dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật như: rơm, bút, đoàn, cặp bưởi, núi đôi, thính, con mòng, keo, cỏ, cỏ Mỹ, đá, nỏ…

Ví dụ, từ “cỏ Mỹ” được nhóm xã hội buôn bán ma túy sử dụng để chỉ hỗn hợp gồm nhiều loại thực vật dạng thân thảo được làm khô, thái nhỏ và tẩm ướp các chất khác để tạo ra một hỗn hợp gây ảo giác, dựa trên sự giống nhau về loại vật liệu (thực vật).

- Ẩn dụ cách thức được hình thành dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện: thác ném, show hàng, trồng cỏ, xả đá, góc, số, giao dịch, bóc lịch, ẵm, bắt mồi, vắt, đi cày…

Từ “ẵm”là động từ với nghĩa gốc là bế trên tay hoặc ôm vào trong lòng được nhóm xã hội trộm cướp chuyển sang nghĩa lóng bằng ẩn dụ cách thức thành “hành vi lấy, ôm đồ vật của người khác - ăn cắp”.

- Ẩn dụ chức năng được hình thành dựa trên sự giống nhau về chức năng: gà cưng, an dưỡng, bạn hiền, vốn tự có…

Ví dụ, từ “gà” là danh từ chỉ động vật (thuộc loài chim) được nuôi để lấy thịt, trứng hoặc phục vụ giải trí (chọi). Nhóm xã hội mại dâm đã dựa vào đặc điểm nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện và mở rộng nghĩa bằng cách kết hợp từ chỉ đặc điểm, tính chất để tạo thành ngữ lóng: “gà cưng”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Chuyển nghĩa ẩn dụ: Ẩn dụ kết quả được hình thành dựa trên sự


Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 15

giống nhau về trạng thái, tình cảm, kết quả… của quá trình thực hiện: toi, tỏi, té lại, sa lưới, ngỏm, ngã, choáng, đắng, chat… Ví dụ:

Từ “toi” với nghĩa thường là chỉ chết (với hàm ý coi khinh) được các nhóm xã hội khảo sát sử dụng để chỉ việc không thành, đồng bọn bị bắt/ bị chết…

Ngoài ra, nhiều từ ngữ lóng được hình thành bằng cách sử dụng tên riêng theo lối nói ẩn dụ. Đó là tên nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật như tiểu thuyết, phim ảnh, bài hát.... các nhân vật thường mang những đặc điểm đặc thù và tiếng lóng cũng có nội dung ngữ nghĩa là đặc điểm đặc thù đó, ví dụ:

“Thị Nở”: người phụ nữ xấu xí; “Hoạn Thư”: người hay ghen tuông;

“sở Khanh”: kẻ tráo trở, lừa gạt phụ nữ trong tình yêu;

“Chị Dậu, Lão Hạc”: những người có cuộc sống khổ cực, nghèo khổ; “Chí Phèo”: kẻ hay ăn vạ.

Như vậy, chuyển nghĩa ẩn dụ là một trong biện pháp tạo ra các từ ngữ lóng. Các từ ngữ lóng được tạo thành từ biện pháp này mang ít nhiều không xa lạ với phần lớn xã hội nhưng vẫn mang tính bảo mật, nội nhóm và giàu tính hình tượng. Chẳng hạn, nhóm xã hội hút chích dựa vào cơ sở giống nhau về màu sắc để ẩn dụ những tên gọi lóng các loại thuốc mà chúng sử dụng, ví dụ:

Bỉ đen”: thuốc phiện màu đen; “bi trắng”: thuốc phiện màu trắng, heroin. Những từ ngữ lóng sau được hình thành dựa trên sự giống nhau về một đặc điểm nào đó, ví dụ: “gấu/ đầu gấu”: kẻ táo tợn, hung dữ, thô bạo; “cáo già”: kẻ xảo quyệt.

- Chuyển nghĩa hoán dụ: Hoán dụ là một phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ lôgic giữa các sự vật hoặc hiện tượng gần nhau trong không gian và thời gian. So với chuyển nghĩa ẩn dụ, các từ lóng của các nhóm xã hội được khảo sát được thiết lập theo cơ chế hoán dụ có số lượng ít. Tuy


nhiên, những từ được chuyển nghĩa hoán dụ lại phần lớn là các từ quen thuộc và được sử dụng khá thường xuyên, ví dụ:

Chân dài, kiều nữ, cậu bé, áo mưa, khoai, bàn tay đen, máu 35, áo vàng,

áo xanh, ca táp, cốp, mặt đỏ, mặt đen, mọc sừng, chân rết, đầu rắn, rốn…

Chuyển nghĩa hoán dụ gồm nhiều kiểu, chẳng hạn:

Hoán dụ dựa trên mối quan hệ bộ phận - toàn thể. Ví dụ: “Máu 35”: người dâm dục.

Bàn tay đen”: cán bộ nhân viên nhà nước mắc ngoặc với gian thương để buôn lậu.

chân rết”: đội ngũ đàn em tham gia vào hoạt động buôn lậu.

- Hoán dụ dựa trên mối quan hệ trang phục- con người. Ví dụ:

áo vàng”: công an; “áo xanh”: công an vũ trang; “ca táp”: cán bộ.

5) Như vậy, có thể thấy, cũng như các từ ngữ văn, trong các từ ngữ lóng luôn xuất hiện các hiện tượng: đa nghĩa, đồng nghĩa và trái nghĩa.

- Hiện tượng đa nghĩa của được biểu hiện như sau:

Đa nghĩa dựa trên phát triển nghĩa cho nghĩa gốc thành nghĩa lóng, ví dụ:: gà, chém, đạn, đâm họng, gả, làm việc, mốc 51, sờ, bánh mì, cặp bưởi, động, kiều nữ, chân dài, chàng kị sĩ, thằng đẹp trai, đường phèn, nút áo, bay

Đa nghĩa do tự thân có nhiều nghĩa khác nhau (không bao gồm nghĩa gốc), ví dụ: hàng, gà, nhập, chơi, cò mồi, chim lợn, đi, hàng VIP, bóc lịch…

Cùng một từ ngữ lóng nhưng mỗi nhóm xã hội khác nhau sẽ cấp cho nó một nghĩa khác nhau. Giữa các ý nghĩa này chúng ta vẫn có thể nhận ra mối liên hệ nhất định theo sợi dây liên tưởng nào đó.

Ví dụ, từ lóng “hàng”mang các nét nghĩa khác nhau trong từng nhóm xã hội khác nhau:

Nhóm xã hội mại dâm dùng từ để chỉ gái mại dâm.

Nhóm xã hội trộm cướp dùng từ để chỉ hung khí.


Nhóm xã hội ma túy dùng từ để chỉ “thuốc phiện, cần sa, đá, ke…

Nhóm xã hội buôn lậu dùng để chỉ các hàng hóa buôn lậu chỉ thuốc lá, đường, thuốc y tế, quần áo, đồ gia dụng…

Từ lóng “đi”:

Nhóm xã hội trộm cắp dùng từ lóng này với nét nghĩa chỉ “vào tù, ăn cắp, chết”.

Nhóm xã hội mại dâm dùng từ lóng này với nét nghĩa chỉ “quan hệ tình dục, chết, bị bắt”.

Nhóm xã hội ma túy dùng từ lóng này với nét nghĩa chỉ “chết, bị bắt”.

Nhóm xã hội buôn lậu dùng từ lóng này để chỉ hoạt động “hối lộ, bị bắt, bị bắt vào tù”.

Một câu hỏi đặt ra là, trong từ ngữ lóng có hiện tượng đồng nghĩa không? Về từ đồng nghĩa, Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng. Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh” [68]. Với cách hiểu này, trong tiếng lóng cũng có từ đồng nghĩa, tức là các nhóm xã hội sử dụng các từ ngữ khác nhau để chỉ, biểu thị cùng một sự vật hiện tượng. Ví dụ:

Từ ngữ lóng chỉ đối tượng thuộc nhóm xã hội mại dâm như:

bò lạc, bông hoa nhỏ, ca ve, cá vàng, cai gà, gà, chim lạ, chị đại, con nhạn, con nhện, của lạ, đại gia, kiều nữ, chân dài, em út, gái bán hoa, gái bao…;

失足女 (gái bán dâm), 麦客 (người làm thêm trong vụ gặt), 风声贱人

(tiện nhân tin đồn), 小姐 (tiểu thư), 肉票 (con tin)煤饼 (bánh than),鸡 (gà)

三三tiếng thượng Hải: bồ nhí, 陪酒女 (nữ tiếp rượu); 傍家儿 (hàng xóm),


吧娘 (bà chủ quán bar), 土娼 (gái thổ; gái gọi đứng đường; 吧女 (nữ tiếp viên

quán bar).

Từ ngữ lóng chỉ hàng hóa trong nhóm xã hội ma túy như:

Đá, thằng đẹp trai, ke, cỏ Mỹ, kẹo, đường nguyên chất, nàng tiên nâu, phèn chua thuốc trắng, thuốc lắc, sái, cỏ, hàng, ken nếp…;

E , 亚当, 六神丸, 劲乐玩, 小鸟, 忘我, 快乐丸: thuốc lắc; K , K 他命,

下面, 嗨药,强奸粉: Ketamin; 丧尸药 Methcathinone; , 四号, 开档: Heroin;

可可精, 快乐客: Cocaine; 嘎嘎,力丸, 奶茶, 象牙棒: ma túy đá; 大烟, 小果: nha

phiến; 狼药: cỏ.

Từ ngữ lóng chỉ hành động ăn cắp, lấy đồ của người khác như: bốc xỉ, ăn hồ, ăn gio, cắt bom, chạy vỏ, chôm, chôm chỉa, cuỗm, bợ....

Từ ngữ lóng chỉ tiền đôla như: tờ, vé, ông tóc xoăn, xanh, giây, ông già, quà đặc biệt...; Từ ngữ lóng chỉ đồng tiền Việt như: tờ, trâu, bướu, cụ mượt, đạn, đếm, gió, phát....

Hiện tượng trái nghĩa của từ ngữ lóng: so với hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa thì hiện tượng trái nghĩa không nhiều nhưng không phải là không có. Ví

dụ:上山 thượng sơn là vào tù, còn 下山 là ra tù.

6) Vì thuộc ngôn ngữ riêng của các nhóm xã hội nên nghĩa của từ ngữ lóng thường “lạ” đối với người không thuộc nhóm. Theo đó, nghĩa của các phát ngôn (tiếng lóng) thường là khó hiểu hoặc không thể hiểu cho những ai không thuộc nhóm xã hội sử dụng những từ ngữ lóng đó. Ví dụ: Trong tiếng

Hán, nhóm xã hội hành nghề mại dâm dùng 雄西: kĩ nữ (“tây” 西 chỉ bộ phận

sinh dục nữ).

7) Có thể nói cả trong tiếng Hán và tiếng Việt, tiếng lóng hiện đại nói chung thì từ ngữ lóng thông tục mà hiện nay đang và đang trở thành hiện tượng ngôn ngữ xã hội và có thể được hiểu là “hình thức biểu đạt không chuẩn mực mà có đặc trưng điển hình đi ngược lại những nguyên tắc thường


có ở ngôn ngữ, là các kiểu từ ngữ phong phú đa dạng, mới mẻ dị thường chủ yếu lấy từ những nhóm ngôn ngữ thịnh hành xã hội, rất mới mẻ, thời thượng...” [72]. Theo đó, xét về mặt ý nghĩa, từ ngữ lóng có thể mang nghĩa tích cực nhưng cũng có nghĩa tiêu cực hoặc trung tính. Phạm vi ý nghĩa này do đối tượng sử dụng, nội dung cần biểu đạt và nhu cầu sử dụng quy định.

8) Có thể nói, sự xuất hiện của các từ ngữ lóng đều có căn nguyên của nó. Ví dụ, trong tiếng Hán có sự xuất hiện của từ “大哥大” (đại ca đại):

大 哥 大 ” là từ trước đây người ta dùng để gọi điện thoại di động hoặc điện thoại cầm tay được dùng với nghĩa lóng là “người đứng đầu trong bang

hội Ma Cao và Hồng Kông”: Trong phim Hồng Kông, người gia nhập băng đảng xã hội đen sớm được gọi là “ 大 哥 (đại ca)”, mà người đứng đầu thì được gọi là “ 大 哥 大 ” (đại ca đại). Bởi vì, khi mở TV đều thấy các “đại nhân” trong

tay có chiếc điện thoại.

9) Ngữ nghĩa của các từ ngữ lóng mang đặc trưng văn hóa - xã hội, cụ thể là mang đặc trưng văn hóa của các nhóm xã hội. Ví dụ:

Nhóm xã hội buôn lậu:

社 会 人 (người làm công việc xã hội): xã hội đen (về phong cách ăn mặc…).

有矿 (có quặng, mỏ): có tiền, người có tiền.

锦鲤 (cá chép): vận may, dịp may.

送死 (tiễn chết): nộp mạng.

Nhóm xã hội mại dâm:

菊花只是一种花 (Hoa cúc chỉ là một loại hoa): chỉ cơ quan hậu môn của nam giới được dùng trong quan hệ của người đồng giới nam. Ví dụ: 爆菊花 (nổ hoa cúc): quan hệ qua đường hậu môn.

Đó là lí do giải thích vì sao, các từ ngữ lóng vốn được quy cho các nhóm xã hội “đen” nên người ta thường cho rằng, chỉ có những người “thiếu


giáo dục” mới sử dụng các từ ngữ lóng, người sử dụng từ ngữ lóng (tiếng lóng) luôn bị coi là những người thuộc “tầng lớp thấp của xã hội (ví dụ, như bình dân thành thị, nông dân, tiểu thương nhỏ và nhóm lưu manh,v.v.)”. Ví dụ:

Từ “” có ý nghĩa là “nói”, mặc dù được sử dụng rất nhiều trong tiếng

Bắc Kinh, nhưng “bạn vẫn sẽ không nghe thấy hai giáo sư nói chuyện với nhau “ 咱 俩 来 侃 一 侃 ”. Lí do là vì, những phần tử trí thức và những người học

qua giáo dục chuyên nghiệp cho rằng, mở miệng là tiếng lóng và từ ngữ thịnh hành xã hội là biểu hiện của việc thiếu giáo dục.

10) Nghĩa của các từ ngữ lóng mang đặc điểm xã hội ở từng giai đoạn

cụ thể.

Trước hết, từ ngữ lóng thuộc về các nhóm xã hội cụ thể, theo đó, sự nảy sinh các nhóm xã hội, nhất là các nhóm xã hội “tiêu cực” thì sẽ các tiếng lóng của các nhóm xã hội đó. Điều này giải thích vì sao, các từ ngữ liên quan đến mua bán dâm, ma túy, cờ bạc ngày một đa dạng. Chẳng hạn, để người đàn bà bán dâm, trong cả tiếng Hán và tiếng Việt có tới hàng chục tên gọi. Trong đó, có những tên gọi được lấy từ tên nhân vật trong truyện, phim được lưu hành. Ví dụ, trong tiếng Hán gần đây xuất hiện:

苍井空还是处女。(Aoi Sora vẫn còn là gái trinh). Lí do là vì, Aoi

Sora là diễn viên khiêu dâm, trong phim giải trí người lớn của Nhật Bản, nên khi nói câu này thì có nghĩa chế giễu, coi thường những người lẳng lơ, không đoan chính nhưng lại tự cho mình là cao quí. Câu này cũng là lời đe doạ của quản lý mại dâm khi ép buộc họ tiếp khách.

二百五 (250): Cụm từ này nhìn qua thì đây chỉ là con số 250, nhưng

con số này lại mang hàm ý xấu: khi một ai đó bị gọi là “250”nghĩa là người đó bị coi là ngu ngốc, vô dụng, không được tích sự gì cả. Vì vậy, ở Trung Quốc, con số 250 bị hạn chế sử dụng.


11) Có thể nói, từ ngữ lóng của các nhóm xã hội khá phong phú. Chúng tồn tại và phát triển song song với sự tồn tại và phát triển của các tệ nạn xã hội. Vì thế, trong khi các từ ngữ lóng vẫn đang được tồn tại, sử dụng thì các từ ngữ lóng mới đã xuất hiện. Sự xuất hiện các từ ngữ lóng mới góp phần đảm bảo tính an toàn, tính bí mật của nhóm xã hội .

Dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung phân tích đặc điểm cụ thể về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trên cơ sở nguồn tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt qua các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu.


3.2. Đặc điểm cụ thể về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt qua các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu)

Như đã nêu, tuy được phát trên cơ sở của nghĩa ngữ văn, nhưng nghĩa lóng của các từ ngữ lóng trong các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu luôn mang nghĩa xấu. Lí do là vì, các hoạt động của bốn nhóm này là hoạt động phi pháp, cho nên, các từ ngữ lóng mà các nhóm này sử dụng cũng là để biểu thị hoạt động cũng như đời sống của các nhóm phi pháp này.

Để làm rõ nội dung này, chúng tôi sẽ lần lượt phân tích các đặc điểm cơ bản của tiếng lóng trong tiếng Việt từ góc độ ngữ nghĩa của một số nhóm xã hội: trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu.

3.2.1. Phân loại các từ ngữ lóng trong tiếng Hán của các nhóm trộm

cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu dựa vào ngữ nghĩa

Trong phần này, chúng tôi tập trung phân loại nghĩa từ ngữ lóng thuộc bốn nhóm xã hội trên.

3.2.1.1. Từ ngữ lóng của nhóm xã hội trộm cướp

Dựa vào ngữ nghĩa nghĩa, các từ ngữ lóng trong tiếng Hán biểu thị các phạm vi có liên quan đến hoạt động trộm cướp được phân thành các nhóm như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022