Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Nền Kinh Tế Thế Giới Và Việt Nam:

Các định chế và tổ chức kinh tế thế giới như GATT/WTO, Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung và toàn diện của nền kinh tế thế giới. Thêm vào đó là các tổ chức như Liên hợp quốc (UN), các tổ chức liên kết khu vực như Liên minh châu Âu (EU) hay ASEAN luôn vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Các chính phủ cũng ý thức được và tham gia tích cực vào quá trình này thông qua các chính sách phát triển của mình, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.2. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi toàn cầu hoá trở đang thành một xu thế tất yếu thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở lên cấp bách. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, phân công lao động quốc tế và việc quốc tế hoá sản xuất trở nên phổ biến. Đặc điểm quan trọng của toàn cầu hoá là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thể, trong đó nền kinh tế của các quốc gia chỉ là các bộ phận có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú. Không thể phủ nhận rằng bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia vào kinh tế quốc tế đều có thể thu được lợi ích nếu quốc gia đó tập trung vào khai thác, sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh hơn, có mối tương quan thuận lợi hơn về mặt chi phí so với các quốc gia khác sản xuất những sản phẩm tương tự. Do vậy, chỉ những quốc gia bắt kịp với xu thế này, biết tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức mới có thể đứng vững và phát triển. Quốc gia nào không thực hiện hội nhập tức là đã tự loại mình ra ngoài lề của sự phát triển. Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất yếu khách quan.

Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau

theo những qui định chung. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các tổ chức như Liên minh Châu Âu (EU), Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Từ những năm 80 trở lại đây, tiến trình này phát triển mạnh cùng với xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế, thể hiện ở sự xuất hiện nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường. Chẳng hạn Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trong suốt 38 năm với 7 vòng đàm phán cũng chỉ tập trung vào vấn đề đàm phán giảm thuế. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư [26].

Như vậy, hội nhập và toàn cầu hoá sẽ dẫn tới một hệ quả trực tiếp là xuất hiện những nền kinh tế không biên giới, giữa các nền kinh tế sẽ hình thành và phát triển các quan hệ tạo ra thế phụ thuộc lẫn nhau. Bởi vậy, khả năng thích ứng của từng quốc gia trong hoàn cảnh đó nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ có vai trò rất quan trọng. Các quốc gia phải chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế trên cơ sở cùng có lợi. Thực tế cho thấy nhiều nền kinh tế mạnh hiện đang phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài. Mặc dù không có nhiều tài nguyên nhưng sự phát triển của Nhật Bản trong nửa cuối thế kỷ 20 chứng tỏ khả năng tận dụng thị trường thế giới của người Nhật.

Đặc trưng cơ bản của quá trình toàn cầu hoá kinh tế:

- Toàn cầu hoá kinh tế là giai đoạn phát triển cao của quốc tế hoá kinh tế. Như đã nêu ở trên, điều này thể hiện ở tốc độ tăng của mậu dịch thế giới cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế, ở sự gia tăng mạnh mẽ quá trình tự do hoá, toàn cầu hoá thị trường tài chính. Để tránh bỏ lỡ cơ hội và hạn chế

những tác động tiêu cực có thể xảy ra, cần lựa chọn linh hoạt tiến trình hội nhập và các biện pháp bảo đảm cho việc tận dụng tốt dòng tài chính quốc tế. Ngoài ra, đặc trưng của toàn cầu hoá kinh tế còn thể hiện ở sự tập trung nguồn vốn ngày càng lớn vào các công ty hàng đầu thông qua làn sóng sát nhập với quy mô lớn và cường độ cao, thị trường lao động quốc tế được mở rộng, các nước phát triển trong sự ràng buộc lợi ích lẫn nhau. Đây cũng là đặc trưng cơ bản nhất của toàn cầu hoá kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hoá các hoạt động kinh tế và là một xu thế khách quan nhưng đang chịu sự tác động to lớn từ Mỹ và một số nước tư bản phát triển. Các nước này bằng vào sức mạnh của mình về tất cả các mặt kể cả quân sự để dùng ảnh hưởng của mình chi phối kinh tế thế giới, mang lại lợi ích cho mình. Tuy nhiên đặc trưng này chỉ mang tính tạm thời.

- Toàn cầu hoá và hội nhập là một quá trình manh tính hai mặt. Quá trình này đưa ra những cơ hội phát triển đồng thời cũng tạo ra những thách thức, bất cập đối với các quốc gia. Những cơ hội cũng như thách thức này sẽ được đề cập tới trong phần những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế dưới đây.

Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 3

- Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế là quá trình mở rộng sự hợp tác kinh tế đồng thời với sự cạnh tranh và quá trình này gia tăng cùng với xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá.

Để một nền kinh tế có khả năng đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, theo các chuyên gia thì nền kinh tế đó phải ít nhất có những đặc trưng sau:

- Đảm bảo lợi ích phát triển quốc gia ở mức cao nhất có thể, có nghĩa là các mối quan hệ với bên ngoài phải dựa trên tiêu chí đảm bảo lợi ích phát triển của đất nước. Nếu trong quá trình phát triển, sự phụ thuộc của một quốc

gia vào bên ngoài lớn nhưng vẫn đảm bảo tốt cho quá trình phát triển quốc gia thì vẫn có thể chấp nhận được.

- Sức cạnh tranh của nền kinh tế phải được cải thiện và tăng dần, điều đó có nghĩa là phải tạo ra một môi trường kinh doanh có khả năng sinh lợi, rủi ro thấp. Ngoài ra, các ngành kinh tế của đất nước phải bao gồm những ngành có sức cạnh tranh cao và có khả năng tự điều chỉnh. Thêm vào đó, các quốc gia phải tập trung phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Khả năng ứng phó tốt với những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, điều này thể hiện thông qua lượng dự trữ ngoại tệ của từng quốc gia. Do mọi quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới nên chỉ có những nước có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, vững chắc mới có đủ sức chịu đựng những biến động đó.‌

Bên cạnh những đặc trưng trên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước vẫn cần có những biện pháp phòng ngừa những tác động tiêu cực thông qua hệ thống chính sách ngoại giao, các chính sách tài chính-tiền tệ, và các giải pháp ngăn ngừa khủng hoảng kinh tế và tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia.

1.2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam:

1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới.

Mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá là những cung bậc của quá trình tham gia của một nước vào phân công lao động quốc tế. Thực tế cho thấy, đây là một quá trình có nhiều ưu điểm nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới, có những tác động tích cực nhưng cũng có không ít tác động tiêu cực.

(a) Về mặt tích cực:

- Toàn cầu hoá kinh tế đẩy nhanh tiến trình điều chỉnh kết cấu ngành nghề toàn cầu. Các nước đang phát triển bằng con đường hội nhập kinh tế quốc tế có thể tiếp cận được với những thành tựu mới nhất về khoa học, kỹ thuật và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ quản lý để có cơ hội vươn lên, tránh tụt hậu xa hơn với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tê mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển nhanh chóng tham gia vào phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế xã hội hiệu quả, đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình hiện đại hoá tiến tới thay việc phân công lao động theo chiều dọc thành phân công lao động theo chiều ngang, tức là phân công lao động theo bộ phận cấu thành sản phẩm.

- Sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá kinh tế phá bỏ những cản trở, rào cản ngăn cách giữa các quốc gia, mở ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, từ đó các quốc gia có thể tận dụng cơ hội phát triển từ thị trường bên ngoài. Bằng con dường hội nhập kinh tế, các nước đang phát triển có thể thu hút được dòng vốn đầu tư từ nước ngoài phục vụ cho sự phát triển đất nước, đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các dòng vốn quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia khiến các nước đang phát triển có thể quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho sự phát triển. Thêm vào đó, những nước này còn có thể tham gia đầu tư xuyên quốc gia, lợi dụng tốt nguồn tài nguyên từ bên ngoài.

- Ngày nay, thế giới đang phát triển đa cực. Nền kinh tế của các nước đang phụ thuộc vào nhau sâu sắc, không một nền kinh tế nào có thể tồn tại một mình ngoài quy luật chung. Sự phụ thuộc nhau về kinh tế thúc đẩy lòng tin và hợp tác giữa các quốc gia. Vì vậy, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có lợi cho hoà bình và phát triển thế giới.

Hội nhập vào các tổ chức quốc tế cho phép các quốc gia thành viên được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, hàng hoá có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường thế giới. Đối với các quốc gia đang phát triển thì hội nhập vào các tổ chức quốc tế cũng chính là tham gia vào các diễn đàn bày tỏ quan điểm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Các tổ chức khu vực và quốc tế chính là nơi tập hợp sức mạnh đấu tranh cho sự bình đẳng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần cải thiện trật tự kinh tế thế giới, tăng cường xây dựng kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển, khiến các nước tham gia tích cực vào hợp tác hoá toàn cầu để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên toàn cầu, bổ sung lẫn nhau vì mục đích phát triển nhanh và toàn diện.

- Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là quá trình mở cửa hội nhập của quốc gia. Các quốc gia nhanh chóng được tiếp nhận thông tin, tri thức mới. Quá trình này góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở cho nền tảng dân chủ phát triển.

(b) Về mặt tiêu cực:

- Toàn cầu hoá khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo và làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội trong từng nước và giữa các nước với nhau. Đó là sự phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích giữa các khu vực, quốc gia, và bên trong mỗi quốc gia. Trên thực tế, những cá nhân giàu có mới được hưởng phần lớn những lợi thế do hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đem lại.

- Hội nhập quốc tế về mặt nào đó cũng có nghĩa là quốc tế hoá toàn diện mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Các nước tham gia hội nhập đứng trước nguy cơ mất đi bản sắc dân tộc cũng như nguy cơ phải đối mặt với hiện tượng quốc tế hoá tiêu cực và tệ nạn xã hội. Đó là những hậu quả mang tính chất phi kinh tế mà các quốc gia tham gia hội nhập sẽ phải đối mặt.

- Sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ làm cho các nước dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế của nước khác. Sự bất ổn của cả một hệ thống và mang tính chu kỳ sẽ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước.

- Sự tác động nhanh của nền kinh tế thế giới dễ dẫn đến khủng hoảng mang tính dây chuyền mà ở những nước có nền kinh tế vĩ mô không vững chắc thì điều này rất nghiêm trọng và khó khắc phục. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997.

- Việc mở cửa, hội nhập nhanh làm cho hàng hoá các nước bên ngoài tràn vào thị trường nội địa có thể làm cho một số ngành công nghiệp của một nước chịu tác động mạnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp truyền thống của các nước đang phát triển. Khi hội nhập, kỹ thuật-công nghệ hiện đại du nhập tạo ra khả năng nâng cao sản xuất nhưng đồng thời các sản phẩm, hàng hoá-dịch vụ của các nước phát triển có lợi thế cũng sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển hơn. Điều này dẫn đến cạnh tranh gay gắt và nảy sinh vấn đề phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội vốn đã rất nan giải ở các quóc gia chậm phát triển hơn.

- Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tranh thủ nguồn lực bên ngoài, song điều đó bao hàm khả năng phụ thuộc hệ thống phân công lao động quốc tế nếu như không xác định được một chiến lược phát triển phù hợp dựa trên cơ sở phát huy nội lực là chính.

- Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế cho phép tận dụng các nguồn lực để rút ngắn quá trình phát triển song nó bao hàm khả năng không bền vững trong phát triển. Có thể tăng trưởng nhưng kèm theo những hậu quả về môi trường, xã hội.

- Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến các nước đang phát triển. Thứ nhất, việc tiếp nhận FDI hay ODA của nước ngoài thông thường phải có các điều kiện nhất định như phải có vốn đối ứng v.v… điều này có thể ảnh hưởng đến chính sách tài chính-tiền tệ của một

nước. Thứ hai, việc cho vay vốn của nước ngoài cũng có thể kèm theo các điều kiện không phù hợp với chính sách kinh tế của nước tiếp nhận. Thứ ba, việc vay vốn nước ngoài để đầu tư có thể dẫn đến những nguy cơ về tỷ giá hối đoái và thanh toán nợ. Thứ tư, để tiếp nhận vốn từ bên ngoài các nuớc phải nới lỏng cơ chế quản lý vốn, dẫn đến nguy cơ thất thoát vốn và đầu tư không hiệu quả. Thứ năm, sự chuyển giao công nghệ không còn phù hợp ở nước phát triển sang nước đang phát triển sẽ làm nảy sinh các vấn đề xã hội và ô nhiễm môi trường.

- Hội nhập quốc tế giúp các nước đang phát triển tận dụng các lợi thế từ bên ngoài như khoa học công nghệ nhưng cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự “chảy máu chất xám” của đất nước sang các nước có điều kiện tốt hơn.

1.2.2. Đối với Việt Nam.

Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ như là một yếu tố khách quan. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình chung đó. Tuy nhiên quá trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam không phải chỉ diễn ra dưới sức ép của xu hướng hội nhập trên toàn thế giới mà còn là một quá trình mang tính chủ động. Việt Nam thừa nhận những giá trị to lớn do việc hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhưng cũng ý thức được những thách thức không nhỏ đặt ra từ đó. Cũng như mọi nước khác khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng chịu những tác động cả tích cực và tiêu cực gây ra bởi quá trình này.

(a) Tích cực:

- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác trên cơ sở “đôi bên cùng có lợi”. Các nước tham gia vào quá trình này phải tuân thủ các nguyên tắc và chấp nhận các luật lệ, tập quán quốc tế. Vì vậy khi tham gia hội nhập, Việt Nam sẽ nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế. Nguyên tắc của

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí