Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Như vậy, hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức thiết của nước ta.

Trên thực tế, kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ lâu, nhưng vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay tuy Việt Nam đã tham gia AFTA, ASEAN, nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy mô khối lượng … Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy mạnh tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử không công bằng. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được các nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Chỉ có hội nhập, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của nền kinh tế nước ta. Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn nào khác có thể tốt hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ hội nhập như thế nào để vẫn phát triển mà vẫn giữ được bản sắc, giữ được chủ quyền của mình. Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng đúng lợi thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, cần cù. Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nằm ở trung tâm của Thái Bình Dương nơi hội tụ các luồng vận tải biển quốc tế, nơi giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu-Á, Mỹ-Á, Đại Dương-Á,

và Phi-Á, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành hàng hải. Trong những năm tiến hành cải cách, mở cửa, ngành Vận tải biển của Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng. Tổng khối lượng hàng hoá thông qua cảng trong toàn quốc tăng bình quân 10%/năm. Riêng hàng container trong giai đoạn đầu (1991-1996) tăng mạnh với 30-35%/năm. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, hàng loạt các hãng tàu lớn của thế giới đã có mặt tại Việt Nam, các hãng tàu này cạnh tranh với nhau trên thị trường và cạnh tranh với ngành hàng hải Việt Nam còn nhỏ yếu. Chỉ tính riêng lĩnh vực vận chuyển hàng hoá container đã có 25 hãng tàu nước ngoài với gần 80 tàu biển trọng tải lớn thường xuyên hoạt động trên các tuyến vận tải đến Việt Nam. Riêng các dịch vụ vận tải container trên các tàu gom hàng (feeder) chủ yếu được đảm nhận bởi các công ty liên doanh và công ty vận tải biển nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, kể từ khi thành lập, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng đang từng bước phát triển, hội nhập vào xu thế chung của thế giới. Đã có một số bài viết gần đây nghiên cứu về các cơ hội và thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế của Ngành hàng hải Việt Nam nói chung và Vinalines nói riêng, nhưng vẫn chưa đi sâu vào phân tích một cách tổng thể các hoạt động của Vinalines khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Thiết nghĩ, bên cạnh nhận ra các cơ hội, thách thức và việc học hỏi những kinh nghiệm của nước ngoài thì việc phân tích rút ra bài học kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ý nghĩa thiết thực trong đẩy nhanh tốc độ hội nhập quốc tế của Vinalines, góp phần phát triển ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá về kinh tế. Vì vậy, em chọn đề tài Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài sẽ tổng hợp các lý luận cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích, đánh giá vị trí và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế ở Vinalines trong

ngành hàng hải Việt Nam, trong nền kinh tế quốc dân về lý luận và thực tiễn để từ đó rút ra các biện pháp đẩy mạnh tốc độ hội nhập và các kiến nghị để thực thi các giải pháp này.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn là những lĩnh vực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của ngành hàng hải và lấy địa bàn nghiên cứu là Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh các phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong quá trình hoàn thành luận văn.

Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2

4. Bố cục của đề tài:

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận sẽ được phân thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương này đưa ra khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế; Những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam; Giới thiệu một số kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trong khu vực và trên thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới (đặc biệt là xu thế phát triển của ngành hàng hải khu vực và thế giới).

Chương 2: Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương này giới thiệu về Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), quá trình hình thành phát triển và thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Vinalines. Qua đó đánh giá những tồn tại trong hội nhập kinh tế quốc tế của Vinalines cũng như phân tích các điều kiện cần và đủ để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ hội, thách thức đối với Vinalines trong hội nhập kinh tế quốc tế để có đánh giá, nhận xét tổng quan và rút ra bài học kinh nghiệm.

Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế tại Vinalines trong thời gian tới.

Chương này đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế tại Vinalines trong thời gian tới.

5. Kết quả dự kiến đạt được: Đề tài dự kiến đạt được những kết quả sau:

- Hệ thống hoá các lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế, và kinh nghiệm của một số nước khi hội nhập.

- Đánh giá thực trạng các lĩnh vực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của Vinalines trong giai đoạn hiện nay.

- Trên cơ sở kết quả đạt được, luận văn sẽ đưa ra một số các giải pháp với hy vọng đóng một phần công sức nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Vinalines trong thời gian tới.

- Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để tăng cường hơn nữa khả năng phát triển của Vinalines trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

CHƯƠNG 1‌‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm của hội nhập kinh tế quốc tế:

1.1.1. Tính tất yếu của quá trình hội nhập.

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế thế giới đã chịu tác động của hàng loạt các xu thế mới đó là các xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, xu thế hoà bình hợp tác, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, dành mọi sự ưu tiên cho các nguồn lực phát triển kinh tế và đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ. Những xu thế này ngày càng phát triển, phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế thế giới và giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như sự phát triển kinh tế của từng quốc gia nói riêng.

(a) Xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới từ thập kỷ 90 đến nay là số hoá nền kinh tế thế giới. Đó là do xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tin học. Bên cạnh các lĩnh vực công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong quản lý,… thì việc công nghệ tin học phát triển mạnh mẽ đã là đầu tầu quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tiếp đó “Cuộc cách mạng tin học lần thứ hai” được Mỹ mở đầu bằng việc xây dựng xa lộ thông tin đã dấy lên một trào lưu mới trên thế giới. Trào lưu này phát triển làm cho cuộc đua tranh giữa các nước trong việc tìm ra những công nghệ mới, những vật liệu mới phục vụ cho việc phát triển kinh tế ngày càng quyết liệt. Đó cũng là xu thế phát triển chung và tất yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Sự phát triển chung này ngày càng mang tính toàn cầu sâu sắc. Tính toàn cầu này đã thể hiện ở tất cả các khâu, từ khâu sản xuất được phân công chuyên

môn hoá dến toàn cầu hoá trong khâu phân phối, tiêu thụ và tái sản xuất. Chính sự chuyên môn hoá cao này thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về kinh tế. Vì vậy các quốc gia không thể đứng ngoài quá trình này, các quốc gia phải tham gia vào phân công chuyên môn hoá trên toàn thế giới và phải hội nhập để phát triển.

Tóm lại, chính sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giữa các quốc gia. Điều này đã đẩy quốc tế hoá kinh tế lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Các quốc gia dù muốn hay không đều chịu tác động của quá trình này và đương nhiên để tồn tại và phát triển trong điều kiện ngày nay không thể không tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, tức là phải hội nhập kinh tế quốc tế.

(b) Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường.

Thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế thế giới. Doanh số mậu dịch thế giới không ngừng tăng cao. Nếu như những năm 80 doanh số mậu dịch hàng hoá thế giới là 2 nghìn tỷ USD, thì đến những năm gần đây con số này đã là gần 8 nghìn tỷ USD [22].

Tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới đã tăng từ 50 tỷ USD trong đầu những năm 50 của thế kỷ XX lên hơn 5500 tỷ USD năm 1999 và tiếp tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Theo số liệu thống kê trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới tăng bình quân hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, có thời kỳ con số này còn cao hơn nhiều. Điều này chứng tỏ các nước phải phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Đây là kết quả của quá trình phân công chuyên môn hoá lao động quốc tế ngày càng sâu sắc.

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, tài chính-tiền tệ và đầu tư quốc tế cũng có bước phát triển vượt bậc. Các quan hệ tài chính-tiền tệ, tín dụng quốc tế phát triển rất nhanh, đa chiều, đa dạng. Các luồng vốn luân chuyển và phân bổ rộng khắp trên toàn cầu với tốc độ nhanh và hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần.

Đầu tư quốc tế đã và đang trở thành xương sống của nền kinh tế thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của đầu tư quốc tế cao hơn gấp nhiều lần tỷ lệ tăng trưởng của thương mại, trong đó đầu tư trực tiếp (FDI) có vai trò rất quan trọng. Theo số liệu của UNCTAD, tổng số vốn FDI trên thế giới năm 2004 là gần 1.380 tỷ so với 827 tỷ USD năm 1999 [24]. Như vậy, thông qua các kênh đầu tư, thương mại, các nước hay các tổ chức kinh tế đã di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác thực hiên đầu tư quốc tế góp phần làm tăng trưởng kinh tế thế giới. Quá trình này đem theo cả sự tăng trưởng cũng như suy thoái, buộc các nước phát triển trong sự phụ thuộc lẫn nhau.

Thêm vào đó sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Kinh tế thị trường phát triển làm lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến quy mô sản xuất phát triển từ đó thúc đẩy phân công lao động quốc tế diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, kinh tế thị trường phát triển đòi hỏi các quốc gia phải có một cơ chế mới phù hợp, đó là cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là một cơ chế tiên tiến, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia.

(c) Sự bành trướng của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia.

Sự ra đời và phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia đã ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Các công ty xuyên quốc gia này bằng vào thế mạnh và ảnh hưởng của mình đã tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Với phương châm lấy thế giới làm công xưởng của mình, các công ty

xuyên quốc gia đã phát triển mạnh mẽ, tận dụng các lợi thế về nguyên nhiên vật liệu, nhân công giá rẻ ở các quốc gia khác kết hợp với ưu thế về công nghệ của mình để thu lợi nhuận. Điều này một phần nào đó thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia làm quốc tế hoá đời sống kinh tế một cách nhanh chóng.

Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy thương mại khu vực và quốc tế, thúc đẩy quá trình tự do hoá đầu tư và đóng góp quan trọng vào việc đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế thế giới. Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, các công ty xuyên quốc gia phát triển phải gắn liền với nền kinh tế toàn cầu. Điều này thể hiện ở chỗ các công ty phải có một chính sách hợp lý, phải toàn cầu hoá mọi lĩnh vực như toàn cầu hoá cơ cấu tổ chức, toàn cầu hoá đầu tư, toàn cầu hoá thị trường và mở rộng kỹ thuật công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin.

Hơn thế nữa, các làn sóng sát nhập các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn tạo thành các liên minh chiến lược cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức toàn cầu đã chứng tỏ xu thế toàn cầu hoá ngày càng gia tăng và là một xu thế tất yếu.

(d) Xu thế đối thoại, hoà bình, hợp tác cùng phát triển.

Ngày nay xu thế đối thoại, hoà bình, hợp tác cùng phát triển đã ngày càng trở thành xu thế chính thay thế cho sự đối đầu, chạy đua vũ trang giữa các siêu cường, các thế lực đối nghịch. Vào đầu những năm 90, sự kết thúc chiến tranh lạnh đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử thế giới, thời kỳ của hoà bình, hữu nghị, đối thoại và hợp tác vì sự phát triển kinh tế giữa các nước. Thay vì luôn lo sợ, kìm hãm lẫn nhau, nền kinh tế thế giới đã phát triển theo hướng tích cực hơn. Thế giới đã chú trọng hợp tác phát triển, xây dựng nền kinh tế hội nhập sâu rộng, đặc biệt quan tâm đến tính hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

Mặt khác, không thể không nhắc đến vị trí của các định chế kinh tế toàn cầu và vai trò của các chính phủ trong xu thế hoà bình hợp tác ngày nay.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí