2010 | 2020 | ||
1 | Tổng số ô tô | 239.000 | 398.000 |
2 | Xe con đến 5 chỗ ngồi | 60.000 | 116.000 |
3 | Xe con từ 6-9 chỗ ngồi | 10.000 | 28.000 |
4 | Xe khách | 36.000 | 79.000 |
10-16 chỗ ngồi | 21.000 | 44.000 | |
17-25 chỗ ngồi | 5.000 | 11.200 | |
26-46 chỗ ngồi | 6.000 | 15.180 | |
Trên 46 chỗ ngồi | 4.000 | 9.520 | |
5 | Xe tải | 127.000 | 159.000 |
Đến 2 tấn | 57.000 | 50.000 | |
>2tấn- 7tấn | 35.000 | 53.700 | |
>7tấn- 20 tấn | 34.000 | 52.900 | |
>20 tấn | 1.000 | 3.200 | |
6 | Xe chuyên dùng | 6.000 | 14.400 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược kinh doanh của công ty TOYOTA Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 8
- Chính Sách Xúc Tiến Hỗ Trợ Kinh Doanh
- Đánh Giá Việc Thực Hiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Toyota Việt Nam.
- Tổng Hợp Các Mặt Mạnh, Mặt Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức Của Công Ty Toyota Việt Nam
- Chiến lược kinh doanh của công ty TOYOTA Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 13
- Chiến lược kinh doanh của công ty TOYOTA Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Quyết định 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004
2. Các cam kết của Việt Nam về thuế ô tô trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định chúng ta phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Vào ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đó là kết quả của 20 năm đổi mới, kết quả của lòng tự tin và quyết tâm của nước ta. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam đồng thời đây cũng được coi là một vận hội to lớn, là cửa ngõ cho Việt Nam tham gia vào thị trờng thế giới một cách thực sự tự do và bình đẳng.
Sau khi gia nhập WTO, chính sách thuế đối với ngành công nghiệp ô tô có những thay đổi sau:
Về chính sách thuế nhập khẩu: đây là loại thuế có tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của nền kinh tế. Trong thời gian tới, việc điều chính thuế nhập khẩu cần phải tuân thủ các cam kết như:
Đối với xe ô tô nguyên chiếc: theo cam kết trong WTO, tất cả các loại xe ô tô phải cắt giảm mức thuế xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập (2014). Riêng loại xe chở người có dung tích xi lanh từ 2.5 trở lên, đến năm 2019 sẽ phải giảm thuế suất từ 90% xuống 52%; xe hai cầu sẽ phải giảm nhanh hơn và nhiều hơn (đến 2017 giảm xuống 47%). Tuy nhiên để tránh gian lận trong thương mại và tạo thuận lợi trong công tác quản lý thì tất cả các loại xe chở người sẽ phải đưa về cùng một mức thuế suất (47%) vào năm 2017. Trong thời gian tới, việc thực hiện cam kết trong khuôn khổ WTO và CEPT/AFTA chắc chắn sẽ tác động đáng kể đến thị trường ô tô trong nước và đây cũng là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ô tô. Vì vậy đã có ý kiến đề xuất cần đưa ra một lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ năm 2009 đến năm 2018, mức thuế cắt giảm cần được chia thành các bước với mức cắt giảm cuối cùng trong MFN phù hợp với mức cắt giảm cuối cùng 0% trong CEPT để tránh thiên lệch về luồng thương mại. Đây sẽ là lộ trình chung cho mặt
hàng ô tô nhập khẩu từ các nước cả trong và ngoài khối ASEAN (thuế CEPT/MFN).
Đối với linh kiện, phụ tùng ô tô: theo cam kết trong khu vực mậu dịch ASEAN, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, mức thuế suất đối với linh kiện, phụ tùng ô tô đều ở mức thấp 5% (trong ASEAN) và cắt giảm 0% vào 2018 đối với ASEAN- Trung Quốc. Trong khi đó, mức thuế cam kết WTO ở trong khoảng 12%-25% tuỳ theo từng chủng loại linh kiện, phụ tùng. Căn cứ vào mức cam kết này, mức thuế suất cụ thể đối với từng loại linh kiện phụ tùng sẽ tiếp tục được quy định cho phù hợp với cam kết và khu vực. Riêng đối với những chủng loại linh kiện, phụ tùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và được quy định rõ trong quy hoạch cần khuyến khích sản xuất như động cơ, hộp số, cầu truyền động thì cần phải duy trì một mức thuế cao hợp lý trong thời gian bảo hộ ít nhất 5 đến 10 năm để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất những mặt hàng này.
Về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt: chức năng chủ yếu của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng, do đó loại thuế này có ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán xe và dung lượng thị trường của xe. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không bị ràng buộc bởi cam kết quốc tế trừ phi có sự khác biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng cùng loại được sản xuất trong nước. Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã áp dụng mức thuế thống nhất ( đang áp dụng hiện nay là 50%, 30% và 15% tuỳ theo chủng loại xe). Trong thời gian tới, việc xem xét điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô nguyên chiếc cần tính đến yêu cầu mở rộng thị trường xe ô tô trong nước, phù hợp với thông lệ của các nước trong khu vực và cân đối với chiến lược phát triển giao thông trong nước. Theo đó thuế suất cần được thiết kế thuế theo dung tích xi lanh với số chỗ ngồi để khuyến khích sản xuất theo chủng loại
xe, khuyến khích tăng dung lượng thị trường, phù hợp với chính sách về môi trường.
3. Phương hướng hoạt động của Công ty Toyota Việt Nam trong thời gian tới
Với mục tiêu là tăng trưởng ổn định và lâu dài, kết hợp hài hoà với bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế, cộng đồng và xã hội Việt Nam. Công ty Toyota Việt Nam đưa ra phướng hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:
Trước hết cần phải giữ vững vị trí số 1 trên thị trường ô tô Việt Nam đồng thời không ngừng nâng cao thị phần.
Chủ động giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường: đây là yêu cầu cấp bách và tất yếu đối với sự phát triển của Toyota cũng như cả ngành công nghiệp ô tô.
Tận dụng ưu thế công nghệ cao về môi trường, đầu tư ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, có như vậy mới có thể có được năng suất cao, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Xây dựng mạng lưới bán hàng, hệ thống đại lý hiệu quả hơn.
Cung cấp xe chất lượng, đa dạng và giá rẻ, xây dựng hình ảnh một Toyota rộng khắp và quen thuộc với người dân Việt Nam.
Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực- sức mạnh tạo ra Toyota hôm nay.
Đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ sau bán hàng: cung cấp sản phẩm dịch vụ đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Thường xuyên tổ chức cuộc thi tay nghề cho các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu.
Nâng cao hơn nữa tỷ lệ nội địa hoá.
Cải tiến chất lượng không ngừng.
Phát triển bền vững.
Để đạt được những mục tiêu đặt ra trong tương lai, không chỉ cần có những nỗ lực của bản thân Công ty Toyota Việt Nam mà còn cần phải có những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
III. PHÂN TÍCH SWOT
1. Phân tích môi trường bên ngoài
Trước đây, cơ chế kinh tế nước ta là cơ chế đóng, hoạt động của các đơn vị kinh tế ít chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Ngày nay xu hướng khu vực hoá và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới có tính khách quan. Việt Nam đang xây dung nền kinh tế thị trường theo xu hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một phân hệ của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào môi trường quốc tế mà trước hết là thay đổi chính trị thế giới.
Khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp sẽ phải chịu tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô như các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị luật pháp… Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế.
1.1. Môi trường kinh tế
Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô không nằm ngoài xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người gia tăng thì nhu cầu về việc sử dụng ô tô cũng sẽ ổn định. Với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, các chuyên gia phân tích đều cho rằng, trong các năm tới việc Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 7-8%/ năm là hoàn toàn khả thi. Sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành sản xuất ô tô.
Sự biến động trong việc phát triển kinh tế có thể làm ảnh hưởng tới tỷ giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh và sự biến động của tỷ giá cũng
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm do các phụ tùng, linh kiện để lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do hàm lượng giá trị nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô để lắp ráp sản xuất xe thành phẩm tại Việt Nam chiếm phần lớn trong giá thành sản xuất khoảng 50-60% (trong nước mới chỉ sản xuất được một số linh kiện phụ ting thuộc loại đơn giản, giá trị gia tăng thấp như săm, lốp, ghế ngồi, dây điện, ăng ten) và chưa có dấu hiệu cắt giảm hàm lượng này đã đẩy giá thành.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát trong những năm qua liên tục tăng. Năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 6,6%; năm 2007 là 12,6% cũng đã có tác động đến thị trường ô tô Việt Nam và làm cho áp lực cạnh tranh tăng cao.
Những thay đổi trong buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạt động khác nhau, với nhiều mức khác nhau. Điều này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc kinh doanh của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp.
1.2. Môi trường luật pháp- chính trị
Khi tham gia hoạt động trên thị trường, mọi doanh nghiệp đều phải tuân thủ theo các qui định, luật pháp hiện hành.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được khai sinh vào năm 1991 và đã đi sau các nước trong khu vực Đông á từ 40-50 năm, do đó ngành này đang đựơc hưởng những chính sách hỗ trợ về đầu tư, tín dụng, thuế, thị trường, khoa học công nghệ, nhân lực… để hình thành và phát triển thành một ngành công nghiệp ô tô đích thực. Để hỗ trợ cho việc thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI).
Sự thay đổi các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu của Nhà nước đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước, Nhà nước đã đánh thuế nhập khẩu rất cao
nhằm lập nên hàng rào hải quan chống lại ô tô nhập khẩu. Đây được coi là hàng rào bảo hộ quá khắc nghiệt. Hậu quả là, cạnh tranh trên thị trường ô tô tại Việt Nam rất yếu. Giá bán xe lắp ráp rất ít bị quyết định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu. Và tất nhiên, trong một môi trường cạnh tranh không bình đẳng như vậy, giá này sẽ được đẩy lên cao để tối đa hoá lợi nhuận.
Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO và Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), để thực hiện đúng cam kết không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu, mở cửa thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, Chính phủ và Bộ Tài Chính đã dần dỡ bỏ sự bảo hộ đối với ngành ô tô trong nước bằng thuế nội địa- thuế Tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa Bộ Tài Chính đang xây dựng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc. Trong thời gian 5 năm sau khi gia nhập WTO, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ phải giảm xuống còn 25%, phụ tùng còn 10%.
1.3. Môi trường công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn và công nghệ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự thay đổi để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu và phá sản. Công ty phải nhận thức rõ được vấn đề này và phải quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất và phát triển sản phẩm mới.
2. Phân tích môi trường ngành.
2.1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành rất lớn, đặc biệt là các đối thủ ngang sức cũng nhiều. Cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thị trường diễn ra rất khốc liệt. Các hãng ô tô liên tiếp đưa ra những sản phẩm mới để tăng thị
phần và thúc đẩy doanh thu trong nước. Năm 2008 được đánh giá hứa hẹn sẽ là một năm sôi động của thị trường ô tô khi mà Toyota đã tuyên bố trình làng Corolla Altis thế hệ mới nhằm giúp Toyota Việt Nam lấy lại thị phần ở phân khúc sedan hạng trung, vốn đã rơi vào tay Civic kể từ cuối 2006. Bên cạnh sản phẩm mới, nâng cấp những mẫu hiện tại cũng nằm trong kế hoạch của Toyota. Innova có nhiều khả năng được làm mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh khi mà dòng đa dụng đang trở nên đông đúc với Mitsubishi Zinger ra mắt vào quý 2 hoặc quý 3 năm nay và Chevrolet Vivant vừa xuất hiện ngày 25/1/2008. Vivant có giá khá cạnh tranh, từ 22.000 USD đến 25.000 USD. Với mức giá này, cộng với sự khan hiếm hàng ở dòng đa dụng 7 chỗ, Vivant hoàn toàn có thể khiến khách hàng có ý định mua Toyota Innova( giá 29.900 USD cho bản G) phải suy nghĩ lại. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam đã chính thức xác nhận sẽ đưa sản phẩm hoàn toàn mới trong năm 2008, nhưng từ chối cho biết chi tiết. Dù nhà sản xuất này đưa sản phẩm nào thì khả năng thành công đều lớn. Bởi thị trường đang khan xe trong khi khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, marketing và làm giá Honda Việt Nam không hề thua kém Toyota. Rõ ràng không thể tiên đoán được tình hình thị trường và sắn sàng đối phó với những nỗ lực chiếm thị phần của các đối thủ cạnh tranh đã làm Toyota mất dần thị phần và đe doạ vị trí số 1 của Công ty tại thị trường Việt Nam.
2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Xu thế khu vực hóa và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập. Chính vì sức ép này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ không còn được bảo hộ từ phía Nhà nước.
Việc dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ sẽ tạo điều kiện cho các hãng xe nước ngoài tràn vào Việt Nam. Với ưu thế về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và giá cả chắc chắn xe ngoại sẽ giành được ưu thế lớn trên thị trường Việt Nam. Các