Những Cảnh Đời Cơ Cực Của Người Nông Dân Miền Bắc Trước Cách Mạng

nhà văn đã khắc hoạ hàng loạt không gian lễ hội như : Cỗ mừng thôn, Hội quan lão, Đình đám, Từ việc nhà đến việc làng, …. Dưới bút pháp của Trần Tiêu, ngày hội đã bị biến chất. Nó không phải là ngày hội mà là những gì làm cho người dân phải chịu thêm cơ cực. Đây là một đoạn trong Hội quan lão:

Mỗi khi chước tửu, phường trống nghỉ, phường bát âm nổi lên. Bốn chị ả đào nhà quê ở hai bên giải vò, đi lại múa nhạc sau lưng cụ Tuần. Mặt chị nào chị ấy thưỡn ra như cán tàn. Hai cánh tay giơ ra ngang phè, bàn tay xoè đủ năm ngón như tay ếch. Thân cứng đờ xoay đi xoay lại một chỗ như chiếc trục.

Ấy thế mà thiếu các chị buổi tế sẽ mất vẻ long trọng. Và phần nhiều kẻ đi xem đều chú mục vào các chị hơn các cụ. Họ nhìn các cụ mãi cũng đâm chán, nếu không có bọn “nhà tơ” đến làm vui mắt hoï” [83, tr. 92]. Chúng ta thấy, cái nhìn của nhà văn không phải là người thảnh thơi đi ngắm cảnh giải trí mà là người đứng ngoài khung cảnh để nhận định đánh giá vấn đề một cách chính xác. Ông đã nhìn cụ Tuần và quan viên có phần hài hước. Buổi tế đáng lẽ phải long trọng đằng này đã bị tiếng cười trào lộng làm mất vẻ linh thiêng. Trong cái nhìn của Trần Tiêu, bọn hòa mục chỉ toàn những kẻ ăn chơi trác táng, chìm ngập trong những hủ tục nay hội mai lễ bịa ra để bóc lột dân quê. Chúng duy trì những thứ vốn rất thanh cao này để vơ vét tiền của trong làng xã. Ở ngoài đình vì dòng họ mà chúng kèn cựa lẫn nhau, cạnh khoé, dèm pha lẫn nhau (Ai phải). Những buổi họp làng kèm theo ăn uống diễn ra thường xuyên. Trong khi đó hạn hán không ai lo. Chúng lại bày ra những trò cờ bạc, thuốc phiện, cô đầu, …. Cuộc đời cứ thế trôi đi như một dòng nước phẳng lăïng không một gợn sóng, lớp già qua đi lớp trẻ thay thế chẳng có gì chuyển đổi tư tưởng. Nhà văn nhìn bọn trẻ con xô đẩy nhau nhặt những quả pháo rơi, cùng nhau xếp những cái đình bằng đất, ông đã khôi hài hình dung ra “sau này chúng lớn lên sẽ nhường đình cho con để nhập bọn với các cụ” [83, tr. 93]. Trong đoạn Cỗ mừng thôn Đình đám, mới đọc, chúng ta cảm thấy rất trịnh trọng nhưng chính trong cái trịnh trọng ấy lại chứa đựng những cái khôi hài. Những con người được giao chức trách cao trong làng xã bề ngoài mũ cao áo dài, uy nghi : “ông đi lại suốt dọc đình, sai bảo truyền lệnh, thét oang oang” [83, tr. 97] nhưng cái uy nghi bề ngoài này chẳng tồn tại được lâu, chỉ trong chốc lát “hàng cán, xã nhao nhao, hỗn độn như đám bạc bị bắt”, quan viên trở thành một mớ hỗn độn, người hỏi người trả lời “ồn ào như một phiên chợ”, cỗ bàn đem lên các ông ăn uống no say kể hết chuyện làng đến chuyện nhà, cuối cùng chỉ khổ các bà cựu làm lụng vất vả để lấy tiền cung phụng các ông. Vậy là, quan viên

