Kinh Nghiệm Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Một Số Nước Trong Khu Vực Và Thế Giới:

quá trình này là cạnh tranh để hợp tác, do vậy khi tham gia vào thương mại quốc tế, Việt Nam sẽ tránh bị phân biệt đối xử, đặc biệt là với các nước lớn. Thêm vào đó Việt Nam sẽ tranh thủ được lợi thế để nâng cao vai trò của mình trong hợp tác và phát triển tạo nên được thế và lực của mình trong thương mại quốc tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư và sự chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để phục vụ phát triển. Qua đó càng làm tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam, tạo thị trường và mặt hàng mới cho hoạt động xuất nhập khẩu. Việc tham gia hội nhập sẽ củng cố và gia tăng lòng tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư ở Việt Nam. Ngoài ra, thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam sẽ tìm kiếm được thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi và tài trợ mới của các tổ chức quốc tế.

- Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế tạo cho Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi về thương mại. Khi tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, ngoài các quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT), Việt Nam còn có cơ hội được hưởng mức thuế quan thấp của các nước, đồng thời tranh thủ được các ưu đãi về nhiều lĩnh vực khác của những nước thành viên dành cho nhau, đặc biệt là thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và hàng hoá của mình. Ngoài ra với việc cam kết thực hiện các thoả thuận, Việt Nam còn được hương nhiều ưu đãi thương mại khác. Hơn thế nữa, việc tham gia các diễn đàn hợp tác khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài.

- Việc học hỏi thông qua hội nhập kinh tế quốc tế các kinh nghiệm phong phú của các nước đi trước về khoa học kỹ thuật hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến sẽ giúp Việt Nam “đi tắt, đón đầu”, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Hội nhập khu vực và quốc tế về kinh tế còn giúp Việt Nam giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người đang

độ tuổi lao động. Thông qua việc đầu tư đã đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

- Lợi ích lớn nhất của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá là người tiêu dùng Việt Nam cũng như thế giới có điều kiện lựa chọn cho mình những sản phẩm với chất lượng và giá cả phù hợp. Với việc hội nhập, hàng hoá được tự do di chuyển trong khu vực hoặc toàn cầu, do đó yêu cầu cạnh tranh sẽ rất gay gắt, chất lượng hàng hoá sẽ cao lên kèm theo đó là sự đa dạng về chủng loại. Người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi của quá trình này.

(b) Tiêu cực:

- Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện chưa hoàn chỉnh được hệ thống pháp luật và các chính sách quản lý kinh tế - thương mại. Trong khi đó Việt Nam cũng chưa có một hệ thống thông tin hiện đại để đáp ứng linh hoạt được với những đổi thay của kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình hội nhập. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi hội nhập. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có được những điều kiện thuận lợi để nắm bắt và đối phó với sự biến động của thị trường quốc tế, hơn thế nữa khi thiếu một cơ chế, chính sách hợp lý và một hệ thống thông tin hiện đại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất dễ chịu các tác động xấu của quá trình toàn cầu hoá.

- Khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hoá các nước khác, đồng thời cũng phải cắt bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bảo hộ các ngành sản xuất trong nước do vậy các ngành sản xuất và dịch vụ yếu kém của Việt Nam sẽ gặp phải thách thức rất lớn để tồn tại và phát triển. Trước xu thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sẽ phải chịu nhiều sức ép của hàng hoá và dịch vụ trên thế giới. Tất cả vì chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng, điều kiện mua bán và thanh toán thuận lợi, các dịch vụ sau bán hàng chu đáo…, điều này làm cho các ngành sản xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

và dịch vụ non trẻ của Việt Nam sẽ khó có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

- Trong hội nhập thương mại khu vực và quốc tế, con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của hội nhập. Hiện tại trình độ của các quán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ của Việt Nam còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu do quá trình hội nhập đặt ra. Thêm vào đó, hội nhập cũng tạo điều kiện cho nguồn nhân lực có chất lượng cao của Việt Nam ra nước ngoài làm việc do điều kiện làm việc trong nước không hấp dẫn, đó chính là sự thất thoát nhân tài, là sự “chảy máu chất xám”.‌

Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 4

1.3. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trong khu vực và thế giới:

1.3.1. Nhật Bản:

Việc tham gia vào quá trình quốc tế hoá được đặt ra và thực hiện vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX với phong trào Duy Tân của Chính phủ Minh Trị. Quá trình tham gia vào quốc tế hoá hay là sự hội nhập của Nhật Bản từ đó đến nay chia làm ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên của quá trình quốc tế hoá ở Nhật Bản bắt đầu từ Minh Trị Duy Tân. Vào thời kỳ này, Nhật Bản đang phải đối mặt với những yêu cầu mở cửa của các quốc gia Âu-Mỹ. Để tạo cơ sở cho sự phát triển đi lên Nhật Bản đã quyết định mở cửa, hội nhập để tiếp thu những thành tựu của nền văn minh thế giới mà thực chất là nền văn minh phương Tây. Chính phủ Minh Trị trong những năm đầu đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang phương Tây để học hỏi và tiếp nhận chuyên gia nước ngoài để đào tạo và hướng dẫn những tri thức mới. Trải qua quá trình quốc tế hoá thời Minh Trị, Nhật Bản đã từng bước thực hiện được ba mục tiêu lớn là “phú quốc cường binh” “văn minh khai hoá” “thực sản hưng nghiệp”, đứng vào hàng ngũ cường quốc trên thế giới.

Điều đáng nói là vào cuối thế kỷ XIX, không chỉ Nhật Bản mà nhiều quốc gia trong khu vực cũng ở vào tình trạng như Nhật Bản, song đã không đủ mạnh dạn, không đủ năng lực để quyết tâm mở cửa, hội nhập, tạo ra sự phát triển kinh tế làm cơ sở cho sự độc lập của quốc gia, mà đã bỏ qua cơ hội, chịu sự thống trị của tư bản phương Tây, tụt hậu rơi vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu.

Giai đoạn hai của quá trình quốc tế hoá ở Nhật Bản bắt đầu từ sau năm 1945. Cũng như nhiều quốc gia khác, giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh Nhật cũng đi theo xu hướng bế quan toả cảng, làm kìm hãm xu thế quốc tế hoá. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự khống chế của quân đội đồng minh, Nhật tiến hành cải cách, từng bước mở cửa tiếp thu những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của Tây Âu và Mỹ. Điều đáng chú ý là ở thời kỳ này Nhật đã triển khai chương trình hội nhập có tính chiến lược chứ không phải hội nhập một cách chặt chẽ cho dù tiến trình phát triển chịu tác động rất mạnh mẽ từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Chiến lược này bao gồm nhiều mức độ khác nhau về hội nhập trong nhiều lĩnh vực và trong thời gian dài nhằm đạt mục tiêu phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Trong lĩnh vực thương mại Nhật đẩy mạnh xuất khẩu, bành trướng thế lực ra bên ngoài, song lại duy trì một chế độ kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt cả chính thức và phi chính thức. Các chính sách này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty của Nhật trên thị trường và khuyến khích họ tạo được nguồn hàng xuất khẩu. Trong tiến trình mở cửa hội nhập, Nhật đã duy trì một cơ cấu khuyến khích mức giá đối với các nhà sản xuất vì vậy tạo ra sự khác biệt trong giá cả nội địa và giá quốc tế (sự đồng nhất mức giá là một chỉ tiêu của hội nhập).

Chính phủ Nhật đã có những quy định hạn chế về chủng loại và số lượng nhập khẩu cũng như số lượng của nhà nhập khẩu. Các hàng hoá nhập có tác

dụng thúc đẩy xuất khẩu được ưu tiên, các hàng nhập có tính cạnh tranh đối với khuyến khích phát triển ngành công nghiệp non trẻ sẽ bị hạn chế.

Lịch trình tự do hoá thương mại của Nhật Bản là khá dài. Thời gian đầu sau chiến tranh, các hạn ngạch được sử dụng xem như là công cụ chính để bảo hộ. Từ khi Nhật tham gia GATT các hạn chế này bắt đầu giảm đi. Tuy vậy trên thực tế đến năm 1963 Nhật Bản mới chính thức phải áp dụng điều 11 của GATT quy định các nước thành viên không được hạn chế nhập khẩu.

Từ khi gia nhập GATT mức độ tự do hoá thương mại được đẩy mạnh và tới năm 1963 chỉ còn 192 mặt hàng chưa được tự do hoá trong tổng số 2029 mặt hàng của năm 1960. Tuy vậy sau năm 1963, tiến trình tự do hoá thương mại bị chững lại. Trên thực tế, Nhật muốn bảo hộ thị trường, tạo điều kiện thời gian và vốn để kích thích năng lực xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá. Kết quả Nhật xuất siêu ngày càng tăng và nảy sinh áp lực quốc tế, nhất là từ Mỹ đòi Nhật đẩy nhanh tự do hoá. Vì vậy từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Nhật gia tăng mức tự do hoá thương mại. Cho đến năm 1972, mức tự do hoá đã đạt 95% chỉ còn lại một số hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp.

Cùng với tiến trình tự do hoá mậu dịch, Nhật Bản đã triển khai ưu tiên một chiến lược phát triển “đóng cửa” với đầu tư nước ngoài. So với tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư ở Nhật Bản chậm hơn, và thực tế nó chỉ được thực hiện trong những năm 70 của thế kỷ XX. Chính vì vậy, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài và tỷ lệ sản xuất của công nghiệp chế tạo của các hãng nước ngoài ở Nhật thấp hơn nhiều so với các nước tư bản phát triển khác trong suốt những năm 60 và 70 của thế kỷ XX.

Tự do hoá đầu tư ở Nhật Bản chỉ được tiến hành ở những ngành mà Nhật Bản đủ sức cạnh tranh hoặc trong những ngành truyền thống, khả năng sinh lợi thấp, các nhà đầu tư nước ngoài dường như không quan tâm. Trong tiến trình tự do hoá đầu tư, Nhật Bản đã xây dựng những chương trình tỷ mỉ từng

bước (cụ thể qua 5 lần tự do hoá tư bản). Đến lần thứ năm vào ngày 1/5/1973 trừ 22 ngành thì tất cả đã dược tự do hoá. Tiếp sau, cuối năm 1974, ngành vi mạch; 5/1975 dược phẩm và hoá chất công nghiệp cùng ngành công cụ điện tử chính xác; 12/1975 là ngành sản xuất và cho thuê máy tính điện tử; 1976 có ngành xử lý thông tin và phim, giấy ảnh được tự do hoá.

Nếu như việc mở cửa, tự do hoá của Nhật Bản diễn ra khá chậm thì ngược lại việc bành trướng kinh tế, thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế được chú trọng khuyến khích và đẩy mạnh. Điều này trước hết được thể hiện ở mức gia tăng xuất khẩu và sau nữa là sự gia tăng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản.

Với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thông qua áp dụng lãi suất ưu đãi cho các xí nghiệp xuất khẩu và thiết lập các tổ chức khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu như ngân hàng xuất nhập khẩu, tổ chức xúc tiến mậu dịch (JETRO) v.v… đã góp phần gia tăng hàng hoá xuất khẩu, mở rộng thị phần, tăng thu nhập. Năm 1955, thị phần của Nhật trong xuất khẩu thế giới chỉ có 2,4% thì năm 1960 tăng lên 3,6% và năm 1970 tăng 6,9%. Với sự tăng mạnh xuất khẩu, nhất là sau năm 1960 đã dẫn đến thực tế là dư thừa trong cán cân thanh toán quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài của Nhật trong giai đoạn thứ hai của quá trình quốc tế hoá bắt đầu xuất hiện và gia tăng mạnh vào nửa sau những năm

60. Số tiền đầu tư đã tăng từ mức bình quân hàng năm chưa tới 50 triệu USD trong giai đoạn năm 1957-1959 lên bình quân 130 triệu USD giai đoạn 1963- 1965 và 900 triệu USD trong năm 1970. Xét về tốc độ tăng trong 10 năm (1963-1972) đạt 45%, nghĩa là vào loại cao nhất thế giới. Đầu tư của Nhật thời kỳ này chỉ chủ yếu nhằm vào khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển nền công nghiệp dân tộc.

Có thể nói kết thúc giai đoạn hai của quá trình quốc tế hoá ở Nhật Bản cũng là bước hoàn thành mục tiêu đặt ra là đuổi kịp các quốc gia phương Tây về trình độ phát triển kinh tế. Từ nửa sau của thập kỷ 70 lại đây, Nhật Bản

đẩy mạnh quá trình bành trướng ra bên ngoài. Nhiều người cho rằng thời kỳ này Nhật Bản bước vào một giai đoạn quốc tế hoá mới, thời đại Nhật Bản hoá.

Trên thực tế hai thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là một trong những cuờng quốc xuất khẩu, với mức dư thừa mậu dịch ngày tăng, là một trong những nhà đầu tư quốc tế và cung cấp ODA lớn nhất thế giới. Trong chiến lược phát triển của mình, Nhật Bản cũng luôn tranh thủ mọi khả năng để khẳng định vị trí trên chính trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

1.3.2. Trung Quốc:

Quá trình mở cửa và tự do hoá thị trường nội địa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng diễn ra một cách linh hoạt và có tính chiến lược giống như Nhật Bản. Trung Quốc đã xác định lịch trình hội nhập trên cơ sở phát triển năng lực của nền kinh tế nội địa chứ không hội nhập chặt chẽ và toàn phần ngay với nền kinh tế thế giới. Chiến lược hội nhập như vậy đã được các chuyên gia đánh giá, xem như một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành tựu ngoạn mục hơn hai thập kỷ cải cách vừa qua ở Trung Quốc.

Quá trình mở cửa, hội nhập của Trung Quốc được đánh dấu bởi Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá IX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 12/1978). Kể từ đó cho đến nay quá trình mở cửa, cải cách hội nhập ở Trung Quốc đã trải qua 3 giai đoạn và trong suốt quá trình đó luôn quán triệt phương châm thận trọng, từng bước và hội nhập với nhiều tầng nấc.

Giai đoạn một của quá trình cải cách chủ yếu diễn ra ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp. Giai đoạn hai bắt đầu từ năm 1984 với việc chuyển trọng tâm cải cách sang các doanh nghiệp quốc doanh, cải cách lĩnh vực giá cả, chú trọng phát huy vai trò của một số thành phố trung tâm. Giai đoạn ba từ năm 1992 trở lại đây cải cách một cách đồng bộ. Trong cải cách nền kinh tế đã từng bước mở cửa đối ngoại.

Trong lĩnh vực thương mại Trung Quốc đã từng bước thực hiện những cải cách theo hướng tự do hoá, tình trạng gò bó độc quyền của cơ quan ngoại thương Trung ương đã bị xoá bỏ. Cuối năm 1994 chỉ tiêu pháp lệnh về tổng mức xuất khẩu được xoá bỏ. Các chủ thể tham gia hoạt động ngoại thương tăng lên nhanh chóng. Tính đến cuối năm 1997 cả nước có 16.658 xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các loại, bao gồm 7.678 công ty ngoại thương, 7.803 xí nghiệp sản xuất kinh doanh ngoại thương, 925 viện nghiên cứu khoa học, 260 cơ quan vật tư thương nghiệp. Ngoài ra còn có 2.737 cơ sở buôn bán tiểu ngạch ở biên giới. Vào năm 1980 Trung Quốc mới có quan hệ với 177 nước và khu vực thì đến 1997 thì đã có quan hệ với 227 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Để tạo điều kiện cho nông dân tự do hoá trong trao đổi buôn bán, Trung Quốc đã thực hiện giảm sự kiểm soát của Nhà nước đối với lưu thông vật tư, hàng hoá. Trước cải cách có 120 loại sản phẩm công nghiệp do Nhà nước quản lý, đến năm 1997 còn 60 chủng loại. Trước cải cách có 259 chủng loại vật tư do Nhà nước quản lý và phân phối thì đến năm 1987 còn 23. Trong xuất khẩu trước cải cách, Nhà nước trực tiếp quản lý 870 loại hàng nay giảm xuống chỉ còn 36 loại và loại hàng mà Nhà nước thu mua trước kia là 65 loại thì nay chỉ còn 20 loại.

Nếu như trước kia Nhà nước quyết định giá cả thì từng bước cải cách đã chuyển sang cho thị trường xác định. Vào năm 1984 quy định giá bán sản phẩm tư liệu sản xuất vượt mức kế hoạch nhìn chung không được cao hơn hoặc thấp hơn 20% giá quy định. Năm 1985 đã xoá quy định này. Năm 1986 số sản phẩm hàng hoá áp dụng chế độ hai giá cũng còn khá cao. Cho đến nay thì hầu như hàng hoá do thị trường điều tiết giá cả.

Cùng với bước tự do trong mậu dịch, Trung Quốc đã tiến hành mở cửa theo giai đoạn và quy mô tăng dần với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước cải cách FDI không được cho phép thâm nhập vào Trung Quốc. Từ khi mở cửa,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí