Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 6

đành nghĩ ra một diệu kế bắt vợ phải đi ở tù. Thật là người đàn ông vô tích sự. Ngược lại những người đàn bà lại khác, trong những tình thế đặc biệt họ là người luôn nghĩ ra những cách hoá giải nhanh nhất. Họ không ngồi chờ cơ hội mà luôn luôn vận động để tìm ra lối thoát cho gia cảnh. Khi gặp cơn bĩ cực bác Chính gái (Con trâu) chạy đôn chạy đáo để kiếm kế sinh nhai. Buôn ngược bán xuôi, làm đủ mọi việc để tạo cho gia đình đứng vững trong những ngày hạn hán mất mùa. Hay bà đồ đảm đang tần tảo để cho ông được nhàn hạ mà ngồi ngâm thơ vang nhà (Một diệu kế ). Hành động của họ là những hành động bản năng không suy tính thiệt hơn, cốt sao cho chồng con đỡ vất vả, cho những người xung quanh bớt đi sự cô đơn, hẫng hụt trước bao đổi thay của cuộc đời.

Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Trần Tiêu luôn có tấm lòng bao dung độ lượng, một tâm hồn phong phú. Nét đẹp của hình tượng người phụ nữ ở đây chính là hiêïn thân của sức sống, của sự thanh cao. Trong văn học cổ Trung Hoa nhà văn Tào Tuyết Cần đã để cho Giả Bảo Ngọc nói rằng “thân thể của người con trai được cấu tạo từ bùn, còn thân thể của người phụ nữ được kết tạo từ nước tinh khiết”. Phải chăng, chất liệu kết tạo nên người phụ nữ khác chất liệu kết tạo nên người con trai, vì thế mà họ khác nhau ở nhiều điểm. Phụ nữ là sự hiện thân của thánh thiện, lòng nhân từ và đức hy sinh. Bác xã Chính (Con trâu) một đời hy sinh vì chồng, vì con, quá nửa đời người nhìn lại chưa bao giờ được nghỉ ngơi lấy một chốc. Hết lo chuyện này lại chuyện khác. Bác quên cả thân mình cho đại gia đình, còn mình thì chịu thiệt.

Nét đẹp dịu dàng đoan chính của người phụ nữ hiện lên trong sáng tác của Trần Tiêu như một ánh sáng diệu kỳ, làm cho tâm hồn người đọc nhẹ nhàng, bớt ưu tư. Bao nhiêu cái thô bạo, thô bỉ, quái ác, hèn hạ được nhà văn phơi bày trong tác phẩm, vì vậy được tắm mình trong ánh sáng diệu kỳ này sẽ trở nên nhẹ nhòm, thanh cao. Ngay như sắc đẹp của cô đào hát cũng làm cho sự bủn xỉn của ông lý, ông chánh… bớt đi rất nhiều. Hay những ngày làm khao vọng giữa đình, ngày hội đầu năm có những cô đào hát đã làm cho buổi lễ thêm sinh động. Giới quan trường bớt sự ganh ghét lẫn nhau, tiếng cười câu nói của họ thật hơn và nhẹ nhàng hơn. Với những thiên tính của người phụ nữ như vậy, có thể tin cuộc đời dù còn nhiều điều trái ngang, nhưng rồi nó sẽ được sắp xếp lại. Tất cả vẫn có thể cứu vãn được. Do vậy, người đọc truỵên của Trần Tiêu sẽ không thấy sự ngột ngạt như trong những tác phẩm văn học hiện thực phê phán hay những tác phẩm thuộc văn học lãng mạn. Nếu văn học lãng mạn chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài của cuộc đời, chỉ miêu tả nó với những sắc màu lung linh huyền ảo nhưng lại không nhìn sâu

vào cuộc đời thực tại (Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên, Đời mưa gió) thì văn học hiện thực phê phán lại chỉ nhìn thấy những khổ đau và chèn ép không lối thoát của những người dân quê (Tắt đèn, Bước đường cùng, Chí Phèo). Trần Tiêu không cảm nhận như vậy, ông không mô tả trực tiếp lối thoát của những người dân quê nhưng ông tin ở xã hội này có thể giải thoát được những bất công ngang trái, san phẳng những gì là tội lỗi nhờ vào những đức tính của người phụ nữ. Nếu như Hêghen trong cuốn Mỹ học đã phát biểu rằng : cái đẹp là hiện thân của cuộc sống, cái đẹp cứu vãn cuộc sống thì hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Trần Tiêu với những nét đẹp cả về thể chất lẫn tâm hồn ấy sẽ là sự cứu vãn cho cuộc sống hôm qua và hôm nay.

Để viết được những trang văn mang tính hiện thực như vậy với bộn bề bao nỗi vui buồn đắng cay của cuộc sống lúc bấy giờ, Trần Tiêu phải đi tìm một điểm tựa tinh thần vững chắc. Đó là tựa vào những nhân vật có thực trong cuộc đời. Hình tượng những người phụ nữ là điểm tựa quan trọng của tác giả. Thiếu một điểm tựa như vậy, khi ông viết về những hủ tục lạc hậu, những xấu xa của chốn quan trường, bày ra bao nỗi cơ cực đắng cay của những con người thôn quê sẽ kém phần cuốn hút người đọc. Điểm tựa tinh thần ấy đã nâng cánh cho những trang văn đi vào lòng bạn đọc. Nó cứ nhẹ nhàng thấm dần và ghi nhớ mãi. Đó chính là cái tài trong bút pháp nghệ thuật của Trần Tiêu.

Chương III

MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT

TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN TIÊU

3. 1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Đã là con người thì không ai có đời sống nội tâm một cách bằng phẳng. Đời sống nội tâm của họ luôn diễn ra có lúc sôi động, trầm lắng, chất chứa suy tư, trằn trọc băn khoăn, nhưng có lúc thanh thản nhẹ nhàng. Đó là những cung bậc của đời sống nội tâm. Nó diễn ra vô cùng phong phú và phức tạp. Nhất Linh trong Đọc và viết tiểu thuyết đã cho rằng “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài. Diễn tả được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn” [93, tr. 77]. Việc miêu tả tâm lý của nhân vật thành công là một bước phát triển của các tiểu thuyết gia và đây cũng là sự đánh dấu bước trưởng thành của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trần Tiêu là một trong những thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, do vậy, ông cũng không nằm ngoài xu hướng chiếm lĩnh và diễn tả tâm lý nhân vật theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

xu hướng mới. Nhưng ở ông việc miêu tả tâm lý của nhân vật có phần chưa đạt bằng các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, …. Tuy nhiên trong những tác phẩm của Trần Tiêu, chúng ta nhận thấy sự diễn biến tâm lý nhân vật đã được khắc hoạ ở nhiều thời điểm khác nhau và phản ánh được hiện thực cuộc sống.

Tâm lý diễn ra khá phức tạp có khi nhanh, chậm tuỳ thuộc vào tâm trạng, cung bậc của tình cảm, nhận thức và biến cố trong cuộc sống của nhân vật. Trong tác phẩm Con trâu, Trần Tiêu đã diễn tả thành công tâm trạng xã Chính mơ ước có con trâu cái. Xã Chính mơ ước ngày, đêm ngay cả lúc gần đất xa trời bác vẫn nhắc tới con trâu cái. Vì mơ ước có được một con trâu cái, cho nên cả gia đình bác làm việc hết sức, đặc biệt bác Chính trai đã không quản mưa gió vẫn cứ cày cố cho hết mảnh ruộng để rồi cảm nắng mà chết. Hiện thực cuộc sống là vậy biết làm sao được ! Thông qua cảnh này, Trần Tiêu muốn nói lên một điều, cuộc sống trong xã hội cũ không có lối thoát cho những người dân lương thiện, mọi ước mơ sẽ mãi là ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực. Cả tác phẩm là những chuỗi ngày dài mà nhà xã Chính mơ về trâu cái, đặc biệt từ khi con trâu nhà cán Thận nằm ngay lối đi làm về của bác, nó lại càng làm bác nghĩ ngợi nhiều hơn.

Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 6

Trong tác phẩm Chồng con tác giả mô tả cảnh vợ xã Bổng (sau này là bà lý Bổng) khi mới về nhà chồng mang tâm lý đợi chờ một đứa con đi hết đền này phủ nọ cầu khấn khắp nơi, ấy vậy mà vẫn chưa có con. Không khí trong gia đình buồn tẻ “ngày tháng buồn tẻ, âm thầm trôi như giòng nước lờ đờ chảy trong quãng đồng quạnh hiu …” [84, tr. 48]. Kể từ ngày đi cầu tự Phủ Giầy đến nay đã hai năm mà chị thì vẫn chưa thấy thai nghén gì, mẹ chồng chị gắt gỏng luôn, còn chồng sa vào đánh chắn, tổ tôm cho hết ngày. Nhưng cái ngày mong đợi đó đã đến, chị đã có thai ! Từ tâm trạng hoài nghi “hay là mình ốm nghén?” thế nhưng khi chị nghĩ về chuyện ái ân những đêm trước, tủm tỉm cười và nhắc lại : “có lẽ mình ốm nghén thực”. Sự hoài nghi vẫn luôn bên mình chị không dám nói với ai kể cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng “nhỡ không phải thì thẹn chết”. Thế rồi “mùa thuốc chưa qua mùa gặt đã đến”. Ba tháng đã qua cái thai đã lớn “tháng thứ ba, cái bụng nàng to dần. Nàng vừa lấy tay xoa bụng vừa nghĩ. Đích thị có mang rồi. Mình khoẻ mạnh thế này có mang là phải lắm chứ”. Nàng sang nhà mẹ đẻ để khoe tin mừng làm cả nhà mừng vui khôn xiết “Úi chào ! Phúc đức quá ! Quý hoá quá ! Con có nghén rồi, con aï […]. Mỗi khi có người đến thăm. Bà hớn hở sung sướng như thể chính bà đã có nghén” [84, tr. 51 –52]. Sự hồ nghi về mình có thai đã được xác minh rò ràng, nàng trở về nhà chồng với tâm trạng vui tươi

như người lính thắng trận trở về báo tín cho xứ sở. Bà mẹ chồng “mặt bà bỗng tươi sáng cặp mắt bà bỗng long lanh vì nguồn sung sướng quá mạnh, khi bà đã xoa nắn bụng con dâu : “ lạy trời, lạy phật, lạy thánh vạn bái. Con tôi có mang rồi” ”, bà đứng dậy đi khoe khắp xóm. Vậy, là cái tin nàng dâu có thai đã làm thay đổi bầu không khí trong gia đình.

Từ khi đứa trẻ đầu tiên – Hĩm – chào đời cho đến thằng Chút là đứa cuối cùng thì gánh nặng gia đình ngày càng đè trên vai chị xã Bổng và cũng từ đây tâm trạng chị luôn chất chứa những ưu tư, lo tính không lúc nào rảnh rang. Chị hết lo cho đàn con đủ ăn, đủ mặc lại phải lo cho mẹ chồng quy phật, làm ma, …. Mua chức lý và vào lão sáu mươi cho chồng, lại còn phải lo làm giàu để bịt miệng thế gian. Cả cuộc đời chị không lúc nào khỏi suy tư, lo tính. Trên sáu mươi tuổi, chị vẫn còn bao việc phải làm.

Tên tác phẩm là Chồng con và câu ca đề từ là “Chồng con là cái nợ nần” đã mô tả đầy đủ mọi khía cạnh của chủ đề tư tưởng tác phẩm. Câu thơ đề từ đã khắc hoạ không gian tâm trạng của nhân vật. Đó là những suy tư, trằn trọc, băn khoăn của nhân vật về cuộc đời. Đặc biệt về quan niệm chồng con của nhân vật cũng chính của tác giả về cuộc sống trong xã hội cũ người phụ nữ chịu nhiều cay đắng.

Hĩm từ ngày về làm lẽ nhà Nghị Ích cuộc đời cô đã chuyển sang một ngã rẽ : khép lại quãng đời con gái mộng mơ với những đêm trăng thanh cùng nhau hát đúm, chuyển sang sống trong một căn nhà chật hẹp không chút tình yêu, chịu toàn những cảnh cay đắng vợ cả đánh ghen, các cô con vợ cả còn cay nghiệt hơn cả bà mẹ. Cuộc sống của Hĩm như người tù khổ sai, Hĩm sống như đã chết. Nhưng trong lúc quẫn bách ấy tình yêu chân thành của Thu đã kéo Hĩm ra khỏi chuỗi ngày dài lê thê vô vị, mang đến cho Hĩm một lối suy nghĩ và hành động mới, tự giải thoát mình. Tình yêu của một đứa ở – Thu – đã như một cây cầu cứu vớt Hĩm thoát khỏi cảnh đời lẽ mọn. Nếu như tình yêu Thị Nở là cây cầu bắc ngang hai bến bờ thiện và ác để đưa Chí Phèo về với lòng nhân về với tình đời thì ở đây tình yêu của Thu đã có sức mạnh kéo Hĩm thoát khỏi cuộc sống tù đọng, giam cầm của thứ lễ giáo khắt khe và hà khắc.

Tình yêu đích thực đến với Hĩm tuy muộn màng nhưng nó là cốc nước mát tưới vào tâm hồn đang héo hon của Hĩm. Tình yêu đó, như liều thuốc hồi sinh đưa cô về với hiện tại “Hĩm chạy lên chạy xuống tươi như hoa, nhanh nhẹn như con vành khuyên, cười nói nhí nhảnh với hết thảy mọi người” [84, tr. 195]. Trần Tiêu đã mô tả cảnh Hĩm và Thu lâu ngày mới gặp nhau, hai anh chị ngồi bên nhau dường như quên tất cả những gì đang dễn ra xung quanh mình “ Đêm ấy,

Hĩm ngồi lỳ dưới bếp. Vừa sàng sẩy vừa chuyện trò với anh trai trẻ giã gạo. Hĩm cười như nắc nẻ, nói như thánh thán, quên cả mẹ với hai em quanh quẩn gần đấy. Trong trí Hĩm không lúc nào nghĩ đến nỗi ngờ vực của họ” [84, tr. 192]. Sáng hôm sau thức dậy dường như cảnh vật đã đổi khác “Không khí trong như pha lê, cỏ cây xanh như ngọc thạch. Tiếng chim đua nhau hót thành một khúc đàn muôn điệu để hoà nhịp với tâm hôn đang phơi phới của cặp uyên ương” [84, tr.194]. Cảnh thực ngoài đời đã chuyển thành tâm cảnh. Nét đẹp hiện thực của cuôïc sống đã chuyển thành nét đẹp nên thơ dưới đôi mắt của cặp uyên ương đang tràn đầy hạnh phúc. Thời gian Hĩm ở bên Thu lúc nào cũng thấy thiếu, thấy ngắn “Hĩm không thể xa vắng người yêu, dẫu chỉ một chốc lát, mặc dù đêm nào anh chị cũng quấn quýt bên nhau cho mãi tới khuya và ngày nào anh chị cũng gần nhau như đôi sam không rời nhau nửa bước”.

Trong một số tác phẩm (Con trâu, Chồng con ) việc thể hiện tâm lý nhân vật đã đạt đến trình độ khá sâu sắc. Nhân vật hiêïn lên với những nét tâm lý phong phú, sinh động. Cho nên nhân vật chị xã Bổng, cái Hĩm (Chồng con), chị xã Chính (Con trâu), chị xã Chừng (Năm hạn), … có sự vận động tâm lý hướng nội. Vì thế, nó có tác dụng truyền cảm sâu sắc và hấp dẫn.

Trong cuốn Tự lực văn đoàn – con người và văn chương, Phan Cự Đệ đã khẳng định :

So với tiểu thuyết trước năm 1930 tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người. Các nhà tiểu thuyết có ý vận dụng khoa tâm lý học để phân tích tâm lý của các lớp người ở những lứa tuổi khác nhau. Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý phụ nữ và các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là tầng lớp tiểu tư sản đang tuổi yêu đương mơ mộng” [93, tr. 81 – dẫn lại].

Trong sáng tác của Trần Tiêu, ông không đề cập đến nhân vật người trí thức, có chăng chỉ là lướt qua không sâu sắc còn chủ yếu vẫn là những người nông dân chân lấm tay bùn khi miêu tả tâm lý của những nhân vâït này đã đạt đến trình độ nghệ thuật khá đặc sắc.

Tuy nhiên, nhân vật của Trần Tiêu chưa có đời sống nội tâm phong phú bằng nhân vật của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…. Hay ngay so với Khái Hưng, Nhất Linh, trong nhóm Tự lực văn đoàn thì nhân vật của ông cũng còn phần hạn chế. Tác phẩm Một diệu kế, nhà văn để cho ông đồ quan niệm giữa cuộc sống ở tù và ở ngoài như sau : “ chẳng việc gì mà nhục nhã mà khổ sở. Rồi bà xem, khác nào như đi dưỡng bệnh” [85, tr. 51]. Hay tâm lý nhân vật Sồi (Chồng con) được tác giả tả không khác nào một người đần. Suốt ngày nhân vật lầm lì không nói, không suy nghĩ. Đi lấy chồng nhưng phụ thuôïc kinh tế gần như hoàn toàn vào nhà mẹ đẻ.

Nay đến xin cái này mai đến xin cái khác, bà mẹ phải thốt nên “thôi đi cô. Từ ngày cô về nhà chồng chưa đầy năm giời mà cô tiêu của tôi bao nhiêu rồi. Tôi phải cho cô từ cái bát mẻ trở đi. Bây giờ tôi chả còn gì để nuôi không vợ chồng cô mãi được” [84, tr. 171]. Thậm chí khi Sồi bị chị dâu mắng chửi cũng chỉ biết chịu đựng một cách nhẫn nhục. Tất cả những nhân vật này chúng ta nhận thấy, nhà văn mô tả chưa sát hợp với tâm lý, có phần đi theo hướng chủ quan.

3. 2. Nghệ thuật tự sự – trần thuật

Trong tác phẩm Chồng con, nhà văn kể lại những sự kiện diễn ra theo một trật tự thời gian tuyến tính : Lễ hội cầu tự đền Kiếp ngày 16 tháng 8; Hăm mốt tháng này, ta trẩy hội Đồng – Bằng; Hội chùa Hương – tháng giêng đến hết tháng 2; ngày 2 tháng 3 hội phủ giầy. Hay những cụm từ chỉ thời gian qua đi một cách nhanh chóng cùng với nó là những sự kiện cứ thế trôi theo : mấy hôm trước, năm hôm sau, sáng hôm ấy, rồi một hôm vào khoảng tháng một, hết ngày này sang ngày khác, hai mươi mới vãn, tháng giêng sang năm, tháng ba năm này vừa đúng hai năm, mùa thuốc chưa qua mùa gặt đã đến, hết những tháng bận lại đến những tháng nhàn, , nửa tháng sau, tháng thứ hai, tết đến, tháng thứ ba, hơn hai tháng nay, …. Hay trong tác phẩm Con trâu các sự kiện cứ liên tiếp xảy ra tưởng như không có điểm dừng : Tết, Hội quan lão, Cỗ mừng thôn, Đình đám, Công nợ, Đợi chờ, Đại hạn, Từ việc nhà đến việc làng, Việc họ, Khoá cấp điền, Hết nơï. Những sự kiện này cứ thế nối tiếp nhau xảy ra và kéo theo những sự việc trong đời chị xã Bổng (Chồng con), chị xã Chính (Con trâu) không sao cưỡng lại được. Nhà văn khi kể những sự kiện diễn ra liên tiếp muốn nhấn mạnh tới sự trôi đi của thời gian, sự rút ngắn của đời người. Dòng thời gian trôi càng nhanh, các sự kiện diễn ra càng liên tiếp thì cuộc đời càng gấp gáp và hối hả. Nó không có điểm dừng để nhân vật suy nghĩ và hành động. Thông qua nghệ thuật tự sự

– trần thuật này chúng ta có thể tiên đoán tác giả là người vô cùng quý trọng thời gian. Ông dường như lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian. Có lẽ tác giả là người bị căn bệnh nan y (những năm cuối đời nhà văn bị bệnh lao), cái ngày dự báo sắp đi vào còi vĩnh hằng đã được định sẵn mà công việc còn quá nhiều, cho nên nảy sinh tâm lý nuối tiếc thời gian, lúc nào ở đâu ông cũng cảm thấy thời gian trôi đi quá nhanh.

Bên cạnh cách kể những sự kiện trôi nhanh như vậy đôi chỗ chúng ta nhâïn thấy chúng như chùng lại ngưng nghỉ không hoạt động. Nó như điểm dừng chân để kiểm chứng lại toàn bộ những sự việc đã sảy ra. Sau sự kiện cái Hĩm, cái Sồi lấy chồng, thằng Quy lấy vợ, và thằng Chút xin đăng lính, bà mẹ chồng đã qua đời được gần chục năm nay, chồng chị lại chuẩn bị vào

lão sáu mươi. Chị xã Bổng (Chồng con) ngồi lại điểm hết những sự kiện đã diễn ra trong đời mình, kiểm lại những gì được mất. Đây là một đoạn tác giả tả lại cảnh nhà xã Bổng khi Hĩm đi lấy chồng : “ suốt ngày hôm ấy, bà chẳng buồn mó tay vào việc gì. Ngồi lặng trên ngưỡng cửa nghĩ ngợi. […]. Cả đêm bà không ngủ, bà nằm nghĩ liên miêm. Nghĩ đến thời bà còn treû…” [84, tr. 157]. Và bây giờ “ đã ngoài sáu mươi […] còn phải lo bao nhiêu công việc” [84, tr. 248]. Trong điểm dừng của dòng tự sự, tác giả đã để cho nhân vật của mình sống với nhiều khoảng không gian và thơi gian khác nhau. Đó cũng là chỗ thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật. Chị xã Bổng sẽ bộc lộ rò tính cách của mình thông qua những điểm dừng của các sự kiện và qua đây cũng bộc lộ hết những khả năng của chị trước những biến cố của cuôïc sống. Hình tượng chị xã Bổng hiện lên chân thật và gần gũi.

Trần Tiêu là người có công trong việc phát hiện và khắc hoạ hình ảnh nhân vật nữ. Hình tượng con người này dưới bút pháp của ông hiện lên khá sinh động và có tính thuyết phục. Nếu như Ngô Tất Tố phát hiện ra vai trò người phụ nữ nông thôn trong tác phẩm Tắt đèn thì Trần Tiêu cũng phát hiện ra vai trò người phụ nữ được thể hiện trong nhiều tác phẩm (Con trâu, Chồng con, Năm Hạn, Một diệu kế, Sau luỹ tre, …). Đây chính là chỗ đóng góp của Trần Tiêu với văn học nước nhà nói chung và làm phong phú thêm cho văn xuôi Tự lực văn đoàn nói riêng.

Trong tác phẩm Sau luỹ tre, tác giả lại kể lại câu chuyện một cách khá đặc sắc. Gia đình Chính – Diếc sống “Êm đềm, bình tĩnh, phẳng lặng, như mặt ao thu, vợ chồng hoà thuận sung sướng”. Thế nhưng sóng gió cuộc đời đổ xuống gia đình từ lúc nào không hay, cả nhà không sao chống đỡ nổi. Nó như một cơn bão táp xô đổ tất cả những gì mà vợ chồng anh đã xây dựng bấy lâu nay. Tác giả tả lại cảnh nhà anh Chính qua “cơn bão táp của cuộc đời” “ hết ba năm làm việc, vốn liếng, ruộng nương cũng hết theo, chỉ còn trơ mấy gian nhà tre với lũ trẻ nheo nhóc”. Câu chuyện diễn ra là ba năm nhưng ba năm ấy biết bao là sự kiện trong đời xảy ra với gia đình anh Chính. “Hôm nay ra đình bị quan viên bắt lỗi, chiều nay phải mang trầu cau ra đình tạ lỗi, chiều hôm trước mò rao, sáng hôm sau quan viên ra đình họp bàn về việc bán chức lý thôn cho nhà xã Chính (mua chức lý thôn hết ba trăm bạc), sáng hôm sau nhà xã Chính bây giờ là lý Chính làm cỗ mời thôn (gần hết năm chục bạc), đến chuyện thu thuế phải bù tiền vào những chỗ thất thu (mỗi vụ trăm bạc). Vậy là hết sự kiện này tới sự kiện kia dồn dập, gấp gáp không còn chỗ để cho lý Chính nghỉ ngơi mà kiểm lại những việc mình làm, khi nhận ra thì chỉ còn trơ lại căn nhà

rách và đàn con ốm đói. Tác giả thuật lại những sự kiện kế tiếp nhau như vậy nhằm mục đích thể hiện được nhiều góc nhìn của mình đối với nhân vật. Trần Tiêu muốn lật tẩy bộ mặt thật của quan viên luôn bày trò để ức hại người dân lương thiện. Bọn quan viên đã đánh trúng cái hám danh của những người nông dân có chút máu mặt trong xã hội. Vì vậy, họ bày ra đủ thứ để nhử cho bằng được những con người ấy vào tròng để cai quản và lấy tiền chia nhau. Những người dân vì một danh hão mà không suy tính thiệt hơn. Đó cũng là chỗ yếu của họ mà Trần Tiêu muốn nói cùng bạn đọc.

Trong tác phẩm Ai phải, nhà văn kể về cảnh gia đình nông dân chất phác thật thà chỉ một ham muốn làm giàu mà không được. Cái tục lệ cổ hủ đã làm thui chột ước muốn của họ. Để tái hiện lại sự việc này Trần Tiêu đã sử dụng cách miêu tả các sự kiện một cách sinh động và chân thực. Thời gian sự kiện diễn ra chưa đầy một tháng nhưng chứa chất biết bao vấn đề của cuộc sống. Nó như vở kịch có thắt nút, mở nút, cao trào, đỉnh điểm. Mở đầu là cảnh anh Khoản đang buồn bực vì gia cảnh nhà mình nhưng sự kiện này chỉ lướt qua và thay vào đó là niềm vui của Khoản khi tìm ra phương kế làm ăn “Hắn cất tiếng hát nghêu ngao ngay từ đầu xóm. Ai trông thấy nét mặt hắn hớn hở cũng biết hắn đang sung sướng một cách bồng bột” [85, tr. 85]. Nếu sự việc cứ vậy phát triển thì nhà anh rồi sẽ giàu to. Nhưng đúng lúc anh đang quyết chí làm giàu thì tai hoạ ập xuống chỉ vì một chuỵên không ra chuỵên. Nhà anh lấy bùn đổ lên vườn thì nhà xã Cỏn lại đau mắt và đổ cho nhà anh làm động long mạch buộc phải đổ bùn xuống ao phải sắm lễ tạ tội ở đình và gà xôi tạ ông thổ cai quản cánh đồng có ngôi mộ tam đại nhà xã Cỏn. Mọi chuỵên cứ diễn ra như một thước phim quay chậm có lúc cận cảnh, có lúc lùi xa để bao quát sự việc được tốt hơn. Trong cách kể này, Trần Tiêu muốn thể hiện một điểm nhìn và quan điểm của mình về những hủ tục nơi thôn ổ. Tác phẩm lại là sự phê phán sâu sắc những hủ tục ở nông thôn.

3. 3. Giọng điệu miêu tả trữ tình.

Giọng điệu là nơi thể hiện các sắc thái tình cảm của nhà văn trong quá trình xây dựng hình tượng nhân vật hay miêu tả sự vật, sự việc trong sự quan sát của nhà văn. Giọng điệu theo Từ điển thuật ngữ văn học là “ Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiêïn tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm …” [27, tr. 91]. Giọng điệu và ngữ điệu là hai khái niệm khác nhau, cần phải phân biệt. Nếu giọng điệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022