chỉ biết cơm no rượu say và ra sức vơ vét của cải của nhân dân. Họ không lo gì cho dân cho nước. Sao người dân tránh khỏi cảnh bần hàn nheo nhóc ? Họ sẽ sống mãi trong cái vòng “luẩn quẩn, tối tăm, mê muội của những tục lệ mọi rợ và cả cái tâm lý háo danh mù quáng” [Lịch sử văn học 1930 – 1945, tập 5 phần 1 (Huỳnh Lý và nhiều tác giả), Nxb giáo dục, Hà Nội, 1978 tr. 210]. Ai là người gây ra cảnh ấy! Chẳng nói, chúng ta cũng biết thủ phạm chính là những quan viên, những cường hào, địa chủ trong thôn xóm. Cũng tác phẩm Con trâu, Trần Tiêu để cho ông tú Cầm nói ra một câu thật chua xót cho làng xã “bẩm cụ lớn, mỗi thôn chỉ cần bán vài ngôi xã nhưng, hay một ngôi hương chính là thừa thãi chán”. Tệ bạc hơn nữa là chúng ép những nhà có chút của ăn của để phải mua chức dịch cho con khi chúng mới ba, bốn tuổi. Nực cười hơn chúng ép họ mua ngay cả khi đứa bé chưa chào đời và các cụ nói lấy được rằng “đó cũng là một cách cầu tự”.

Bên cạnh những tệ nạn của hội hè đình đám, người nông dân còn chịu những cảnh đáng thương tâm khác ! Đó là thần quyền, mê tín dị đoan, dồn cuộc sống của họ vào con đường bế tắc. Đây là một chương có tiêu đề Đại hạn trong tác phẩm Con trâu:

Không còn kiếm đâu ra nước mà tát.

Các ao chuôm cạn khô để phơi đáy bùn phần nhiều phủ cỏ và những cây cúc dại, hoa vàng

choé.


Chỉ mươi hôm không mưa nữa là đi đời cả một cánh đồng hàng nghìn mẫu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Nếu được cái lạch con ăn thông với cái đầm ở đồng cửa (ruộng chiều) thì cũng chưa hoàn

toàn đến nỗi thất vọng. Khốn nỗi các cụ không dám cho đào, động đến làng, động đến mồ mả nhà các cụ” [83, tr. 127].

Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 4

Người dân mong nước nhưng quan trên sợ đứt long mạch không dám cho đào, do vậy năm ngoái có một người trí thức – ông giáo Rao (Con trâu) – có đề nghị làng cho đào kênh dẫn nước vào ruộng để chống hạn hán đã bị các cụ nhiếc móc thậm tệ:

Thầy không am hiểu lý số có khác. Người ta không sợ nguy khi người ta không biết cái nguy. Thầy vào hạng người ấy đấy, thầy giáo ạ. […]. A sà, cánh Tây học họ biết cái quái gì mà bàn. Họ học Tây chỉ biết bắt chước Tây… có biết đâu rằng : Tây người ta sang bên mình, người ta cần gì đến long mạch. Động là động nhà mình chứ động gì đến nhà người ta” [83, tr. 128].

Nhưng rồi sự việc cũng không thể để lâu hơn được nữa, các quan ngày nào cũng phải khu xử việc người dân tranh chấp nước. Mới đầu chỉ là những tiếng chửi bới sau sinh ra xô xát sứt

đầu mẻ trán buộc quan huyện Tuy Viễn phải đích thân lập đàn cầu đảo. Nhưng vẫn không một giọt mưa !

Trong tập truyện ngắn Sau luỹ tre, tác giả đã mạnh mẽ chỉ ra những mặt trái của lễ hội, những thói ăn bẩn, ăn tham của các quan viên hàng xã : “cỗ bàn bưng lên, các ông nốc rượu vào, câu chuyện lại càng hăng hái. Tiếng ồn ào như chợ phiên không còn nghe ra câu gì nữa”, Và kết thúc buổi ăn khao được nhà văn mô tả thật chua chát : “mọi người cười ha hả, […]. Rượu làm cho người ta điên rồ, tàn bạo, thì thuốc phiện, lại làm cho người ta trở nên thâm trầm, hoà nhã. Vì thế ban nãy các cụ nói nhiều thì bây giờ các cụ nói ít, và nói toàn những câu triết, mà triết lý của các cụ chẳng qua khỏi “dĩ nhàn vi quý”” [82, tr. 65 – 66]. Trong văn chương, nhà văn có nhiều cách bộc lộ thái độ của mình. Người kín đáo bộc lộ qua những hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ, hoặc cạnh khoé qua một vài nhân vật. Ở đây, Trần Tiêu lại bộc lộ thái độ một cách trực tiếp qua một lớp người cặn bã trong xã hội hiện họ làm chức dịch trong làng. Bữa tiệc được tổ chức với toàn những quan viên hàng xã, vậy mà ồn ào không khác gì cái chợ “tiếng ồn ào như chợ phiên”. Bọn người xưa nay vẫn được coi là “phụ mẫu chi dân” thì qua bữa rượu bản chất thật của chúng hiện lên rò tất cả “điên rồ, tàn bạo”. Nhà văn đã chỉ rò hàng ngũ quan viên chỉ một ham muốn, đó là ăn uống, những thú vui vật chất tầm thường. Trong bức tranh lễ hội, chúng ta nhận thấy, những người hành lễ đó là những quan viên hàng xã, những người được mệnh danh là có tầm hiểu biết hơn trong làng, có uy tín và đạo đức cao nhất nhì trong thôn xóm, vậy mà khi hành sử những việc cần đến đạo đức thì những con người này lại khác. Họ không đủ phẩm chất đạo đức cũng như tư cách, tác phong làm việc trịnh trọng như vậy. Trần Tiêu khi diễn tả nhân vật này thường bằng bút pháp hài hước, châm biếm. Ông dùng rất nhiều cụm từ : nhao nhao, nhốn nháo, hỗn độn như đám bạc bị bắt, ồn ào như một phiên chợ, điên rồ, tàn bạo, … chỉ số đông

; chỉ con người : lom khom, khép nép, vươn mãi cổ ra nhìn, chịu khó lễ, chịu khó khấn, chạy như một đàn vịt, bán sống bán chết, … ; thú vui của quan viên là : rượu, cờ bạc, hát cô đầu, … ; chữ nghĩa của quan viên thì : chữ quốc ngữ biết ít, chữ nho không đến đâu (chữ Mòng viết thành chữ Mền, chữ Bửng viết thành chữ Bỉnh,…). Quan điểm của Tự lực văn đoàn về tục lệ cổ truyền : “Đối với tục lệ cổ truyền ta phải tìm thấy tinh thần văn minh thái tây rồi tự tạo lấy những điều nhu cần cho ta, và muốn thế ta phải dứt bỏ những dây buộc chằng chịt lấy linh hồn ta là những tục lệ cổ hủ và trí phục tòng của cả dân tộc” [63, tr. 428]. Chính vì quan niệm như vậy, cho nên trong những sáng tác của Trần Tiêu đã xây dựng bức tranh lễ hội với tất cả những gì quy phạm

và bất quy phạm. Chính cái bất quy phạm lại là điểm sáng trong bức tranh này của tác giả, là trung tâm phản ánh những vấn đề về thế giới quan. Nhà văn Thế Lữ là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn đã phát biểu như sau : “Cái hay của một cuốn truỵên về phong tục không phải ở cái luân lý của câu chuyện ấy, bởi vì mục đích của nhà viết văn không phải là giãi bày hay thuyết phục mà chỉ là sự diễn tả các hành vi của người đời, làm cho các hành vi đó được rò rệt minh bạch hơn cái quang cảnh sôi nổi và rắc rối của cuộc sinh hoạt hàng ngày. Những cách kết cấu phần nhiều cay đắng mà nhà văn cứ theo sự thực làm ra sẽ có ảnh hưởng và vang động sâu xa hơn những cái lạc quan giả dối của những chuyện tầm thường chỉ cốt để cho người đọc truỵên được yên giấc ngủ ngon. Chỉ có những cảm giác của cuộc đời thật, là còn lại và in sâu trong trí nhớ của người đọc, còn một số truyện kể ra và kết cấu một cách khéo léo cho vừa ý độc giả sẽ bị quên ngay, không ai bàn đến nữa” [63, tr. 435].

Bức tranh lễ hội hiện lên không chỉ toàn những cảnh đáng buồn, đáng thương, cần lên án mà còn có cả những nét đẹp văn hoá của dân tộc. Sự pha trộn này đã thể hiện bút pháp tài tình của nhà văn trong việc nhìn nhận và đánh giá sự vật. Đây chính là chỗ thể hiện thế giới quan tiến bộ của tác giả. Ông đánh giá sự việc không đi theo một chiều, nhìn sự vật trong quá trình phát triển của chúng. Và đây cũng chính là chỗ khác biệt của tác giả với những cây bút hiện thực phê phán (Bước đuờng cùng của Nguyễn Công Hoan) và cả những cây bút trong Tự lực văn đoàn (Nửa chừng xuân của Nhất Linh). Trong sáng tác của Tần Tiêu, chúng ta nhận thấy lễ hội được nhìn ở hai dạng cơ bản : Thứ nhất, những lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên như lễ hội Cầu mưa, Lễ xuống đồng, … trong tác phẩm Con trâu. Thứ hai, những lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng như Lễ hội cầu tự đền Kiếp; Hội chùa Hương – tháng giêng đến hết tháng 2; ngày 2 tháng 3 hội phủ giày; lễ hội đình, chùa; Hội quan lão … trong tác phẩm Chồng con, Hữu sinh vô dưỡng, Con trâu. Nước ta là một đất nước nông nghiệp làm theo thời vụ. Một năm phổ biến là hai vụ chính trồng lúa và một vụ màu, còn lại là thời gian nông nhàn nghỉ ngơi dưỡng sức. Trong khoảng thời gian này, người dân thường tổ chức các lễ hội để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nhằm truyền đạt lại những kiến thức, kinh nghiệm của cha ông cho con cháu đồng thời khắc sâu vốn văn hoá nghìn đời của dân tộc cho thế hệ trẻ. Lễ hội là môi trường tốt nhất để giáo dục con người hiểu, nắm được bản sắc văn hoá, giữ gìn và sống theo bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Lễ hội bao gồm nhiều trò chơi giải trí vừa rất thiêng liêng nhưng cũng rất trần thế.

Lễ hội cầu mưa trong văn hoá dân gian không có gì là xấu. Nó là thứ tín ngưỡng dân gian thể hiện bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp. Nó chính là một ngày hội lễ. Lễ ở đây mang ý nghĩa xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của dân làng. Chính vì vậy, các vai chủ tế phải chọn rất công phu thể hiện được sự tôn kính đối với đấng bề trên của nhân dân. Con người này vừa phải hội đủ tài và đức cùng lòng tôn kính : “các cụ chọn lọc mãi mới tìm được ông lý Hiểu là người vừa tuổi tác vừa sùng bái, […]. Thoạt ở nhà ra đi, ông đã tâm tâm niệm niệm. Vừa tới cổng chùa, ông đã kính cẩn, sợ hãi như một anh dân ngu đến cửa quan. […]. Những người giúp việc ông hành lễ đều là những người thanh khiết cả, hai ba hôm chưa đụng đến miếng thịt cầy” [83, tr.146]. Đây là cách thể hiện lòng tôn kính của nhân dân đối với dấng bề trên, người xem lễ thấy được cái uy nghi của linh khí đất Việt. Bên cạnh lễ là hội. Mọi người dân trong làng xã kéo nhau đi xem lễ cầu mưa. Họ hồ hởi từ trẻ em cho tới người lớn ai cũng muốn dự hội :

Cả làng náo nức, bỏ cả tát nước để đi xem, các bà lý, bà khán, các bà vãi, bà đồng đứng hai bên vệ đường chắp tay xuýt xoa khấn vái. […] Đám rước đi dài hàng cây số. Đứng xa trên một nơi cao nhìn xuống, trông như thể một con tràng xà thêu bằng các chỉ sặc sỡ trên nền nhung xanh. Những chiếc lọng nhô lên như hàng nấm. Thỉnh thoảng một tràng pháo nổ ran, làm lấp cả tiếng trống rước. Khói pháo bay toả như mây mờ ” [83, tr. 149 - 150].

Lời văn trong sáng giản dị, nhẹ nhàng tinh tế, cách khắc hoạ khung cảnh đậm chất thơ đã làm cho người đọc hôm nay được chiêm ngưỡng một lễ hội đã cách xa chúng ta hàng hơn nửa thế kỷ mà vẫn như vừa mới diễn ra.

Lễ hội cũng còn là nơi hẹn hò của bao đôi trai gái, là điểm khởi đầu của những mối tình đậm chất thơ. Mối tình đẹp, hồn nhiên, bồng bột giữa Cúc và Chắt, đằm thắm giữa Mít và Tửu,

… và cũng là nơi chứng kiến bao tình bạn trong sáng Cài, Mận, Tý, Mùi, Tín (Con trâu)…. Đến với lễ hội dường như con người ta quên hết cả những lo toan, tính toán sự đời, làm dịu đi những cái đói, cái khát và những dục vọng ngày thường.

Chương II

NGƯỜI NÔNG DÂN BẮC BỘ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN TIÊU TRƯỚC CÁCH MẠNG

2. 1. Những cảnh đời cơ cực của người nông dân miền Bắc trước Cách mạng

Bức tranh nông thôn miền Bắc trước cách mạng hiện lên xám ngắt và suốt ngày u ám không một tia nắng mặt trời. Cuộc sống của những cảnh đời diễn ra nơi đây thật tù túng. Họ

sống một kiếp người héo úa, tàn lụi dần. Đó là cảnh đời thê thảm do đói kém, vay nợ nặng lãi, bị ép mua danh, cả những tai hoạ do thiên nhiên mang lại như hạn hán, lụt lội… và đôi khi chính họ cũng không sao cắt nghĩa được. Đây là lời tâm sự của xã Bổng về gia cảnh nhà mình từ thời ngũ đại đến giờ :

Cái nhà này làm từ thời cụ tuần (tuần tổng), cụ ngũ đại nhà tôi. Cụ giàu lắm; sân trước, sân sau, vườn, ao rộng rãi gấp ba bốn bây giờ. Nhà này xưa kia lợp ngói cho mãi đến thời cụ tổng cống là tam đại nhà tôi. Cụ này chơi bời hào phóng lừng lẫy môït thời. Cụ chẳng để tâm gì đến việc cửa viêïc nhà. Vì thế nhà dột nát, cụ cũng chẳng buồn chữa. Đến thời cụ lý đẻ ra thầy tôi thì vườn, ao và sân sau đã vào tay hàng xóm. Thầy tôi kể lại rằng cụ lý nhà tôi hà tiện lắm, không dám bỏ tiền ra lợp lại. Bao nhiêu ngói lành, cụ tôi cho lợp ra mái trước, còn mái sau, cụ tôi lợp rạ. Thế mà lúc cụ lý tôi mất, cụ cũng chẳng để lại cho thầy tôi được mấy tí, ngoài con trâu và vài mẫu ruộng ” [84, tr. 13].

Đến đời xã Bổng chỉ còn lại nếp nhà tranh cũ nát và mấy sào ruộng. Sự sa sút của gia đình anh, chính anh cũng không hiểu từ đâu mặc dù ông tam đại nhà anh rất chịu khó và chi ly, vậy mà, cũng chẳng để lại cho bố anh được là bao.

Mỗi tác phẩm nhà văn Trần Tiêu lại dựng lên một bên là giai cấp địa chủ – phong kiến và một bên là những người nông dân do nhiều hoàn cảnh khác nhau cuối cùng rơi vào tình cảnh cơ cực. Mối quan hệ giữa hai thành phần này là tước đoạt, đè nén, không tình nghĩa. Một số nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, đã phản ánh những cảnh đời của người nông dân thật sắc sảo và chân tình. Phong Lê có nhận xét tổng quát về sự phản ánh những cảnh đời cơ khổ của người dân quê như sau “ tiếng cười lắm khi rát mặt rát mày ở Nguyễn Công Hoan, sự chửi bới đôi khi cũng đúng hướng và sắc cạnh trong Vũ Trọng Phụng, giọng đay nghiến chì chiết ở Nam Cao, tiếng thở dài ngao ngán ở Tô Hoài và cái bức bối ngột ngạt ở Nguyên Hồng… tất cả điều hướng tới làm nổi bật lên mặt tối tăm và tình trạng bế tắc của xã hội ” [45, tr. 66]. Trần Tiêu chưa phản ánh được như những nhà văn trên. Ông nói nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thủ thỉ tâm tình nhưng ẩn chứa uất hận. Giọng văn cứ ngọt ngào tình cảm thế mà đớn đau tê buốt. Đây là lời trần tình của ông lý, sau ba năm làm việc “hết ba năm làm việc vốn liếng vợ con cũng hết theo chỉ còn trơ mấy gian nhà tre với lũ con nheo nhóc” [82, tr. 72]. Làm ông lý cứ tưởng mang lại lợi lộc cho vợ con gia đình nhưng thực chất chức lý thôn của anh chỉ to bằng anh lính dòng cầm roi, cầm gậy dẹp trật tự khi

làng có việc, to bằng thằng mò đi mời chức dịch, và nhiều khi còn tệ hơn đứa ở vì nó có lương còn “anh làm mọi việc như một anh đầy tớ không công” lại phải “chạy ngược chạy xuôi, bơ phờ như cờ lông công” [82, tr. 71]. Hết vụ thuế ít nhất, anh phải bù ra trăm bạc tiền thuế và còn bao khoản khác nữa. Gia đình sao mà không khánh kiệt ! Tránh sao khỏi cảnh vợ con nhịn ăn, nhịn mặc để ông làm việc quan ! Đến đây, người đọc sẽ đặt ra câu hỏi ; vậy trong sáng tác của Trần Tiêu có đến hai loại quan ? Một loại thực quyền, còn một loại hư danh. Thực quyền đó là Chánh Tổng, Lý Trưởng, Tuần Phủ, ông Hàn, ông Huyện… Còn những dạng hư danh là những người xuất thân bạch đinh hoặc giàu có mua lấy chức dịch để lấy cái danh (xã Chính, xã Bật, xã Bửng, xã Nhưng, xã Cỏn…), hoặc những đứa trẻ chưa sinh đã bầu làm lý, làm xã thì mãn kiếp vẫn chịu khổ mặc dù sau khi hết khoá ba năm được gọi là ông cựu ngồi bên đông đình nhưng chỉ được miếng thịt, đĩa xôi còn mọi việc các quan trên chỉ đạo, chỉ biết theo. Các quan trên bóc lột, đè nén chủ yếu là những ông xã, lý hư danh. Sao Trần Tiêu lại có quan niệm như vậy ? Theo chúng tôi nghĩ có mấy lý do sau: thứ nhất; do hiện thực đời sống buổi giao thời hỗn loạn sinh ra những nhân vật này. Thứ hai ; những người quan chức thực quyền là những người am hiểu lọc lòi, họ là cụ cử, cụ tú, là quan nhất phẩm, nhị phẩm. Những con người này có cái nhìn vào cuộc đời khác hơn. Tiếng nói của họ chốn đình trung nhẹ nhàng, khôn khéo “lạt mềm buộc chặt”.

Nhân vật quan trường trong sáng tác của Trần Tiêu, chưa đạt đến mức điển hình như Nghị Lại, Nghị Quế, Bá Kiến… như trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…. Nếu như Nam Cao có một Bá Kiến, một Lý Cường… có kế sách cai trị “nắm thằng có tóc ai nắm thằng trọc đầu” hay “mềm nắn rắn buông”, “đè nén con em đến nỗi nó không chịu được phải bỏ làng mà đi là dại […]. Một người khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng” [74, tr. 74], thì quan niệm của cụ Hàn, cụ Cử trong truỵên của Trần Tiêu không giống thế. Khác ở chỗ, nếu quan trên ép thì địa chủ ra tay cứu và địa chủ ép thì quan trên cứu : mối quan hệ giữa cụ Hàn Năm, cụ Cử với bà chánh Bá và gia đình nông dân – xã Chính (Con trâu). Chúng ta có thể thấy điều này qua tác phẩm Con trâu. Gia đình xã Chính trong năm được mùa đống thóc to ngồn ngộn vậy mà bác gái ngồi nhẩm tính, nào tiền công gặt hái, cày bừa, phân bón, tiền nợ của mấy vụ trước, tiền mua sắm trong nhà, cắt may quần áo “quần áo rách đến nỗi không thể vá được”, vậy là đống thóc to cuối cùng không đủ chi trả, buộc bác phải chạy tới nhà bà chánh Bá khất nợ. Người địa chủ sống bằng nghề cho vay nặng lãi và cho cấy rẽ ấy đã cho xã Chính khất nợ với lãi “chục sáu” và cấy rẽ mẫu ruộng, chẳng qua là bà đã tính đến cái lợi phía sau. Lãi đó cộng với lúa của

cấy rẽ thì chẳng sớm thời muộn nhà xã Chính cũng phải bán tất ruộng cho bà và sẽ trở thành tay trắng, khi đó tha hồ bà điều khiển. Ý nghĩ của bà đã thành sự thực chẳng mấy chốc. Sau năm đại hạn, nhà xã Chính đã phải đến chỗ bà để gán nợ. Hai bốn phương thóc hôm nọ, trong ba năm mất mùa liên tiếp nay đã lên đến 72 phương, vậy là bảy sào ruộng nhà bác vào tay bà chánh Bá. Khi gán xong tính còn độ 89 đồng nhưng bà chánh Bá chỉ trả có bảy chục vậy mà bác Chính trai đành chấp nhận. Những cảnh đời nông dân như nhà xã Chính chẳng hiếm, nó chứa đầy trong các tác phẩm Năm hạn, Sau luỹ tre, Ai phải… của Trần Tiêu.

Trong tác phẩm của mình, Trần Tiêu đã đề cập một số vấn đề nóng hổi của thời đại. Sự cấu kết tự nhiên giữa địa chủ và quan lại tạo thành những thế lực hắc ám ở nông thôn và trong làng xã Việt Nam lúc bấy giờ. Khi quan lại “ra tay” bằng quyền hành ép buộc thì bọn địa chủ lại “ra tay làm phúc” bằng cách xỉa ra từng đồng xu “rất nhân nghĩa” để “giúp” người nghèo cầm cố ruộng nương : cho họ vay nặng lãi. Cái giàu của bà chánh Bá cũng chẳng có gì khó hiểu vì bà đã sống trên mồ hôi nước mắt của bao người dân lương thiện. Chính bà là kẻ gây bao đau khổ cho người nghèo, mặc dù trong truyện bà có vẻ như không dính líu gì với không khí bận rộn của sưu thuế hay những vụ mất mùa.

Cuộc đời trong xã hội cũ bao giờ cũng đi ngược lại và dày xéo lên những ước mơ dù chỉ rất nhỏ, rất mong manh của người dân lương thiện. Trần Tiêu là người nằm trong Nhóm văn học lãng mạn nhưng cách thức phản ánh xã hội – cuôïc sống của người nông dân lại khác xa những người trong nhóm. Những nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn chỉ nhìn thấy người nông dân ở khía cạnh tiêu cực, buông xuôi. Nhưng Trần Tiêu lại nhìn thấy ở họ những yếu tố tích cực, những nhân tố phản kháng. Tuy sự phản kháng còn yếu ớt hoặc nhầm lẫn kiểu như vợ xã khoản (Ai phải), bà lý Bổng, cái Hĩm (Chồng con)… nhưng bước đầu đã thể hiện sự đấu tranh.

Sức cưỡng lại của vợ xã Khoản (Ai phải) là không chịu lấp bùn xuống ao “sao mình không chối phắt ngay bấy giờ có được không, nể nang gì. Thế mình túng bấn thì họ có cưu mang mình không ? ” [85, tr. 22], nhưng cuối cùng đành buông xuôi theo thứ triết lý không có lý “nếu ai cũng viện lẽ của nhà mình muốn đào ngang đào dọc thế nào cũng được thì rồi làng mình động to mất” [85, tr. 27]. Phép vua thua lệ làng các cụ liền ra lệnh “bắt tên Khoản phải gánh bùn đổ xuống ao, đem giầu cau ra đình tạ tội và sửa lễ gà xôi tạ ông thổ cai quản cánh đồng có ngôi mộ tam đại nhà xã Cỏn” [85, tr. 27]. Lấy bùn ao trong làng mà động mộ ông tam đại ngoài đồng !

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022