Do đội tàu và hệ thống cảng biển đều được đầu tư, nâng cấp, Vinalines và các doanh nghiệp thành viên luôn tìm mọi biện pháp để phát triển thị trường và các hoạt động kinh doanh mới nên năng suất của cả đội tàu và hệ thống cảng đều tăng gần 30%.
Trong năm 2005, tổng vốn đầu tư là 3.302 tỷ đồng trong đó đầu tư cho các dự án phát triển đội tàu là 2.333 tỷ đồng, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị là 969 tỷ đồng [17,2].
(c) Về doanh thu:
Tốc độ tăng doanh thu hàng năm đạt từ 7% đến 19%. Kết thúc năm 2000 doanh thu của Vinalines đạt 4.131 tỷ đồng, gấp 2,12 lần so với doanh thu năm 1995; lợi nhận đạt 292 tỷ đồng, nộp ngân sách 312 tỷ đồng, tăng từ 8-22% so với năm 1995. Giai đoạn 2001-2005, Vinalines tăng trưởng bình quân khá cao và vững chắc. Tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 19%/năm, lợi nhuận tăng bình quân18%/năm. Tính đến năm 2005, Vinalines đã đảm bảo việc làm cho hơn 30.000 lao động với mức lương bình quân 2,3 triệu đồng/người/tháng [6].
Do kinh doanh có hiệu quả nên Vinalines đã bảo toàn và phát triển được số vốn Nhà nước giao, tốc độ tích luỹ dể tăng vốn hàng năm đạt 7-10%. Mặc dù đã cổ phần hoá 5% tổng số vốn Nhà nước giao cho Tổng công ty, nhưng tổng số vốn dến cuối năm 2000 của Vinalines vẫn đạt 2.287 tỷ tăng 56% với số vốn được giao khi thành lập 1.469 tỷ. Đến cuối năm 2005, tổng vốn đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2000 [17, 3].
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của Vinalines.
Vinalines được thành lập trên cơ sở tập hợp một số doanh nghiệp: vận tải biển, bốc xếp, dịch vụ hàng hải do Cục hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Vinalines có các nhiệm vụ chính:
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải biển, khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải và các ngành nghề
kinh doanh khác có liên quan đến hàng hải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hàng hải của Nhà nước; xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải; cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức kinh doanh hàng hải trong nước và ngoài nước; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước về hàng hải phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ khác được giao.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Nền Kinh Tế Thế Giới Và Việt Nam:
- Kinh Nghiệm Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Một Số Nước Trong Khu Vực Và Thế Giới:
- Xu Hướng Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Trong Thời Gian Tới:
- Các Kết Quả Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Vinalines .
- Những Tồn Tại Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Vinalines.
- Những Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Tốc Độ Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Vinalines Trong Thời Gian Tới:
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.
Với các lĩnh vực kinh doanh được nêu trong nhiệm vụ chính của Vinalines, xuất phát từ đòi hỏi của cơ chế thị trường và yêu cầu xây dựng các doanh nghiệp mạnh đủ sức giữ, phát triển thị phần, bảo đảm việc làm cho người lao động, ngay từ ngày đầu thành lập đến nay, Vinalines đã xây dựng các phương án sắp xếp lại tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp thành viên [phụ lục 1: Các doanh nghiệp thành viên của Vinalines].
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vinalines đã không ngừng phát triển, đến nay Vinalines có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kinh doanh vận tải biển [phụ lục 2: Danh sách đội tàu của Vinalines].
- Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải.
- Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong nước và ngoài nước.
- Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ.
- Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận chuyển, bốc xếp chuyên ngành, phá dỡ phương tiện vận tải cũ.
- Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Dịch vụ vui chơi giải trí.
- Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, cung ứng tàu biển.
- Nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho ngành.
- Gia công chế biến hàng xuất khẩu.
- Các hoạt động phụ trợ cho vận tải.
- Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại).
- Vận tải đa phương thức.
- Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chất đốt…
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
- Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng.
- Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các dịch vụ hỗ trợ các hoạt động đường thuỷ.
2.1.3. Đánh giá tình hình kinh doanh của Vinalines.
Qua 10 năm hoạt động (1996-2005), Vinalines đã đạt được những thành tích đáng kể, thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế tài chính sau:
2.1.3.1. Về sản lượng:
Sản lượng vận tải cũng như sản lượng thông qua các cảng đều có mức tăng trưởng cao. Năm 1995, sản lượng vận tải là 4 triệu tấn, bốc xếp là 12,3 triệu tấn, năng suất bình quân đội tàu là 10,3 tấn/DWT, năng suất khai thác
cầu bến là 1,788 tấn/m cầu- năm. Đến năm 2005, sản lượng vận tải biển đạt 21,7 triệu tấn, sản lượng hàng thông qua cảng đạt 37,4 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2006, tổng sản lượng vận tải biển đạt 11,2 triệu tấn tăng 1% so với cùng kỳ năm 2005, tổng sản lượng hàng thông qua cảng đạt 19,7 triệu tấn tăng 6% so với cùng kỳ năm 2005 [36].
2.1.3.2. Về thị phần:
Từ khi thành lập đến nay Vinalines đã tích cực đổi mới phương tiện nên đã cơ bản thay đổi được cơ cấu đội tàu, đặc biệt là phát triển tàu chuyên dụng: tàu container, tàu chở dầu, tàu hàng rời cỡ lớn…, chỉ tính đến năm 1999 Vinalines đã đầu tư gần 310.000 DWT, đội tàu này đã phát huy được tác dụng, góp phần từng bước giành lại thị phần vận tải. Đến nay, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006, Vinalines đã đầu tư 729 tỷ đồng, trong đó các dự án phát triển đội tàu là 458 tỷ đồng, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị là 271 tỷ đồng [36].
2.1.3.3. Về năng suất:
Khối vận tải chỉ tiêu chất lượng được thể hiện qua việc đổi mới đầu tư phương tiện, bố trí sắp xếp hợp lý các tuyến vận tải và đẩy mạnh công tác tiếp thị của đội tàu do đó năng suất vận tải bình quân một tấn tàu đẫ tăng cao.
Khối cảng do được nâng cấp, cải tạo cầu cảng và đầu tư đổi mới thiết bị xếp dỡ do đó năng suất bình quân đã tăng từ 1,788 T/m.cầu-năm (1995) lên 2.800 T/m.cầu- năm (2000), tăng 56,6% [16, 3].
2.1.3.4. Về đầu tư:
Vinalines và các doanh nghiệp thành viên đã tập trung thực hiện thành công chiến lược đầu tư “đi thẳng lên hiện đại” nhằm nhanh chóng trẻ hoá, chuyên dùng hoá và áp dụng đồng bộ các quy trình công nghệ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của đội tàu và hệ thống cảng biển.
Đối với đội tàu: đã sử dụng vốn tự có và vốn vay thương mại để đầu tư cho các dự án phát triển đội tàu với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng, góp phần
thay đổi về cơ bản cơ cấu đội tàu theo hướng chuyên dùng hoá. Đến nay, trọng tải đội tàu của Vinalines là 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình chỉ là 17,5 tuổi so với 18,5 của năm 2000. Đến ngày 31/12/2005 đã thực hiện đóng mới 10 tàu, tổng trọng tải 317.000 DWT với vốn đầu tư là 1.700 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã mua 43 tàu với tổng trọng tải 531.786 DWT, tổng vốn đầu tư 245 triệu USD, tương đương 3.700 tỷ đồng, trong đó vốn vay thương mại chiếm 80%, còn lại là vốn đầu tư của các doanh nghiệp [36].
Đối với cảng biển: được Chính phủ cho phép sử dụng các vốn vay ODA và cấp vốn đối ứng, từ năm 1995 đến nay các cảng Sài Gòn, Hải Phòng và Đà Nẵng đã triển khai thực hiện các dự án đầu tư mới hoặc nâng cấp hệ thống cầu cảng và thiết bị bốc xếp với tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn 2001- 2005 là 2.530 tỷ đồng [18, 20]. Các cảng và các doanh nghệp dịch vụ cũng tập trung sử dụng các nguồn vốn tự có để đầu tư kho bãi, thiết bị, tàu lai dắt… Nhờ vậy, hệ thống cảng biển của Vinalines đã và đang được nâng cấp, năng suất và sản lượng thông qua hàng năm đều tăng.
2.1.3.5. Về tài chính:
(a) Vốn: Nhờ kinh doanh có hiệu quả nên Vinalines không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được vốn nhà nước giao. Khi mới thành lập, tổng số vốn Nhà nước giao là 1.469 tỷ đồng, đến cuối năm 2005 tổng số vốn kinh doanh của Vinalines đạt 3.300 tỷ đồng tăng 124,6% so với năm 1995 và tăng 46% so với năm 2000 [36].
(b) Doanh thu: do đầu tư thêm cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và mở rộng hoạt động kinh doanh nên doanh thu hàng năm của Vinalines đều tăng bình quân 10% đến 14%, trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân gần 19% [34].
(c) Lợi nhuận: nếu loại trừ những biến động về thuế và cơ chế tài chính- hạch toán thì lợi nhuận hàng năm của khối doanh nghiệp nhà nước của Vinalines có mức tăng bình quân khoảng 12%. Tuy nhiên do tổng số vay
thương mại để đầu tư đội tàu quá lớn, bình quân hàng năm phải trả lãi hơn 80 tỷ đồng nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên vốn đạt thấp.
Nộp ngân sách: tổng số nộp ngân sách của Vinalines hàng năm đều tăng từ 8% đến 18% [36].
Sơ kết 6 tháng đầu năm 2006: tổng sản lượng vận tải Vinalines đạt
11.190.363 tấn, tương đương 48% kế hoạch năm 2006 và bằng 101% so với cùng kỳ năm trước. Tổn sản lượng hàng hoá thông qua các cảng của Vinalines đạt 19.684.896 tấn, bằng 49% kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động SXKD khác đạt 999,386 tỷ đồng, bằng 53% kế hoạch năm và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005. Tổng doanh thu 6 tháng đạt 5.235,368 tỷ đồng bằng 46% kế hoạch năm, tăng 4% so với cùng kỳ, lợi nhận đạt 241,015 tỷ, bằng 39% kế hoạch năm và 66% so với cùng kỳ năm trước [36].
Tóm lại, sau 10 năm hoạt động, Vinalines đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
- Đã xây dựng được định hướng, phương thức kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn, liên tục đổi mới, hiện đại hoá cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho từng doanh nghiệp, từng khối và cho toàn bộ các thành viên trong Vinalines.
- Đã liên tục phấn đấu kinh doanh có lãi, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao trên 10% và đóng góp cho ngân sách mỗi năm từ 165 đến 215 tỷ đồng.
- Đã tập trung, mạnh dạn tổ chức lại sản xuất kinh doanh, sát nhập các doanh nghiệp nhỏ, cùng ngành nghề, hỗ trợ các doanh nghiệp yếu doặc có nguy cơ phá sản do hậu quả kinh doanh thua lỗ, đầu tư sai từ các năm trước để lại, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Đã chủ động đề xuất và tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách phục vụ cho hoạt động mang tính đặc thù của ngành, xác định được phương thức quản lý đúng đắn, tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh và mạnh dạn phân cấp quản lý cho doanh nghiệp nên đã phát huy được tính năng động, tinh thần đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
2.2. Thực trạng hội nhập kinh tế tại Vinalines trong thời gian qua:
2.2.1. Các lĩnh vực tham gia của Vinalines vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vinalines đã góp vốn với các đối tác nước ngoài để thành lập và quản lý hoạt động của các công ty liên doanh. Đây là một bước đi quan trọng của Vinalines tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đáng chú ý là trong tất cả các liên doanh, Vinalines đều nắm giữ cổ phần chi phối, cụ thể là 51% trong GEMARTRANS với đối tác Pháp, 50% trong liên doanh VIJACO, 60% trong VINABRIDGE với Nhật Bản, 50% trong PHILI- ORIENT (Singapore), 75% trong TRANSVINA (Nhật Bản), 51% trong AHLERS- INLACO CO.LTD (Bỉ) [36].
Trong thời gian tới, Vinalines chủ tương nâng cao chất luợng và hiệu quả đầu tư trong các liên doanh, đồng thời tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài với nguyên tắc ưu tiên cho các đối tác lớn có khả năng về công nghệ và thị trường nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh của Vinalines ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Vinalines sẽ tiếp tục mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua việc thành lập các liên doanh mới hoặc đầu tư 100% vốn ra nước ngoài để thiết lập các đầu mối thông tin, dịch vụ và hậu cần của mình tại một số trung tâm hàng hải lớn trong khu vực như Hongkong, Singapore và một số cảng Nam Trung Quốc.
Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động trên lĩnh vực liên doanh, Vinalines xác định việc tận dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các quốc gia phát triển là rất quan trọng đối với sự phát triển của
mình. Được sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, một loạt các dự án cải tạo và nâng cấp các cảng đã và đang được gấp rút triển khai. Cảng Hải Phòng đã hoàn tất giai đoạn I của dự án nâng cấp và cải tạo với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD, trong đó 34 triệu USD từ nguồn OECF của Nhật Bản. Cảng hiện đang triển khai giai đoạn II của dự án với tổng mức đầu tư khoảng 110 triệu USD, trong đó vốn vay từ JBIC chiếm 85%. Cảng Sài Gòn cũng đã hoàn thành dự án mở rộng, nâng cấp và cải tạo cảng với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD, trong đó 30 triệu USD từ nguồn vốn vay ADB. Cảng Đà Nẵng cũng đang triển khai dự án mở rộng cảng với nguồn vốn khoảng 100 triệu USD, trong đó 85% từ nguồn vốn vay của JBIC [36].
Để phát triển và trẻ hoá đội tàu, thực hiện hội nhập khu vực, Vinalines đã và đang tìm kiếm các nguồn tín dụng xuất khẩu của nước ngoài (export credits) cũng như các nguồn vay mềm (soft loans) kết hợp với huy động vốn trong nước để đóng mới và mua tàu đã qua sử dụng. Việc sử dụng các nguồn vốn nói trên để đầu tư cho đội tàu là sự kết hợp và vận dụng khéo léo giữa nội lực và ngoại lực của Vinalines nhằm mục tiêu nhanh chóng mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của hoàn bộ hệ thống, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Là một doah nghiệp chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam, Vinalines đã tích cực tham gia với Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam trong việc hoạch định chính sách phát triển và hội nhập quốc tế của ngành GTVT trong đó có lĩnh vực hàng hải. Ngoài ra, Vinalines cũng kết hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Hàng hải để soạn thảo và trình lên Đại hội đồng IMO toàn bộ văn bản, tài liệu liên quan đến việc thực hiện công ước STCW 78/95 của Việt Nam. Đến nay, toàn bộ hồ sơ này đã được IMO thông qua, Việt Nam đã được đưa vào “danh sách trắng” (white list) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội tàu Việt Nam trên thị truờng quốc tế và cho hoạt động xuất khẩu thuyền viên.